Posts tagged Google

Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì?

Google Primer là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

Google Primer là gì?

Google Primer là 1 ứng dụng miễn phí do Google phát hành. Đây là 1 ứng dụng để cho người dùng có thể học về các kiến thức Marketing online. Ứng dụng này có thể cài đặt được trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành AndroidIos.

Nếu bạn sử dụng điện thoại hay máy tính bảng dùng hệ điều hành Android hay Ios của Apple thì có thể tải ứng dụng (App) về cài đặt nhé.

2 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì?

Nguồn ảnh: https://www.facebook.com/digital4.0vn/

Link để cài đặt ứng dụng:

Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.primer&hl=vi

Ios:

https://apps.apple.com/vn/app/google-primer/id918628107?l=vi

Google Primer dùng để làm gì?

Như ở trên mình đã nói là dùng để học về Marketing online. Cụ thể là về những khóa học như thế nào thì các bạn hãy xem qua ảnh chụp của ứng dụng nhé.

Nếu ảnh ko rõ thì hãy click vào ảnh để xem rõ hơn nhé.

Giao diện Google Primer

Như đây là mình vô học thử khóa học Tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hôi coi thế nào.

Khóa học tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hội như thế nàoVà đây là 1 nội dung về khóa học:

3 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 4 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 5 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 6 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 7 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 8 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì?

Còn nhiều nội dung nữa. Mà chụp hết thì dài dòng lắm. Các bạn quan tâm có thể tải ứng dụng về cài đặt và học thử.

Cái này hoàn toàn miễn phí cả. Nếu như bạn có thể thời gian rảnh rỗi đi học thì nên đăng ký học cái này Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Cái này thì chi tiết hơn. Mình từng tham gia khóa học Digital 4.0 vừa kể. Tuy nhiên bản thân mình là 1 người trong nghề thì mấy khóa học này đối với mình chỉ là kiến thức cơ bản mà thôi.

Cho nên khó có thể đem lại cho mình thêm kiến thức hay thông tin gì mới cả.

Mấy cái khóa học ứng dụng này chỉ dành cho các bạn đang tìm hiểu về Marketing online hoặc các chủ doanh nghiệp, shop nhỏ lẻ. Chưa có định rõ ràng với hướng phát triển, cách phát triển doanh nghiệp của mình ra sao trên Internet thì có thể xem để học hỏi tham khảo qua

Lời khuyên của mình nếu muốn học về Marketing online. Một là bỏ tiền túi ra đi học, hai là có thể đi xin học việc ở mấy cty.

Xưa mình chẳng biết gì về Seo hay bất kỳ về Marketing cả. Mình vốn là dân lập trình Web mà thôi. Do dòng đời đưa đẩy làm trái nghề, rồi môi trường thúc đẩy bản thân phải tự học hỏi thêm kiến thức mà thôi.

Link để cài đặt ứng dụng:

Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.primer&hl=vi

Ios:

https://apps.apple.com/vn/app/google-primer/id918628107?l=vi

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Tìm hiểu dịch vụ American Express SafeKey của thẻ Amex nhé.

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail

Khi bạn thêm chữ ký vào Gmail thì bị báo lỗi chữ ký quá dài. Mặc dù cái chữ ký của bạn thêm vào rất ngắn. Vậy làm sao để khắc phục, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu cách khắc phục qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Lễ thất tịch là ngày gì – Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào

Nguyên nhân chữ ký quá dài:

The signature is too long. please try a shorter signature. Lỗi chữ ký quá dài của Gmail. Nguyên nhân khiến bạn bị thông báo khi thêm và lưu chữ ký trong Gmail là bởi vì nguyên nhân sau đây.

Trước đó bạn có copy 1 mẫu chữ có định dạng màu mè hoa lá hẹ. Loại chữ này được định dạng bằng các loại thẻ html, css này nọ. Bình thường bạn sẽ chỉ thấy chữ ký của bạn có màu sắc này nọ mà thôi.

Nhưng để hiển thị được màu mè như thế nó cần 1 mớ định dạng này nọ phía sau nữa. Mà cái này mặc định thì sẽ không hiển thị ra ngoài đâu.

Chỉ có khi bạn chỉnh cho hiển thị mới ra mà thôi. Khi bạn thêm vào rồi, bạn ko vừa ít, lại sửa lại, copy paste cái mới vào.

Nhưng vấn đề lại nằm ở đây, bạn thấy đã đè được cái cũ bằng cái mới rồi. Sau vài lần thay đổi, thì lại báo chữ ký quá dài. Lý do, là ở những là đè lên cái cũ này, những đoạn mã cũ của chữ ký nó vẫn chưa hoàn toàn bị loại bỏ ra.

Do đó nó tích tụ dần, cho đến khi đạt mức tối đa dành cho chữ ký mà Gmail cho phép là 10000 ký tự

Đến lúc này thì bạn ko thể thêm hay lưu chữ ký mới vì nó cứ báo quá dài.10 - Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail

Cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail

Để khắc phục thì bạn hãy làm theo hướng dẫn ở các ảnh sau đây:

Đầu tiên lựa chọn tạo mới 1 thư.

