Posts tagged Là gì

Tìm hiểu về dịch vụ Internet Banking là gì dùng để làm gì?

Internet Banking là gì? Dịch vụ Internet Banking dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về dịch vụ Internet Banking qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:  Xác minh 2 bước là gì– Origin là gì

Internet Banking là gì?

Internet Banking là một dịch vụ do ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. Internet Banking còn được gọi dưới tên gọi khác là Online Banking. Dịch từ này sang tiếng Việt thì có nghĩa là ngân hàng trực tuyến hoặc ngân hàng online

Tuy nhiên, tên gọi thông dụng nhất vẫn là Internet Banking.

Với tên gọi Internet Banking thì chúng ta cũng có thể đoán được là dịch vụ này chỉ hoạt động khi có Internet mà thôi. Miễn có kết nối Internet là bạn có thể sử dụng dịch vụ này. Còn nếu không có kết nối Internet thì đành chịu thua mà thôi

Khi bạn đăng ký sử dụng dịch vụ này sẽ được ngân hàng cấp cho tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào tài khoản ngân hàng qua mạng Internet. Từ đây bạn có thể thực hiện những giao dịch tài chính, kiểm tra số dư, xem sao kê giao dịch đã thực hiện rất dễ dàng….

Tìm hiểu về dịch vụ Internet Banking là gì dùng để làm gì?

Internet Banking dùng để làm gì?

Mỗi ngân hàng thì dịch vụ Internet Banking cung cấp sẽ có đôi chút khác biệt. Có ngân hàng này có chức năng a, cũng có ngân hàng b sẽ không có chức năng a. Nhưng hầu như khi bạn sử dụng dịch vụ Internet Banking do ngân hàng cung cấp, thì sẽ có những tiện ích phổ biến sau đây:

    1. Kiểm tra số tiền còn trong tài khoản là bao nhiêu tiền. Thay vì mất công ra máy ATM bỏ thẻ ATM vào để kiểm tra thì bạn có thể kiểm tra ở bất kỳ nơi đâu miễn là có mạng Internet là được.
    2. Kiểm tra được giao dịch của tài khoản ngân hàng của bạn. Sử dụng bao nhiêu tiền, ngày nào lúc mấy giờ….
    3. Thanh toán các hóa đơn điện nước, Internet, học trực tuyến,…
    4. Chuyển khoản (Chuyển tiền) đến các tài khoản cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. (Cái này tùy vô Internet Banking của ngân hàng đó có hổ trợ hay không. Vì có một số ngân hàng chỉ cho chuyển khoản cho các tài khoản trong cùng 1 ngân hàng mà thôi.)
    5. Mua thẻ cào nạp điện thoại, thẻ game, vé máy bay, vé tàu lửa,….
    6. Trả nợ, lãi suất của thẻ tín dụng. Nạp tiền thuế trực tuyến.
    7. Đăng ký làm thêm thẻ trực tuyến mà không cần phải ra ngân hàng làm thủ tục. Chỉ cần đợi ngày lên lấy mà thôi. (Không phải ngân hàng nào cũng cung cấp dịch vụ đăng ký thẻ trực tuyến này).
    8. Một số ngân hàng dịch vụ Internet Banking có thể nhận được tiền từ dịch vụ chuyển tiền Western Union. Với Internet Banking nào có tích hợp dịch vụ nhận tiền Western Union thì rất tiện lợi cho chủ tài khoản sở hữu có thể nhận tiền mà không cần phải ra ngân hàng làm thủ tục nhận.
    9. Gửi tiền tiết kiệm trực tuyến. Thay vì phải ra ngân hàng làm sổ tiết kiệm. Thì bây giờ bạn có thể gửi tiền tiết kiệm trực tuyến và không cần phải ra để làm sổ tiết kiệm nữa
    10. Một số ngân hàng cho phép khóa và mở thẻ qua Internet Banking. Ưu điểm của việc này là nếu có mất thẻ bạn có thể tự khóa và nếu tìm lại được thì có mở thẻ sử dụng. Giúp tiết kiệm thời gian gọi điện thoại lên tổng đài để nhờ khóa thẻ khi làm mất. Đến khi mở lại thẻ thì có khi phải ra tận ngân hàng để nhờ mở lại thẻ.
    11. Việc đóng mở thẻ chủ động này có thể giúp thẻ bạn an toàn hơn trước những rủi ro nhất là đối với những thẻ thanh toán quốc tế như thẻ Visa, Mastercard, JCB, Amex, Diner ClubDiscover card, UnionPay, ….
    12. Mua hàng online trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Adayroi,…
    13. Và còn nhiều dịch vụ khác nữa… Như khóa mở, đăng ký thẻ trực tuyến,…

Để sử dụng dịch vụ Internet Banking thì bạn hãy ra ngân hàng đăng ký nhé. Khi đăng ký xong bạn sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu để có thể truy cập vào Internet Banking.

Bản thân mình, thì thích sử dụng Internet Banking nhất. Vì dễ dàng truy cập, kiểm tra thông tin không cần phải nhớ cú pháp mệt mỏi như SMS Banking, cũng chẳng cần phải sử dụng Smartphone sử dụng hệ điều hành Android hay IOS như Mobile Banking.

Tuy nhiên đối với hầu hết ngân hàng thì dịch vụ Internet Banking này thì thường không miễn phí. Nếu như bạn không có nhu cầu chuyển khoản trực tiếp, xem giao dịch trực tuyến thường xuyên thì không cần đăng ký để đỡ tốn thêm chi phí hằng tháng.

Nhưng nếu tài khoản bạn có tiền nhiều thì đừng tiếc tiền mà hãy đăng ký để có thể kiểm tra tài khoản còn bao nhiêu tiền thường xuyên. Để chặn rủi ro, mất tiền như mấy vụ đã đăng lên báo trong thời gian vừa qua.

Internet banking tại Việt Nam sử dụng như thế nào?

Mỗi ngân hàng thì dịch vụ Internet Banking lại khác nhau có nhiều ngân hàng thì tích hợp rất nhiều dịch vụ vào. Cũng có ngân hàng rất ít dịch vụ, tuy nhiên Internet Banking nào cũng đảm bảo sẽ có vụ xem số dư tài khoản, chi tiết giao dịch, chuyển khoản trực tuyến cả.

Nếu thiếu mấy cái này thì sẽ không giao dịch tài chính trực tuyến được. Thì sẽ không còn gọi là Internet Banking nữa.

Khi bạn chuyển khoản sẽ có 1 tin nhắn đến số điện thoại mà bạn đăng ký với ngân hàng lúc đăng ký sử dụng Internet Banking. Tin nhắn này sẽ chứa một dãy có thể gồm số và chữ.

Đây chính là Mã OTP nhầm để xác thực giao dịch qua Internet banking của bạn. Nếu bạn nhập mã OTP này chính xác, thì giao dịch trên Internet Banking của bạn sẽ thực hiện thành công (Tất nhiên là tài khoản phải còn đủ tiền mới giao dịch) Còn nếu nhập sai thì đến khi hết thời gian, giao dịch bạn thực hiện trên Internet Banking sẽ tự hủy bỏ.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn hơn, các ngân hàng triển khai một thiết bị riêng để nhận mật khẩu xác nhận. Thiết bị đó có tên là Token. Cơ chế hoạt động như OTP gửi về điện thoại. Mật khẩu xác nhận giao dịch sẽ gửi về Token của chủ tài khoản.

Hiện nay, thì lúc làm thẻ hay mở tài khoản ngân hàng bạn sẽ thấy có phần Internet Banking nếu đánh dấu sử dụng thì thường bạn phải trả thêm chi phí hằng tháng hoặc theo quý.

