Posts tagged Là ai

CMO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CMO là gì, CMO là ai, làm gì trong 1 công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Billboard trong quảng cáo là gì

CMO là gì, là viết tắt của từ gì?

CMO là từ viết tắt của cửa cụm từ tiếng Anh Chief Marketing Officer. Tiếng Việt thường dùng là Giám đốc Marketing.

Đây là một tên gọi để chỉ chức danh của những người phụ trách marketing ở các tập đoàn lớn, hoặc những công ty có bộ máy lãnh đạo lớn, nhiều chi nhánh, nhiều công ty con.

Ví dụ: Unilever, P&G, K&C, Shell…

Còn các công ty vừa và nhỏ thì hay dùng chức danh trưởng phòng marketing, trưởng nhóm. Ít công ty vừa và nhỏ nào dùng chữ CMO.

CMO cùng với CEOCFO, CPO hay COO được gọi chung là cấp quản lý C-level. C level là cấp quản lý chỉ đứng sau Hội đồng quản trị của một công ty cổ phần hay TNHH.

CMO là một quản lý cấp cao chuyên phụ trách Marketing chung cho cả tập đoàn, công ty. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

2 - CMO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CMO là ai?

Trong một lần nghe chia sẻ của anh Huỳnh Phước Nghĩa, giảng viên của Đại học Kinh tế TP.HCM, anh ấy rút ra những đặc điểm của một CMO mà mình khá đồng ý. Một CMO là một người có 3 khả năng sau:

Hiểu cách vận hành của truyền thông

CMO luôn gắn liền với hoạt động truyền thông. Đây là người phải hiểu từng công cụ truyền thông và hiểu được khách hàng mình đang ở đâu. Không những thế, các xu hướng công nghệ cũng phải được CMO theo dõi liên tục.

Vì sự thay đổi của công nghệ làm biến đổi cách làm marketing thông thường. Giờ bạn thử hỏi có công ty nào dám bỏ qua Digital marketing không? Tất cả đều có mặt trên internet, và nếu không biết xu hướng này, liệu CMO có còn tại vị?

Thậm chí ngay năm 2017, Coca Cola đã không tuyển CMO nữa mà tuyển CGO – nghĩa làm giám đốc phát triển. CGO là viết tắt của Chief Growth Officer. Chức danh này được tạo ra do nhu cầu về growth hacking trong ngành công nghệ.

Tuy nhiên, theo mình ghi nhận thấy là ngoài Coca ra, chưa thấy công ty lớn nào dám làm thế. Và hiệu quả của việc thay thế CMO bằng CGO chưa được chứng thực

Giáo sư về văn hóa và dân tộc học

CMO thường ở các tập đoàn đa quốc gia lớn. Việc truyền thông tại các thị trường mới không thể rập khuôn như tại sân nhà. Mọi thông điệp phải được điều chỉnh nhằm đưa thông điệp, sản phẩm vào tâm trí người tiêu dùng tại nước đó.

Người có thể nhìn thấy tương lai – tương lai học

Để thay đổi, nắm bắt, thậm chí là định hướng thị trường.

Marketing là nghề tiếp xúc với con người. Con người luôn phức tạp và biến đổi. Vì thế, chả có công thức nào thành công vĩnh viễn mà chỉ có câu chuyện thành công trong marketing. Sáng tạo để thay đổi với hoàn cảnh để tiếp tục giữ hình ảnh thương hiệu đi đúng với mục tiêu đã đề ra, đưa ra những định hướng chiến lược theo từng thời kỳ.

Kiến thức và kĩ năng cần có là gì để làm một CMO

Quản trị học là kiến thức nền tảng. Quản trị marketing của Philip Kotler là cuốn kinh thánh đầu giường. Ngoài ra, không nên bỏ qua cuốn chiến lược của Michael Porter. Ngoài ra, các kiến thức về xây dựng thương hiệu, truyền thông, nghiên cứu thị trường cũng không thể thiếu.

Phải nói thật là, CMO là một vị trí vất vả, cho nên đừng ngạc nhiên lương thường rất cao. Tất nhiên, mức lương cao chủ yếu ở tập đoàn nước ngoài.

cmo-la-ai-lam-gi

Các kĩ năng cần có của một CMO là gì?

  • Kĩ năng lãnh đạo
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kĩ năng trình bày
  • Kĩ năng phản biện
  • Kĩ năng giải quyết và xử lý vấn đề
  • Kĩ năng sáng tạo
  • Kĩ năng bán hàng
  • Và những kĩ năng liên quan khác liên quan đế chuyên môn về marketing, truyền thông.

CMO làm gì?

Các CMO làm gì thì tùy công ty và mô tả công việc. Nó đa dạng lắm nên có nói cũng không có cơ sở. Còn ai hỏi khó quá thì, đơn giản thôi mà, giám đốc marketing thì làm marketing thôi =]]

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được ý nghĩa cơ bản của chữ CMO. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết CMO là ai và làm gì trong doanh nghiệp? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

CFO là gì, viết tắt của từ gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CFO là gì? CFO là chức danh gì trong công ty? Công việc của CFO như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Xem thêm: Hoy là gì – Inbox là gì – Cổ phần là gì hay Thứ 6 ngày 13 là ngày gì

CFO là gì, là viết tắt của từ gì?

CFO là chữ viết tắt của chức danh Chief Financial Officer, dịch sang tiếng Việt là Giám đốc tài chính. Đây là chức danh phụ trách hoạch định nguồn tiền của công ty trong tương lai dựa trên số liệu kế toán.

CFO là ai?

Là người phụ trách chiến lược tài chính ở tầm cao nhất của công ty. CFO là người quản lý dòng tiền toàn bộ công ty. Mục tiêu công việc của một người làm CFO nghe “cực kỳ đơn giản”: tối đa hóa dòng tiền vào vào tối thiểu hóa dòng tiền ra. Nhưng nếu không làm được thì nguy cơ sa thải cực kỳ lớn.

Vai trò của một người mang chức danh CFO trong từng loại hình doanh nghiệp rất khác nhau.

  • Ở khối sản xuất: CFO như là một kế toán trưởng vì người làm ra sản phẩm hay liên quan đến sản phẩm mới là những người quan trọng nhất trong công ty.
  • Ở khối dịch vụ: CFO cũng khá lép vế vì dịch vụ là sản phẩm vô hình. Kinh doanh và tiếp thị đóng vai trò quan trọng hơn.
  • Ở khối tài chính/đầu tư/ngân hàng: CFO mới thể hiện được hết vai trò của mình vì các doanh nghiệp này đầu tư tiền để đẻ ra tiền.

CFO làm gì trong doanh nghiệp?

CFO là người hiểu các số liệu do kế toán báo cáo và dựa trên số liệu đó họ sẽ dự báo dòng tiền, xu hướng đầu tư và đề xuất việc rót vốn phát triển cho những công việc quan trọng nhằm mục tiêu “cực kỳ đơn giản” như đã nói ở trên.

CFO thường kiêm nhiệm vai trò kế toán trưởng trong công ty và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán cho doanh nghiệp. Khi có sai phạm, khả năng bị truy tố của CFO chỉ nằm sau CEO.

cfo la ai va lam gi

Như mình làm leader marrketing. Mỗi tháng chi tiêu gì, đều phải lập bản đề xuất lên CFO duyệt cả. Duyệt xong mới tới kế toán chuyển tiền. CFO mà không duyệt thì mình ngồi chơi khỏi chạy quảng cáo luôn.

Học gì để được làm CFO?

