Posts tagged Tìm hiểu

Tìm hiểu dịch vụ American Express SafeKey của thẻ Amex

Để giao dịch an toàn với thẻ tín dụng quốc tế, các hãng thẻ đã bổ sung tính năng báo mã otp để phòng chống cướp thông tin thẻ để thanh toán bất hợp pháp. Trong đó, American Express SafeKey là tính năng tương tự mà chủ thẻ Amex nên đăng ký sử dụng. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Thẻ Diner là gì – Ví điện tử là gì – Thẻ tín dụng là gì

American Express SafeKey là gì?

American Express SafeKey là một dịch vụ dùng để xác thực giao dịch trực tuyến online cho các khách hàng, chủ sở hữu thẻ American Express (Thẻ Amex). Dịch vụ American Express SafeKey này chỉ có thể sử dụng khi các trang thanh toán có dấu hiệu logo của dịch vụ American Express SafeKey mà thôi.

Đây là một dịch vụ có chức năng tương tự như là dịch vụ 3D Secure bên thẻ Visa và Mastercard Securecode của thẻ Mastercard.

Phiên bản mới nhất hiện nay của American Express SafeKey là phiên bản 2.0.

Video giới thiệu chức năng và cách hoạt động

Hiện nay vào năm 2020 thì ở Việt Nam, dịch vụ này đã được có mặt. Chính xác hơn là có từ tháng 09/2019 vừa qua. Ở Việt Nam thì có mỗi Vietcombank ra thẻ Amex này mà thôi.

2 - Tìm hiểu dịch vụ American Express SafeKey của thẻ Amex

Cách thức hoat động của dịch vụ American Express SafeKey

Khi bạn sử dụng thẻ American Express để giao dịch trực tuyến thì khi thanh toán bạn sẽ cần nhập tên chủ thẻ, số thẻ, tháng năm hết hạn của thẻ American Express, Số CID rồi tiếp tục là sẽ thanh toán được.

Rõ ràng với kiểu thanh toán như thế này, thì nếu ai biết được những thông tin của thẻ American Express như số thẻ, Tên chủ thẻ, tháng năm hết hạn, Số CID in phía trước thẻ thì xem như được quyền sử dụng tiền hộ chủ thẻ rồi.

Bởi vì như vậy, nên đã xuất hiện dịch vụ American Express SafeKey nhầm để gia tăng an toàn cho chủ tài khoản. Với dịch vụ American Express SafeKey thì nay người sử dụng thẻ American Express sẽ có thêm 1 lớp bảo vệ khi thanh toán trực tuyến online.

3 - Tìm hiểu dịch vụ American Express SafeKey của thẻ Amex

Giờ đây nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ American Express SafeKey thì khi thanh toán trực tuyến online. Sau khi bạn đã nhập đầy đủ các thông tin trên thẻ American Express, lúc này sẽ xuất hiện thêm 1 bảng yêu cầu người sử dụng nhập vào mật khẩu xác thực. Bước nhập mật khẩu xác thực này chính là American Express SafeKey.

Mật khẩu Safekey này thì bạn có thể nhận qua những phương thức sau:

  • Qua SMS: Mật khẩu được gửi qua số điện thoại di động mà bạn đã đăng ký trước đó với ngân hàng.
  • Qua Email: Mật khẩu sẽ được gửi qua email mà bạn đã đăng ký với ngân hàng.
  • Qua thiết bị Token: Thiết bị này do bạn mua ở ngân hàng, thiết bị sẽ liên tục sinh mã theo thời gian thực.
  • ….

Tuy nhiên dịch vụ American Express SafeKey này cũng không gọi là an toàn tuyệt đối cho người sử dụng thẻ Amex. Bởi vì dịch vụ này chỉ xuất hiện khi bạn thanh toán trên các trang web có biểu tượng American Express SafeKey.

Tức là những trang này có sử dụng dịch vụ American Express SafeKey để xác thực giao dịch trực tuyến trên trang web của họ.

Còn đối với những trang web không sử dụng dịch vụ xác thực American Express SafeKey thì dịch vụ này sẽ không hoạt động. Do đó American Express SafeKey  lúc này cũng xem như không có tác dụng đối với những trang này.

Bởi vì vậy, bạn vẫn nên giữ thẻ Amex cẩn thận chứ đừng tự tin quá vào dịch vụ này là an toàn tuyệt đối.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu dịch vụ American Express SafeKey của thẻ Amex đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về việc quan trọng của việc đăng ký thêm dịch vụ này khi làm thẻ Amex. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Bạn có thể đọc thêm thông tin về Safe key ở đây nhé:

https://network.americanexpress.com/globalnetwork/products-and-services/security/safekey/

Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Digital Marketing hay Online Marketing là gì và sự khác biệt gì nhau là câu hỏi không mấy dễ chịu với người trong và ngoài ngành. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này để hiểu rõ hơn 2 thuật ngữ này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất

Digital marketing là gì?

Digital marketing dịch ra tiếng Việt là marketing kỹ thuật số. Digital marketing là một cụm từ có nghĩa là sử dụng các kênh kỹ thuật số vào việc truyền tải và phát tán thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm.

Các kênh kỹ thuật số ở đây bao gồm các thiết bị số (thiết bị lưu trữ, thiết bị truyền tin), thiết bị thông minh, các cổng kết nối, thiết bị tương tác và quan trọng nữa chính là đường truyền internet – môi trường chủ yếu của digital marketing.

Digital marketing không có ý nghĩa là số hóa hoạt động marketing theo cách hiểu truyền thống. Mặc dù việc ứng dụng công nghệ cho việc thiết kế sản phẩm, định giá, quản lý kênh phân phối luôn được ứng dụng thường xuyên.

Cụm từ này chỉ mang ý nghĩa cho truyền thông. Nếu nói đúng hơn ta sẽ dùng cụm từ digital media hay digital advertising.

5 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Các hoạt động chủ yếu của digital marketing là: SEO, Adword hoặc SEM, truyền thông mạng xã hội (social media)Email, Newsletter, Billboard tương tác với khách hàng, Location based serviced (LBS) thông qua các thiết bị di động thông minh, banner, display…

Online marketing là gì?

Online marketing là một cụm từ có nghĩa là sử dụng internet vào việc truyền tải và phát tán thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm. Online marketing dịch ra tiếng Việt là marketing trực tuyến.

Online marketing chỉ là một cụm từ được quen dùng tại Việt Nam, còn ở nước ngoài chỉ đề cập đến online advertising (quảng cáo trực tuyến). Đôi khi người ta thường dùng chữ internet marketing để chỉ hình thức này.

Ngoài ra, người ta lại kết hợp kênh truyền thông với chữ marketing như: web marketing, email marketing, Social marketing… nhưng đều nằm trong phạm vi của online marketing.

Các hình thức của online marketing cũng là hình thức của digital marketing, trong đó có các loại hình phổ biến như: SEO, SEM, web, landing page, web banner, display, Ad networks, social ad, email… Có một đặc điểm chung giữa các loại hình này là, tất cả phải có internet, không có internet, các hình thức này vô nghĩa.

6 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Khác biệt giữa digital marketing và online marketing

  • Digital marketing truyền thông điệp trên bất kỳ thiết bị số nào dù có kết nối với internet hay không. Online marketing chỉ nhận được thông điệp khi khách hàng kết nối internet (có dây hoặc không dây).
  • Hình thái của digital marketing đa dạng và biến ảo hơn, trong khi online chỉ xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến web.
  • Phương tiện truyền của digital marketing có NFC, Bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard tương tác ngoài trời và bao gồm cả internet. Online marketing chỉ gắn liền với internet.