Sau đó chọn theo như ảnh bên dưới:

11 - Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail

Chọn chế độ văn bản thuần túy. Sau đó đóng lại và truy cập vào đường link bên dưới này.

https://mail.google.com/mail/u/0/#settings/general

Như đây là chữ Gmail mình dang dùng trước khi chuyển sang chế độ văn bản thuần túy:

12 - Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail

Còn đây là chữ ký sau khi đã chuyển sang chế độ văn bản thuần túy theo hướng dẫn ở trên:

13 - Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail

Lúc này việc bạn cần làm là xóa hết và nhấn lưu lại.

14 - Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong GmailSau đó lại tạo mới một email và bỏ chọn như thế này:

15 - Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail

Sau bước này thì bạn hãy vào thêm lại chữ ký mới của bạn. Đảm bảo sẽ không còn bị cảnh  thông báo lỗi là chữ ký quá dài nữa.

Các bạn thông cảm, vì mình tái hiện cái lỗi này qua video mà. Tạo hoài nó ko chịu ra, nên quay video thành ra lại bảo mình chém gió. Mình khẳng định cách trên giải quyết được vấn đề của bạn 100% nhé.

Cám ơn các bạn dành thời gian theo dõi bài viết Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chữ ký quá dài trong Gmail này. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết vụ chữ ký quá dài trên Gmail.

Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Digital marketing là gì và khác biệt gì với online marketing nhé.

Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

Google Search Console (Google Webmaster Tools) là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cộng đồng trợ giúp sản phẩm Google

Google Webmasters tools – Google Search Console là gì?

Google Webmasters tools hiện nay đã đổi tên sang Google Search Console như theo thói quen gọi tên trước đây thì đa số người đã biết vẫn gọi là Webmaster.

Google Webmaster tools là 1 công cụ miễn phí do Google cung cấp đến người. Công cụ này có chức năng như tên gọi nó của nó là công cụ dùng để quản lý về Website do Google cung cấp.

Nếu bạn chưa có đăng ký Webmasters Tools cho Web của bạn thì hãy vào đây đăng ký nhé:

https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi

Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

Nguồn ảnh: https://webmaster-vi.googleblog.com/2017/08/xin-chao-webmaster-viet-nam.html

Ở thị trường Việt Nam thì Google có 1 trang blog viết về các vấn đề liên quan đến Webmasters. Bạn có thể xem ở đây:

https://webmaster-vi.googleblog.com/

Còn quản lý về gì thì hãy cùng tìm hiểu tiếp bên dưới.

Google Webmasters tools – Google Search Console dùng để làm gì?

Theo như Google giới thiệu về công dụng của Webmasters Tool thì như sau:

Công cụ này giúp bạn đo lường lưu lượng truy cập từ Tìm kiếm và hiệu suất của trang web, khắc phục vấn đề và tăng thứ hạng của trang web trong kết quả Google Tìm kiếm.

Xem những truy vấn nào đưa người dùng đến trang web của bạn. Phân tích số lần hiển thị, số lần nhấp và vị trí của trang web trên Google Tìm kiếm.

Gửi sơ đồ trang web và các URL riêng lẻ để thu thập dữ liệu. Xem trạng thái lập chỉ mục để đảm bảo rằng Google có dữ liệu mới nhất về trang web của bạn.

Nhận thông báo qua email khi Google tìm thấy vấn đề trên trang web của bạn. Xem những URL nào bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này và thông báo cho Google khi bạn đã khắc phục vấn đề.

Nhận thông báo qua email khi Google tìm thấy vấn đề trên trang web của bạn. Xem những URL nào bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này và thông báo cho Google khi bạn đã khắc phục vấn đề.

….

Nghe có vẻ khó hiểu phải không? Để mình diễn giải theo kiểu đơn giản bên dưới cho bạn hiểu.

Mình đảm bảo rằng nếu bạn có sở hữu có 1 website. Thì chắc bạn sẽ muốn biết người ta tìm tới website của bạn qua từ khóa tìm kiếm trên Google nào, ai đặt liên kết về website của bạn. Lượt tìm kiếm từ Google tới Website của bạn là bao nhiêu 1 tháng này nọ. Từ khóa nào của bạn mang lại người dùng truy cập nhiều.

Để biết được những thông tin này thì bạn cần phải cài đặt Webmasters Tool cho website của bạn.

Webmaster tools chính là công cụ do Google cung cấp cho chủ sở hữu Website. Để họ có thể nắm bắt được tình trạng Website của họ. Họ có thể biết Website của họ được khách hàng truy cập vào qua từ khóa gì. Trang nào của họ được nhiều truy cập qua tìm kiếm trên Google. Họ được trang nào đặt liên kết về Website. Tình trạng Website ra sao. Website có bị nhiễm mã độc hại gì hay không? Các cấu trúc dữ liệu website có hợp lệ không, Google thu thập được bao nhiêu nội dung từ Website của bạn….