Trước hết, bạn phải có chuyên môn về kế toán. Số liệu kế toán là số liệu quá khứ, bạn không hiểu số liệu kế toán bạn chẳng thể lên kế hoạch tài chính hợp lý.

Thứ 2, nghiên cứu các môn học về tài chính doanh nghiệp, cách dòng tiền vận hành trong doanh nghiệp.

Thứ 3, tùy vào đam mê bạn nên học về các loại hình doanh nghiệp tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm… Vì nếu bạn không có cơ hội từ những doanh nghiệp này, bạn chỉ cần hiểu kế toán là đủ.

Hy vọng qua bài viết CFO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp đã giúp các bạn tìm hiểu được về CFO. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Marketing hay tiếp thị là gì và làm gì nhé. Hãy theo dõi Ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Chú Cuội là ai và tại sao gắn liền với ngày Tết Trung Thu?

Chú Cuội là ai? Chú cuội mang gì lên cung trăng? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: CEO là ai – Shipper là ai – Phước tám ngón là ai

Chú Cuội là ai?

Chú Cuội là 1 nhân vật trong các chuyện kể xưa. Có 2 nguồn gốc về chú Cuội là: một người thông minh không may mắn và một chú bé lém lỉnh hay nói dối:

Chú Cuội là một chàng trai tốt

Chú Cuội hay giúp đỡ người khác. Anh này đa nghệ nhưng lại có cô vợ khù khờ như vợ thằng Đậu vậy. Anh được ông tiên cho một loại cây chữa bách bệnh nhưng chỉ được tưới nước sạch, nếu tưới nước dơ cây sẽ bay lên trời.

Cụ thể cây này là cây đa. Nên mới gắn liền chú Cuội với cây đa là thế.

Anh đã giúp nhiều người thoát nghèo và sống lại nhờ lá cây thần này. Có thể nó giống cây đa nên nhiều người gọi nó là cây đa thần. Cô vợ khù khờ của anh trong một phút bốc đồng đã tưới nước dơ. Cây bay lên, anh nhảy bám vào cây nên theo về mặt trăng với nó. Sự tích của anh đã đi vào lòng bao thế hệ với bài đồng dao của Lê Thương :

“Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Lặng im ta nói Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ”

Trong những câu đố hài hước, khi hỏi ai đã lên vũ trụ đầu tiên của Việt Nam hay đặt chân lên mặt trăng trước cả Bill Amstrong. Câu trả lời đó là chú Cuội của Việt Nam ta 😀

Chắc tới đây bạn đã biết tại sao chú Cuội gắn liền với Tết Trung Thu rồi nhé.

chu-cuoi-la-ai

Chú Cuội là chàng trai nói dối

Chú Cuội nói dối là một trong những câu chuyện cổ tích của Việt Nam. Chú ta nói dối tài đến nỗi nhiều người khôn ngoan đã cố thử thách nhưng vẫn bị lừa. Bạn có thể tìm đọc chi tiết trong các trang web có ghi câu chuyện này.

Chú Cuội nói dối và Chú Cuội tốt bụng gần như không có bà con với nhau nhé.

Có cả 1 phim cổ tích về việc nói dối của Cuội đây

Để ám chỉ ai nói dối thì có 2 câu: Nói dối không chớp mắt và nói dối như cuội. Có một số vùng miền Bắc thì lại dùng là nói dối như vẹm. Còn chữ như cuội có lẽ bây giờ thường quá nên ít dùng, chắc bây giờ nhiều người nói dối còn hơn cả cuội chăng?

Hy vọng qua bài viết Chú Cuội là ai và tại sao gắn liền với ngày Tết Trung Thu đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Hãy theo dõi Ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào?

Ai là người sáng lập ra công ty Google? Và bây giờ họ đang giữ chức vụ gì? Chủ tịch và CEO của Google hiện nay là ai? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google doanh nghiệp của tôi là gì – Google Analytics là gì

Ai là người sáng lập ra Google?

Bạn sẽ được 2 cái tên này khi tra trên Google là: Larry Page và Sergey Brin. Hai ông đã có ý tưởng tạo ra một công cụ sắp xếp lại thông tin toàn thế giới. Và cho đến nay, định hướng này vẫn chưa thay đổi dù bây giờ Google là một công ty con của Tập đoàn Alphabet.

5 - Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào?

Về đời sống cá nhân, hai ông chưa rõ vì sao lại được liệt kê vào hàng ngũ những người bỏ học thành công như Bill Gate, Mark Zuckenberg hay Steve Job. Vì hai ông bỏ học khi đang học lên Tiến sĩ, nghĩa là cũng đã xong bậc đại học cử nhân rồi.

Về mặt kinh doanh, có thể nói 2 ông là tầng lớp có tri thức tiệm cận tiến sỹ. Trường 2 ông học là Stanford, một trong những trường hàng đầu không kém gì với Yale, Harvard hay Princeton. Hai ông có tri thức khá cao trong giới kinh doanh Mỹ. Vì ít ai học qua đại học mà đã theo đuổi đam mê như Gate hay Mark.

Stanford cũng là nơi có nhiều tài liệu học thuật dành cho khởi nghiệp miễn phí. Nếu bạn tốt tiếng Anh, tài liệu này rất quý giá. Vì không cần bỏ ra hàng trăm triệu để học khởi nghiệp làm gì.

Vậy ai đang là chủ tịch của Google?

Trước đây, Larry Page và Sergey Brin thay phiên nhau điều hành. Nhưng gần đây, Google đã tái cấu trúc lại khi thành lập tập đoàn Alphabet để gom tất cả các mảng phát triển công nghệ lẫn phi công nghệ lại dưới 1 mái nhà. Đương nhiên thương hiệu Google sẽ chuyên về công nghệ phần mềm như Youtube, Android, Adsense, Adwords… Còn các mảng khác bạn có thể xem bên dưới

6 - Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào?

Với cơ cấu này, Google – hạt nhân lõi kinh doanh không có chủ tịch mà chỉ có CEO. Larry Page nắm chức chủ tịch Alphabet và Eric Schmidt là chủ tịch cấp cao.

CEO của Google bây giờ là ai?

CEO của Google bây giờ chính là Sundar Pichai. Ông là một người gốc Ấn. Ông đi lên từ vị trí thấp nhất trong bộ phận phát triển sản phẩm.

Ông đã từng tới Việt Nam gặp gỡ cộng đồng khởi nghiệp và cả Nguyễn Hà Đông.

Ông cũng từng học Thạc sĩ Khoa học máy tính tại Stanford, cùng trường với 2 người sáng lập Google.

Hy vọng qua bài viết Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào? đã có thể giúp bạn biết được ai là chủ tịch, ai là CEO của Google. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Máy ATM là gì và cha đẻ của máy ATM là người nước nào?

Máy ATM là gì và dùng để làm gì? Cha đẻ của máy ATM là người nước nào có phải người Việt Nam hay không? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ ATM là gìHướng dẫn làm thẻ ATMHướng dẫn làm thẻ quốc tế

Máy ATM là gì, dùng để làm gì?

Máy ATM là máy rút tiền tự động theo cách thường gọi dân gian. ATM là từ viết tắt tiếng Anh của 3 chữ Automated Teller Machine, hay còn gọi là máy giao dịch ngân hàng tự động.

Máy ATM được tạo ra tại Anh và Mỹ, là 2 nước có nền tài chính phát triển. Ban đầu, nó được sử dụng như một cỗ máy phát tiền mặt. Qua sự phát triển của công nghệ, máy ATM có thể thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào, chuyển khoản và thậm chí có thể gửi tiền vào ATM.