Có vài ngân hàng thì bạn được miễn phí tiền sử dụng dịch vụ Internet Banking này. Nhưng hiện nay tất cả đều đã thu phí, ngoại trừ các ngân hàng đang triển khai trong giai đoạn đầu.

Nếu bạn là người lười ra ngân hàng, hay ra cây ATM thì nên đăng ký dịch vụ Internet Banking để giao dịch cho thuận tiện. Tuy nhiên dịch vụ Internet Banking này cũng chỉ là 1 phần nhỏ thôi, còn những thứ dính đến thủ tục giấy tờ đóng mở tài khoản ngân hàng thì bạn vẫn phải ra ngân hàng để làm.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về dịch vụ Internet Banking là gì dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu về Internet Banking. Hẹn gặp lại ở bài viết khác nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Mạng xã hội hay Social Network là gì và tại sao nó quan trọng?

Mạng xã hội hay social network là một phát minh gắn liền với sự ra đời của internet. Tuy là một sản phẩm ảo nhưng nó ngày càng giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết sau.

Có thể bạn quan tâm: Mạng xã hội Pinterest là gì, có gì hấp dẫn – Linkedin là gì và dùng để làm gì

Mạng xã hội – Social network là gì?

Mạng xã hội trong công nghệ thông tin chỉ là một phần mềm hoặc một nền tảng (platform) giúp mọi người giao tiếp thông qua thiết bị kết nối internet. Tiếng anh là social network. Không phải là mạng xã hội theo tâm lý học.

Tại Việt Nam, mạng xã hội đã có quy định quản lý từ năm 2013. Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Mạng xã hội hay social network là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ, trao đổi thông tin và tạo trang cá nhân riêng, diễn đàn forum, chat trực tuyến và chia sẻ nội dung số.

Để đăng ký sử dụng mạng xã hội, bạn nên có 1 email để họ gửi xác nhận. Đây là bước bảo đảm an toàn để tránh trường hợp tạo nhiều nick ảo để đi phá hoại.

2 - Mạng xã hội hay Social Network là gì và tại sao nó quan trọng?

Tại sao mạng xã hội social network trở nên quan trọng trong đời sống hàng ngày?

Công nghệ mang lại cho chúng ta nhiều ích lợi. Trong đó có kết nối với những người bạn mới và giữ những mối quan hệ cũ. Đặc biệt là không nhất thiết phải ra khỏi nhà. Ngồi tại bán cầu Đông mà nói chuyện với người bán cầu Tây cứ như họ ngồi bên cạnh mình. Đó là ước mơ của nhiều nhà khoa học và nhiều nhà viễn tưởng.

Hãy tưởng tượng thời chưa có internet, lá thư tay là mối dây kết nối giữa 2 người với nhau. Mọi người phải chờ 3 ngày nếu gửi trong nước. Và ngoài nước thì có khi lên đến cả tháng. Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật tình hình nhanh, trực quan và cá tính không thua kém thư tay.

Có người bảo rằng MXH đã khiến con người ta xa rời nhau hơn, sống ảo hơn sống thực, lệ thuộc vào mobile và laptop?! Không hẳn thế, nhiệm vụ của MXH chỉ là công cụ kết nối. Mối thân tình giữa người và người trực tiếp vẫn tốt nhất.

MXH chỉ giúp ta duy trì mối quan hệ đó. Bạn đang cho mạng xã hội trách nhiệm quá lớn trong khi nó chỉ là 1 phần mềm máy tính.

Sức mạnh của mạng xã hội ảo là gì?

Năm 2010, thông qua Twitter, sinh viên Iran đã tổ chức biểu tình phản đối tổng thống. Các cuộc cách mạng màu tại Trung Đông và hoa tại Đông Âu đều kết  nối nhau bằng mạng xã hội.

Cuộc biểu tình dù vàng tại Hương Cảng liên lạc nhau bằng Firechat. Vì thế, do lường trước được hậu quả, nhiều quốc gia đã hạn chế sử dụng mạng xã hội và phát triển mạng xã hội riêng để thu hút người dân sử dụng.

Tuy chỉ là một sản phẩm ảo, nhưng hậu quả của nó có thể gây ra là thật. Như trào lưu Việt Nam nói là làm đã kích động nữ sinh đốt trường, nam thanh niên tự thiêu nhảy cầu, ăn chất thải…

Và nó cũng sinh ra lắm nhà từ thiện, nhà đạo đức khuyên bảo người khác, nhưng họ chả quan tâm là việc họ đang thiếu tôn trọng quyền tự do cá nhân.

Hy vọng qua bài viết Mạng xã hội hay Social Network là gì và tại sao nó quan trọng? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu Landing Page là gì và dùng để làm gì?

Landing page là gì? Landing page dùng để làm gì, có bao nhiêu loại, các yếu tố bắt buộc phải có? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: CMO là gìBranding là gì – PR là gì

Landing Page là gì?

Landing page hay còn được gọi là trang đích. Như tên gọi trang đích của nó đây là 1 trang được dựng lên trên website để làm đích đến của traffic(lượt truy cập) mà chúng ta đổ từ nhiều nguồn khác vào với mục đích để tạo ra chuyển đổi.

Traffic ở đây đến từ nhiều nguồn như. chiến dịch quảng cáo Facebook Ads, Google ads, lượt tìm kiếm SEO như Google search, Cốc cốc, bing,… Từ Email marketing, Zalo…. Từ có phí cho đến miễn phí….

Đây còn là 1 trang đặc biệt được dụng lên với 1 mục đích nào đó. Chứ không phải dựng lên cho vui đâu. Đã dựng landing page thì phải xác định mục đích dựng lên để phục vụ cho mục đích gì.

Và quan trọng 1 landing page chỉ dành cho 1 mục đích. Tránh nhồi nhét làm loãng mục đích của landing page.

Mục tiêu cuối cùng của landing page thường muốn người dùng hoàn thành 1 tác vụ nào đó (ko chỉ đơn thuần là đọc), có thể là điền form đăng ký tham gia event, xem tiếp nội dung, tham gia cuộc thi.

Làm các chiến dịch marketing online thì không thể nào không biết đến Landing Page cũng như cách dựng Landing Page.

Landing page có mấy loại?

Theo cá nhân mình biết thì có 2 loại phổ biến bao gồm:

Lead Generation Landing Page: Nói đơn giản đây là trang landing page dựng ra mà khách hàng tương tác đặt hàng hay gì đó. Mà vẫn ở nguyên trang đó không bị chuyển hướng sang trang khác. Thường thấy ở mấy dạng đăng ký ebook, tư vấn, khóa học…. Dạng này nhầm thu thập thông tin khách hàng tiềm năng.

Clickthrough Landing Pages: Loại chuyển hướng sang 1 trang khác. Loại thì này thường áp dụng cho mấy trang thương mại điện tử bán sản phẩm.

Ví dụ giới thiệu sản phẩm tá lả này nọ. Người dùng nhấn mua thì sẽ đẩy sản phẩm vô thanh toán chẳng hạn.

Việc lựa chọn sử dụng loại landing page nào là tùy theo tình trạng website, mục đích mà chọn loại phù hợp mà thôi. Như nếu trang đó có bỏ sản phẩm vào giỏ hàng thanh toán thì Clickthrough Landing Pages.

Còn không có những cái trên thì làm dạng Lead Generation Landing Page. Thường thì dạng rất phổ biến. Dạng này thường để thu thập thông tin khách hàng để gọi lại, hoặc có các liên hệ, chat box để khách liên hệ trên trang.

Tìm hiểu Landing Page là gì và dùng để làm gi?

Landing Page dùng để làm gì?