Như đây là 1 báo cáo số lần web mình hiển thị trên Google trong 3 tháng qua. Và được truy cập được bao nhiêu từ Google tìm kiếm.

16 - Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

3 tháng mà có 70k ngàn lượt truy cập quá bèo. So với ngày xưa, 1 tháng hơn 180k lượt truy cập. H dân tình ăn cắp bài viết nhiều quá. Để nguồn mình ko nói gì. Còn như trang web thebank.vn mặt dày ăn cắp bài viết của mình không ghi nguồn. Bị mình khiếu nại mà còn đi kháng cáo bảo của họ. Hài website lớn mà chẳng có liêm sỹ.

17 - Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

Bức xúc tý, h quay lại bài viết đây.

Ví dụ:

Chẳng hạn, nếu như Website có lỗi hay chặn Robots hay còn gọi của Google truy cập thì cũng có sẽ có phần kiểm tra cảnh báo. Việc này rất quan trọng, bạn cứ đặt vào vai trò đang sở hữu 1 trang web bán hàng xem.

Nếu tự dưng trang web của bạn vị trí từ khóa liên quan tới sản phẩm. Ngày càng tuột, hay trang web của bạn tự nhiên biến mất trên Google. Vậy là do đâu, nguyên nhân nào?

Để trả lời câu hỏi này, thì bạn chỉ việc truy cập vào Webmaster của site bạn xem có bị lỗi gì không? Có bị ăn án phạt hay còn gọi là tác vụ thủ công nào của Google để có tìm cách khắc phục.

Nói chung, người sở hữu Website mà không cài đặt Webmasters Tools cho web đó thì xem như kiểu thuê nhân viên về làm cho mình không cần giám sát hay coi kết quả gì cả.

Về phần đọc hiểu trong Webmaster thì hẹn 1 bài viết nhé. Vì bài viết này cần phải chi tiết cụ thể các vấn đề. Gôm vô bài giới thiệu này sẽ dài dòng lắm.

Hy vọng qua bài viết Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì đã giải đáp được thắc mắc của các bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết khác nhé.

Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì?

Blogspot là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Blogspot qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Branding là gì – Cộng đồng trợ giúp sản phẩm của Google

Blogspot là gì?

Blogspot ra đời vào tháng 8 năm 1999 và sau đó được Google mua lại vào tháng 2 năm 2003. Đây là 1 dịch vụ tạo Website miễn phí do Google cung cấp.

Nhưng Website ở đây tạo khác là giới hạn chức năng. Nếu bạn hy vọng tạo 1 Web bán hàng với giỏ hàng rồi quản lý đơn hàng này nọ thì hãy quên đi nhé.

Blogspot đơn giản chỉ như kiểu 1 Web đơn giản để bạn đăng bài viết của bạn mà thôi. Cái chữ Blog trong tên gọi Blogspot cũng đã nói lên rất nhiều ý nghĩa rồi.

Xem thêm: Blog là gì

Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì?

Blogspot dùng để làm gì?

Tùy vào mục đích của bạn, bạn thích đăng gì thì cứ đăng. Tất nhiên nội dung phải phù hợp với chính sách của Google đưa ra. Chứ bạn đăng mấy cái vi phạm chính sách của Google thì họ sẽ cho tài khoản của bạn ra đi ngay.

Trước đây thời còn sinh viên mình dùng Blogspot để đăng linh tinh này nọ. Chia sẻ, nhật ký này nọ. Sau này đi làm có tiền mình không còn dùng Blogspot nữa.

Nếu bạn thắc mắc vì sao. Thì mình xin trả lời bởi vì những lý do sau đây:

  • Dữ liệu của mình hoàn toàn nằm trong tay Google. Lỡ mình có vi phạm hay xui xẻo bị cái gì đó thì công sức của mình đi hết.
  • Blogspot rất ít tùy biến mở rộng được. Bạn sẽ bị giới hạn khả năng thêm thắt này nọ cho Website của bạn. Như trang Web ngôi nhà kiến thức hiện tại là sử dụng Worpdress. Nên mới được như vậy còn Blogspot thì rất khó. Vì những giới hạn của bản thân nền tảng đó.

Để sử dụng Blogspot thì rất đơn giản chỉ cần vào đây:

https://www.blogger.com/

Nhấn vào nút tên là: TẠO BLOG CỦA BẠN

Sử dụng tài khoản Google(Gmail của bạn) đăng nhập vào tạo mà thôi. Các blogspot sẽ có dạng như sau:

abc.blogspot.com

Trong đó abc là tên do bạn đặt. Còn blogspot.com là cố định bạn không thay thế đc. Bạn chỉ có thể add domain vô cho blogspot mà thôi.

Lúc đó người dùng có thể gõ tên domain để truy cập blogspot của bạn thay vì gõ địa chỉ dạng abc.blogspot.com

Tóm lại, nếu bạn thích viết lách này nọ. Hay tìm 1 để viết nhật ký online thì blogspot là 1 sự lựa chọn không tồi. Tuy nhiện nó sẽ có giới hạn cũng như rủi ro tiềm ẩn.