Khi nhắc tới máy ATM thì công dụng chính mà người dùng quan tâm nhất là rút tiền từ máy ra.

Tại Việt Nam, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai máy ATM vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng lúc đó chỉ phục vụ cho người nước ngoài. Qua năm 2004, thị trường dịch vụ thẻ ngân hàng bùng nổ với sự cạnh tranh quyết liệt từ ngân hàng Đông Á.

Mình nhớ ATM của Đông Á là có chức năng nạp tiền từ rất sớm so với các ngân hàng khác. Ngày nay thì cũng chẳng nhiều ngân hàng cung cấp ATM có thể nạp được tiền. Có thể do chi phí vận hành cao hơn so với cây ATM thông thường.

MAY-ATM-LA-GI-VA-PHAT-MINH-LA-AI

Để giao dịch được với máy ATM thì cần phải có thẻ ATM. Vậy Thẻ ATM là gì ra sao thì hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là thẻ do ngân hàng làm cho khách hàng của họ. Thẻ ATM là tên gọi gộm chung của 2 loại thẻ ngân hàng là thẻ thanh toán quốc tếthẻ thanh toán nội địa.

Trong 2 loại thẻ thanh toán quốc tế và nội địa này thì mỗi loại thẻ đều có 3 loại thẻ nữa là thẻ trả trước prepaid card, thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card.

Bạn hãy nhìn cái bảng bên dưới cho dễ hiểu nhé.

ATM Thẻ thanh toán quốc tế Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ trả trước quốc tế
Thẻ thanh toán nội địa Thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ tín dụng nội địa
Thẻ trả trước nội địa

 

Hiểu đơn thì thẻ ATM là cái thẻ bạn có thể cho vào máy ATM ở trên để giao dịch. Không có thẻ ATM thì không giao dịch được với máy ATM.

Đó là trước đây, còn bây giờ thì nhiều máy ATM hiện đại có thể quét khung mặt để giao dịch, quét vân tay để giao dịch nhé.

Thẻ ATM là loại thẻ do các ngân hàng hay tổ chức tài chính cấp. Loại thẻ này có 2 dạng là loại thẻ từ và thẻ sử dụng chip để lưu trữ thông tin về thẻ như số tài khoản, ngày hết hạn, tên chủ thẻ,… Trong đó thẻ từ loại phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên loại thẻ này lại là loại thẻ dễ bị sao chép nhất và không bảo mật bằng thẻ chip.

Có thể nhận dạng thẻ chip và thẻ từ: Rất đơn giản thẻ chip thì trên thẻ sẽ có một miếng màu vàng nhìn như thẻ sim điện thoại vậy. Còn thẻ từ chỉ là 1 dãy từ màu đen. Thông cảm tác giả không có các thẻ nào dùng chip cả nên không có ảnh minh họa được.

Thẻ ATM có kích thước chuẩn là 85.60 × 53.98 mm. Kích thước này theo chuẩn ISO/IEC 7810 ID-1. Đây kích thước chung cho các loại thẻ hiện nay. Kích thước này áp dụng cho thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế luôn.

Về vật liệu làm thẻ thì hiện nay phổ biến nhất vẫn là các dạng thẻ nhựa. Đối với các loại thẻ VIP thì vật liệu làm bằng kim loại nhìn rất sang trọng quý phái.

Trên thẻ ATM thường có in 1 dãy số, tên chủ thẻ, tên đơn vị phát hành thẻ, tên của thẻ, 1 chip màu vàng, 1 dãy từ màu đen phía sau…

Cha đẻ của máy ATM là ai và là người nước nào?

Cha đẻ của ATM là ai vẫn còn là điều tranh cãi. Vì sự trùng hợp trong phát minh không hiếm, máy ATM cũng là một ví dụ điển hình. Hiện nay cả 2 nước Anh và Mỹ đều tự nhận là nơi phát minh ra ATM đầu tiên.

Ở Mĩ, ông Luther George Simjian nộp bằng sáng chế vào 1960 và đã tiến hành lắp tại một ngân hàng ở New York, nhưng chỉ được sử dụng trong nửa năm rồi gỡ bỏ vì không ai dùng. Tại Anh, ông Barron và Goodfellow cũng được coi là cha đẻ đầu tiên của việc phát minh ra máy này.

Dù muộn hơn Mĩ nhưng tại Anh mới là nơi khởi phát sự mạnh mẽ cho việc phát triển máy ATM sau này.

Năm 2005, John Shepherd-Barron, lúc này đã được 79 tuổi, người Scotland, được tặng Huân chương đế chế Anh (OBE) nhờ phát minh ra chiếc máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine – ATM). Ngay cả sách Guiness cũng ghi nhận ông là người đầu tiên sáng tạo ra máy ATM dù người Mĩ vẫn cho rằng họ mới là người đầu tiên làm ra nó.

Tại Việt Nam, có luồng thông tin cho rằng một người Việt cũng tham gia vào việc phát minh ra máy ATM nhưng không có bằng chứng cụ thể. Vậy thực chất của luồng thông tin ấy có độ chính xác thế nào? Và ông Đỗ Đức Cường liên quan thế nào?

Đỗ Đức Cường là ai và có thực sự phát minh ra máy ATM?

Ông Đỗ Đức Cường là chuyên gia người Việt từng công tác tại WB, Citibank. Năm 2002, ông về nước làm việc cho các công ty và ngân hàng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ông không phải là người phát minh ra ATM, ông chỉ có 1 bằng sáng chế liên quan đến cải tiến thiết kế và cấu trúc ATM vào năm 1996. Bạn có thể tra cứu phát minh của ông tại link dưới đây:

http://patft.uspto.gov/netacgi/nph-Parser?Sect2=PTO1&Sect2=HITOFF&p=1&u=%2Fnetahtml%2FPTO%2Fsearch-bool.html&r=1&f=G&l=50&d=PALL&RefSrch=yes&Query=PN%2FD386883

DO-DUC-CUONG-LA-AI

Do đó thông tin bảo cha đẻ máy ATM là người Việt Nam là thông tin không chính xác nhé.

Các loại máy ATM đặc thù từng xuất hiện tại Việt Nam

  1. ATM có khe gửi tiền
  2. ATM di động
  3. ATM rút vàng
  4. ATM đổi ngoại tệ trực tiếp

Tất cả các máy ATM trên đều do Ngân hàng Đông Á trước đây triển khai. Mặc dù có thu hút ảnh hưởng của truyền thông, nhưng việc khuyến khích rút tiền đã khiến hành vi dùng tiền mặt của người Việt không giảm.

Hy vọng qua bài viết Máy ATM là gì và cha đẻ của máy ATM là người nước nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Sơn Đoòng là hang động gì và ở đâu nhé.

Tìm hiểu Ship hàng, Shipper, Free ship có nghĩa là gì?

Ship hàng là gì? Shipper là gì? Free ship là gì? Ship hàng, Shipper, Free ship có ý nghĩa như thế nào? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp cho bạn qua bài viết này nhé.

Ship hàng là gì?

Ship hay Ship hàng là để chỉ việc vận chuyển hàng hóa đồ đạc, giao hàng hoặc gửi hàng hàng. Có thể từ ship hay ship hàng là từ đồng nghĩa với các từ vận chuyển hàng hóa, vận tải hàng hóa, gửi hàng, chuyển hàng… trong tiếng Việt.