Các landing page được dùng ra điều có mục đích cả. Nói chung là mục đích chuyển đổi. Dưới đây là các mục đích thường gặp khi dựng Landing Page

  • Thu thập thu tin khách hàng tiềm năng.
  • Bán hàng, bán dịch vụ
  • Viral lan truyền lan tỏa qua các trò chơi này nọ…
  • Quảng bá thương hiệu….
  • ….

Các yếu tố 1 trang Landing Page cần phải có?

Sau đây là 5 yếu tố cần phải có ở 1 landing page

  1. Nêu ra được giá trị lợi ích cho người đọc
  2. Lời kêu gọi hành động Call to action (CTA) thông qua các nút kêu gọi như đăng ký, mua hàng, tư vấn, …. Những cái này phải làm cho nổi bật để người dùng họ có thể dễ dàng thấy và quan sát và tương tác đc.
  3. Tạo ra và duy trì được sự chú ý cho người đọc
  4. Bắt buộc phải có hình ảnh phù hợp, video càng tốt (Bởi vì xã hội ngày nay con người càng ngày càng lười đọc. Họ thích xem nhiều là đọc. Và sự sống động của video cũng tăng tỷ lệ tính thuyết phục tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn so với việc chữ câu chữ và hình ảnh).Như bạn như 1 công ty viết rất nhiều về sự hoàng tráng của họ bao nhiêu nhân viên, bên nhiêu chi nhánh. Uh nhưng như vậy bạn có tin là thật hay không? Nhưng nếu họ đưa ra được ảnh, hoặc video về hoạt động nhân sự, chi nhánh của họ. Thì lúc này bạn sẽ tin tưởng hơn rất nhiều.
  5. Social Proof bằng chứng xã hội Đưa ra những bằng chứng kiểu như khách hàng acb đã sử dụng dịch vụ. Lời khen, đánh giá dịch vụ này nọ.

    6 loại bằng chứng xã hội phổ biến:
      • Từ Khách hàng: bằng chứng xã hội từ khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. Ví dụ lời khen, lời đánh giá. Bạn có thể chụp ảnh để làm bằng chứng. Ko có thì tự chat mà khen để chụp hình nhớ dùng nick khác nhau.
      • Từ các chuyên gia: lời nói của chuyên gia trong nghành tất nhiên có uy tín và tin cậy hơn những người khác rồi. Ví dụ như giữa lời khuyên bác sỹ kêu bạn nên sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hiệu Abc là tốt. Với 1 người bạn, đồng nghiệp kêu bạn sử dụng. Thì tất nhiên bạn sẽ đặt niềm tin vào người có chuyên môn hơn rồi.
      • KOL Người nổi tiếng: Dẫn chứng việc người nổi tiếng sử dụng sản phẩm dịch vụ  hay đến mua hàng tại cửa hàng của bạn. Lưu ý có mới đưa nha, đưa bậy họ kiện là ăn cho đủ đấy =.=!
      • Đám đông: Đưa ra các con số dẫn chứng ví dụ số lượng người mua sản phẩm. Số lượt khách hàng đã mua, đã dùng dịch vụ…..
      • Bạn bè: hiển thị kiểu đã có bao nhiêu người bạn đã dùng hay mua sản phẩm này…. cái này thì chưa landing page nào ở Việt nam dùng thì phải.
      • Giấy tờ chứng nhận: Đưa các giấy tờ kiểm định của 1 cơ quan chức năng đáng tin cậy nào đó. Như mấy đồ thực phẩm chức năng ở Mỹ thì hay bảo là được FDA chứng nhận.

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt là trên mạng. Họ đâu có thấy được công ty bạn quy mô ra sao, nhân viên đông đảo thế nào như ngoài đời thật đâu.

Vì thế bạn cần phải làm cho trang đích của mình đồng thời đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và truyền đạt mức độ tin cậy và uy tín. Do đó không xây dựng Landing page 1 cách hời hợt được. 

Landing page đây chính là bộ mặt của bạn. Hãy trang trí nó tốt nhất có thể. Và tập trung tối đa vào sản phẩm, dịch vụ cần quảng bá. Đừng để người truy cập trang bị mất tập trung vào các sản phẩm khác hay cái khác. 

Dựng Landing Page bằng gì?

Các công cụ dựng lading page hiện nay:

Các plugin dựng trang landing page trên WordPress. Được gọi là Page Builder hay Website Builder plugin. Chức năng chính của những plugin này cho phép dễ dàng tạo Landing page theo ý của mình.

Các Plugin dựng trang trên WordPress nổi tiếng hiện nay

  1. Elementor
  2. Divi builder
  3. Oxygen builder
  4. WPBakery Page Builder (Visual Composer) 

…..

Ngoài ra hiện nay những Theme wordpress nổi tiếng hay bán chạy thường xây dựng riêng buider riêng được tích hợp luôn vào mà không cần cài thêm. 

Ví dụ như

Flatsome theme quốc dân hiện nay từ gà mờ cho tới dân làm web mì ăn liền hay sử dụng.

Đối với người không dùng WordPress thì có thể dùng Ladi Page cũng được.

Hy vọng thông qua Tìm hiểu Landing Page là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn có thông tin cũng như giải đáp được thắc mắc về Landing Page. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết khác nhé.

Tìm hiểu SEM là gì và SEM khác SEO như thế nào?

SEM là gì? SEM là viết tắt của từ gì? SEM khác SEO như thế nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về SEM và sự khác biệt của SEM và SEO qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: SEO là gì – CEO là gì – VIP là gì  – Tại sao phải bảo mật Email

SEM là gì, là viết tắt của từ gì?

SEM là viết tắt của từ Search Engine Marketing trong tiếng Anh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Search Engines là gì tại đây. Bạn có thể hiểu đơn giản theo tiếng Việt về SEM. Thì SEM có nghĩa là Marketing trên công cụ tìm kiếm. SEM thuộc về Online marketing.

Ở Việt Nam thì công cụ tìm kiếm là Google và Cốc cốc là phổ biến nhất. Ngoài ra còn các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Ecosia, Ask ít phổ biến hơn.

Nếu hiểu theo kiểu đơn giản thì SEM là mua vị trí quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. Như ở Google thì bạn mua vị trí quảng cáo qua Google Adwords.

Hãy xem ảnh về SEM trên Google ở bên dưới nhé:

SEM trên Google

Như hình ở trên mình đưa khi mình tìm kiếm từ khóa “samsung s7” thì sẽ hiển thị ra những quảng cáo có chữ QC đằng trước như ảnh ở trên mình đã khoanh lại đó chính là kết quả của việc mua quảng cáo. Hay còn gọi là SEM vì quảng cáo này ở trên công cụ tìm kiếm là Google.

Đối với SEM thì hình thức mua quảng cáo là dựa vào CPC. Tức là trả tiền trên mỗi click chuột vào quảng cáo.

Phân biệt SEM và SEO khác nhau như thế nào?

SEM khác SEO ở chủ yếu là ở kinh phí túi tiền bỏ ra. Nếu như ở SEO thì việc hiển thị trên google là miễn phí. Còn SEM thì bạn phải bỏ tiền ra để mua vị trí quảng cáo. Để có vị trí tốt trên SEM thì thường dựa vào số tiền bạn chi và việc tối ưu quảng cáo.

Chưa đến những trường hợp đối thủ của bạn chơi xấu bạn. Thường được biết đến với tên gọi là click tặc.

Ngoài ra có một số lãnh vực bạn sẽ không thể quảng cáo được do vi phạm chính sách Google đặt ra. Do đó đó buộc phải SEO. SEM có thể chạy nhiều từ khóa, mở rộng từ khóa dễ dàng….

Tìm hiểu SEM là gì và SEM khác SEO như thế nào?