Sự phân biệt giữa 2 loại hình digital marketing và online marketing thực sự là không cần thiết. Vấn đề vẫn nằm ở khách hàng, họ ở đâu ta truyền thông ở đó để tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí tối ưu nhất.

Tại các công ty công nghệ nổi tiếng đang áp dụng một thuật ngữ là growth hacking. Theo đánh giá cá nhân, growth hacking như là một hình thức tương tự như digital marketing nhưng nó thiên về việc tăng trưởng khách hàng sử dụng.

Sự tự động hóa trong digital marketing và online marketing

Khi quy mô doanh nghiệp tăng về số lượng sản phẩm, thị trường và tính cạnh tranh. Một công ty phải điều phối nhiều chiến dịch marketing khác nhau khiến quy mô nhân sự tăng theo. Tuy nhiên việc tăng nhân sự sẽ ngốn chi phí lớn và sự thiếu hụt nhân sự đã dẫn đến nhu cầu tự động hóa hoạt động marketing tăng lên. Và từ đó, thuật

Marketing Automation hay Automation marketing là thuật ngữ marketing mới với ý nghĩa thuần Việt là tự động hóa các tác vụ marketing. Đọc tiếp: Automation marketing là gì?

7 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Hy vọng qua bài viết Digital marketing là gì và khác biệt gì với online marketing đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết?

Ô tô là gì? 🚘 Xe Ô tô có những loại nào bạn cần biết? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Định vị GPS là gìBảo hiểm là gì

Ô tô là gì?

Ô tô là loại phương tiện đường bộ chạy bằng động cơ, di chuyển thông qua bốn bánh xe. Tên gọi ô tô là từ nhập theo tiếng Pháp & tiếng La tinh có nghĩa là “tự thân vận động” thể hiện mục tiêu và khát khao thời điểm đó là tìm ra loại phương tiện di chuyển không phụ thuộc vào sức kéo động vật.

Chiếc ô tô đầu tiên đã ra đời như thế, cách nay hơn 130 năm và kể từ đó, ngành công nghiệp này phát triển không ngừng nghỉ để ngày hôm nay, chiếc xe ô tô như một 1 tổ hợp khoa học công nghệ phức tạp, phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, với hơn 30.000 chi tiết có hình dáng, công năng, kích thước cũng khác nhau.

Thực tế, không ít người đã sở hữu ô tô hay đang lên cho mình kế hoạch rước “vợ hai”, “vợ ba” lại chỉ quan tâm tìm hiểu, so sánh những yếu tố có phần phức tạp như kiểu dáng, mâm, pô xả kép, trang bị, khả năng vận hành hay tính năng an toàn,… từ đó trở nên bối rối không tìm ra được chiếc xe phù hợp cho mình.

Đó là vì đa số chúng ta lại quên mất những điều cơ bản như cách phân chia, định nghĩa về từng dòng xe. Chính từ những định nghĩa này có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn, xác định được nhu cầu và lựa chọn chiếc xe ưng ý.

Dưới đây là những cách định nghĩa cơ bản về những dòng xe chính xuất hiện ở Việt Nam, dựa trên thông tin của Edmunds, nguồn dữ liệu xe hơi khổng lồ trên thế giới:

9 - Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết?

Các dòng xe ô tô hiện nay

Sedan

Đây là dòng xe phổ biến nhất thế giới ngày nay. Sedan là loại xe có 4 cửa, có 4 chỗ ngồi hoặc hơn với thiết kế trần xe kéo dài từ trước ra sau, có lên xuống cân đối tạo ra vùng cốp xe ở phía sau để chở hành lý, với cách mở cốp hắt lên.

Ở Việt Nam, dòng sedan cơ bản và phổ biến bao gồm những mẫu xe như Kia Cerato, Rio, Hyundai Sonata, Toyota Altis, Camry, Mercedes S-class…

10 - Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết?

Hatchback

Hatchback là dòng xe thường cỡ nhỏ hoặc trung, dùng cho cá nhân hay gia đình có thêm nhu cầu chở nhiều hành lý với thiết kế phần đuôi xe không kéo dài thành cốp như sedan mà cắt thẳng ở hàng ghế sau, tạo thành một cửa mới, có khả năng gập xuống tạo không gian lớn xếp đồ.

Một số mẫu hatchback cực kỳ phổ biến trong nước có thể kể đến như Kia Morning, Hyundai Grand I10, Chevrolet Spark, Ford Fiesta, Toyota Yaris, Mercedes A-class… đa số đều có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của phái nữ, đồng thời giúp xe linh hoạt hơn trong điều kiện giao thông giờ cao điểm.

Ở thị trường châu Âu, hatchback thường có thêm dòng wagon hay station-wagon, là biến thể từ một chiếc sedan kéo dài đuôi kiểu hatchback để chở hàng hóa như Maruti Suzuki, Chevrolet Vega Kammback,..

11 - Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết?

SUV và Crossover

Về bản chất, SUV tức Sport Utility Vehicle – dòng xe thể thao đa dụng, với đặc trưng rất dễ nhận biết, đó là gầm cao, hệ dẫn động 4 bánh. Dòng xe này thường có thiết kế nam tính, đường nét đơn giản, vuông vức, to lớn, phù hợp cho việc di chuyển đường dài hơn là sử dụng chạy nội thành.12 - Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết?

Trong khi đó, Crossover là đứa con lai giữa 1 chiếc SUV đúng nghĩa và xe đô thị (thường là các mẫu Sedan). 1 chiếc Crossover được thừa hưởng gầm cao như SUV nhưng thiết kế rất phức tạp, màu mè hơn.

Trên thực tế hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cùng một hãng xe có thể tìm thấy cả những mẫu SUV và Crossover, do đó các hãng thường điều chỉnh khiến hai dòng xe này về gần nhau, đây là giải pháp linh động cho những người sống thành thị nhưng thích phong cách SUV do đó cách gọi crossover là SUV vẫn được chấp nhận, ví như Lexus LX570 là SUV, trong khi RX350 là một chiếc crossover

Bán tải (Pick-up)

Dòng xe bán tải hay pick-up không được xếp vào “car” ở thị trường Mỹ. Tức ám chỉ những dòng xe không nghiêng về sử dụng chở hành khách như sedan, hatchback hay crossover.

Thực tế, pick-up thường có 2 hoặc 4 cửa, cách cấu tạo tương tự SUV nhưng có thùng phía sau chở hàng, ngăn cách riêng với khoang hành khách khiến nó trở nên đa dụng và phù hợp với nhu cầu kinh doanh kết hợp vận tải hàng hóa.

Ở Việt Nam, phân khúc xe bán tải ngày càng thịnh hành nhờ ưu điểm đa dụng, kiểu dáng thanh lịch như một chiếc sedan lại chở được nhiều đồ cùng mức thuế phí rẻ hơn. Những mẫu xe nổi bật như Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Hilux…

Minivan hay MPV

Minivan hay MPV (Multi-Purpse Vehicle) xe đa dụng là mẫu xe thường sử dụng cho gia đình, có khả năng linh động chuyển đổi giữa chở người và chở hàng hóa. MPV thường có gầm cao hơn sedan nhưng thấp hơn crossover hay SUV.