Đây là 1 từ lai giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Vì việc dùng thì từ ship hàng chỉ mỗi Việt Nam dùng mà thôi.

Từ Ship trong tiếng Anh ship nghĩa là con tàu. Ngoài ra cũng có thể chỉ về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, tức là chuyển hàng bằng tàu biển. Tuy nhiên ở Việt Nam thì được hiểu theo nghĩa như mình đã giải thích ở trên.

Về nguồn gốc xuất phát từ này chắc cũng chả ai dám đảm bảo là xuất phát từ ai, ở đâu đầu tiên. Chỉ biết ban đầu là từ các shop bán hàng, các tin rao vặt, trên Facebook rồi các trang thương mại điện tử.

Dần dần từ ship được nhiều sử dụng, hầu như bây giờ dân tình toàn hỏi tiền ship bao nhiêu. Thay vì hỏi dài dòng như trước đây là tiền vận chuyển hay tiền gửi hàng là bao nhiêu cả.

Có thể nói rằng vị thế của từ ship hàng trong giới trẻ rất phổ biến rồi. Gần như giới trẻ nghe ship là biết nói về cái gì rồi.

Ship hàng là gì

Shipper là gì?

Shipper là gì là người sẽ nhận vận chuyển hàng đồ đạc đến cho bạn. Hay hiểu đơn giản nhất Shipper chính là người giao hàng.

Shipper là những sinh viên, người lao động và rất nhiều người nữa. Bất cứ ai cũng có thể làm shipper chỉ cần biết đường, có xe và có điện thoại di động để liên hệ.

Những người làm Shipper thường thông có giờ giấc cố định nhất là đối với những Shipper tự do, không thuộc sự quản lý của công ty.

Còn đối với những shipper là cho công ty, doanh nghiệp thì họ sẽ làm sự sắp xếp của nhân viên điều phối hàng.

Nếu như công ty đó có áp dụng công nghệ thông tin thì shipper sẽ được yêu cầu, chỉ dẫn đường giao hàng qua smartphone.

Ngoài giao hàng, shipper còn phải đi nhận hàng đóng gói, kiểm hàng, mang hàng về công ty để chuyển đi cho khách mỗi khi khách có yêu cầu lại tận nhà lấy hàng để chuyển đi. Hay thu tiền hộ cho người bán hàng…

Như các bạn thấy hiện nay, các dịch vụ đặt đồ ăn, giao hàng qua các ứng dụng xe ôm công nghệ như Grab, GoJek, Be,…. Thì người mà mang đồ ăn hay vận chuyển hàng hóa đến cho bạn. Thì họ được gọi là shipper.

Những nhân viên giao hàng làm cho các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,… Thì họ cũng được gọi là shipper.

Các công ty vận chuyển hàng hóa như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Proship,…. thì nhân viên của công ty đó giao hàng tới cho bạn. Họ cũng được gọi Shipper.

Shipper rất giống bưu tá của bưu điện. Tuy nhiên Bưu tá của bưu điện họ giao thư là chủ yếu, thỉnh thoảng thì giao bưu kiện. Còn shipper chỉ là giao hàng chủ yếu.

Sẵn nhắc về shipper, thì mình cũng chửi những kẻ thất đức. Ăn no rủng mỡ đi đặt đồ ăn trên các ứng dụng cho vui xong khóa máy không nhận. Các bạn rảnh quá thì làm việc có ích cho xã hội đi nhé.

Người ta làm Shipper vất vả thay bạn xếp hàng mua đồ, rồi chạy giữa thời tiết có thể nóng nôi, có thể mưa gió bão bùng để giao cho bạn. Mà bạn đi đặt cho vui, bạn có còn có lương tâm của con người không.

Việt Nam mình chưa luật phạt mấy người như thế. Mình mong có luật để cho mấy người chừa cái tội phá của mình.

Gần dây có vụ boom hàng lên cả các trang báo. Chẳng qua vụ này lớn, chứ hằng ngày còn vô số các vụ boom nhỏ lẻ nữa.

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/hon-chuc-shipper-ngam-dang-nuot-cay-vi-bi-bom-hang-tai-mot-dia-chi-634692.html

Video về công việc của Shipper:

Free ship là gì?

Free ship là miễn phí giao hàng. Hình thức này có nghĩa là người bán hàng chịu tiền phí vận chuyển hàng cho người mua. Người mua không cần phải trả tiền phí ship, vận chuyển hàng.

Ví dụ:

Như một nơi nào đó miễn phí tiền giao hàng, vận chuyển hàng thì gọi là Free ship hoặc Freeship.

Như mua tủ lạnh thì miễn phí vận chuyển về tận nhà. Đây được gọi là Free ship.

Thường Free ship chả áp dụng cho các đơn hàng có giá trị cao mà thôi. Cái đơn hàng giá trị thấp thì shop phải thu tiền ship thôi. Chứ lời được bao nhiêu mà Free ship. Trừ khi bán hàng trên các trang thương mại điện tử được tài trợ vụ vận chuyển mà thôi.

Các hình thức cách ship hàng Việt Nam

Ở Việt Nam bạn có thể gặp các hình thức cách ship hàng phổ biến như:

Ship COD hay dịch vụ ship hàng thu tiền hộ

Shipp Cod hay dịch vụ ship hàng thu tiền hộ dịch vụ này có nghĩa người bán sẽ gửi hàng đến tận địa chỉ người mua. Và người mua trả tiền để lấy hàng. Đúng kiểu tiền trao cháo múc.

Tuy nhiên, giờ cái này cũng chả mấy an toàn nữa. Vì những kiểu không mở ra kiểm hàng. Mà bắt phải thanh toán nên sẽ có những kẻ gian đi gửi những thứ vớ vẩn để lấy tiền.

Bạn có thể đọc qua bài báo này để nắm rõ hơn

https://baovephapluat.vn/kinh-te/kinh-doanh-phap-luat/khach-hang-lo-lang-nguy-co-trang-tay-khi-su-dung-dich-vu-ship-cod-80389.html

Ship ứng tiền trước

Ship ứng tiền trước hình thức này rất rủi ro rất cao cho người nhận giao hàng(Shipper). Vì họ phải ứng tiền trước rồi lấy hàng đi giao cho người nhận. Lỡ người kia không nhận thì ôm hàng về, bình thường thì shop đàng hoàng sẽ trả lại tiền đã ứng.

Nhiều shop cô hồn viện đủ lý do không trả. Chưa kể có mấy vụ cùng nhau dàn cảnh để gài lấy tiền của Shipper nữa. Bạn có thể xem qua link báo bên dưới để nắm rõ hơn quá trình lừa đảo.

https://thanhtra.com.vn/phap-luat/an-ninh-trat-tu/khoi-to-2-doi-tuong-lua-dao-qua-hinh-thuc-ship-ung-tien-164185.html

Các từ liên quan đến ship cần phải biết khi mua hàng

Phí ship, tiền ship hàng là gì?

Phí ship, tiền ship hàng chính là số tiền bạn phải trả khi mua hàng để vận chuyển hàng đến tay bạn. Tùy vào khu vực bạn ở sẽ có những mức giá ship hàng khác nhau. Như bạn chung thành phố hay tỉnh với người bán, thì cước ship hàng thường rất rẻ.

Còn nếu bạn ở khác thì tùy vô độ xa. Như Sài Gòn với Đồng Nai gần nhau thì tiền ship hàng còn rẻ. Chứ từ Sài Gòn ship ra Hà Nội thì tiền ship hàng nó lên nhiều à.