Như đây là blogspot của mình thời còn chưa đi làm thì dùng để viết lách chia sẻ linh tinh này nọ:

https://tranduythuan.blogspot.com/

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì đã có thể giúp bạn có thêm thông tin cần thiết. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Chi phí chìm sunk cost trong kinh doanh là chi phí gì nhé.

Cộng đồng trợ giúp sản phẩm của Google

Trước đây mình từ có giới thiệu qua điễn đàn hổ trợ Google tại Việt Nam. Hiện nay thì diễn đàn này sẽ được Google thay thế bằng 1 các khác đó chính là Cộng đồng trợ giúp sản phẩm. Vậy có gì khác biệt thì hãy cùng tìm hiểu qua bài này nhé.

Có thể bạn quan tâm: SWOT là gì – Cách giảm cân tự nhiên

Cộng đồng trợ giúp sản phẩm của Google

Trước đây các sản phẩm như: Gmail, Tài khoản Google, Google Chrome, Webmaster, Google Photos, Google Search ở thị trường Việt Nam khi gặp vấn đề người dùng có thể nhờ diễn đàn hổ trợ ở đây: Diễn đàn hổ trợ chính thức của Google cho Việt Nam

Thông báo chuyển diễn dàn

Do gôm 1 cục lại như thế nhìn cũng khá loạn lạc và không phù hợp cho người dùng lắm. Vì người dùng khi có vấn đề họ sẽ thử tìm trên trung tâm trợ giúp của sản phẩm đó.

Ví dụ:

Gặp vấn đề về Gmail thì người dùng sẽ thường tìm đến trang này.

https://support.google.com/mail/?hl=vi

Lý do lên được đây là bên trong Gmail có mấy link trợ giúp đều chỉ về đây. Còn đối với diễn đàn Google cũ thì phải Search Google thì mới biết là có cái diễn đàn hổ trợ dành cho Việt Nam chúng ta.

Bây giờ thì khác rồi, diễn đàn hổ trợ các sản phẩm sẽ tích được tích hợp vào luôn các trang hổ trợ cho sản phẩm. Qua tên gọi là Cộng đồng trợ giúp…

Cụ thể như ảnh này:

Cộng động hổ trợ sản phẩm

Còn đây ảnh về cộng đồng trợ giúp dành cho Gmail ở thị trường Việt Nam. Nói ra thì cái cộng đồng này thì cũng tương tự như diễn đàn dành cho Gmail mà thôi. Nếu bạn gặp vấn đề khó khăn gì liên quan đến Gmail thì hãy vào đặt câu hỏi sẽ có các Chuyên gia về sản phẩm sẽ hổ trợ cho bạn.

Cộng đồng trợ giúp Gmail

Còn về Chuyên gia sản phẩm thì trước đây gọi là Cộng tác viên Google. Hiện tại thì đổi tên sang là Chuyên gia sản phẩm.

Nếu các bạn thích hổ trợ giúp đỡ người khác thì hãy tham gia trả lời câu hỏi trên các diễn đàn nhé. Đóng góp của bạn sẽ được ghi nhận lại và có cơ hội trở thành các chuyên gia sản phẩm giống như mình.

Làm chuyên gia sản phẩm thì không có lương đâu. Hổ trợ cho vui thôi. Bạn có thể tìm hiểu sơ về chương trình ở đây:

https://ngoinhakienthuc.com/tim-hieu-chuong-trinh-cong-tac-vien-google-google-top-contributors.html

Bài giới thiệu về chương trình cộng tác viên này thì mình viết cũng lâu rồi. Sẽ có nhiều nội dung không còn đúng. Như tên chương trình, tên gọi cộng tác viên. Nhưng về quyền lợi này nọ thì vẫn như cũ.

Danh sách các cộng đồng trợ giúp sản phẩm Google mới

Đây là danh sách các cộng đồng hiện nay được hổ trợ tiếng Việt:

Đối với các sản phẩm chưa ở trên. Thì gặp vấn đề các bạn hãy sử dụng cộng đồng tiếng Anh để thay thế nhé.

Hy vọng qua bài viết Cộng đồng trợ giúp sản phẩm của Google đã có thể giúp bạn có thêm thông tin cần thiết. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Branding hay xây dựng thương hiệu là gì? nhé.

Phản hồi trực tiếp với đánh giá người dùng trên Google Map

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng việc phản hồi đánh giá của người dùng trên Google map là hành động được khuyến khích bởi Google. Nhưng hiện nay, để phản hồi đánh giá này, người dùng ít nhất phải đăng ký sở hữu địa chỉ kinh doanh của mình trên Google map trước đã.

19 - Phản hồi trực tiếp với đánh giá người dùng trên Google Map

Cách đăng ký sở hữu địa điểm bạn có thể đọc trong bài viết trước của Ngôi nhà kiến thứcGoogle My Business là gì?

Tại sao phải hồi đáp đánh giá người dùng trên Google Map?