Còn ở SEO là kết quả tự nhiên miễn phí trên google, bạn không cần phải mua. Tuy nhiên để đạt được vị trí tốt bạn phải cạnh tranh với những đối thủ khác. Không như SEM là chỉ cần bỏ tiền là lên, SEO cần phải tuân thủ những nguyên tắc do Google đưa ra.

Nếu vi phạm thì website bị phạt không tìm thấy trên google nữa. Cần phải tốn thời gian để khắc phục, gây ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh. SEO thì phải seo từng từ khóa lên và cần thời gian để lên những từ khóa khác nhau.

   SEM  SEO
Tiền  Tốn phí Miễn phí
Thời gian  Nhanh Chậm

 

Với SEM nếu hết tiền thì bạn sẽ không còn được hiển thị trên Google hay các công cụ tìm kiếm nữa. Còn với SEO thì vẫn còn, trừ khi bạn không còn tiền duy trì web của bạn thì mới bị biến mất mà thôi.

SEM thường phù hợp với chiến dịch thời gian ngắn. SEO phù hợp với việc đầu tư dài hạn. Hiện nay thì việc một công ty có vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm. Bỏ tiền ra chạy SEM là bình thường. Bởi vì SEM có thể giúp họ tìm thêm khách hàng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu SEM là gì và SEM khác SEO như thế nào đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về SEM là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết CIC là gì nhé.

Tìm hiểu Cây sâm đất là gì, có tác dụng gì?

Cây sâm đất là gì và có tác dụng gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về loài cây này qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cây cỏ lá xoài là gì, có tác dụng gì – Lá cây Neem là gì, có tác dụng gì

Cây sâm đất là gì?

Cây Sâm đất là loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909, từ đó mọc thành cây hoang, phát triển quanh năm, nhiều nhất là vùng Bình Thuận – Ninh Bình.

Sâm đất còn có các tên gọi khác như địa Sâm, Sâm thổ cao ly, Sâm quy bầu….

Cây sâm đất có củ tròn, dài khoảng 3cm, với thân mọc trên mặt đất cao khoảng 50 cm, hoa to có màu lam tím rất đẹp mắt.

Lá sâm đất mọc đối xứng với kích thước khác nhai, phiến xoay dài và mép lượn sống, mặt dưới của lá có nhiều lông màu trắng. Rễ và lá sâm đất có thể dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Bạn cũng có thể phơi khô cả cây để ngâm rượu làm thuốc.

Không chỉ ở Việt Nam mà cây sâm đất từ khắp nơi trên thế giới đã được nghiên cứu về dược tính và ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.

Tìm hiểu Cây sâm đất là gì, có tác dụng gì?

Cây sâm đất có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc và có khả năng tán sỏi rất tốt. Cách sử dụng sâm đất rất đa dạng, các bột phận củ, thân, lá đều hữu dụng, có thể dùng làm món ăn hay ngâm rượu, vừa thơm ngon lại rất bổ dưỡng.

Tất cả bộ phận của cây đều hữu dụng, người dân thường hái lá nấu canh, dùng rễ và củ ngâm rượu hay nấu nước uống để mát gan, giải độc. Đây là loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, thích hợp cho mọi đối tượng vì không chứa nhiều độc tính hay gây tác dụng phụ. Một vài công dụng tiêu biểu của cây sâm đất Việt Nam là:

Chữa sỏi thận

Công dụng điển hình nhất của cây sâm đất chính là chữa sỏi thận, lợi tiểu, giải độc gan. Bạn hãy dùng từ 10-25g sâm đất khô mỗi ngày, mang sắc thành thuốc hoặc tán bột rồi hòa cùng nước sôi như dùng trà. Liều lượng thích hợp để uống bột sâm đất là 10g bột trong 1 lít nước đun sôi, chờ hỗn hợp nguội là dùng được.

Chữa bệnh cao huyết áp

Dùng 12 hoa sâm đất, tươi hoặc khô đều được, nấu thành nước uống hàng ngày để điều hòa huyết áp. Ngoài ra bạn có thể ăn canh từ lá sâm đất, canh này có vị ngọt giống canh mồng tơi nhưng không nhớt, rất thơm ngon.

Chữa vết thương làm mủ

Khi dùng ngoài da, cây sâm đất giúp làm lành vết thương phát mủ và giúp liền sẹo nhanh hơn. Bạn có thể dùng thân cây đốt thành than rồi tán thành bột. Bột này mang rắc lên vết thương để sát trùng và trị liệu sưng tấy.

Ngoài ra, hạt của quả sâm đất dùng ngâm nước sẽ tạo ra một loại keo như thạch. Dùng keo này đắp lên mụn nhọt và các vết đứt, rất tốt cho vết thương, giúp mau lành.

Chữa tiểu đường

Dùng toàn cây sấy khô ngâm rượu hoặc sắc nước uống còn giúp ổn định lượng đường trong máu, góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Cây sâm đất có vị ngọt, cay, tính mát nên dùng lâu dài cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe, miễn là duy trì liều lượng thích hợp, không vượt quá 25g mỗi ngày.

Ngoài những công dụng tiêu biểu trên, người Việt Nam cũng dùng cây sâm đất để giảm cơn ho và suyễn hay hỗ trợ chữa chứng yếu sinh lý ở một số nam giới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng khi dùng liều cao thì có thể gây nôn mửa vì tính hàn và cay của nó.

Lưu ý các thông tin chức năng, cách dùng trong bài viết chỉ là sưu tập để tham khảo về công dụng mà thôi. Bạn không nên tự ý làm theo nhé. Hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi làm theo.

Mong rằng thông tin trong bài đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Tìm hiểu Cây sâm đất là gì, có tác dụng gì. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết khác.

CMO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CMO là gì, CMO là ai, làm gì trong 1 công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Billboard trong quảng cáo là gì

CMO là gì, là viết tắt của từ gì?

CMO là từ viết tắt của cửa cụm từ tiếng Anh Chief Marketing Officer. Tiếng Việt thường dùng là Giám đốc Marketing.

Đây là một tên gọi để chỉ chức danh của những người phụ trách marketing ở các tập đoàn lớn, hoặc những công ty có bộ máy lãnh đạo lớn, nhiều chi nhánh, nhiều công ty con.

Ví dụ: Unilever, P&G, K&C, Shell…

Còn các công ty vừa và nhỏ thì hay dùng chức danh trưởng phòng marketing, trưởng nhóm. Ít công ty vừa và nhỏ nào dùng chữ CMO.

CMO cùng với CEOCFO, CPO hay COO được gọi chung là cấp quản lý C-level. C level là cấp quản lý chỉ đứng sau Hội đồng quản trị của một công ty cổ phần hay TNHH.

CMO là một quản lý cấp cao chuyên phụ trách Marketing chung cho cả tập đoàn, công ty. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

5 - CMO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CMO là ai?

Trong một lần nghe chia sẻ của anh Huỳnh Phước Nghĩa, giảng viên của Đại học Kinh tế TP.HCM, anh ấy rút ra những đặc điểm của một CMO mà mình khá đồng ý. Một CMO là một người có 3 khả năng sau:

Hiểu cách vận hành của truyền thông

CMO luôn gắn liền với hoạt động truyền thông. Đây là người phải hiểu từng công cụ truyền thông và hiểu được khách hàng mình đang ở đâu. Không những thế, các xu hướng công nghệ cũng phải được CMO theo dõi liên tục.

Vì sự thay đổi của công nghệ làm biến đổi cách làm marketing thông thường. Giờ bạn thử hỏi có công ty nào dám bỏ qua Digital marketing không? Tất cả đều có mặt trên internet, và nếu không biết xu hướng này, liệu CMO có còn tại vị?