Chiếc MPV bán chạy nhất thị trường Việt là Toyota Innova, thường được mua nhiều bởi các tổ chức, cơ quan để chuyên chở nhân viên hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách. Ngoài ra một số mẫu MPV khác rất phổ biến với nhu cầu kinh doanh Grab/Uber hiện nay như Kia Rondo, Suzuki Ertiga.

13 - Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết?

Coupe

Coupe là dòng xe có nhiều thay đổi qua thời gian nên ai lơ là một chút có khi không nhận ra nó. Về cơ bản khi mới khai sinh, coupe là từ dùng chỉ những mẫu xe 2 cửa, 2 chỗ ngồi với động cơ vận hành hiệu suất cao.

Nhắc tới coupe là nhắc tới xe thể thao, kiểu dáng hầm hố. Theo thời gian để phục vụ nhu cầu, xe thể thao vẫn có thể chở hơn 2 người, dòng xe coupe thêm 2 ghế nhỏ phía sau ra đời, được gọi là coupe 2+2. Gần đây nhất là khái niệm gây tranh cãi “coupe 4 cửa”, mở đầu bằng chiếc CLS của Mercedes giới thiệu năm 2003.

Nhìn tổng thể coupe 4 cửa không khác gì một chiếc sedan, do đó nhiều người không chấp nhận định nghĩa này của hãng xe Đức. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ mui xe kéo dài xuống tận đuôi giống như chiếc coupe truyền thống chứ không phân biệt rõ cốp xe như trên sedan.

Cho đến nay, khái niệm coupe 4 cửa vẫn chưa thực sự được chấp nhận rộng rãi, các phương tiện truyền thông báo chí vẫn sử dụng ngôn từ sedan thay cho coupe 4 cửa. Một số mẫu xe dạng này như Porsche Panamera, Audi A5 Sportback, A7 Sportback…

14 - Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết?

Convertible

Convertible là từ chỉ chung những mẫu coupe có khả năng mở mui thành “mui trần” như ở Việt Nam vẫn dung với tên gọi “siêu xe”. Loại xe này vẫn có thể đóng kín bằng mui mềm từ vải hoặc mui cứng có thể xếp gọn khi mở nắp cốp phía sau. Tại châu Âu hay sử dụng thuật ngữ Cabriolet, thực tế định nghĩa cũng tương tự convertible.

Thông tin thêm: Tại Việt Nam trước năm 1975, có một hãng xe hơi tư nhân có tên là La Dalat được thành lập tại Đà Lạt. Xe của hãng đã lăn bánh khắp miền Nam. Toàn bộ phụ tùng đã gần nội địa hóa, động cơ máy nhập từ hãng Citroen của Pháp. Hiện tại xe này gần như đã thành xe cổ và lâu lâu hiếm hoi xuất hiện trên đường phố.

Hy vọng qua bài viết Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết? đã có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về ô tô hay xe hơi là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Tư vấn chuyên môn bởi anh Phạm Nghĩa Dũng, nguồn hình ảnh từ Wikipedia

Tìm hiểu về IOT (Internet of things) là gì và dùng làm gì?

IOT là gì? IOT là viết tắt của từ gì? IOT có công dụng gì? Internet vạn vật là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Máy in 3D là gì–  NFC là gì

IOT là gì, là viết tắt của từ gì?

IOT thực ra là viết tắt của một thuật ngữ là Internet Of Things trong tiếng Anh. Dịch từ Internet Of Things này ra tiếng Việt thì có hiểu là internet vạn vật. Hay nói cho dễ hiểu là các thiết bị được kết nối với nhau qua Internet.

Nói kiểu là dễ hiểu nhất, chứ Internet vạn vật làm gì cho rắc rối. Ngắn gọn là nói về các thiết bị được kết nối với nhau qua Internet.

INTERNET-OF-THINGS-LA-GI

Internet of things là bao gồm 4 thành phần cơ bản đó là: thiết bị, mạch kết nối, máy chủ điện toán đám mây (cloud server), thiết bị đầu cuối điều khiển (pc hoặc thiết bị thông minh như Smartphone) và một thứ không thể thiếu đó chính là internet.

Nhiều người sẽ thắc mắc vậy Internet of Things có phải là nhà thông minh (smarthouse) như họ đã từng nghe qua, mà chính ngôi nhà của Bill Gate là một ví dụ điển hình? Smarthouse chính là internet of things, nó là một trong những ứng dụng lớn mà công nghệ này mang lại.

Ngoài smarthouse, internet of things còn có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, tự động hóa thiết bị điện tử hoặc công nghệ chế tạo robot…

Bạn có thể xem qua video này cho dễ hình dung về IOT

Internet of things ứng dụng vào thực tế

Nói chung IOT vào thực tế là để điều khiển từ xa. Hoạt động tự động qua Internet. Nếu hay coi mấy phim Mỹ. Thường có mấy vụ đánh sập Internet, vì ở các nước hiện đại. Đa số hệ thống của họ hoạt động qua Internet.

Chỉ cần Internet gặp vấn đề là xem như hệ thống bị gián đoạn rồi.

Tìm hiểu về IOT (Internet of things) là gì và dùng làm gì?

Nông nghiệp

Sự xuất hiện IOT khiến cho việc chăm sóc cây trồng trở nên dễ dàng. Với các hệ thống tưới cây tự động, đo nhiệt độ, độ ẩm của đất sẽ tự động hoạt động mà không sức người phải đi tưới thủ công nữa.

Đối với cá nhân, thì có thể bật tắt tưới cây từ xa. Cho dù bạn đang đi công tác xa không có ở nhà chẳng hạn. Chỉ cần có kết nối Internet là bạn có thể bật hệ thống tưới cây từ xa.

Với một nước thuần túy nông nghiệp như Việt Nam, internet of things ứng dụng cho nông nghiệp là xu hướng đang lên. Năm 2015, MimosaTek – một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp đã giành quán quân cuộc thi Venture Cup.

Tự động hóa

Ngày nay, có nhiều thiết bị bạn có thể hẹn giờ hoạt động cho nó. Như có những loại máy lạnh có thể kết nối Internet. Từ đó bạn có thể bật tắt máy lạnh từ xa qua Internet chẳng hạn.

Ví dụ:

Sáng đi làm vội quá quên tắt máy lanh. Bạn có thể dùng smartphone của bạn để tắt máy lanh. Hoặc trời nóng quá, khi ở công ty bạn có thể bật máy lạnh trước. Đến khi về nhà thì phòng bạn đã quá dư lạnh rồi. Không cần phải chờ làm lạnh nữa.

Các thiết bị internet of things nhờ kết nối với cloud server có thể ghi nhận thói quen và hành vi người dùng để điều chỉnh giúp cuộc sống con người tiện lợi nhất.

Ví dụ: chủ nhà thường 6h sẽ về nhà. 5h30 máy lạnh tự động chạy để cân bằng nhiệt độ, vòi nước chảy vào bồn hay đúng 6h đèn sẽ tự mở mà không cần can thiệp từ các thiết bị đầu cuối.

Ngoài ra IOT cùng ứng dụng cho những lãnh vực khác nữa…. Khó mà có thể kể hết được.

Nhà thông minh

Từ khả năng tự động hóa, các thiết bị khác trong ngôi nhà khi dùng internet of things sẽ giúp chủ nhà quản lý được đồ ăn trong tủ lạnh để lên kế hoạch mua sắm hợp lý.

Nhắc nhở việc bảo trì các thiết bị điện máy, điện tử hoặc cơ khí trong nhà.