Vì để hiển thị thường trực trên bản đồ Google map, bạn phải tương tác thường xuyên. Dù cho thuật toán cho phép hiển thị hiện nay vẫn là ẩn số. Nhưng nếu có bất kỳ khả năng nào để tương tác với người dùng, bạn nên tận dụng nó dù cho họ đánh giá cho bạn mấy sao đi nữa.

Thể hiện sự cầu thị với những đánh giá tiêu cực. Người khách tiềm năng dù họ có đắn đo nhưng thấy bạn phản hồi tích cực quá, họ cũng sẽ giảm bớt nghi ngờ lại. Cây ngay ai sợ chết đứng phải không?

Trân trọng ý kiến của khách hàng. Cho dù họ nói có hơi khó hiểu nhưng cứ cảm ơn để từ từ rồi hiểu sau cũng được. Những đánh giá và góp ý sẽ là cơ sở để bạn cần đề xuất những thay đổi gì. Khách hàng có nhiều kênh lựa chọn để đánh giá thì bạn dễ dàng thu thập thông tin hơn.

Hiện tại có thể phản hồi qua các kênh nào?

Nếu bạn dùng lap thường xuyên, chỉ cần mở business.google.com là được. Bạn dùng Google My Business và vào phần quản lý đánh giá. Những đánh giá nào chưa phản hồi thì hãy phản hồi đầy đủ.

Dùng app Google My Business trên điện thoại. Lưu ý, bạn nhớ chuyển qua tài khoản quản lý địa điểm nhé. Nếu không sẽ không phản hồi được cho khách hàng trong trường hợp bạn đang dùng nhiều tài khoản khác nhau trên điện thoại.

Và từ đầu tháng 2 này, chủ sở hữu địa điểm được phản hồi thẳng trên Google map. Tất nhiên, đặc quyền này dành cho tài khoản gmail nào là chủ sở hữu, chưa mở cho tài khoản quản lý.

Đầu tiên, bạn hãy đăng nhập tài khoản google đăng ký chủ sở hữu địa điểm. Vào maps.google.com và xem mục đánh giá. Dưới mỗi đánh giá bạn sẽ thấy chữ Trả lời

20 - Phản hồi trực tiếp với đánh giá người dùng trên Google Map

Click vào nút trả lời sẽ ra hộp thoại như bên dưới.

21 - Phản hồi trực tiếp với đánh giá người dùng trên Google Map

Bạn trả lời xong rồi nhấn vào nút gửi. Kết thúc tương tác với người dùng trên địa điểm.

Hướng dẫn phản hồi bạn có thể đọc trong này: https://support.google.com/business/answer/3474050

Hy vọng rằng, tính năng mới này sẽ làm bạn thuận tiện hơn khi phản hồi với khách hàng trên Google map. Và cũng đừng quên tính năng nhắn tin riêng trên Google My Business nhé. ám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết Phản hồi trực tiếp với đánh giá người dùng trên Google Map này.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chia sẻ kinh nghiệm, cách giảm cân tự nhiên hiệu quả nhé.

Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business

Google My Business hay còn gọi là Google doanh nghiệp của tôi đang được đẩy mạnh tại thị trường Việt Nam. Và cách đây 2 tuần, GMB đã bổ sung một tính năng khá hay là chat riêng tư. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu cách bổ sung tính năng này cho địa điểm của bạn trên Google Map nhé!

Có thể bạn quan tâm: Google Partner là gì – Google doanh nghiệp của tôi là gì?

Một địa điểm được bổ sung tính năng nhắn tin riêng được hiển thị như sau:

23 - Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business

Hồi giữa năm ngoái, khi mình chia sẻ trong chương trình Vietnam Digital 4.0, mình đã thấy tính năng nhắn tin này nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam. Lúc đó, tính năng nhắn tin riêng chỉ áp dụng cho các nước như Mỹ, Brazil và một số nước khác.

Để liên hệ với một địa điểm trên Google map, người dùng có nhiều cách như: bấm nút gọi điện thoại, đặt câu hỏi trong mục hỏi đáp. Tuy nhiên, gọi điện hay đặt câu hỏi sẽ hơi bất tiện. Một cái tốn phí gọi điện, còn một cái không riêng tư cho lắm.

Điển hình như địa điểm bệnh viện Nhi Đồng 1, bạn mà vào đọc nhóm câu hỏi trong đây chắc bạn sẽ bỏ ý định có con hoặc đổ bệnh luôn. Vì phụ huynh kể bệnh tình con quá nhiều.

Nói riêng một chút về đặt câu hỏi cho địa điểm. Đây là tính năng công khai và sẽ thông báo cho ai đã từng tương tác với địa điểm, mình thấy ở cấp độ tìm đường tới địa điểm đó thôi, Map cũng báo cho mình vào trả lời câu hỏi của người dùng.

Với những địa điểm kinh doanh mặt hàng nhạy cảm, điều này làm khó người dùng vì không ai muốn khoe cho cả thế giới biết tôi có nhu cầu.