Thậm chí ngay năm 2017, Coca Cola đã không tuyển CMO nữa mà tuyển CGO – nghĩa làm giám đốc phát triển. CGO là viết tắt của Chief Growth Officer. Chức danh này được tạo ra do nhu cầu về growth hacking trong ngành công nghệ.

Tuy nhiên, theo mình ghi nhận thấy là ngoài Coca ra, chưa thấy công ty lớn nào dám làm thế. Và hiệu quả của việc thay thế CMO bằng CGO chưa được chứng thực

Giáo sư về văn hóa và dân tộc học

CMO thường ở các tập đoàn đa quốc gia lớn. Việc truyền thông tại các thị trường mới không thể rập khuôn như tại sân nhà. Mọi thông điệp phải được điều chỉnh nhằm đưa thông điệp, sản phẩm vào tâm trí người tiêu dùng tại nước đó.

Người có thể nhìn thấy tương lai – tương lai học

Để thay đổi, nắm bắt, thậm chí là định hướng thị trường.

Marketing là nghề tiếp xúc với con người. Con người luôn phức tạp và biến đổi. Vì thế, chả có công thức nào thành công vĩnh viễn mà chỉ có câu chuyện thành công trong marketing. Sáng tạo để thay đổi với hoàn cảnh để tiếp tục giữ hình ảnh thương hiệu đi đúng với mục tiêu đã đề ra, đưa ra những định hướng chiến lược theo từng thời kỳ.

Kiến thức và kĩ năng cần có là gì để làm một CMO

Quản trị học là kiến thức nền tảng. Quản trị marketing của Philip Kotler là cuốn kinh thánh đầu giường. Ngoài ra, không nên bỏ qua cuốn chiến lược của Michael Porter. Ngoài ra, các kiến thức về xây dựng thương hiệu, truyền thông, nghiên cứu thị trường cũng không thể thiếu.

Phải nói thật là, CMO là một vị trí vất vả, cho nên đừng ngạc nhiên lương thường rất cao. Tất nhiên, mức lương cao chủ yếu ở tập đoàn nước ngoài.

cmo-la-ai-lam-gi

Các kĩ năng cần có của một CMO là gì?

  • Kĩ năng lãnh đạo
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kĩ năng trình bày
  • Kĩ năng phản biện
  • Kĩ năng giải quyết và xử lý vấn đề
  • Kĩ năng sáng tạo
  • Kĩ năng bán hàng
  • Và những kĩ năng liên quan khác liên quan đế chuyên môn về marketing, truyền thông.

CMO làm gì?

Các CMO làm gì thì tùy công ty và mô tả công việc. Nó đa dạng lắm nên có nói cũng không có cơ sở. Còn ai hỏi khó quá thì, đơn giản thôi mà, giám đốc marketing thì làm marketing thôi =]]

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được ý nghĩa cơ bản của chữ CMO. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết CMO là ai và làm gì trong doanh nghiệp? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

CFO là gì, viết tắt của từ gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CFO là gì? CFO là chức danh gì trong công ty? Công việc của CFO như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Xem thêm: Hoy là gì – Inbox là gì – Cổ phần là gì hay Thứ 6 ngày 13 là ngày gì

CFO là gì, là viết tắt của từ gì?

CFO là chữ viết tắt của chức danh Chief Financial Officer, dịch sang tiếng Việt là Giám đốc tài chính. Đây là chức danh phụ trách hoạch định nguồn tiền của công ty trong tương lai dựa trên số liệu kế toán.

CFO là ai?

Là người phụ trách chiến lược tài chính ở tầm cao nhất của công ty. CFO là người quản lý dòng tiền toàn bộ công ty. Mục tiêu công việc của một người làm CFO nghe “cực kỳ đơn giản”: tối đa hóa dòng tiền vào vào tối thiểu hóa dòng tiền ra. Nhưng nếu không làm được thì nguy cơ sa thải cực kỳ lớn.

Vai trò của một người mang chức danh CFO trong từng loại hình doanh nghiệp rất khác nhau.

  • Ở khối sản xuất: CFO như là một kế toán trưởng vì người làm ra sản phẩm hay liên quan đến sản phẩm mới là những người quan trọng nhất trong công ty.
  • Ở khối dịch vụ: CFO cũng khá lép vế vì dịch vụ là sản phẩm vô hình. Kinh doanh và tiếp thị đóng vai trò quan trọng hơn.
  • Ở khối tài chính/đầu tư/ngân hàng: CFO mới thể hiện được hết vai trò của mình vì các doanh nghiệp này đầu tư tiền để đẻ ra tiền.

CFO làm gì trong doanh nghiệp?

CFO là người hiểu các số liệu do kế toán báo cáo và dựa trên số liệu đó họ sẽ dự báo dòng tiền, xu hướng đầu tư và đề xuất việc rót vốn phát triển cho những công việc quan trọng nhằm mục tiêu “cực kỳ đơn giản” như đã nói ở trên.

CFO thường kiêm nhiệm vai trò kế toán trưởng trong công ty và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán cho doanh nghiệp. Khi có sai phạm, khả năng bị truy tố của CFO chỉ nằm sau CEO.

cfo la ai va lam gi

Như mình làm leader marrketing. Mỗi tháng chi tiêu gì, đều phải lập bản đề xuất lên CFO duyệt cả. Duyệt xong mới tới kế toán chuyển tiền. CFO mà không duyệt thì mình ngồi chơi khỏi chạy quảng cáo luôn.

Học gì để được làm CFO?

Trước hết, bạn phải có chuyên môn về kế toán. Số liệu kế toán là số liệu quá khứ, bạn không hiểu số liệu kế toán bạn chẳng thể lên kế hoạch tài chính hợp lý.

Thứ 2, nghiên cứu các môn học về tài chính doanh nghiệp, cách dòng tiền vận hành trong doanh nghiệp.

Thứ 3, tùy vào đam mê bạn nên học về các loại hình doanh nghiệp tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm… Vì nếu bạn không có cơ hội từ những doanh nghiệp này, bạn chỉ cần hiểu kế toán là đủ.

Hy vọng qua bài viết CFO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp đã giúp các bạn tìm hiểu được về CFO. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Marketing hay tiếp thị là gì và làm gì nhé. Hãy theo dõi Ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Tìm hiểu Google là gì, của nước nào?

Google là gì, của nước nào? Những sản phẩm nổi bật do Google cung cấp? Nguồn thu chủ yếu của Google đến từ đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Hacker là gì – Cộng tác viên Google – Chuyên gia sản phẩm hay Bán hàng đa cấp là gì

Google là gì, của nước nào?

Google là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Đây là một tập đoàn hoạt động về lãnh vực công nghệ chủ yếu trên Internet của Mỹ trước đây. Hiện nay Google đã hoạt động dưới quyền của tập đoàn Alphabet.

Sản phẩm nổi bật nhất của Google là sản phẩm tìm kiếm trang web với tên gọi là Google Search được người hàng triệu người dùng sử dụng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. (Hiểu đơn giản thì là tìm kiếm thông tin bạn cần trên Internet với trang web Google).

Google được sáng lập vào năm nào?

Google được thành lập vào năm 1998 với sự dẫn dắt của Larry Page và Eric Schmidt. Vào năm 2004, Google chính thức phát hành cổ phiếu. Cho đến ngày 10/08/2015 khi được tái cơ cấu, Google đã trở thành một công ty con của tập đoàn Alphabet.

Larry Page và Sergey Brin chính là 2 người sáng lập ra Google. Google được chính thức ra đời vào năm 1997.

Ngày nay thì đảm bảo, bất kỳ người dùng Internet nào ở Việt Nam cũng biết đến Google và sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Google.