Điều chỉnh nhiệt độ khi nấu ăn hoặc báo rò rỉ khí ga qua điện thoại.

Những hạn chế, rủi ro tiềm ẩn IOT

Dân tình có câu Hiện đại thì hại điện. Đối với IOT cũng không sai lắm. Vì do mọi thứ được kết nối với Internet cũng đặt ra nhiều vấn đề về bảo mật.

Chẳng hạn như hệ thống camera của nhà bạn. Mà bị Hack thì sao, lúc này người hack có thể theo dõi bạn từ xa. Nắm được giờ giấc đi làm của bạn, soi mói được các thông tin của bạn.

Đối là chưa kể nhà cung cấp thiết bị cho bạn. Họ có đủ khả năng bảo mật hay không?

Phụ thuộc Internet. Do gắn với hoạt động với Internet nên nếu đường truyền Internet mà có vấn đề thì đa IOT phải trở vê hoạt động thủ công mà thôi. Ở Việt Nam thì hay đứt cáp như cơm bữa. Nên trở ngại về Internet cũng không nhỏ.

Giá cả các thiết bị IOT hiện nay cũng chưa gọi là rẻ. Nên việc phổ biến IOT ở các nước đang phát triển cũng khá khó khăn.

Những thông tin khác liên quan đến Internet of things (IOT)

  • Bạn phải hiểu về lập trình, có kiến thức về phần cứng và chọn cloude server chất lượng là giải quyết được phần lớn vấn đề của IOT. Không hề dễ khi làm một thiết bị IOT.
  • Rashberry PI hay Arduino là những mạch kết nối thường được sử dụng để kết nối các thiết bị với internet hoặc tích hợp các mạch cảm biến khác.
  • Arduino là cộng đồng phát triển chuẩn hóa các thiết bị IOT để giúp các lập trình viên hay kỹ sư phần cứng có thể phát triển thiết bị IOT dễ dàng.
  • IOT chủ yếu giải quyết tiện dụng cho người dùng, mọi công nghệ dù có hiện đại nhưng thiếu tiện dụng đều bị loại bỏ khi ứng dụng IOT.
  • Zalo đang có ý định biến ứng dụng chat trở thành một hệ sinh thái IOT với 50 triệu người dùng với nhiều tiện ích như thanh toán khi mua hàng, mua sắm trực tuyến và cổng thanh toán tích hợp để giảm thiểu dùng tiền mặt…

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về IOT (Internet of things) là gì và dùng làm gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Nguồn tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet_V%E1%BA%A1n_V%E1%BA%ADt

https://en.wikipedia.org/wiki/Internet_of_things

Tìm hiểu Brainstorm là gì và những lỗi thường gặp khi áp dụng?

Brainstorm là gì nghe có vẻ quen? Bạn đã từng nghe nó rất nhiều về brainstorm khi có chủ đề liên quan tới teamwork hay làm việc nhóm. Vậy những sai lầm thường gặp khi brainstorm là gì? Cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về nó nhé!

Có thể bạn quan tâm: Cách phát hiện Email giả mạo – 3D Secure là gì

Brainstorm là gì?

Brainstorm hay Brainstorming là từ tiếng Anh rất thông dụng trong hoạt động sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng hoặc . Dịch tạm sang tiếng Việt thì Brainstorm là động não, công não hay não công, nghĩa là tấn công não và bắt hoạt động nhiều hơn. Có nơi dịch khá sát nghĩa là bão não, nhưng ít ai dùng.

Người dùng thường dùng gọn chữ brainstorm nghe nó vẻ chuyên nghiệp hơn so với từ động não trong tiếng Việt. Vì từ động não này giống như để nói đến 1 cá nhân nào đó thôi.

Não công hay brainstorm là phương pháp làm việc nhóm để tìm ý tưởng mới cho một vấn đề, một thương hiệu hay chương trình truyền thông. Mục đích để tìm sự khác biệt, khơi gợi những nhu cầu tiềm ẩn hoặc những khát khao độc đáo chưa ai từng thể hiện.

Trong brainstorm, một người bình thường hay một người chuyên sáng tạo có vai trò như nhau. Một cuộc họp brainstorm là dịp để mọi người nói ra những gì mình nghĩ, không giới hạn, không tôn giáo, không địa vị và quên luôn cả vấn đề giới tính nếu có thể.

16 - Tìm hiểu Brainstorm là gì và những lỗi thường gặp khi áp dụng?

Cách tổ chức cuộc họp brainstorm đơn giản

Phòng họp như bình thường. Chỉ cần mang theo bút chì, bút màu, gôm hoặc 1 tờ giấy A0 to bự để ghi nhận các ý tưởng.

Ghi nhận theo mô hình sơ đồ tư duy kiểu mạng nhện, với trung tâm ghi tên chủ đề cần thảo luận để mọi người tập trung.

Mỗi người nói lần lượt, không ai được ngắt ý, không đánh giá, chỉ trích hoặc đưa giới hạn vào.

Ai có ý gì nói liền, không ngại ngần khi đưa ra ý kiến, có là nói hoặc mình thích thì mình nói thôi. Tóm lại cứ nói không sợ sai, không sợ chê cười.

17 - Tìm hiểu Brainstorm là gì và những lỗi thường gặp khi áp dụng?

Mục tiêu của cuộc họp brainstorm

  • Ra một danh sách ý tưởng để gạn lọc.
  • Tận dụng nguồn lực tư duy của não trái.
  • Tạo cơ hội tỏa sáng cho bất kỳ ai.
  • Tăng hiệu quả làm việc nhóm hơn các cuộc họp thông thường.
  • Tìm kiếm ý tưởng đột phá, khác biệt và gợi nhu cầu tiềm ẩn.

Những điều sai lầm khi dùng brainstorm

  1. Không có người làm chủ một cuộc họp brainstorm, không ghi chép hay tóm tắt lại ý tưởng: điều này dễ dẫn đến sẽ có nhiều ý kiến trùng được nêu ra hoặc phát biểu lệch chủ đề cần hướng đến.
  2. Bình luận chen ngang vào cuộc họp: đại loại như những câu
    – Ý tưởng gì như hạch
    – Cái này không phù hợp yêu cầu của khách.
    – Vô lý quá
    – Cái này không khả thi
    – Nhân lực, Ngân sách không đủ
    – ….
  3. Cả nể việc phát biểu theo chức vụ, vai vế.
    – Mời giám đốc A cho ý kiến.
    – Anh B trưởng phòng có ý kiến gì không?
  4. Chia đều việc phát biểu hay đặt ra giới hạn số lượng cho ý tưởng của từng người: mỗi người phải được 50 ý tưởng sau cuộc họp brainstorm, tạo một áp lực khiến cho các ý tưởng trùng lắp. Cái này nên để tự do, người ta nghĩ được bao nhiêu thì cứ đưa ra thôi. Đưa ra con số cụ thể sẽ làm họ áp lực về số lượng hơn là sự sáng tạo.
  5. Cảm thấy thỏa mãn về số ý tưởng và tự ngừng lại dù thời gian họp vẫn còn: Mặc dù số lượng có thể nhiều, nhưng chưa chắc chất lượng ý tưởng tốt nên việc ra càng nhiều ý tưởng trong lần brainstorm đầu vẫn tốt hơn làm nhiều lần.