Giá ship là gì?

Đây là giá cả để chuyển hàng về tay bạn. Thường thì chuyển ở các khu vực gần người bán hàng có giá ship sẽ rẻ. Còn ở xa như Sài Gòn gửi ra Hà Nội thì giá chắc chắn sẽ cao hơn ship trong nội thành Sài Gòn.

Ship nội thành là gì?

Đây là ship hàng trong 1 nội thành của 1 thành phố nào đó. Ví dụ Sài Gòn, sẽ có cái quận nội thành, và ngoại thành. Ship nội thành là chỉ việc chỉ ship ở phạm vi các quận nội thành mà thôi.

Ví dụ

Như nội thành là gồm các quận 1, 2, 3, 4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú. Ngoại thành gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi

Ship đồ ăn, ship đồ ăn đêm là gì?

Tên gọi cũng nói lên tất cả rồi. Đây là công việc mua đồ ăn rồi giao tới tận nơi cho người đặt. Hiện nay thì có các dịch vụ giao đồ ăn của Grab Food, Shopee Food, Baemin, Go Food Loship,…

Ship cod toàn quốc là gì?

Ship cod toàn quốc là nói về việc nhận gửi hàng đến bất kỳ đâu trên đất nước Cụ thể là Việt Nam. Và khi nhận hàng mới trả tiền. Chứ không cần phải chuyển khoản hay trả tiền trước.

Phí ship 2 chiều là gì?

là phí shop hay người gửi hàng phải chịu trong trường hợp người nhận hàng không nhận. Và hàng được gửi trả lại. Người gửi phải tốn thêm phí này để nhận lại hàng. Mấy bạn đặt hàng cho vui rồi không nhận là cứ tưởng shop không thiệt hại gì à. Shop phải tốn 1 mớ tiền cho những đơn như vậy đó.

Ship thường là gì?

Ship thường là để chỉ việc vận chuyển với giá cước rẻ nhất, bình thường nhất. Thời gian nhận thời lâu. Ưu điểm là giá rẻ. Ai không cần hàng gấp thì chọn hình thức này để tiết kiệm chi phí.

Đối với shop thì họ phải cân nhắc, gửi mà chậm quá thì người mua có khi đổi ý không mua thì lại.

Ship nhanh là gì?

Ship hàng thì trái ngược với ship thường ở trên thì giá cước thường cao. Nhưng bù lại thời gian nhận hàng khi sử dụng ship nhanh là nhanh chóng. Có lẽ chỉ thua mấy gói hỏa tốc hay chuyển phát nhanh mà thôi.

Ship toàn quốc là gì?

Ship toàn quốc tế là nhận chuyển hàng tới bất kỳ nơi nào trên đất nước. Cụ thể ở đây là Việt Nam. Chẳng hạn mình bán hàng, chắc nhận ship hàng cho khách mới mọi miền trên đất nước Việt Nam. Cái này gọi là ship toàn quốc.

Ship cod đồng kiểm là gì?

Ship cod đồng kiểm là hình thức an toàn hơn so với ship cod thông thường. Vì người nhận hàng được mở hàng ra kiểm tra xem có đúng phù hợp hay không rồi mới nhận hàng. Cái này thì tránh được vụ mua điện thoại mà nhận được cục gạch.

Ship bưu điện là gì?

Ship bưu điện là gửi hàng qua các bưu điện.

Ship cpn là gì?

CPN là viết tắt từ chuyển phát nhanh. Ship cpn là ship chuyển phát nhanh giống như cái ship nhanh đã nói ở trên mà thôi. Do ngôn ngữ chúng ta đa dạng phong phú quá. Nên dân tình biến tấu ra đủ từ khác nhau.

Ship hỏa tốc là gì?

Ship hỏa tốc là gói cước đắt nhất trong tất cả các gói cước vận chuyển. Vì khi chọn gói cước nàyl. Hàng hóa của bạn sẽ được ship đi nhanh chóng nhất. Thường là ship qua máy bay luôn. Nên thời gian nhận hàng bao nhanh chóng luôn.

Ship chành xe là gì?

Ship chành xe là việc gửi hàng qua các chành xe. Mình có bài viết về Chành xe là gì, bạn có thể tìm hiểu về chành xe nhé. Ưu điểm là rẻ và nhanh. Nhược điểm là tự vác thân ra nhận hàng nhé.

Hiện nay, khi bạn kinh doanh cần vận chuyển hay ship hàng cho khách trên toàn quốc thì bạn có thể sử dụng đến dịch vụ ship hàng toàn quốc để vận chuyển.

Hiện tại thì có vô số nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển từ nhỏ đến lớn như: Proship, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel, EMS, DHL, JT Express, Ninja Vans, Supership, Topship, Shipchung, Grabship, Nowship…. để bạn mặc sức mà lựa chọn.

Book ship là gì?

Book ship tức là đặt shipper đây lấy hàng giúp bạn hay giao hàng giúp bạn.

Shipper báo delay giao hàng là gì?

Shipper báo delay giao hàng tức là họ sẽ giao hàng cho bạn chậm hơn so với thời gian dự kiến bạn nhận được hàng.

Ví dụ hôm đó họ giao quá nhiều hàng, nên hàng của bạn có khi không giao kịp trong ngày dự kiến đó nữa. Mà sẽ chậm hơn qua ngày khác. Vụ giao hàng chậm hơn này gọi là delay. Giống như bạn đi máy bay bị delay thời gian của chuyến bay vậy đó.

Hy vọng bài viết Tìm hiểu Ship hàng, Shipper, Free ship có nghĩa là gì. Đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ship hàng là gì. Ở bài viết tiếp theo mình sẽ nói chi tiết hơn về ship hàng COD là gì.

Nhân viên tín dụng là làm gì trong ngân hàng và có phải là quan hệ khách hàng?

Khi có tin tuyển dụng, bạn sẽ để ý thấy chủ yếu là tuyển dụng cho vị trí nhân viên quan hệ khách hàng, phát triển khách hàng hay tư vấn tài chính cá nhân… Tất cả tên gọi ấy thực ra là tên gọi khác của nhân viên tín dụng ngày xưa và được thêm hoặc bớt nhiều nhiệm vụ khác. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng

Nhân viên tín dụng là gì và là ai?

Nhân viên tín dụng là vị trí kinh doanh trực tiếp của ngân hàng để tìm khách hàng sử dụng các dịch vụ như: cho vay, chuyển tiền, LC, ngoại hối, quản lý tài sản… Nhưng chủ yếu vẫn là tìm khách hàng cho vay.

9 - Nhân viên tín dụng là làm gì trong ngân hàng và có phải là quan hệ khách hàng?

Nhân viên tín dụng còn có tên gọi khác là Nhân viên Quan hệ khách hàng. Tên tiếng Anh thường dịch là Customer Relationship Staff hoặc Customer relationship specialist. Lý do tại sao các ngân hàng hay dùng cụm từ này mình sẽ giải thích sau.

Nhân viên tín dụng hiện nay được các ngân hàng tuyển dụng rất nhiều. Chỉ cần tốt nghiệp đại học là có thể ứng tuyển. Lý do đơn giản thôi, kỹ năng bán hàng ai cũng có thể học, kiến thức chuyên môn tài chính ai cũng học được. Các sinh viên mới ra trường dù không phải chuyên ngành tài chính – ngân hàng không khó nắm bắt kiến thức mới.

Tại sao nhân viên tín dụng được gọi là nhân viên quan hệ khách hàng?