Ngay cả từ điển Oxford cũng đã đưa từ Google vào từ điển với nghĩa là để tìm kiếm một thứ gì đó trên Internet. Bạn có thể xem qua tại đây: https://en.oxforddictionaries.com/definition/google

Hiện nay, thì công cụ tìm kiếm Google đã có mặt ở rất nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác. Mỗi phiên bản địa phương lại được tối ưu để đảm bảo kết quả là phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của người dùng.

Tìm hiểu Google là gì?

Google có những sản phẩm nổi bật nào?

  1. Google Search (Google tìm kiếm) đây là sản phẩm nổi bật nhất với không biết bao nhiêu người sử dụng để tìm kiếm hằng ngày.
  2. Youtube trang lưu trữ video hàng đầu hiện nay. Youtube được google mua lại vào năm 2006. Bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ video của họ lên đây. Miễn là không vi phạm các chính sách do Youtube đặt ra.
  3. Android hệ điều hành điện thoại di động phổ biến nhất hiện nay. Đây là hệ điều hành mã nguồn mở do google phát triển được sử dụng trên rất nhiều hãng điện thoại hiện nay từ dòng điện thoại, máy tính bảng phổ thông cho đến cao cấp. Dòng điện thoại, máy tính bảng đại diện của Android có tên gọi là Nexus. Hiện nay thì dòng đại diện cho Android  với tên gọi Pixel nhé.
  4. Gmail dịch vụ email miễn phí ra mắt vào năm 2004 và có dung lượng lưu trữ vượt trội vào thời điểm đó. Ngày nay thì lượng người dùng gmail cực lớn. Gmail với chức năng lọc spam, bố cục hiện đại dễ dàng sử dụng. Độ bảo mật cực cao. Hiện nay thì hầu như ai cũng có cho mình 1 tài khoản gmail cả. (Nếu có tài khoản gmail thì mặc định sẽ là có tài khoản Google).
  5. Google Maps bản đồ trực tuyến miễn phí của Google. Với sản phẩm này bạn sẽ dễ dàng tìm đường mà không cần dò tìm rất lâu trên bản đồ giấy nữa. Ngoài ra còn những tính năng như định vị hiện tại, dẫn đường đi, hiển thị giao thông, bản đồ vệ tinh….
  6. Google Ads (Google Adwords) Dịch vụ quảng cáo trực tuyến này cho phép người sử dụng mua các quảng cáo bằng văn bản, hình ảnh, video,…. Dịch vụ này được ra mắt vào tháng 10 năm 2000. Hiện nay đã trở thành dịch vụ quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất thế giới.
  7. Google Translate hay còn gọi là google dịch. Với chức năng dịch nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người sử dụng có thể dễ dàng dịch một từ hay đoạn văn với dịch vụ này. Tuy nhiên thì đúng là dịch như máy móc thật.
  8. Google Adsense với đông đảo đối tác tham gia vào mạng lưới quảng cáo của Google góp phần khiến cho Google Adwords trở thành 1 người khủng lồ trong lãnh vực quảng cáo trực tuyến.
  9. Google Drive dịch vụ lưu trữ dữ liệu miễn phí do google cung cấp với dung lượng 15gb.
  10. Trình duyệt web Chrome với những chức năng hiện đại sao lưu đồng bộ dữ liệu trực tuyến. Được cập nhật thường xuyên, có nhiều tiện ích mở rộng hữu ích.
  11. Google Plus là mạng xã hội tương tự Facebook nhưng còn ít người dùng tương tác. Mặc dù chỉ cần tạo Gmail là bạn có sẵn 1 tài khoản trên mạng xã hội này.
  12. Google Photos dịch vụ lưu trữ hình ảnh trực tuyến không giới hạn của google.
  13. Blogspot dịch vụ blog miễn phí do google cung cấp.
  14. Google Video dịch vụ lưu trữ trình chiếu video trực tuyến. Sau khi mua lại Youtube thì dịch vụ này đã không còn
  15. Trình duyệt Chrome trước khi ra đời thì thị trường trình duyệt web do Internet Explorer nắm thị phần lớn nhất. Mãi cho đến khi Chrome xuất hiện thì vai trò của Internet Explorer ngày càng giảm sút. Hiện nay thì thị phần trình duyệt web trên toàn cầu thì Chrome chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các trình duyệt còn lại.
  16.  Ngoài ra còn nhiều dịch vụ khác nữa….

Nguồn thu nhập của Google đến từ đâu?

Mảng quảng cáo trực tuyến đem lại cho google nhiều lợi nhuận thu nhập nhất. Do đó Google Ads (Google Adwords)  chính là nguồn thu nhập chính của Google.

Người nào muốn hiển thị quảng cáo của họ trên Google và các sản phẩm của Google thì phải sử dụng Google Ads. Đây chính là sản phẩm mang lại cho Google nguồn thu nhập chính.

Không chỉ có mỗi sản phẩm Google Search (Google tìm kiếm). Google dần dần mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với các sản phẩm miễn phí khác.

Ngoài ra thu nhập đến từ nhiều mảng khác. Có thể kể như  Youtube thì có Youtube Red, Google drive thì có vụ mua thêm dung lượng để lưu trữ trực tuyến.

Google Apps for Work(Gsuite) cung cấp giải pháp về email dịch vụ lưu trữ cho doanh nghiệp. Từ việc ăn phần trăm khi người dùng mua ứng dụng trên của hàng Google Play.

Không chỉ các sản phẩm trên Internet Google còn tham gia vào thị trường thiết bị phần cứng với thiết bị điện thoại, máy tính bảng Nexus(đã không còn sản xuất nữa), điện thoại Pixel, Chromecast, Google Wifi, Google Home và tương lai là những thiết bị phục vụ cho IOT.

Hiện nay thì thu nhập của Google từ mảng quảng cáo đang bị sự cạnh tranh quyết liệt từ Facebook.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Google là gì, của nước nào này đã có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về Google là gì và thu nhập của Google từ đâu. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Diễn đàn hổ trợ của Google nhé.

Tìm hiểu Brexit là gì, tác động gì đến kinh tế EU và thế giới?

Hiện nay, từ Brexit đang rất hot. Vậy Brexit là gì? Brexit có nghĩa ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Brexit qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: TPP là gì – Google là gì – VIP là gì hay SEO là gì

Brexit là gì?

Brexit là một thuật ngữ được gộm từ 2 từ trong tiếng Anh mà tạo thành. Cụ thể như sau: Britain ( có nghĩa là Liên Hiệp Vương Quốc Anh). Còn exit (nghĩa là thoát khỏi, thoát ra).

Kết hợp 2 từ này ta sẽ có cụm từ Brexit. Brexit có nghĩa là Liên Hiệp Vương Quốc Anh thoát ra khỏi. Mà thoát ra khỏi ở đây là liên minh Châu Âu.

Ý nghĩa cụm từ Brexit là ủng hộ cho Liên Hiệp Vương Quốc Anh rời khỏi khối Liên Minh Châu Âu (EU – Europe Union). Xem thêm chi tiết EU là gì.

Tìm hiểu Brexit có nghĩa là gì?
Nguồn ảnh: business-standard.com

Nguồn gốc của Brexit

Brexit được manh nha từ năm 1973, khi Liên Hiệp Vương Quốc Anh (gọi tắt là Anh) bắt đầu gia nhập vào cộng đồng kinh tế châu Âu EEC (tiền thân của EU ngày nay).

Dân Anh là một sắc dân bảo thủ và thích đứng ngoài cuộc của châu Âu, như cái cách mà khi Anh làm bá chủ thế giới trước thế chiến thứ 2 (WW2). Thậm chí sau khi gia nhập EU, nhiều nghị sĩ còn chống lại việc tham gia vào đồng tiền chung châu Âu là Euro.