Phương pháp làm brainstorm không khó, vấn đề khó chính là văn hóa người Việt vẫn chưa quen với hình thức này. Đây là phương pháp tìm ý tưởng đầu vào trước khi có những quyết định lựa chọn ý tưởng cho những cuộc họp sau.

Hiện tại, các công ty quảng cáo và truyền thông tại Việt Nam đang áp dụng phổ biến khi tìm một ý tưởng đột phá để đi trình bày cho khách hàng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Brainstorm là gì và những lỗi thường gặp khi áp dụng? đã giúp bạn biết thêm về cách thực hiện brainstorm trong doanh nghiệp. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Dạo này thời tiết thất thường, mưa lũ diễn ra ngày càng mạnh hơn. TV không còn là phương tiện đủ để theo dõi thời tiết nữa. Thật may mắn, chúng ta có công nghệ để theo dõi thường xuyên thời tiết trên những trang web cập nhật thời tiết theo thời gian thực. Và nếu có đủ kiến thức, bạn có thể trở thành nhà khí tượng địa phương. Bạn sẽ giúp cho cộng đồng rất nhiều. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu cách dự báo thời tiết qua bài viết này nhé.

Accuweather.com – Dự báo thời tiết các nơi trên thế giới:

Đây là 1 trang nổi tiếng về dự báo thời tiết rồi. Trang do AccuWeather Inc quản lý là một công ty truyền thông Mỹ cung cấp dịch vụ thương mại dự báo thời tiết trên toàn thế giới. Các nhà cung cấp phân tích web bên thứ ba của Alexa và SameWeb đã đánh giá trang web này là trang web được truy cập nhiều thứ 200 tại Hoa Kỳ, kể từ tháng 11 năm 2015.

Trang này cung cấp cho người dùng các dự báo nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm không khí, chất lượng không khí sẽ ra sao theo thời gian và những ngày sắp tới.

Như đây là trang dự báo thời tiết của Sài Gòn:

https://www.accuweather.com/vi/vn/ho-chi-minh-city/353981/weather-forecast/353981

Trang này còn có ứng dụng để bạn có thể cài đặt trên điện thoại. Mình đánh giá độ chính xác về dự báo của trang này trên 50%. Có lần dự báo tối sẽ mưa mà mình không tin, ai dè mưa thật @@.

19 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Để tải ứng dụng về điện thoại thì bạn vào link sau nhé:

Dành cho thiết bị dùng Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.accuweather.android

Dành cho thiết bị dùng IOS:

https://apps.apple.com/vn/app/accuweather-weather-forecast/id300048137

Đánh giá chung: Nên dùng, độ chính xác cao.

Weather.com – Trang dự báo thời tiết được Google lấy dữ liệu đưa ra

Thường thì mình lười ghé vô mấy trang web để coi dữ liệu thời tiết lắm. Thường sẽ search Google để coi thời tiết như thế nào.

Như từ khóa quen thuộc mình hay search là: thời tiết sài gòn theo giờ. Và mình để ý thì dữ liệu được Google đưa ra được lấy từ trang Weather.com này nghĩ đây là 1 nguồn uy tín để tham khảo.

Còn đây là thông tin của trang này mình lấy từ Wikipedia ra

The Weather Channel là một kênh truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh cơ bản của Mỹ, phát sóng chương trình dự báo thời tiết và tin tức liên quan đến thời tiết và các phân tích, cùng với phim tài liệu và các chương trình giải trí liên quan đến thời tiết.

Ngoài chương trình trên kênh truyền hình cáp, TWC cũng cung cấp những dự báo cho các đài phát thanh trên mặt đất và vệ tinh, báo chí, các trang web, và duy trì cập nhật trực tuyến tại weather.com và thông qua một bộ những ứng dụng trên điện thoại di động thông minh và máy tính bảng.

20 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Cái quan trọng nhất mình chú ý là sự xuất hiện của IBM trên trang này. Theo thông tin có được thì dữ liệu thời tiết được lấy từ IBM ra. Mà IBM thì là 1 trong những ông lớn về mảng máy tính và dữ liệu trên thế giới. Nên độ chính xác là khỏi phải bàn rồi.

Như đây là trang về thời tiết tại Sài Gòn

https://weather.com/vi-VN/weather/today/l/e4f3028ded4eaa85aa504baa51acd7b6df7932ebc68c9d7aff1c838d1178f42c

Dành cho thiết bị dùng Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.accuweather.android

Dành cho thiết bị dùng IOS:

https://apps.apple.com/us/app/id295646461?mt=8

Đánh giá chung: Nên dùng, độ chính xác cao. 

Windy.com – Dự báo gió bão và tốc độ đường đi

Một trang dự báo thời tiết ra đời năm 2014. Dự án được khởi tạo bởi Ivo – người Cộng Hòa Czech, một người yêu thả diều, lái trực thăng và nhiều hoạt động liên quan đến gió.

Dữ liệu được web sử dụng là của ECMWF (European Centre for Medium-Range Weather Forecasts), GFS (Global Forecast System) – mô hình dự báo thuộc Cục khí tượng quốc gia Hoa Kỳ –  National Weather Service (NWS).

Ngoài ra, nếu bạn hiểu về các thuật ngữ thời tiết, trang này còn cung cấp nhiều thông số phức tạp khác.

Đánh giá chung: quá nhiều nên sẽ rối với người không chuyên. Hình ảnh tạm ổn. Ngốn dung lượng ram khá lớn và sẽ làm nóng máy nếu để lâu.

21 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Ventusky.com – Dự báo nhiệt độ và còn hơn thế nữa

Lại một đại diện nữa đến từ Cộng Hòa Séc. Có sẵn cả tiếng Việt cho bạn xem và rê chuột tới đâu là có thông số chính xác theo giờ.

Muốn tra thì quá đơn giản để xem thời tiết toàn thế giới! Muốn coi thành phố hay tỉnh nào cứ việc rê chuột phóng to bản đồ Việt Nam ra. Bạn sẽ đo được nhiệt độ của vùng đó hiện tại. Và con mấy tia trắng trắng chuyển động liên tục là luồng gió đấy các bạn.

Đánh giá chung: ít thông tin và đủ cái người không chuyên quan tâm. Thực ra bạn chỉ có thể coi nhiệt độ, gió, mưa hoặc mây rồi tự đoán ra xu thế thời tiết. Chứ còn thông số liên quan áp suất, độ cao thì cần chuyên môn.

Đánh giá cá nhân: trong cơn bão số 12 năm 2017, trang này dự đoán đúng tâm bão nhất so với Windy. Nếu bạn muốn xem có thể kéo ngược thời gian lại xem và so sánh.

22 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

PDC Disater – Dự báo thảm họa thiên nhiên

Đây là trang theo dõi và cảnh báo thảm họa thiên nhiên đủ các thể loại từ dịch bệnh, động đất, lũ lụt và cả bão tố.

Trang này không có nhiều ứng dụng hay cập nhật theo thời gian thực. Khi nào có số liệu thì mới cập nhật lên. Nhưng lợi điểm là dự báo đường đi của bão rất chính xác.

Tại sao ư?! Vì đây là cơ quan dự báo thảm họa Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Với số liệu quá khứ đồ sộ và vệ tinh theo dõi liên tục. Bạn sẽ rất cần đến nó nếu muốn đi du lịch đến vùng nào nguy hiểm.

Web theo dõi: https://disasteralert.pdc.org/disasteralert/

Đánh giá chung: Trang này dự báo đường đi của bão tốt và thích hợp cho ai muốn theo dõi nơi bị thảm hỏa có thể vào cứu trợ được chưa.