Bạn phải tìm khách hàng có nhu cầu vay, khách hàng không có nhu cầu vay thì bạn phải gợi cho họ có nhu cầu. Việc biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng cần quá trình chăm sóc và theo dõi lâu dài. Thậm chí với khách hàng cũ, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi tiến độ trả nợ của họ. Vì thế, nhân viên tín dụng bây giờ đa năng hơn trước đây, không chỉ còn là chờ khách tới vay.

Ở một vài ngân hàng, nhân viên quan hệ khách hàng còn có nhiệm vụ thẩm định sơ bộ tình trạng khách hàng. Và có thể được duyệt nhanh chóng nếu hạn mức vay cho phép.

Với nhiệm vụ đa năng và thường xuyên di chuyển, vị trí này thường tuyển nam giới.

Nhân viên tín dụng hay quan hệ khách hàng thường làm gì?

Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ thật không dễ dàng vì nó có giá trị cao và đánh giá kỹ lưỡng.

Thực ra khởi nghiệp kinh doanh, sản xuất không phải lúc nào dòng tiền cũng đầy đủ. Trừ khi doanh nghiệp đó quá thừa tiền mặt. Mà chắc chỉ có Apple thôi, còn lại công ty nào cũng tái đầu tư liên tục. Việc thiếu vốn thường xảy ra như định luật hiển nhiên. Bạn đừng quá ngạc nhiên!

Việc khơi gợi nhu cầu hay nắm bắt thời điểm cần vốn sẽ là kỹ năng bạn sẽ được học và thực hành khi tham gia đội ngũ nhân viên tín dụng hay quan hệ khách hàng.

Đối với những bạn ngoài khối kinh tế và tài chính – ngân hàng, các bạn sẽ nắm được quy trình duyệt hồ sơ vay, dịch vụ ngân hàng, kỹ năng phân tích, thẩm định… Nói chung, đây là vị trí được đào tạo nhiều nhất, số lượng đông nhất và cũng đào thải nhanh nhất nếu không đạt chỉ tiêu.

Bạn đừng lo quá, rủi ro cao thì phần thưởng ngọt ngào. Bạn hoàn thành chỉ tiêu con đường ở lại với nghề cao và bạn có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cũng có vài điều bạn nên cân nhắc trước khi ứng tuyển vị trí này.

Những điều quan trọng nên biết của nghề nhân viên tín dụng ngân hàng

  • Nghề này áp lực cao không thua gì bán hàng, nhưng cũng không đến nỗi chết đói. Vì ít ra vị trí này có lương cơ bản tốt hơn so với nhân viên bán hàng các ngành khác.
  • Chỉ tiêu tùy ngân hàng đặt ra, nhưng bạn sẽ hơi shock nếu biết được con số chỉ tiêu đó. Đa phần thuộc hàng tỷ.
  • Việc nhận tiền của khách sau giải ngân tất cả ngân hàng đều cấm. Bạn muốn làm giàu bằng cách này nên cân nhắc lại.
  • Mọi gian lận đều có thể đưa bạn đến án hình sự vì liên quan đến tiền và giá trị thường vượt con số quy định nhiều lần.
  • Sở hữu khách hàng vay tốt, trả nợ đúng hạn, giá trị vay lớn là cơ sở giúp bạn thăng tiến nhanh đến bất kỳ vị trí nào bạn muốn. Khung tham chiều cơ bản như sau: 50 tỷ trưởng phòng giao dịch, 100 tỷ có thể làm giám đốc chi nhánh, 1000 tỷ có thể làm phó tổng giám đốc ngân hàng.
  • Bạn có thể bị chuyển qua xử lý nợ nếu khách hàng xù nợ quá nhiều hoặc tỷ lệ nợ xấu cao. Thậm chí, việc xin nghỉ cũng khó khăn vì phải ký cam kết quay lại hỗ trợ kiện tụng hoặc pháp lý khi ngân hàng cần.

Hy vọng qua bài viết Nhân viên tín dụng là làm gì trong ngân hàng và có phải là quan hệ khách hàng đã giúp các bạn hiểu thêm về các nhân viên quan hệ khách hàng hay nhân viên tín dụng trong ngân hàng. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết kế tiếp nhé.

Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì?

Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vì thế các chức danh nghề nghiệp tuy cũng giống nhưng cũng có vài đặc thù riêng. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Các nghề nghiệp tại ngân hàng là gì?

Làm ngân hàng người bình thường hay liên tưởng tới nhân viên tín dụng. Và câu hỏi ngớ ngẩn khi nghe một ai làm ngân hàng là: Cho tao vay tiền được không?

Như ta đã biết từ bài Ngân hàng là gì, Ngân hàng là tổ chức có bộ máy phức tạp và chặt chẽ. Có nhiều vị trí tuyển dụng tại ngân hàng, không phải chỉ có nghề tín dụng mà cò có: giao dịch viên, thẩm định, pháp chế, nhân sự, marketing, dịch vụ thẻ ngân hàng, nhân viên IT…

Hãy thử tìm hiểu từng vị trí ngành nghề tại ngân hàng dưới đây, để biết rằng làm ngân hàng không phải chỉ duyệt cho vay tiền, và đừng hỏi những câu ngớ ngẩn như:

  • Làm sao để tao vay được tiền làm ăn?
  • Cho tao vay mấy tỷ được không?
  • Vay tiền ngân hàng mày khó không?

11 - Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì?

Các vị trí công việc ngân hàng thường tuyển dụng

Để dễ theo dõi, chúng ta chia các vị trí tuyển dụng thành những lĩnh vực phổ biến như sau:

Lĩnh vực tài chính – ngân hàng

Nhân viên tín dụng/Quan hệ khách hàng

Nhân viên tín dụng/Quan hệ khách hàng là vị trí được tuyển dụng nhiều nhất, biến động nhất và trình độ cao nhất. Nhân viên vừa phải giữ khách hàng vay cũ, khuyến khích vay thêm và phải bảo đảm họ trả nợ đúng hạn.

Vị trí này nếu làm tốt bạn dễ thăng tiến tại ngân hàng. Nhưng do tính chất kinh doanh có nhiều rủi ro, nên không đạt chỉ tiêu bạn có thể phải ra đi. Công việc này không đòi hỏi bạn phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Bạn có máu kinh doanh và yêu tài chính là có thể ứng tuyển.

Giao dịch viên/Dịch vụ khách hàng

Giao dịch viên/Dịch vụ khách hàng là vị trí nữ giới chiếm đa số. Bộ mặt của chính ngân hàng là ở đây. Vị trí này chỉ cần bạn có trình độ Cao đẳng, không phân biệt ngành, giao tiếp khéo léo, gương mặt thân thiện và ngoại hình vừa đủ chuẩn.

Đây có thể nói là các cô gái mà các cánh mày râu hằng mơ ước vì vừa có trình độ lại đẹp. Và đừng coi thường trình độ dùng máy tính của các cô. Vì các cô ngoài kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng còn biết sử dụng máy tính tốt để thực hiện giao dịch.

Nhân viên phụ trách giao dịch liên ngân hàng

Nhân viên phụ trách giao dịch liên ngân hàng, vị trí này thì bạn sẽ không thấy người này ngồi quầy. Họ thường chuyên trách các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Đây là một vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn. Ngoại hình có thể tạm nhưng kiến thức tài chính hay ngân hàng phải tốt.