May sao tin nhắn riêng đã xuất hiện, mọi người có thể nhắn tin riêng hỏi thăm. Chỉ có chủ sở hữu địa điểm và người dùng biết. Vậy cách cài đặt như thế nào? Mình sẽ hướng dẫn như sau nhé:

  • Bước 1: Tải app Google My Business hay Google doanh nghiệp của tôi về điện thoại thông minh của bạn. Hiện nay ứng dụng này chỉ dành cho iphone và Android thôi nhé.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản google mà bạn đăng ký sở hữu địa điểm hay được phân quyền làm người quản lý nhé. Chứ vai trò thấp hơn không mở được tính năng này.
  • Bước 3: Vào tab customer hay khách hàng ở dưới màn hình.

24 - Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business

  • Bước 4: Nhấp vào mục Message hay tin nhắn. App sẽ hiện thông báo, chỉ cần nhấn vào nút turn on là được.

25 - Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business

  • Bước 5: dùng một tài khoản khác thử chat với địa điểm để kiểm tra nhé.

Vậy là xong việc bổ sung tính năng vào sản phẩm này.

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã cho bạn hiểu được cách bổ sung tin nhắn riêng cho địa điểm trên Google My Business. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Linkedin là gì nhé.

Tìm hiểu Google G Suite – Google Workspace là gì và dùng làm gì?

Google Workspace là gì? Tài khoản Google Workspace, Tài khoản Google Workspace for education là gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Partner là gì – Google Trend là gì và dùng để làm gì?

Google G Suite là gì và dùng làm gì?

Google G Suite hay trước đây có tên gọi là Google Apps for Work.

Google Workspace là gì và dùng làm gì?

Google Workspace thực ra chính là dịch vụ Google G Suite đổi tên mà ra thôi. Đây là 1 dịch vụ do Google cung cấp đến cho người dùng.

Cụ thể dịch vụ cung cấp đến người dùng bao gồm các dịch vụ sau:

  • Email doanh nghiệp: Đây là dạng email tùy chỉnh theo Tên miền của bạn. Ví dụ tên miền của mình là ngoinhakienthuc.com thì thông qua dịch vụ này có thể tạo email có dạng abc@ngoinhakienthuc.com vậy đó. Giao diện và cách quản lý thì giống y chang Gmail. Vậy tự tạo Email Server cho tiết kiệm. Uh, mà chi phí nhân sự quản lý, duy trì. Và nguy cơ bị tấn công hay mất dữ liệu khá cao so với việc dùng dịch vụ của 1 công ty có tiếng.
  • Lịch hay còn gọi là Calendar: Theo mình biết thì ưu điểm của người dùng Google Workspace với Calendar là họ có thể tùy chọn nhắc nhở họ sự kiện mà họ đã tạo trên Calendar qua tin nhắn SMS. Còn đối với người dùng bình thường như dùng tài khoản Google để dùng Google Calendar thì không có vụ báo qua Sms đâu. Nói chung trả tiền thì phải có ưu tiên.
  • Hangout chat, Hangout Meeting: dùng để trao đổi liên hệ với nhau qua chat, video giữa 1 người với 1 người. Hoặc cả nhóm với nhau, có thể chia sẻ màn hình này nọ. Tương tự như Skype hay Facebook Messenger. Nhưng cái này chỉ là dùng trong nội bộ mà thôi.
  • Drive: Tương tự Google Drive đây là nơi lưu trữ dữ liệu online. Người dùng Google Workspace thì được dung lượng tới 30gb theo gói thấp nhất. Và có thể có dung lượng lên tới không giới hạn cái này tùy thuộc vào gói cước đang sử dụng. Nếu là các tài khoản Google Workspace dành cho giáo dục thì sẽ không giới hạn dung lượng. Đây cũng chính là mấy tài khoản mà dân tình hay rao bán là tài khoản Google Drive không giới hạn dung lượng. Dùng mấy dạng này thì lưu chơi chơi thì được chứ dữ liệu quan trọng thì không nên. Vì không biết bị khóa lúc nào.
  • Google Docs: Tương tự bộ Microsoft Office hay Google Docs cho người dùng tài khoản Google. Bao gồm các dịch vụ nhỏ hơn như Google Tài liệu(Soạn thảo văn bản), Google Trang Tính(Tương tự Microsoft Excel), Google Trang Trình Bày(Tương tự Microsoft PowerPoint), Google Biểu mẫu….
  • Google Meet: Họp online. Người dùng trả phí thì được quay lại thêm nhiều chức năng khác so với miễn phí.
  • Ngoài ra thì có thêm nhiều chức năng khác. Chẳng hạn quản lý email trong công ty, tài liệu chia sẻ trong công ty, khôi phục dữ liệu nếu người trong công ty lỡ xóa… Nói chung tùy vào gói cước sẽ có thêm nhiều chức năng hay ho khác. Được hổ trợ trực tiếp qua chat, email, điện thoại.
  • ….

