Posts tagged Thị thực

Tìm hiểu Visa – Thị thực là cái gì và dùng để làm gì?

Bạn đang tìm hiểu Visa là gì hay thị thực là gì? Có công dụng để dùng để làm gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết này nhé.

Xem thêm: Crowdfunding là gì – Gato là gì – Yolo là gì hay Order là gì

Ở bài viết Hộ chiếu – Passport là gì và dùng để làm gì. Mình đã từng nhắc đến visa(thị thực) nay thì mình sẽ giải đáp chi tiết hơn về nó.

Visa – thị thực là gì?

Visa là tên gọi quốc tế, ở Việt Nam chúng ta Visa được biết dưới tên gọi là Thị thực hay Thị thực xuất nhập cảnh. Đây là loại giấy tờ để chứng minh nước cấp Visa(thị thực) cho bạn cho phép bạn được nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp visa (thị thực).

Visa dùng để làm gì, vì sao phải cần phải có Visa?

Bạn phải có Visa khi đến một đất nước mà ở đất nước đó. Nếu đất nước đó chưa có chính sách miễn việc xin visa hay còn gọi là thị thực đối với công dân Việt Nam.

Có thể xem đây như là giấy tờ chấp thuận của đất nước đó cho phép bạn được phép vào đất nước của họ.

Đối với công dân Việt Nam hiện nay của chúng ta. Nếu ban có hộ chiếu thì có thể không cần đi xin visa. Nếu bạn chỉ đi đến các nước ở khu vực Đông Nam Á. Xem thêm: Hộ chiếu Việt Nam được miễn visa bao nhiêu nước

Thường với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật,…. Thì đối với công dân Việt Nam sẽ phải làm thủ tục để xin visa.

Tìm hiểu visa- thị thực là cái gì?
Visa của Mỹ

Lưu ý:

  • Thị thực ở đây là Visa chứ không phải thị thực sao y bản chính nha.
  • Để ra nước ngoài thì bạn phải làm hộ chiếu trước và visa làm sau. Xem hướng dẫn Thủ tục làm Passport – hộ chiếu tại đây. Bởi vì hộ chiếu là một trong những tài liệu quan trọng nhất để được xin cấp visa. Đơn giản bởi vì nếu bạn không có hộ chiếu(passport) thì sẽ không cấp được visa (thị thực). Bởi vì visa (thị thực) thường được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. Có một số quốc gia hay vùng lãnh thổ thì cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

Một số khái niệm liên quan đến Visa – Thị thực

Miễn thị thực là gì?

Miễn thị thực là trường hợp bạn không cần phải xin cần phải Visa (thị thực) để nhập cảnh vào nước đó. Nếu là công dân Việt Nam thì có thể miễn thị thực khi đến các nước ở Đông Nam Á. Như mình đã nói đến ở trên.

Visa F1 là gì?

Visa F1 hay còn gọi là visa sinh viên. Đây là visa cấp cho các du học sinh đến Mỹ để theo học. Thông tin cụ thể bên dưới. Nguồn từ đại sứ quán Mỹ

Mô tả chi tiết về visa F1
Miêu tả Loại visa Mục đích tới Hoa Kỳ Hạn chế Thời hạn được phép ở Hoa Kỳ
Sinh viên đại học. F1

Bạn dự định sẽ theo học một trong các chương trình sau:

  • Đại học
  • Trung học phổ thông
  • Cơ sở ngôn ngữ học
Bạn không được phép làm việc bên ngoài trường học; Nếu làm việc trong trường học, không được phép làm quá 20 giờ/tuần trong năm học. Thời hạn trên mẫu I-20 cộng thêm 30 ngày trước khi chương trình bắt đầu và 60 ngày sau khi chương trình kết thúc.

Visa B3 là gì?

Visa B3 là visa do Việt Nam chúng ta cấp cho những đối tượng muốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam

Visa schengen là gì?