23 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Hy vọng qua bài viết Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay đã có thể giúp bạn biết nắm bắt thời tiết khu vực mình sống. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

Tờ khai nhập cảnh Singapore là gì và có gì đặc biệt? Đây là tờ giấy ngày càng quen thuộc với người Việt do lượng du khách qua đó tăng lên. Tuy nhiên, trước khi vào nhập cảnh, mọi hành khách nên điền trước tờ khai hải quan để làm thủ tục nhập cảnh nhanh hơn. Ngôi nhà kiến thức sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn cách điền tờ khai nhập cảnh Singapore.

Tờ khai nhập cảnh Singapore gồm những nội dung gì?

Một tờ khai nhập cảnh Singapore (Tân Gia Ba) như một tờ rơi quảng cáo khổ A5. Nội dung bao gồm 2 mặt như hình minh họa:

  • Mặt khai thông tin

25 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

  • Mặt hướng dẫn và lưu ý

26 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

Ngôn ngữ là tiếng Anh, có vài chỗ sẽ hơi khác biệt chút so với tiếng Anh bạn hay dùng hàng ngày ở Việt Nam, nhưng cũng dễ đoán chứ không khó mấy.

Mặt sau có một dòng chữ rất đáng sợ: WARNING DEATH FOR DRUG TRAFFICKER UNDER SINGAPORE LAW. Tạm dịch là hình phạt tử hình dành cho ai tham gia vận chuyển ma túy. Đây là một việc nghiêm túc, bởi thế các bạn nên lưu ý đừng cầm đồ cho người lạ khi tới cổng hải quan nhé.

Hướng dẫn điền tờ khai hải quan nhập cảnh Singapore

Những điều cần nhớ trước tiên:

  • Dùng dấu tick “√” để đánh vào các ô vuông, không dùng gạch chéo “x” nha các bạn. Mất công nộp rồi bị bắt làm lại.
  • Viết mực xanh hoặc đen và chỉ dùng 1 màu.
  • Khai hết theo đầu người kể cả trẻ em đi cùng, không bỏ sót người nào.
  • Mục nào ghi For Office use only thì đừng ghi vào nhé.
  • Ghi chữ in hoa tiếng Việt không dấu, kể cả thông tin địa chỉ khách sạn nơi bạn tới. Phần địa chỉ nhớ ghi kỹ vì họ sẽ rất ngại nếu bạn không ghi, hải quan không rõ bạn có muốn về lại hay không hay qua lao động bất hợp pháp.

Trang đầu tiên

  • Full name as it appear in Passport/travle document (BLOCK LETTER): Tên hộ chiếu sao, ghi vậy, nhớ bỏ dấu và ghi hoa nhé.
  • Passport number: số hộ chiếu
  • Sex – Giới tính: Male – Nam, Female – Nữ
  • Place of Residence: địa chỉ nơi ở tại Việt Nam, vẫn ghi hoa và không dấu như tên. Đường phố ghi road hoặc street tùy bạn. Phường là ward, xã là commune, bạn có thể không cần ghi. Quận hay huyện là district. Nhắm trước để ghi, không đủ thì ghi tắt. Miễn sao ghi đủ và rõ ràng là được.
  • City là thành phố, thường dành cho những bạn ở các thành phố thuộc Trung Ương như: HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội. Bạn cũng có thể ghi tỉnh ở mục này, chả sao cả.
  • Country là quốc gia chứ không phải đồng quê nhé. Ghi Vietnam là xong.
  • Bỏ trống State đi, đừng quan tâm.
  • Flight no: số hiệu chuyến bay, nhớ coi lại vé nhé. Còn lại là số tàu hay số xe thì khác.
  • Address in Singapore: ghi địa chỉ khách sạn, đủ chi tiết.

27 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

Trang thứ hai

  • Country of Birth: quốc gia bạn sinh ra
  • Indentity Card: dành cho người Malaysia thôi, bạn khỏi cần điền.
  • Date of Birth: ngày tháng năm sinh.
  • Length of Stay: ở mấy ngày ghi số ra. Ở 4 ngày ghi 04.
  • Nationality: quốc tịch
  • Last city/Port of Embarkation before Singapore: nơi bạn khởi hành đến Singapore.
  • Next city/port of Disembarkation After Singapore: nơi bạn sẽ tới khi ra khỏi Singapore.

28 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

  • Mục Africa hay South America là muốn kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Công dân đến từ 2 khu vực này thường bị kiểm soát chặt là vậy.
  • Have you ever used a passport under different name to enter Singapore?: Bạn có từng dùng tên khác trước đây khi nhập cảnh. Nếu có ghi tên cũ đã từng dùng ra.
  • Have you ever been prohibited…: bạn đã từng bị cấm nhập cảnh trước đây.
  • Signature: chữ ký của bạn.

Trang Thứ 3

Lại ghi tên mình tiếp nhé, hơi lẩm cẩm nhưng thôi ráng ghi tiếp đi. Sau đó ghi lại quốc tịch, bỏ mục ghi identity vì dành cho người Malaysia. Tờ này bạn giữ lại nhớ đừng bỏ đi nếu hải quan đưa lại cho bạn.

29 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

Kết:

Vấn đề là cứ ghi đủ thông tin. Thiếu chỗ ghi chữ thì ghi tràn cũng được, không sao vì tên chữ có người dài ngắn mà.

Hướng dẫn điền thông tin nhập cảnh chính thức tại phi trường Changi Singapore

Tại sân bay, đi ra khỏi máy bay cũng có một bàn hướng dẫn chi tiết dành riêng cho người Việt. Bạn có thể tải các hình dưới đây về để xem trong khi làm tờ khai trên máy bay.

30 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

31 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

32 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

33 - Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam

Khi bạn nhập cảnh sẽ được lấy dấu vân tay. Khi xuât cảnh trở về bạn cũng phải check vân tay lần nữa.

Nói chung thủ tục nhập cảnh Singapore rất dễ dàng.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn điền tờ khai nhập cảnh Singapore cho người Việt Nam đã có thể giúp bạn biết được cách ghi tờ khai nhập cảnh trước khi tới đảo quốc Sư Tử Singapore.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ của JCB là gì?

J/Secure 🔒 là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Western Union là gì – Mã số PIN thẻ ATM là gì

J/Secure™ là gì?

J/Secure™ hay thường được gọi là J/Secure là tính năng bảo mật 2 lớp của thẻ thanh toán quốc tế JCB. Dịch vụ này được ra đời vào năm 2004.

Chương trình xác thực J/Secure™ của JCB cho các giao dịch không xuất trình thẻ đã và đang bảo vệ các chủ thẻ JCB khỏi trộm cắp danh tính từ năm 2004. J/Secure™ tăng tính bảo mật cho thương mại trực tuyến bằng cách thêm một bước nhận dạng quan trọng, cho phép chủ thẻ trực tiếp xác thực thẻ của mình với nhà phát hành thẻ.

Đây là một dịch vụ dùng cho việc xác thực giao dịch trực tuyến (online) của các chủ sở hữu thẻ JCB. Dịch vụ J/Secure™ này chỉ có thể sử dụng khi các trang thanh toán có dấu hiệu logo của dịch vụ J/Secure™ mà thôi.

Để giao dịch an toàn với thẻ tín dụng quốc tế, các hãng thẻ thanh toán quốc tế đã bổ sung tính năng báo mã otp để phòng chống cướp thông tin thẻ để thanh toán bất hợp pháp. Bằng cách thêm vào 1 phương thức xác thực khi thanh toán trực tuyến.