Giá cả có thể tham khảo ở đây: https://workspace.google.com/intl/vi/pricing.html

Ý kiến cá nhân của mình nếu quy mô công ty còn nhỏ thì nên dùng. Còn nếu đã quá đông người thì chi phí sẽ khá cao. Nên tìm giải pháp khác với giá rẻ hơn.

Tìm hiểu Google G Suite là gì và dùng làm gì?

Tài khoản Google Workspace for education là gì?

Đây là tài khoản có đuôi dạng @…edu. gì đó. có thể @…edu.vn hay @…edu.com hay @…edu.com.vn hoặc các dạng khác. Nói chung là thường phải có chữ edu trong đó.

Tài khoản này thì có dung lượng lưu trữ không giới hạn. Để có được tài khoản này thì trường đó phải đăng ký sử dụng dịch vụ G suite for education cho trường của mình. Rồi sau đó sẽ có thể tạo tài khoản cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên cho trường.

Hiện nay vào năm 2021 thì Google công bố chính sách mới. Tài khoản education sẽ không có vụ không giới hạn nữa.

Tài khoản này thì thường bị rao bán trên mạng với lời mừng chào là lưu trữ không giới hạn mãi mãi. Thật ra nếu bị nhà trường kiểm tra lại thu hồi là xong phim nhé. Không có vụ mãi mãi đâu nhé.

Thường thì sinh viên ra trường sẽ bị trường thu hồi về tài khoản này. Nên không nên dùng tài khoản này để lưu trữ những gì quan trọng hay sử dùng làm email chính đi đăng ký các tài khoản quan trọng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Google G Suite – Google Workspace là gì và dùng làm gì này bạn sẽ biết được G suite là gì và dùng làm gì. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business nhé.

Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không?

Bạn đã từng nghe chương trình đối tác Google hay Google Partner bao giờ chưa? Chương trình có những sản phẩm nào? Và đặc biệt là có đối tác seo google hay không? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu sơ qua bài viết này nhé.

27 - Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không?

Google Partner là gì?

Google Partner là chương trình đối tác của Google với một công ty thứ 3 nhằm giúp khách hàng trực tiếp sử dụng dễ dàng các dịch vụ của Google. Thông thường, các sản phẩm hái ra tiền của Google đều có chương trình đối tác hết.

Các con gà đẻ trứng vàng của Google theo như mình biết hiện tại là: Google Ad, Youtube, App bây giờ là G Suite, Cloud, Analytics.

Còn những sản phẩm không làm ra tiền hoặc có lịch khai tử như Google Plus, Google glass, goo.gl, talk, Duo, Allo… thường không có dạng đối tác này.

Chương trình đối tác Google mang lại lợi ích gì?

Thứ nhất, nó giúp Google tập trung vào việc phát triển sản phẩm hơn. Việc phục vụ khách hàng hoặc thu nhận ý kiến nhường lại cho các đối tác. Khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn với các đối tác địa phương.

Thứ hai, nó giúp cho nhiều bên thứ 3 cùng phát triển với Google, tạo thành một cộng đồng người dùng vững mạnh. Giúp sản phẩm, công ty đi đúng hướng vào nhu cầu khách hàng chứ không phải theo ý chủ quan của Google.

Thứ ba, giảm thiểu sự bất đồng ngôn ngữ và hiểu sai ý nhau, cũng như giảm bớt các nhu cầu không cần thiết gây nhiễu khi qua đối tác. Họ chắt lọc lại và đưa ý kiến thay đổi xác đáng hơn cho Google.

Mình chém tạm nhiêu đây. Có nhiều lợi ích khác khi công ty tập trung vào chuyên môn chính. Tránh được việc thị phi phát sinh khi phục vụ khách hàng. Mà các kỹ sư phần mềm đương nhiêu không giỏi rồi. Tốt nhất cho họ tập trung vào sản phẩm, thị trường và chăm sóc khách hàng để đối tác lo.

Các loại hình đối tác Google hay Google Partner phổ biến tại Việt Nam là gì?

Loại hình phổ biến nhất chắc ai cũng có thể đoán ra, đó là Google Ad, trước đây Google Ad là Adword. Sau này, Google mở rộng thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nên có thêm các đối tác của G Suite, Cloud. Còn Analytics thì mình chưa thấy, nó chuyên phục vụ cho giới lập trình hơn là phổ thông.

Với Google Ad Partner, có 2 dạng là Partner thường và Partner Premier. Xếp hạng thường theo giá trị cụ thể, bạn có thể tự tìm hiểu hoặc cần thì comment dưới bài để hỏi thêm.

Đối tác Seo Google có hay không?

Như mình nói ở trên, chỉ những sản phẩm nào làm ra tiền và người dùng phải trả phí thì mới có chương trình đối tác. Còn SEO à?! Google chẳng có sản phẩm nào tên Seo cả các bạn. Các bạn muốn tìm hiểu về Seo thì hãy đọc bài Seo là gì

Còn nếu không tin thì kỹ sư Google đã khẳng định luôn trong bài viết tiếng Anh này:

Một số công ty làm dịch vụ Seo không lành mạnh hoặc chém gió quá đà hay tự xưng mình là đối tác Seo của Google. Nhưng thực ra họ là đối tác dịch vụ khác như Google Ad chẳng hạn.