Visa Schengen là gì là visa (thị thực) cấp cho những ai muốn vào vùng Schengen. Cụ thể như sau đối với người nước ngoài, muốn vào Vùng Schengen phải xin một visa đồng nhất gọi là Visa Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước mà mình muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong Vùng Schengen.

Loại visa này thường chỉ có thời hạn tối đa là 3 tháng. Danh sách các quốc thuộc vùng Schengen: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein.

Visa on arrival là gì?Visa on arrival có nghĩa là bạn không cần phải xin visa trước khi đến. Khi bạn đến tại sân bay, bạn sẽ xin làm visa nhập cảnh tại sân bay luôn.

Danh sách các nước miễn Visa với công dân Việt Nam

  • Singapore hay còn gọi là Tân Gia Ba
  • Ma-lai-xi-a hay còn gọi là Mã Lai (Malaysia)
  • Brunei
  • Thái Lan (Thailand)
  • Philippines hay còn gọi là Phi Luật Tân
  • Indonesia
  • Campuchia (Cambodia)
  • Lào (Laos)
  • Myanmar hay còn gọi là Miến Điện
  • Cuba
  • Chi lê (Chile)
  • Ecuador
  • Haiti
  • Kyrgyzstan
  • Micronesia
  • Mông Cổ (Mongolia)
  • Palestinian Territories
  • Panama
  • Saint Vincent và Grenadines (St. Vincent and the Grenadines)

Hiện tại do tình hình dịch bệnh. Nên một số nước ở trên cấm nhập cảnh nhé. Nên vụ miễn visa ko có tác dụng trong lúc dịch bệnh này.

Các bạn nên lên trang này tham khảo về Visa đối với người Việt Nam nhé. Xem nước nào cần, nước nào không cần nhé.

https://www.passportindex.org/passport/viet-nam

Chứ mình cũng không có sức mà theo dõi cập nhật liên tục được.

Hy vọng bài viết Tìm hiểu Visa – Thị thực là cái gì và dùng để làm gì, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc visa hay thị thực là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết TPP là gì.

Hộ chiếu – Passport là gì và dùng để làm gì?

🛂Hộ chiếu, Passport là gì? Được dùng để làm gì và có tác dụng như thế nào? Có bao nhiêu loại hộ chiếu, passport? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu thông qua bài viết này.

Xem thêm:  LGBT là gì – Hàng Order là gì hay Alibaba là gì

Hộ chiếu – Passport là gì?

Hộ chiếu theo cách tiếng Việt còn có tên gọi trong tiếng Anh là Passport. Đây là một loại giấy tờ được chính phủ của một quốc gia cấp cho người dân của quốc gia đó.

Hộ chiếu thì thường sẽ chứa các thông tin sau. Gồm tên của chủ sở hữu , địa điểm và ngày tháng năm sinh , ảnh, chữ ký, quốc tịch, ngày cấp, ngày hết hạn… và các thông tin nhận dạng.

Các thông tin có trên hộ chiếu

  • Số hộ chiếu
  • Ảnh
  • Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
  • Số chứng minh thư nhân dân
  • Nơi sinh
  • Cơ quan cấp; Nơi cấp
  • Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)
  • Thời hạn sử dụng
  • Vùng để xác nhận thị thực
  • Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu

Hiện tại nước ngoài đã cấp hộ chiếu điện tử. Ở Việt Nam thì mình không rõ đã cấp hay chưa.

Cập nhật năm 2020, Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được Quốc hội ban hành ngày 22-11-2019, kể từ ngày 1-7, Việt Nam bắt đầu phát hành hộ chiếu điện tử (HCĐT).

Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu, đến nay, cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn chưa thể triển khai kế hoạch cấp HCĐT. Do đó xem như đã có rồi nha, mà do dịch này nọ nên chưa có thôi.

Hộ chiếu điện tử là gì?