Nhân viên thẩm định

Vị trí này có nhiều công việc thẩm định như: hồ sơ vay, tài sản thế chấp, lịch sử giao dịch của khách hàng, hoạt động kinh doanh… để quyết định có cho khách hàng thực hiện khoản vay hay không. Đây là vị trí hay có mâu thuẫn với quan hệ khách hàng nhất.

Nhân viên đánh giá rủi ro

Theo cơ cấu phổ biến, đây là nhân viên quyết định đề xuất mức vay cho khách hàng. Đánh giá mức độ rủi ro với thang điểm được thiết kế đặc trưng.

Ngoài ra cũng là bộ phận tư vấn cho lãnh đạo những rủi ro gặp phải khi thực hiện việc cho vay, đầu tư hoặc quyết định về lợi nhuận. Ngân hàng lớn có thể chia ra 2 lĩnh vực con là: đánh giá rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro phi tín dụng.

Nhân viên thu hồi nợ/xử lý nợ

Nhân viên thu hồi nợ/xử lý nợ đây là vị trí khá chát nếu không muốn nói là đắng lòng và mề. Thu hồi và xử lý nợ là công việc ai cũng sợ vì nhiêu khê về thủ tục và thời gian. Nhưng đừng coi thường vị trí này, vì bạn cần có kiến thức luật và ngân hàng mới có thể làm tốt vị trí này.

Lĩnh vực dịch vụ ngân hàng khác

Nhân viên chuyển tiền

Nhân viên chuyển tiền là người gác cổng cho các giao dịch tiền tệ đến và đi vào ngân hàng.

Nhân viên kho quỹ

Nhân viên kho quỹ đây là vị trí bạn sẽ biết được khách nào đang cất giữ tài sản quý giá gì. Và hiểu được quy trình vận hành nguồn tiền giữa các điểm giao dịch ngân hàng sao cho cân đối và hiệu quả. Người gác đền cho dịch vụ giữ họ là đây.

Nhân viên dịch vụ kiều hối

Đây là vị trí chuyên trách việc giao dịch kiều hối từ ngoài nước gửi về cho thân nhân tại Việt Nam. Các ngân hàng tại Việt Nam thường làm đại lý cho các công ty lớn như Western Union, Money Gram, Xpress money hay tự mở công ty kiều hối riêng.

 

Tìm hiểu về dịch vụ chuyển tiền Western Union là gì?

Western Union là dịch vụ kiều hối phổ biến tại Việt Nam

Lĩnh vực kế toán – kiểm toán

Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán, người này bạn sẽ dễ thấy mặt trong các Báo cáo thường niên cho Ủy ban chứng khoán. Tùy khối lượng sổ sách và lĩnh vực quản lý, phòng kế toán còn phân nhỏ các công việc như sau:

Kế toán tổng hợp

Kế toán kho

Kế toán tài sản

Kế toán tài chính

Kế toán tài chính thực hiện nghiệp vụ kế toán theo quy định của nhà nước.

Kế toán quản trị

Ở vị trí này thì lãi thực và lỗ thực chỉ nhân viên này biết.

Kiểm toán nội bộ

Các công việc này bình thường cũng có ở công ty khác, nhưng ở ngân hàng tùy quy mô mà khối lượng công việc nhiều hoặc ít.

Lĩnh vực hành chính – nhân sự

Nhân viên hành chính

Vị trí này quản lý hành chính, giấy tờ, các công việc hậu kỳ không liên quan đến kinh doanh.

Nhân viên quản lý tài sản

Nhân viên quản lý tài sản đảm bảo tài sản hoạt động ổn định và thay thế khi có yêu cầu. Vị trí này cần phải biết kỹ thuật về điện, nước, xây dựng…

Nhân viên tuyển dụng

Nhân viên quản lý nhân sự

Nhân viên đào tạo

Bảo vệ

Tạp vụ

Tài xế

Lĩnh vực pháp chế

Pháp chế là viết tắt của Pháp luật và chế tài. Nghe hơi lạ nhưng một tổ chức lớn mà không ai tuân thủ luật lệ chắc sẽ tan nát. Nhân viên Pháp chế thường được tuyển dụng từ Đại học Luật hoặc chuyên ngành luật.

Họ là người quản lý toàn bộ quy trình, nguyên tắc, hợp đồng, cam kết, khởi kiện, đại diện hầu tòa… của ngân hàng.

Nhân viên pháp chế cũng sẽ theo dõi các hoạt động khác trong ngân hàng để xem có vi phạm pháp luật hay không. Đôi khi, họ cũng giám sát cả đối thủ để xem họ có vi phạm hay không. Và đương nhiên, việc tố cáo này để cản đường đối thủ không phải xấu xa gì. Nó chỉ giúp cho hoạt động của ngành tuân thủ pháp luật hơn để hạn chế rủi ro.

Phòng ban thường có tên là Pháp chế hay Pháp chế và tuân thủ.

Lĩnh vực marketing – kinh doanh

Nhân viên marketing/truyền thông

Vị trí này đa phần là phụ trách marketing hay truyền thông cho sản phẩm của cá nhân hay doanh nghiệp. Và nói ra sợ các bạn buồn, vị trí này đòi hỏi khả năng quản lý nhiều hơn là sáng tạo. Hoạt động chủ yếu cho POSM hoặc khuyến mãi.

Nhân viên PR

Vị trí này thực hiện những công việc liên quan đến PR. Tìm hiểu PR là gì

Nhân viên truyền thông nội bộ

Nhân viên quản lý mạng lưới: thực sự giống như lo mảng P3 của marketing. Quản lý và phát triển mạng lưới kinh doanh hay Điểm giao dịch của Ngân hàng.

Tìm hiểu Điểm giao dịch của Ngân hàng là gì?

Nhân viên thiết kế/tổ chức sự kiện/admin

Ở vị trí này với ngân hàng nhỏ thì sẽ thuê ngoài. Còn ngân hàng lớn cho chuyên trách thì sẽ có những vị trí nhân viên chính thức.

Lĩnh vực Dịch vụ thẻ ngân hàng

Các ngân hàng tổ chức thành 1 trung tâm, nó như là đơn vị kinh doanh trực thuộc, ngang hàng với chi nhánh tại các tỉnh/thành. Tên thường gọi là Trung tâm thẻ hay Trung tâm dịch vụ thẻ. Các vị trí thường thấy là:

Nhân viên dịch vụ

Nhân viên ở vị trí này sẽ tư vấn, giải quyết khiếu nại cho khách hàng về dịch vụ thẻ.

Nhân viên kinh doanh/Quan hệ khách hàng

Vị trí này sẽ đi tìm khách hàng doanh nghiệp mở thẻ ATM số lượng lớn, thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế, chào bán dịch vụ thẻ khác.

Nhân viên hành chính – tổng hợp

Vị trí này phụ trách quản lý hậu trường cho Trung tâm thẻ.

12 - Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì?

Lĩnh vực Công nghệ thông tin (IT)

Cũng được tổ chức thành 1 trung tâm độc lập, tên thường gọi là Khối Công nghệ, Trung tâm IT, Trung tâm CNTT… Các công việc phụ trách dưới đây thường sẽ tương ứng với 1 phòng ban. Khi có yêu cầu từ đơn vị họ sẽ thực hiện theo yêu cầu đó.

Phụ trách phần cứng/hệ thống

Phụ trách phần mềm/website

Phụ trách hệ thống ngân hàng lõi/core banking

Phụ trách hệ thống máy ATM

Phụ trách quản lý hành chính, nhân sự

Các dịch vụ liên quan đến công nghệ như: SMS banking, Mobile banking, Internet banking,  Phone banking… đều phụ thuộc vào sự quản lý và vận hành chính từ đây.