BREXIT-LA-GI

Các nước lục địa thuộc EU còn tham gia một hiệp ước tự do đi lại có tên là Shengen. Nhưng Anh cũng không tham gia vì muốn bảo vệ quyền lợi cho mình và những chống đối trong nước.

Có thể thấy, lực lượng chính trị Anh chống lại EU luôn tiềm ẩn và chỉ chờ cơ hội rời bỏ EU. Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế, thành viên EU vỡ nợ, khủng hoảng di cư đã đẩy EU vào tình cảnh khó khăn. Đây là đống rơm khô cho sự bùng nổ ly khai của Anh khỏi EU.

Vì sao lại phải thoát khỏi EU?

Ở trong liên minh Châu Âu hay còn gọi là EU. Liên Hiệp Vương Quốc Anh họ chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhưng những chính sách chung của Châu Âu sẽ được áp cho nước Anh.

Tỷ giá bảng Anh thì cao hơn so với đồng Euro. Do đó khiến cho chi phí sản xuất hàng tại Anh đắt hơn so với các nước khác. Do đó hàng từ Anh sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh so với các mặt hàng từ nước khác.

Đóng góp ngân sách cho EU nhiều mà hưởng lợi ích thì không bao nhiêu.

Cụ thể hơn có thể lấy ví dụ về nghành thép:

Đây là một trong những nghành huyết mạch. Nhưng do những ràng buộc với thuế suất của EU áp dụng chung. Khiến nghành thép của Anh không thể nào cạnh tranh nổi với thép giá rẻ được nhập từ Trung Quốc.

Việc này dẫn đến các tập đoàn thép phải sa thải nhân viên. Dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm. Chưa kể đến tình trạng hiện nay người dân tị nạn nhập cư vào Châu Âu rất nhiều. Họ sẽ cạnh tranh giành việc làm với những người bản địa.

Tiêu biểu về sự sa sút của nghành thép có thể nói đến việc tập đoàn thép Tata cắt giảm nhân lực. Thâm chí cũng có nguồn tin là Tata sẽ bán các nhà máy thép của mình tại Anh.

Ngoài còn rất nhiều lý do khác khiến cho phe ủng hộ Anh rời EU chiến thắng trong cuộc trưng cầu. Cụ thể, vào ngày 23/06/2016, cuộc trưng cầu cho việc rời hay ở lại EU được thực hiện.

Kết quả vào sáng 25/06/2016 theo giờ Việt Nam cho thấy:

  • Ủng hộ rời EU đạt 51,89% số phiếu
  • Ủng hộ ở lại EU đạt 48,11% số phiếu

Với kết quả này thì xem như đã đồng ý rời EU. Tuy nhiên cần phải chờ các thủ tục này nọ nữa.

Có việc rất “vui” là khi đã bỏ phiếu xong có kết quả. Thì có những người mới đi tìm hiểu xem EU là gì. Có vụ ý kiến yêu cầu trưng cầu lại lần 2. Nhưng theo bản thân mình là rất khó có lần 2.

Việc rời khỏi EU của Anh không chỉ tác động đến nền kinh tế của Anh, EU mà còn tác động lên cả thế giới. Hiện nay thì ở Việt Nam xu hướng tích trữ vàng hay đô la Mỹ lại tăng lên nữa. Còn đồng Euro và bảng Anh thì rớt giá.

Nước Anh trên nguyên tắc đã chính thức rời EU. Việc rời đi này cần quốc hội và nữ hoàng Anh phê chuẩn mới có hiệu lực. Sau đó, Anh sẽ phải đàm phán lại toàn bộ hiệp ước đã từng tham gia cùng EU hoặc đã thỏa thuận trước đó với tư cách nước ngoài EU.

Cuộc bỏ phiếu tuy chỉ diễn ra tại Anh nhưng đã làm lung lay toàn bộ khối EU với 28 nước thành viên còn lại. Vì Anh là một nền kinh tế lớn và London là một trung tâm tài chính của Châu Âu.

Tại sao Brexit đe dọa kinh tế EU và thế giới

Một cửa ngõ sắp mất

Anh là một cường quốc về tài chính. Nước Anh có London là trung tâm giao dịch tài chính lớn có quan tâm của toàn cầu.

Anh là cửa ngõ tài chính lớn kết nối với thị trường gần 500 triệu dân của EU và thế giới. Khi việc kết nối với EU bị gián đoạn. Anh sẽ rơi vào trạng thái cô lập tạm thời vì sẽ mất ít nhất 2 năm để đàm phán lại quy tắc thương mại với EU.

Anh là một nước đóng góp lớn ngân sách cho EU. Việc rời EU sẽ khiến EU đang trong tình cảnh khó khăn sẽ càng thêm khó. Vì nước gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế trong EU chiếm số lượng lớn, nổi bật nhất là Hy Lạp. Các nước mới gia nhập kinh tế nhỏ yếu như Ba Lan, Hungary đang cố gắng duy trì nền kinh tế của mình.

Anh có một hậu phương lớn là các nước thuộc khối Liên Hiệp Anh, là các nước thuộc địa cũ. Một số trong đó có nền kinh tế lớn như Canada và Úc. Các nước này cung cấp nguyên liệu và thị trường cho các nước EU xuất nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa.

Một EU sắp tan rã

Ireland, một quốc gia có hàng hóa chủ yếu xuất khẩu vào Anh sẽ gặp khó vì nước Anh gần bên. Việc giao thương sẽ gián đoạn hơn vì Ireland không thể đứng một mình thương lượng với Anh, họ phải cùng EU thương lượng lại với Anh. Nhưng không ai biết được vào đường cùng, Ireland có phá rào hay không?

Dù không dùng Euro, nhưng việc mất đi một trụ cột có mặt trong G7 như Anh sẽ làm suy yếu đồng Euro. Kéo theo nhiều quốc gia muốn bỏ EU ngay như nước đã sáng lập nó như Pháp và Hà Lan. Sự tan vỡ đang hiển hiện trước mắt. Một Liên Bang Châu Âu đã xa vời vì một cuộc trưng câu dân ý có sự tham gia của Brexit.

Một thế giới đảo lộn

30% doanh số tại châu Âu của công ty Mĩ bắt nguồn từ Anh. Thậm chí London còn là địa điểm thích hợp để đặt văn phòng vì đồng ngôn ngữ, nhân lực chất lượng cao, tài chính dồi dào và dễ dàng ra vào 27 nước EU còn lại. Vậy các công ty Mĩ sẽ thế nào nếu họ đặt văn phòng ở London và không tới được 27 nước còn lại?

BREXIT-AFFECT

30% doanh số tại châu Âu của công ty Mĩ bắt nguồn từ Anh (Nguồn: Cục TK Hoa Kì)

Thị trường chứng khoán Nhật đóng cửa, Nikkei ngừng giao dịch, tỷ giá đồng Yen tăng chót vót vì nhà đầu tư đang bỏ Euro lẫn Bảng Anh để tìm nơi trú ẩn mới. Xuất khẩu Nhật bị ảnh hưởng, kỳ vọng phục hồi kinh tế có thể tiêu tan trong năm nay.

Canada (Gia Nã Đại), một nước thuộc Liên Hiệp Anh và cũng là thành viên G7 lo lắng vì các thỏa thuận thương mại tự do đang đi đến giai đoạn kết thúc với EU sẽ bị đình lại vô thời hạn. Anh là nước trung gian giúp Canada tiếp cận EU dễ dàng hơn rất nhiều.