Hộ chiếu điện tử là loại có chứa một con chip lưu thông tin của hộ chiếu đó. Khi đó người ta chỉ cần truy cập con chip để xem thông tin thay vì phải xem thủ công bằng mắt như hiện nay.

Công dụng của Hộ chiếu – Passport là gì và dùng để làm gì?

Hộ chiếu hay Passport công dụng chính được dùng như để nhận dạng thông tin của người sở hữu. Còn theo định nghĩa trên trang của chính phủ thì hộ chiếu hay passport là Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài. 

Còn theo kiểu hiểu đơn giản của mình thì. Nó như là chứng minh nhân dân (hiện nay là căn cước công dân) phiên bản quốc tế vậy.

Bởi vì khi bạn cần ra nước ngoài bạn sẽ cần đến nó để làm thủ tục và khi nhập cảnh vào nước bạn đến hay trở lại nước mình bạn cũng phải sử dụng đến nó. Công dụng của nó là người ta biết bạn là ai từ đâu đến.

Tất nhiên có một số quốc gia bắt buộc phải có visa hay còn là thị thực mới được nhập vào. Do đó phải xin visa hay thị thực nhập cảnh trước. Không xin trước mà qua quốc gia không miễn thị thực thì chỉ có xách valy trở về nước nhé.

Bạn có thể tìm hiểu visa là gì tại đây. Visa này không phải thẻ visa của ngân hàng cấp đâu nhé.

Lưu ý

Hộ chiếu không tạo ra quyền cho người có hộ chiếu được phép xuất cảnh khỏi nước mình, nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh thổ nước khác. Đây chỉ là giấy tờ cần phải có để được xuất cảnh và nhập cảnh trở lại thôi.

Nếu bạn đang gặp tố tụng hay có lệnh cấm xuất ngoại thì có hộ chiếu bạn cũng không được đi đâu vì tên bạn đã nằm trong danh sách cấm xuất cảnh rồi. Chừng nào giải quyết xong tố tụng hay lệnh cấm thì mới đi được.

Ví dụ đơn giản về công dụng của hộ chiếu

Chắc ai cũng coi qua Tây Du Ký cả rồi. Và lúc nào Đường Tăng cũng cầm theo cuốn sổ màu vàng. Đi qua nước nào thì đều phải gặp vua của nước đó để xin đóng dấu thông quan để được đi tiếp.

Có tập phim thầy trò Đường Tăng đi qua Nữ nhi quốc, nữ vương không chịu đóng dấu thì Đường Tăng không thể đi được. Đây cũng có thể xem như Đường Tăng chưa xin được visa hay thị thực nhập cảnh vậy đó.

Hộ chiếu (Passport) cũng tương tự giống vậy. Nếu bạn đi qua nước nào giấy tờ đầy đủ, nhân viên sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của bạn. Do đó khi xem hộ chiếu của ai đó càng nhiều dấu, chứng tỏ họ đi nhiều nơi.

Còn không có dấu nào thì là họ chưa đi đâu hoặc do đây là hộ chiếu mới cấp lại sau khi hết thời hạn sử dụng hay do thất lạc mà làm lại. Xem thêm: Hộ chiếu Việt Nam được miễn visa bao nhiêu nước

Các loại hộ chiếu Việt Nam

Ở Việt Nam chúng ta có 3 loại hộ chiếu đó là:

    1. Hộ chiếu phổ thông
    2. Hộ chiếu công vụ
    3. Hộ chiếu ngoại giao

Hộ chiếu - Passport là gì và dùng để làm gì?

Ba loại hộ chiếu được cấp ở Việt Nam hiện nay.

Hộ chiếu phổ thông là gì?

Hộ chiếu phổ thông hay trong tiếng Anh được gọi là Popular Passport. Đây là loại hộ chiếu phổ biến nhất, được cấp cho công dân Việt Nam hiện nay. Với thời hạn của hộ chiếu là 10 năm.

Nếu rơi vào một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 ở dưới đây thì bạn sẽ chưa được cấp hộ chiếu.