Trong bài này thì phương thức đó là J/Secure của thẻ JCB.

J/Secure™ là một dịch vụ có chức năng tương tự như là dịch vụ 3D Secure bên thẻ Visa,  Mastercard Securecode của thẻ Mastercard và American Express SafeKey của thẻ American Express.

Hiện nay thì ở Việt Nam, thì theo quan sát và tìm hiểu thì có vẻ như dịch vụ J/Secure™ này chưa được cung cấp cho các chủ thẻ JCB ở Việt Nam. Những trang thương mại điện tử cũng chưa chấp nhận JCB nhiều nên cũng vắng bóng J/Secure™.

Update 2020, Mình thấy bên OCB có hướng dẫn về J/Secure nên mình nghĩ phương thức này đã được xuất hiện ở Việt Nam rồi nhé.

Như đây là hướng dẫn về J/Secure trên website của họ. Mình lấy về

Nhằm tăng cường tính bảo mật và an toàn trong giao dịch trực tuyến, Ngân hàng Phương Đông OCB xin trân trọng thông báo về việc triển khai dịch vụ xác thực giao dịch thẻ trực tuyến đối với Thẻ tín dụng và Thẻ ghi nợ OCB – JCB, chi tiết như sau:

+    Bước 1: Chủ thẻ OCB JCB vào trang thương mại điện tử chọn hàng hóa/dịch vụ cần mua.
+    Bước 2: Nhập các thông tin thanh toán theo yêu cầu trên màn hình website.
+    Bước 3: Nếu website có J-Secure, sau khi nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ thẻ sẽ được tự động chuyển đến trang xác thực giao dịch của OCB để nhập mã xác thực giao dịch. Mã xác thực được OCB gửi qua SMS/email (theo số điện thoại/email mà chủ thẻ đã đăng ký).
+    Bước 4: Sau khi chủ thẻ nhập mã xác thực, hệ thống OCB kiểm tra mã xác thực do chủ thẻ vừa nhập:
–    Trường hợp mã xác thực đúng: hệ thống xác thực thành công và tự động trở về trang thanh toán trực tuyến, giao dịch được xử lý và hoàn tất quá trình thanh toán.
–    Trường hợp mã xác thực không đúng (KH nhập sai mã xác thực): hệ thống báo lỗi và từ chối xử lý giao dịch.35 - Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ của JCB là gì?

Cách thức hoat động của dịch vụ J/Secure™

Khi bạn sử dụng thẻ JCB card để giao dịch trực tuyến thì khi thanh toán bạn sẽ cần nhập tên chủ thẻ, số thẻ, tháng năm hết hạn của thẻ JCB, Số CAV2 rồi tiếp tục là sẽ thanh toán được.

Một cửa sổ hiện lên để hỏi bạn mật khẩu dịch vụ J/Secure™. Mật khẩu này chính là mật khẩu của dịch vụ MyJCB. Nghĩa là bạn phải có mật khẩu của MyJCB. Bạn nhập đúng mật khẩu này, hệ thống xử lý xác nhận chủ thẻ và nếu đúng là bạn dùng. Thông tin xác nhận cũng gửi cho nhà bán hàng.

Bởi vì như vậy, nên đã xuất hiện dịch vụ J/Secure™ nhầm để gia tăng an toàn cho chủ tài khoản. Với dịch vụ J/Secure™thì nay người sử dụng thẻ JCB sẽ có thêm 1 lớp bảo vệ khi thanh toán trực tuyến online.

Dịch vụ J/Secure™ này cũng không gọi là an toàn tuyệt đối cho người sử dụng thẻ JCB. Bởi vì dịch vụ J/Secure™ này chỉ xuất hiện khi bạn thanh toán trên các trang web có biểu tượng J/Secure™. Tức là những trang này có sử dụng dịch vụ J/Secure™ để xác thực giao dịch trực tuyến.

Còn đối với những trang không sử dụng dịch vụ xác thực J/Secure™ thì dịch vụ J/Secure™ sẽ không hoạt động. Do đó J/Secure™ cũng xem như không có tác dụng đối với những trang này. Bởi vì vậy, bạn vẫn nên giữ thẻ JCB cẩn thận chứ đừng tự tin quá vào dịch vụ J/Secure™ này là an toàn tuyệt đối.

Thường thì mã bảo mật J/Secure sẽ được gửi qua tin nhắn SMS điện thoại hay Email của bạn((theo số điện thoại/email mà chủ thẻ đã đăng ký với ngân hàng phát hành thẻ JCB của bạn) khi bạn thanh toán trực tuyến tại trang có hổ trợ hình thức này.

36 - Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ của JCB là gì?

Dịch vụ J/Secure™ có tốn phí không, có cần đăng ký không?

Thường những dịch vụ là dịch vụ miễn phí do bên thẻ thanh toán quốc tế cung cấp. Và tùy trang mới hoạt động được hay không nữa. Nên nhìn chung là dịch vụ này không tốn phí và không cần phải đăng ký vì mặc định hầu như có cả sẵn rồi.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ là gì đã giúp các bạn hiểu thêm về cơ chế hoạt động bảo vệ chủ thẻ JCB của J/Secure™. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

UK là gì, là nước nào và ở đâu trên thế giới?

UK là gì, UK là viết tắt của từ gì? 🇬🇧UK là nước nào trên thế giới? Hàng UK, Size giày UK có nghĩa là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:  APEC là gì – Tân Gia Ba là nước nào

UK là gì, là viết tắt của từ gì?

UK là từ viết tắt của chữ United Kingdom. Dịch nghĩa tiếng Việt là Liên Hiệp Vương Quốc, chữ tiếng Việt thường dùng là Liên Hiệp Vương Quốc Anh.

United Kingdom hay UK bao gồm các quốc gia thành viên mà chúng ta quen gọi là xứ như: Anh Quốc, Scotland, Wales và Bắc Ireland.

UK đã từng là quốc gia thống trị thế giới với hệ thống thuộc địa khắp năm châu. Các quốc gia lớn như: Mỹ, Canada, Australia đã từng là thuộc địa của Anh. Và một câu nói kinh điển thể hiện tầm bá chủ của Anh là: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh.”

38 - UK là gì, là nước nào và ở đâu trên thế giới?

UK là nước nào ở đâu thuộc châu lục nào và nói tiếng gì?

UK là quốc gia nằm ở phía Tây Châu Âu, cách nước Pháp 1 eo biển là Manche. Eo biển này có đường ngầm nối liền 2 quốc gia này. UK ở đây là liên hiệp Anh chứ không phải chỉ mỗi nước Anh nhé.

Cụ thể như sau:

London là thủ đô của nước Anh.

England là tên tiếng Anh của nước Anh. Lưu ý là nước Anh nhé. Khác với Liên hợp Anh.

United Kingdom (UK) nhắc tới trong bài là Liên hiệp Anh. Gồm các nước như Anh Quốc, Scotland, Wales và Bắc Ireland.

Và thủ đô của Liên hiệp Anh cũng là London nhé.

Và đương nhiên là quốc gia này nói tiếng Anh rồi. Thứ tiếng tuy không phải là nhiều người nói, nhưng là ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật. Vì thế, ai muốn hội nhập với quốc tế thì không thể kém tiếng Anh. Ít nhất cũng có thể giao tiếp cơ bản.