Kịch bản xấu nhất khi cho Anh sau Brexit

Sau WW2, nước Anh vẫn còn khối Liên hiệp Anh (Common Wealth) nên thị trường đối với họ không là vấn đề gì. Tuy nhiên, sau WW2, các nước như Canada, Úc, New Zealand (Tân Tây Lan) nổi lên thành những nền kinh tế hùng cường, quyền lợi của họ gắn liền với bá chủ mới là Mĩ nên việc phát triển kinh tế của các nước này gần như chẳng lệ thuộc vào Anh.

Việc quay lại khống chế khối Liên Hiệp Anh là bất khả thi, vì Anh nếu làm cửa ngõ vào châu Âu của các nước khối Liên Hiệp Anh, Anh sẽ là đối trọng lớn, khi không còn EU, Anh sẽ trở nên nhỏ bé hơn.

Việc cay cú Mĩ làm mất vị thế Anh luôn còn trong tiềm thức người dân. Có thể Anh sẽ phải liên hệ chặt chẽ với Mĩ hơn về mọi mặt, nhưng với vị thế nhỏ bé về diện tích và nhân lực. Có lẽ nước Anh sẽ trở thành chư hầu cùng ngôn ngữ với Mĩ.

Và đương nhiên, dân Anh cũng nên quên đi việc trở lại làm bá chủ, vì họ chả còn gì ngoài trung tâm tài chính và một đống tiền.

Cập nhật:

Hậu Brexit

Trang web của Hạ Viện Anh đã đón nhận hơn 2,5 triệu chữ ký đòi tổ chức trưng cầu dân ý lần hai. Thành phần tham gia chủ yếu là người trẻ, dân sống tại các khu vực có quyền lợi liên quan trực tiếp với EU như London, Scotland và Bắc Ireland.

Số lượng người Anh tìm kiếm thông tin về EU tăng sau khi có kết quả của Brexit. Từ khóa mà Google Anh Quốc ghi nhận là “EU là gì” “Hậu quả khi rời EU”…

Cũng có ghi nhận của trang báo Global News của Canada là số lượng người Anh tìm hiểu thủ tục di cư qua Canada tăng lên bất thường.

Scotland trước đây đã từng trưng cầu dân ý về việc độc lập khỏi Vương Quốc Anh. Scotland có tỷ lệ người bỏ phiếu ở lại EU cao nhất Liên Hiệp Anh. Các chính khách Scotland đang đe dọa việc tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý về độc lập lần nữa.

EU là gì và có những thành viên nào?

EU là chữ viết tắt tiếng Anh của chữ European Union, tiếng Việt thường dùng là Liên Minh Châu Âu. EU là tổ chức tập hợp các thành viên quốc châu Âu với số lượng 28 nước.

Tổ chức này thành lập vào năm 1950 với mục tiêu gắn kết các nền kinh tế, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hội nhập, tận dụng lợi thế kinh tế của nhau để tạo sức cạnh tranh với các cường quốc như Mĩ, Nhật, Liên Xô.

Tiền thân hoạt động có tên gọi là Cộng đồng Than – Thép châu Âu. Đến này, EU đã bao trùm rất nhiều lĩnh vực của các quốc gia thành viên ngoài kinh tế như: tiền tệ, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB), Tòa án châu Âu, nghị viện châu Âu…

EU là một tổ chức hội nhập và tương trợ kiểu mẫu của thế giới. Các tổ chức khác được thành lập cũng kỳ vọng đi theo mô hình của EU như AU (Africa Union – Liên minh Châu Phi) hay ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).

Thành viên sáng lập ban đầu bao gồm 6 nước là: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg (Lục Xâm Bảo).

Qua thời gian phát triển, EU từ 6 nước ban đầu lên 28 nước. Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi Giáo với lãnh thổ nằm ở 2 lục địa Á – Âu cũng đang chờ xét duyệt để tham gia EU, nhưng do tranh cãi trong vấn đề diệt chủng người Armenia nên hồ sơ còn bị ách lại.

quoc-ky-co-eu

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Brexit là gì, tác động gì đến kinh tế EU và thế giới, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp ở bài viết Adwords là gì nhé.

Từ VIP có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì?

VIP là gì? Từ VIP là viết tắt của từ gì? Từ VIP có ý nghĩa gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về từ VIP qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày của cha là ngày nào – Ngày của mẹ là ngày nào hay Diễn đàn hổ trợ Google

VIP là gì, là viết tắt của từ gì?

VIP hay V.I.P là viết tắt của từ Very Important Person trong tiếng Anh. Nếu dịch từ Very Important Person sang tiếng Việt thì VIP có nghĩa là người rất quan trọng.

Người quan trọng ở đây là như thế nào?

Tùy vào lãnh vực mà nói. Chẳng hạn như ở lãnh vực bán hàng. Có một người khách hay mua hàng của bạn mà mua với số lượng lớn. Họ lại rất dễ tính, đương nhiên đây là một khách hàng thuộc dạng quan trọng rồi.

Nếu bạn không có chính sách ưu đãi hay chăm sóc đặc biệt dành riêng cho họ. Thì họ có thể bị đối thủ của bạn lôi kéo bằng những khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi tốt hơn.

Do đó việc phân loại, đưa khách hàng đó vào khách hàng quan trọng VIP là rất cần thiết. Bởi vậy các nơi thường có vụ cấp thẻ VIP là chủ yếu để phân biệt khách hàng quen, quan trọng so với các khách hàng phổ thông.

Hầu như khách hàng có thẻ VIP sẽ được hưởng những dịch vụ, chăm sóc đặc biệt hơn so với các khách hàng thông thường.

Khách hàng VIP có tác dụng gì?

VIP hay V.I.P là nhầm để phân biệt giữa những khách hàng bình thường và những khách hàng đặc biệt cần chăm sóc quan tâm kỹ đến như đã nói ở trên.

Ví dụ:

Mình là một khách hàng bình thường thì khi mua hàng nếu không có thẻ VIP để xuất trình thì mình sẽ được nhân viên phục vụ như đối với khách hàng thông thường. Còn nếu như mình xuất trình thẻ VIP của mình thì nhân viên sẽ được ưu đãi hơn.

Chẳng hạn như mình đang có cái thẻ VIP của KFC thì với cái thẻ VIP KFC này mình được giảm 10% đơn hàng.

Từ VIP có nghĩa là gì?

Việc phân biệt VIP này còn nhầm để giúp nhân viên biết được người nào cần phải quan tâm nhiều hơn. Như đó với những khách hàng quan trọng VIP, thì phải phục vụ tốt hơn vì đây là những khách hàng quen thuộc mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho công ty.

Đây cũng xem như một cách hay để phân loại giữa khách hàng quen, quan trọng với các khách hàng thông thường phổ thông.

Do đó việc phân loại, đưa khách hàng đó vào khách hàng quan trọng VIP là rát cần thiết. Bởi vậy các nơi thường có vụ cấp thẻ VIP là chủ yếu để phân biệt khách hàng quen, quan trọng so với các khách hàng phổ thông.

Hầu như khách hàng có thẻ VIP sẽ được hưởng những dịch vụ, chăm sóc đặc biệt hơn so với các khách hàng thông thường.

Tóm lại VIP nói cho dễ hiểu là người quan trọng cần phải phục vụ chăm sóc tốt.

Ngày nay, thì nhiều nơi còn bán các gói VIP. Ai có tiền bạc muốn được phục vụ tốt hơn thì họ có thể bỏ tiền ra mua những VIP hay Super VIP để được hưởng quyền lợi riêng chỉ có ở gói đó. Như kiểu hotline tư vấn riêng, có nhân viên hổ trợ 24/24 chẳng hạn.

Hy vọng qua bài viết Từ VIP có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về từ VIP. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp ở bài viết Search Engines là gì nhé.