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
  • Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  • Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Đối với hộ chiếu đã được cấp có thời hạn 5 năm trước khi hết hạn ít nhất 30 ngày được gia hạn một lần không quá 3 năm.

Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi (cấp riêng hoặc cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha) có thời hạn từ 2 năm đến 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 14 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của mẹ hoặc cha thì thời hạn hộ chiếu của mẹ hoặc cha được điều chỉnh có giá trị từ 2 năm đến 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.

Hộ chiếu công vụ là gì?

Hộ chiếu công vụ hay còn gọi là Official Passport. Loại hộ chiếu này được cấp cho các quan chức của chính phủ khi đi  ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao.

Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến. Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ này cụ thể gồm những đối tượng sau:

  • Cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.
  • Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.
  • Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương

Hộ chiếu ngoại giao là gì?

Hộ chiếu ngoại giao là một loại hộ chiếu đặc biệt. Đối tượng là những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến

Lưu ý

Người được cấp hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ thì không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi nước ngoài với mục đích cá nhân. Nên những ai có ý định sử dụng hộ chiếu công vụ hay ngoại giao để đi du lịch thì không được đâu nhé.

Hy vọng qua bài viết Hộ chiếu – Passport là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn được giải đáp được thắc mắc hộ chiếu hay passport là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem bài viết này.

Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Đi làm Hộ chiếu – Passport cần những giấy tờ gì.

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hộ_chiếu

https://en.wikipedia.org/wiki/Passport

Ngoài ra còn từ các nguồn khác như báo chí, các trang làm visa. Nếu có thiếu sót hay có chổ cần điều chỉnh hãy liên hệ với mình để mình sửa chửa nhé. Chân thành cảm ơn.

Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước và miễn visa những nước nào?

Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước smà không cần phải xin Visa thị thực? Danh sách các nước không cần phải xin visa đối với người Việt Nam. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục làm hộ chiếu – Voucher là gì – Coupon là gì hay Thả thính là gì

Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước?

Khi bạn có hộ chiếu thì bạn được xem như đã có giấy tờ để xuất nhập cảnh khỏi Việt Nam. Tuy nhiên trên thế giới mỗi nước lại có mỗi quy định khác nhau về xuất nhập cảnh. Ví dụ như các nước trong khối EU có thể tự do đi lại giữa các quốc gia với nhau, do có hiệp định này. Còn bình thường thì phải dựa vào quy định của mỗi nước.

Thường đối với Việt Nam chúng ta thì phải xin visa mới được nhập cảnh, một số nước có ký hiệp định với chúng ta thì không yêu cầu phải có visa.

Hiện tại thì hộ chiếu hay còn gọi là Passport của Việt Nam chúng ta, đi được 9 nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước khác mà không cần phải xin visa từ trước. Ngoài còn có những nước bạn phải xin visa khi đến nơi, và một số nước bắt buộc bạn phải xin visa trước khi nhập cảnh vào đất nước đó.

Nếu bạn chưa rõ hộ chiếu là gì hay visa là gì hãy vào đây để xem thêm thông tin nhé.

Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước và miễn visa những nước nào?

Danh sách các nước miễn visa thị thực cho công dân Việt Nam

Hiện nay, khi sử dụng hộ chiếu Việt Nam. Bạn có thể đi đến 9 Đông Nam Á nước sau mà không cần phải xin visa thị thực trước khi đến. Đó là những nước sau đây:

  • Singapore hay còn gọi là Tân Gia Ba
  • Ma-lai-xi-a hay còn gọi là Mã Lai (Malaysia)
  • Brunei
  • Thái Lan (Thailand)
  • Philippines hay còn gọi là Phi Luật Tân
  • Indonesia
  • Campuchia (Cambodia)
  • Lào (Laos)
  • Myanmar hay còn gọi là Miến Điện

Còn đây là những nước và vùng lãnh thổ miễn Visa cho Việt Nam:

  • Cuba
  • Chi lê (Chile)
  • Ecuador
  • Haiti
  • Kyrgyzstan
  • Micronesia
  • Mông Cổ (Mongolia)
  • Palestinian Territories
  • Panama
  • Saint Vincent và Grenadines (St. Vincent and the Grenadines)

Đây là danh sách các nước, vùng lãnh thổ bạn có thể xin visa khi bạn nhập cảnh vào nước họ:

  • Bolivia
  • Cape Verde
  • Comoros
  • Djibouti
  • Dominica (Đảo quốc Dominica)
  • Guinea-Bissau
  • Iran
  • Kenya
  • Kuwait
  • Madagascar
  • Ma-la-uy (Malawi)
  • Maldives
  • Cộng hoà Quần đảo MarshalI (Marshall Islands)
  • Mauritania
  • Mozambique
  • Nepal
  • Palau
  • Saint Lucia
  • Samoa
  • Seychelles
  • Tanzania
  • Đông Timor (Timor-Leste)
  • Togo
  • Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
  • Tuvalu
  • Uganda
  • Zambia

Ngoài ra có 1 số nước có quy định riêng đặc biệt cho công dân người Việt Nam như:

  • Hàn Quốc miễn visa cho người Việt Nam khi đi đến đảo Jeju. Tuy nhiên nếu đi đến những nơi khác của Hàn Quốc vẫn phải xin Visa như bình thường.
  • Sri Lanka, Ấn Độ bạn có xin cấp visa – thị thực điện tử(eTA) thay vì chỉ có mỗi cách phải đi xin visa cổ điển.

Các nước còn lại không được liệt kê ở trên là những nước, vùng lãnh thổ bạn phải xin visa để có thể nhập cảnh vào đất nước của họ. Có thể kể qua danh sách này gồm những sau đây:

  • Afghanistan
  • Albania
  • Algeria
  • Andorra
  • Angola
  • Antigua và Barbuda (Antigua and Barbuda)
  • Argentina
  • Armenia
  • Úc hay còn gọi Ô-xtrây-li-a (Australia)
  • Áo (Austria)
  • Azerbaijan
  • Bahamas
  • Bahrain
  • Bangladesh
  • Barbados
  • Belarus
  • Bỉ (Belgium)
  • Belize
  • Benin
  • Bhutan
  • Bosna và Hercegovina (Bosnia and Herzegovina)
  • Botswana
  • Brazin hay tên gọi khác là Ba Tây (Brazil)
  • Bulgaria
  • Burkina Faso
  • Cameroon
  • Canada
  • Cộng hòa Trung Phi (Central African Republic)
  • Chad
  • Trung Quốc hay còn gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (China)
  • Colombia
  • Cộng hòa Congo (Congo)
  • Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo)
  • Costa Rica
  • Bờ Biển Ngà (Cote Divoire (Ivory Coast))
  • Croatia
  • Cộng hòa Síp (Cyprus)
  • Cộng hòa Séc hay còn gọi là Tiệp Khắc (Czech Republic)
  • Đan Mạch (Denmark)
  • Cộng hòa Dominica (Dominican Republic)
  • El Salvador
  • Cộng hòa Guinea Xích Đạo (Equatorial Guinea)
  • Eritrea
  • Estonia
  • Ethiopia
  • Fiji
  • Phần Lan (Finland)
  • Pháp (France)
  • Gabon
  • Gambia
  • Georgia
  • Đức (Germany)
  • Ghana
  • Hy Lạp (Greece)
  • Grenada
  • Guatemala
  • Guinea
  • Guyana
  • Honduras
  • Hong Kong
  • Hungary
  • Iceland
  • Iraq
  • Ireland
  • Israel
  • Ý hay còn gọi dưới những tên khác như Ý Đại Lợi, I-ta-li-a (Italy)
  • Jamaica
  • Nhật Bản (Japan)
  • Jordan
  • Kazakhstan
  • Kiribati
  • Kosovo
  • Latvia
  • Lebanon
  • Lesotho
  • Liberia
  • Libya
  • Liechtenstein
  • Cộng hòa Litva (Lithuania)
  • Luxembourg
  • Macao
  • Cộng hòa Macedonia (Macedonia (FYROM))
  • Mali
  • Malta
  • Mauritius
  • Mexico
  • Moldova
  • Monaco
  • Montenegro
  • Vương quốc Maroc (Morocco)
  • Namibia
  • Nauru
  • Hà Lan hay còn gọi với tên khác là Hòa Lan (Netherlands)
  • New Zealand
  • Niger
  • Nigeria
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn (North Korea)
  • Na Uy (Norway)
  • Oman
  • Pakistan
  • Quốc gia Độc lập Pa-pua Niu Ghi-nê (Papua New Guinea)
  • Paraguay
  • Peru
  • Ba Lan (Poland)
  • Bồ Đào Nha (Portugal)
  • Qatar
  • Romania
  • Nga hay còn gọi là Liên Bang Nga (Russian Federation)
  • Rwanda
  • Liên bang Saint Kitts và Nevis (Saint Kitts and Nevis)
  • San Marino
  • Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe (Sao Tome and Principe)
  • Vương quốc Ả Rập Saudi hay còn gọi là Ả-rập Xê-út hay A-rập Xê-út hay Ả-rập Xau-đi (Saudi Arabia)
  • Senegal
  • Serbia
  • Sierra Leone
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Quần đảo Solomon (Solomon Islands)
  • Somalia
  • Cộng hòa Nam Phi (South Africa)
  • Hàn Quốc hay còn được gọi với nhữn tên gọi khác Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên, Đại Hàn (South Korea)
  • Cộng hòa Nam Sudan (South Sudan)
  • Tây Ban Nha (Spain)
  • Sudan
  • Suriname
  • Swaziland
  • Thụy Điển (Sweden)
  • Thụy Sỹ (Switzerland)
  • Tajikistan
  • Syria
  • Đài Loan hay còn biết dưới tên gọi khác là Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan)
  • Tonga
  • Cộng hoà Trinidad và Tobago (Trinidad and Tobago)
  • Tunisia
  • Turkmenistan
  • Ukraina (Ukraine)
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates)
  • Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom)
  • Mỹ hay còn gọi Hoa Kỳ (United States of America)
  • Uruguay
  • Uzbekistan
  • Vanuatu
  • Thành Quốc Vatican (State of Vatican City)
  • Venezuela
  • Yemen
  • Zimbabwe
  • Ai Cập (Egypt)
  • Burundi
  • Nicaragua

Thông tin mình mới cập nhật 12/06/2017 từ trang passportindex Hiện nay 3 nước Ai Cập, Burundi, Nicaragua buộc phải xin visa trước khi đi nhé. Trước đi thì không cần phải xin trước mà xin tại sân bay là được.

Cập nhật bài viết 20/09/2017: Chi lê đã miễn Visa cho người Việt Nam.

Cập nhật 12/12/2021:

Các bạn hãy vào trang này tham khảo cho update thông tin mới nhất nhé. Dịch Covid-19 hoành hành mấy năm nay, nên thay đổi liên tục mình khó mà cập nhật chính xác được. Nên các bạn vào thẳng trang bên dưới để update nhé.

https://www.passportindex.org/passport/viet-nam/

Hy vọng qua bài viết Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước và miễn visa những nước nào đã giúp bạn tìm hiểu thêm về hộ chiếu của Việt Nam. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Hướng dẫn thủ tục làm xin cấp Passport – Hộ chiếu phổ thông

Ở bài viết trước Đi làm Hộ chiếu – Passport cần những giấy tờ gì mình đã nhắc đến những giấy tờ cần để có thể đi làm đi hộ chiếu hay còn gọi là passport. Có thể tìm hiểu thêm chi tiết về hộ chiếu – passport là gì tại đây.