Các vị trí quản lý chủ chốt

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị do chính Đại hội cổ đông bầu ra, vị trí này chỉ có đề cử chứ không có tuyển dụng theo quy trình thông thường.

Ban Tổng Giám đốc

Vị trí Tổng Giám đốc khá phức tạp vì phải có sự chấp thuận của NHNN (SBV). Còn vị trí Phó Tổng thì do bổ nhiệm hoặc có thể tuyển dụng, nhưng phải tuyển bằng quan hệ sẵn có, khó tuyển công khai.

Ban Kiểm soát

Cũng do đại hội cổ đông quyết định.

Lãnh đạo/giám đốc tại các địa phương

Vị trí này thường do Ban Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm và tuyển dụng.

Lãnh đạo tại các Trung tâm trực thuộc

Thuộc quyền bổ nhiệm và tuyển dụng của Ban Tổng Giám đốc.

13 - Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì?

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì? đã giúp các bạn hiểu thêm về các chức danh nghề nghiệp trong ngân hàng. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 trên thẻ là gì nhé.

Tìm hiểu Review – Reviewer là gì, là ai?

Review là gì? Reviewer là gì?  Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Deadline là gìAgency là gì

Review là gì?

Review là 1 từ tiếng anh. Dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là đánh giá. Đánh giá ở đây là đánh giá 1 về thứ gì đó. Như là đánh giá thiết bị công nghệ, sách, dịch vụ, khách sạn, đồ ăn, nhà hàng, quán ăn, 1 thứ gì đó,….

Việc dùng từ Review thay từ đánh giá thì bản thân mình nghĩ chắc do nó ngắn gọn và nghe có vẻ chuyên nghiệp kiểu lai lai nước ngoài sang chảnh mà thôi. Dân tình dùng riết, nên giờ nó trở nên quá phổ biến luôn.

Tìm hiểu Review - Reviewer là gì?

Ví dụ:

Như đánh giá điện thoại Iphone, Bphone, Samsung chất lượng ra sao, mẫu mã thế nào. Hiệu suất ra sao, chụp hình có đẹp hay không….

Như ở mảng điện thoại, công nghệ thì Vật Vờ là người đánh giá hàng đầu tại Việt Nam rồi. Ngoài còn rất nhiều người khác như Tony Phùng,….

Mảng máy ảnh thì đánh giá máy chụp hình ra sao. Có những chức năng gì, đối tượng người dùng là ai, ai nên mua máy này. Ảnh chụp ra từ máy ảnh đang được review….Mảng này thì có những kênh Review nổi tiếng mà cá nhân mình biết như:

50mm Vietnam:

https://www.youtube.com/channel/UCQ_f__j5PR4Hs4XwIHHweEg

Duy Tom:

https://www.youtube.com/channel/UC8UH_VfPn2_Qp81xg5bUChQ

Peter Pham:

https://www.youtube.com/channel/UCurxUBZXw-FBRJoXfkpIiRg

Kieu Truong:

https://www.youtube.com/channel/UCKzpzY2gItFwigz47ZZPugw

DucTienLucas:

https://www.youtube.com/user/DucTienLucas

Thai Light Photography: https://www.youtube.com/channel/UCzPaEUhOKyJn0BLmMLDVuRw

Lạ Camera:

https://www.youtube.com/channel/UC7bGNnC14arpgvp98O4oclA

….

Reviewer là gì, là ai?

Reviewer chính là để nói đến người thực hiện đánh giá sản phẩm dịch vụ, hay 1 cái gì đó. Đánh giá này thì ai cũng có thể đánh giá được thôi. Nên ai cũng có thể là 1 Reviewer cả. Thời buổi này chỉ cần quay video đánh giá, hoặc viết bài đăng lên mạng là có thể làm 1 reviewer rồi.

Nhưng vấn đề quan trọng là danh tiếng, sự hiểu biết của người đánh giá mới quyết định. Chứ người vô danh hoặc người chưa đủ hiểu biết mà đánh giá thì chẳng ai tin cho nổi.

Cái danh tiếng này thì phải tự xây dựng mà thôi. Như đối với những người chuyên đánh giá. Đã nổi tiếng rồi, thì những đánh giá của họ rất có trọng lượng. Tiêu biểu thì phải kể Vật vờ trong mảng điện thoại rồi.

Review 5* là gì?

Review 5* tức là để lại đánh giá 5 sao cho 1 dịch vụ nào đó. Ví dụ bạn đặt giao đồ ăn trên Shopee Food(Now) khi hoàn thành đơn hàng sẽ có phần đánh đơn hàng vừa đặt. Và tài xế giao hàng, ví dụ món dở, bạn có đánh giá thấp hơn 5 sao.

Tài xế giao hàng Shipper có thái độ tốt. Bạn có thể đánh giá 5 sao cho họ.

Như review trên facebook thì thường là đánh giá Fanpage mà thôi.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Review – Reviewer là gì, là ai? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Review và Reviewer là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất? nhé.

Persona non grata là gì và có ý nghĩa ra sao trong ngành ngoại giao?

Persona non grata là gì?

Nó là một cụm từ tiếng La tinh chỉ một cá nhân, một người cụ thể không được tiếp đón hoặc cho phép vào một quốc gia khác. Có thể gọi tắt là người không được chào đón.

15 - Persona non grata là gì và có ý nghĩa ra sao trong ngành ngoại giao?

Bạn có thể đoạn tạm nghĩa của nó khi qua tiếng Anh là Person non-greeting. Nhưng nghĩa chính khi dịch ra lại là person not appreciated. Cũng có ý nghĩa là người không được chào đón.

Có thể bạn quan tâm: Vãi là gìLầy là gìPKL là gìXe đò là gì Ship COD là gì

Thuật ngữ này được quy định rõ trong điều 9 của Công Ước Viên về quy tắc ngoại giao cơ bản cho thế giới. Bạn có thể tra theo từ khóa là Vienna Convention on Diplomatic Relations.

Vậy thế nào là một người Persona non grata?

Người bị gán cho danh hiệu persona non grata đương nhiên là một nhân viên nhà nước làm công tác ngoại giao. Chủ yếu là nhân viên tại sứ quán của nước sở tại. Người nhân viên sứ quán này làm việc vi phạm quy định luật pháp của nước đặt sứ quán. Nếu bị kết tội thì sẽ bị gán hoặc tuyên bố là persona non grata.

Người bị tuyên bố này sẽ phải rời khỏi quốc gia này trong thời gian 48h. Nếu sau 48h mà người này vẫn chưa đi, thì đặc quyền dành cho nhân viên ngoại giao đương nhiên mất hiệu lực theo quy định nước sở tại. Và nguy cơ sẽ bị bắt và trục xuất cao nếu bước ra khỏi sứ quán.

Dựa trên quan điểm đất sứ quán nước nào là lãnh thổ nước đó thì bạn cũng có thể suy ra xe ngoại giao nước nào cũng là lãnh thổ nước đó. Nhân viên bị persona non grata vẫn có thể đi dạo phố phường trên xe của sứ quán. Nhưng tất nhiên, thò chân xuống mặt đất là bị tóm ngay.

Thông tin thêm là máy bay quốc gia nào cũng được tính là lãnh thổ quốc gia đó luôn nhé.

Hy vọng qua bài viết Persona non grata là gì trong ngành ngoại giao đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Cushion là gì và tại sao nó là bí Mật Trang Điểm Của Hàn Quốc nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.