Trang tìm kiếm Google là web cung cấp tiện ích tìm kiếm hay còn gọi là Search Engine. Họ vẫn để các web hiển thị miễn phí phần kết quả tìm kiếm tự nhiên chứ không thu bất kỳ phí nào để hiển thị cả. Chỉ có khu vực quảng cáo thì họ thu phí mà thôi.

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được Đối tác Google hay Google Partner là gì. Đồng thời cũng tránh bị các công ty lừa đảo tự xưng mình là đối tác của Google trong lĩnh vực Seo…

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết G suite là gì nhé.

Trend là gì, Hot Trend là gì, Google Trend là gì và dùng để làm gì?

Trend là gì? Hot trend là gì? Google Trend là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: CMO là gì – Ceo là gì

Trend là gì?

Trend dịch sang tiếng Việt có nghĩa là xu hướng. Xu hướng có thể hiểu là kiểu theo số đông, theo thời. Xu hướng ở đây là rất rộng nhiều lãnh vực, chứ không có giới hạn ở 1 lãnh vực này đó nhé.

Ví dụ

Như xu hướng của công nghệ bây giờ là điện thoại phải mỏng nhẹ, tràn viền này nọ.

Laptop thì thì phải mỏng nhẹ. Những laptop cho dân văn phòng thì phải dưới 2kg.

Hot Trend là gì?

Hot Trend thì cũng chỉ để nhấn mạnh hơn so với Trend. Như Trend là xu hướng, còn hot là nóng. Nên có thể dịch là xu hướng đang nóng, đang được nhiều quan tâm.

Ví dụ

Đội tuyển Việt Nam chúng ta vừa vô địch AFF Cup. Đây đương nhiên có thể xem là 1 hot trend. Ai ai cũng biết, dân tình tràn ra đường đi bão để ăn mừng.

Trend là gì, Hot Trend là gì, Google Trend là gì và dùng để làm gì?

Google Trend là gì?

Google Trend hay còn gọi là Google Xu hướng. Đây là 1 công cụ miễn phí do Google cung cấp. Với công cụ này bạn có thể xem được xu hướng người dùng toàn cầu hay tại Việt Nam họ đang tìm kiếm gì trên Google.

Cái này dân Marketing cần quan tâm để cần biết đu theo trend mà quảng cáo. Tạo chương trình khuyến mãi này. Tăng lượng tiếp cận khách hàng.

Chẳng hạn như gần đây có mấy vụ khuyến mãi cho những người có tên trùng với cầu thủ đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn.

Đây cũng là 1 cách để bám theo Trend. Bám theo Trend sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm được quảng cáo rộng rãi. Do xu hướng, thuật toán nó sẽ cố gắng đưa đến người dùng những nội dung đang hot theo trend.

Như đây là xu hướng tìm kiếm trên Google của người dùng Việt Nam trong năm 2018 vừa qua đã được công bố tại đây:

https://trends.google.com.vn/trends/yis/2018/VN/

Google Trend dùng để làm gì, cách sử dụng?

Như đã giới thiệu ở trên thì dùng để biết được xu hướng người dùng ở Việt Nam hay trên thế giới họ đang tìm kiếm gì trên Google.

Cách sử dụng Google Trend thì khá đơn giản. Nếu bạn chỉ quan tâm xu hướng trong 24h qua ở Việt Nam dân tình quan tâm cái gì thì hãy vào đây:

https://trends.google.com.vn/trends/trendingsearches/daily?geo=VN

Còn bạn muốn cập nhật theo thời gian thực liên tục thì vào đây:

https://trends.google.com.vn/trends/trendingsearches/realtime?geo=VN&category=all

Còn nếu bạn đơn giản chỉ hóng xu hướng đó diễn ra thế nào. Thì hãy vào đây gõ từ khóa vào tìm kiếm để xem xu hướng tìm kiếm nhé.

https://trends.google.com.vn/trends/?geo=VN

Ví dụ đây là Trend Black Friday trong 12 tháng vừa qua

https://trends.google.com.vn/trends/explore?q=black%20friday&geo=VN

Nếu bạn quan sát sẽ thấy đỉnh cao nhất lên vào khoảng thời gian 18 đến 24 tháng 11 đây là thời gian Black Friday của năm 2018.

Như là những từ khóa về Black Friday được người dùng tìm kiếm gia tăng đột biến.

Nói chung về cách sử dụng không khó. Chỉ cần mò mẫn tý là sẽ sử dụng được. Mình sẽ quay video hướng dẫn sử dụng cái này sau. Vì cái này mà chụp ảnh minh họa chắc bài viết dài lắm vì toàn ảnh với ảnh mà thôi.

Hy vọng qua bài viết Trend là gì, Hot Trend là gì, Google Trend là gì và dùng để làm gì, các bạn sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn về Trend là gì, Hot Là gì…. Xin cảm ơn, đã dành thời gian để đọc bài viết này.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không? nhé.