Nay ngôi nhà kiến thức sẽ hướng dẫn các bạn cách làm thủ tục để xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu.

Xem thêm: Hộ chiếu là gì – Crowdfunding là gì – Order là gì

Vì sao phải làm hộ chiếu?

Bạn phải làm hộ chiếu hay còn gọi là Passport trước. Vì đây là một trong những giấy tờ để có thể đi qua nước ngoài. Xem thêm: Hộ chiếu Việt Nam được miễn visa bao nhiêu nước

Lưu ý hộ chiếu trong bài viết là hộ chiếu bình thường hay thường biết với tên gọi hộ chiếu phổ thông trong tiếng Việt và Popular Passport trong tiếng Anh.

Hướng dẫn thủ tục làm xin cấp Passport - Hộ chiếu phổ thông

 

Cần chuẩn bị mang những gì để làm hộ chiếu

 01 tờ khai theo mẫu X01 (khai đầy đủ các cột). Bạn có thể tải Tờ khai X01 tại đây.  Không cần thiết nữa vì bây giờ khai trên máy tính cả rồi.

 02 ảnh mới chụp, cỡ 4×6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền trắng (01 ảnh dán vào khung phía trên tờ khai, 01 ảnh dán vào mặt sau tờ khai).

 Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hay còn gọi là chứng minh thư còn giá trị sử dụng. Nếu tạm trú phải xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp để kiểm tra, đối chiếu.

– Hộ khẩu (Không bắt buộc, mình ghi thêm chỉ để đề phòng nếu cần xem xét không phải mất công chạy về lấy thôi. Không có cũng vẫn làm bình thường nhé) hay sổ tạm trú (KT3) do cơ quan có thẩm quyền cấp để kiểm tra, đối chiếu nếu bạn đang tạm trú tại địa phương khác..

– Tiền để làm thủ tục. Cái này thì khỏi phải bàn rồi. Không có tiền thì khỏi làm nhé.

Địa điểm để làm thủ tục tại thành phố Hồ Chí Minh(Sài Gòn)

  1. Địa điểm: Phòng Quản lý Xuất nhập Cảnh Công an Tp. HCM (196 Nguyễn Thị Minh Khai F6, Q3, TpHCM)
  2. Biểu phí: 200.000 đ phí làm hộ chiếu, 10.000 đ mua bao nhựa bọc hộ chiếu, 20.000 đ tiền chụp hình hoặc có thể chụp ở nhà(Nhưng mình khuyến cáo là nên lên đó chụp cho tiện), kích thước 4×6 cm, chuẩn quốc tế, phông trắng, rõ 2 mang tay, tráng
  3. Thời gian: Sau khi hoàn thành hồ sơ + đóng tiền, khoảng 10 -> 15 ngày sẽ có hộ chiếu
  4. Lưu ý: Cần mang theo CMND + Hộ khẩu để làm hồ sơ. Mặc áo đẹp để chụp hình.

Cập nhật 11/04/2016:

Hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh – Sài Gòn, bạn không cần chuẩn bị ảnh hay tờ khai X01 trước.

Cụ thể như sau:

  • Bạn chỉ cần lên địa chỉ ở trên là 196 Nguyễn Thị Minh Khai. Đi vào phía bên trong, sẽ có những máy vi tính được đặt sẵn.
  • Bạn hãy sử dụng máy vi tính ở đây để nhập thông tin của bạn vào như Họ tên, ngày tháng năm sinh, Họ tên cha, mẹ…. Sau đó nhấn gửi đi. Bạn an tâm là nếu bạn không rành sử dụng máy tính. Đã có những cán bộ ở đây sẵn sàng giúp bạn.
  • Sau khi đã điền xong và gửi đi. Bạn hãy đến quầy chụp ảnh đưa chứng minh nhân dân và đóng 20.000 đ tiền chụp hình.
  • Khi đã đóng tiền xong, bạn nhận được tờ giấy có ghi số thứ tự để chụp hình. Bạn hãy nhìn vào ở TV, đến số thứ tự của bạn thì sẽ hiển thị bàn tương ứng để bạn biết mà vào bàn ấy để chụp hình.
  • Chụp hình xong bạn đi đến bàn kế bên. Lúc này bạn sẽ nhận được hồ sơ trên đó có ghi số thứ tự của bạn, có ảnh bạn vừa chụp.
  • Lúc này bạn quan sát màn hình TV. Xem đến số thứ tự bao nhiêu sẽ hiển thị bàn tương ứng bạn phải đến. Ví dụ đến số thứ tự 100 hiển thị bàn số 4. Nếu bạn là số thứ tự 100 thì bạn cầm hồ sơ bạn đến bàn 4 để làm tiếp thủ tục.
  • Lúc này sẽ có cán bộ sẽ nhìn vào hồ sơ và hỏi bạn một số câu hỏi. xem cả chứng minh nhân dân của bạn. Nếu không có vấn đề gì sẽ yêu cầu bạn ký tên và đưa bạn tờ giấy.
  • Bạn cầm tờ giấy này đi đóng tiền. Số tiền là 200.000 đ. Xong khi đóng xong bạn sẽ nhận thêm 1 tờ giấy nữa.
  • Nếu như bạn không có thời gian để đi lấy hộ chiếu. Thì hãy nhờ dịch vụ chuyển phát ở gần đó lấy và chuyển về giúp bạn nhé. Chỉ tốn thêm vài chục ngàn mà thôi.

Nếu bạn ở Sài Gòn – TPHCM thì hãy vào đây để xem cụ thể Hướng dẫn chi tiết cụ thể có cả hình ảnh về thủ tục cấp đổi hộ chiếu tại TPHCM.


Ở Hà Nội thì có 2 cơ sở:
+ Cơ sở 1: số 44 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Hà Nội.
+ Cơ sở 2: số 2 Phố Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Riêng các nơi khác thì các bạn lên google để tìm phòng quản lý xuất nhập cảnh của nơi đó để biết địa chỉ đến nơi để làm thủ tục nha.

Một vài lưu ý về hộ chiếu(passport) 

– Thời gian hiệu lực của Hộ chiếu (Passport) là 10 năm.

– Có hộ chiếu Việt Nam thì bạn có thể đi du lịch đến các nước ở Đông Nam Á mà không cần xin Visa(thị thực). Tất nhiên nên tìm hiểu kỹ về nước sắp đến xem thủ tục như thế nào nhé. Vì hiện nay mình thấy Singapore, Thái Lan họ đã gây khó dễ cho người Việt chúng ta khi xin nhập cảnh vào nước họ cho chắc nhé. Mình không chuyên về bên đó nên không đảm bảo được gì đâu nha. Tháng 11 Năm 2016, Mình đã từng qua Singapore lần đầu và nhập cảnh rất dễ dàng, nên ai có ý định đi Singapore thì hãy tự tin lên nhé.

– Giữ gìn hộ chiếu cẩn thận, nếu mất phải báo ngay. Nếu không bạn sẽ bị phạt vì tội mất hộ chiếu mà không báo.

– Lưu ý nhớ kiểm tra xem hộ chiếu đã được dấu hay chưa mỗi khi xuất cảnh hay nhập cảnh.

– Chụp hình passport mặc áo gì. Câu trả lời là áo có cổ đàng hoàng nhé. Áo mà không có cổ là không được đâu nhé. Như mấy cái áo thun là loại.

Hy vọng bài viết Hướng dẫn thủ tục làm xin cấp Passport – Hộ chiếu phổ thông, đã giúp bạn giải đáp nắm được những thủ tục cách để làm hộ chiếu hay passport. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Tìm hiểu Visa – Thị thực là cái gì.