UK dùng tiền gì?

Do nằm chung liên hiệp Anh với nhau. Nên tất cả nước sử dụng đồng tiền chung là Đồng bảng Anh ký hiệu £ là đơn vị tiền tệ của nước Anh.

Hàng UK là gì, Made in uk là của nước nào?

Hàng UK hay còn gọi là made in uklà để chỉ hàng hóa xuất phát từ các nước Anh Quốc, Scotland, Wales và Bắc Ireland. Rất nhiều người cứ lầm tưởng hàng UK là hàng của nước Anh. Thực tế thì còn 3 nước còn lại nữa nhé.

Size giày uk là gì?

Một đơn vị đo kích thước giày của khối liên hiệp Anh. Thường khi mua giày bạn sẽ gặp các kiểu size giày phổ biến như size giày US là size của Mỹ, Size UK là của Liên hiệp Anh, Size EU là của Châu Âu.

Mỗi kiểu sẽ có cách đánh số khác nhau:

Hãy xem bảng bên dưới cho dễ so sánh kích thước size giày giữa các chuẩn nhé:

Size giày nữ

US UK Europe Converse®
4 2 35
4.5 2.5 35
5 3 36
5.5 3.5 36
6 4 37 4
6.5 4.5 37 4.5
7 5 38 5
7.5 5.5 38 5.5
8 6 39 6
8.5 6.5 39 6.5
9 7 40 7
9.5 7.5 40 7.5
10 8 41 8
10.5 8.5 41 8.5
11 9 42 9
11.5 9.5 42
12 10 43
12.5 10.5 43

 

Size giày Nam

US UK Europe Converse®
6 5 40 5.5
 6.5 5.5 40 6
 7 6 41 6.5
 7.5 6.5 41 7.0
 8 7 42 7.5
 8.5 7.5 42 8
 9 8 43 8.5
 9.5 8.5 43  9
10 9 44 9.5
 10.5 9.5  44  10
 11 10 45 10.5
 11.5  10.5 45 11
 12 11 46 11.5
 13 12 47 12
 14 13 48 13
 15 14 49 14
 16 15 50

 

Size giày trẻ em

US UK Europe Converse®
10.5 9 27
11 9.5 27.5 10
11.5 10 28
12 10.5 28.5 11
12.5 11 29
13 11.5 30 12
13.5 12 30.5
1 12.5 31.5 12
1.5 13 32.5
2 13.5 33 1
 2.5 1 33.5
3 1.5 34 2
3.5 2 35
4 2.5 3
4.5 3 36
5 3.5 37 4
5.5 4
6 4.5  5

Size giày em bé

US UK Europe Converse®
1 16 1
1.5 16
2 1 17 2
2.5 1 17
3 2 18 3
3.5 2 18
4 3 19 4
4.5 3 20
5 4 20 5
5.5 4 21
 6 5 21 6
 6.5 5 22
 7 6 22 7
7.5 6 23
8 7 24 8
8.5 7 25
9 8 26 9
9.5 8 27
10 9 27 9

 

UK có gì đặc biệt?

Văn hóa

  • Phớt tỉnh Ăng Lê là câu nói mô tả cho tính cách người Anh hay UK. Họ lạnh lùng và điềm tĩnh trước mọi thử thách vì dân đã quen với nghề hàng hải và chinh chiến tại thuộc địa. Vì thế, dù có gì xảy ra, gương mặt họ không có tí cảm xúc nào.
  • Trà chiều là nét ẩm thực độc quyền của dân xứ đảo sương mù. Họ làm liên tục từ 9h sáng và tới tầm 2h nghỉ một chút uống trà rồi lại làm tiếp.
  • Thời tiết là chủ đề không bao giờ dứt với người Anh. Đơn giản vì trong một ngày có nhiều hiện tượng thời tiết trên đảo này. Khi đi bất kỳ đâu, nhớ xem dự báo thời tiết nếu không muốn bị dính sương mù, mưa rơi thậm chí cả bão tuyết.
  • Hooligan Anh từng là nỗi ám ảnh của các sân cỏ châu Âu những năm 90. Sau này biến mất do những chế tài mạnh tay.
  • Văn hóa quý tộc là nỗi niềm khao khát học hỏi của nhiều dân tộc đang lên như Ả Rập và Trung Quốc.
  • Người ta bảo ma xuất hiện nhiều tại Anh. Một phần do nước này nằm giữa dòng hải lưu nóng và hải lưu lạnh. Vì thế sương mù luôn dày đặc tạo ra ảo giác có ma trong những tòa nhà cổ ở quốc gia này.

Kinh tế

  • Một nền kinh tế mạnh của châu Âu nói chung và EU nói riêng. Nhưng người dân đã chọn bỏ phiếu rời khỏi EU sau sự kiện Brexit.
  • Là một cường quốc trước Mỹ với hệ thống thuộc địa trải dài khắp thế giới với nhiều cảng biển thương mại. Các nước thuộc địa cũ giờ trở thành nguồn cung nguyên liệu cho nước Anh.
  • Động cơ máy, tàu biển và cả thời trang là sản phẩm UK mang đến thế giới. Chắc bạn đã từng nghe đến thương hiệu Roll Royce có dòng xe hạng sang và có cả động cơ cho máy bay.
  • Những vở kịch của Shakepear có lẽ ai cũng từng được học thời phổ thông được sáng tác tại đảo quốc này. Cốt truyện thì thu thập nhiều vùng từ khắp châu Âu.
  • Thời trang cũng là điểm nhấn tại đảo quốc này. Nếu bạn muốn theo phong cách quý ông, hoàng tử hay hoàng thân, có lẽ nên tham khảo phong cách thời trang ở đây.

Du lịch

  • Rừng, biển, đảo và cung điện nguy nga đầy quyền quý là nơi bạn nên ghé thăm.
  • Thủ đô Luân Đôn vừa là trung tâm tài chính, vừa là điểm du lịch nổi tiếng. Đừng quên tháp đồng hồ Big Ben và cung điện Buckingham của nữ hoàng.
  • Hồ Loch Ness với con quái vật huyền thoại thuộc Scotland.
  • Vùng Lake District phổ biến với dân địa phương kết hợp hồ, núi, sông và đương nhiên

Giáo dục

Có hai trường đại học hàng đầu thế giới là Cambridge và Oxford. Nơi sản sinh những lý thuyết thay đổi cuộc sống loài người.

Tương tự UK chúng ta có US là Mỹ nhé. Về US thì mình sẽ có bài viết khác nói cụ thể US là nước nào, viết tắt của từ gì nhé.

Hy vọng qua bài viết UK là nước nào và ở đâu trên thế giới? đã có thể giúp bạn hiểu được UK là gì và nó là nước nào. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Ngày độc thân 11/11 Trung Quốc là gì và khi nào tới? nhé.

Tìm hiểu EU – European Union là tổ chức gì và những điều thú vị?

EU là gì, là tên viết tắt của tổ chức nào? EU hay European Union có nghĩa là gì, là tổ chức gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: TPP là gì – Phi Luật Tân là nước nàoTân Gia Ba là nước nào 

EU là gì, là tên viết tắt của tổ chức nào?

EU thực ra là viết tắt của từ European Union. Do từ European Union dài dòng nên người ta thường viết tắt với tên là EU. Còn European Union là gì thì hãy tiếp tục tìm hiểu bên dưới nhé.

European Union là gì?

European Union là kết hợp của từ 2 trong tiếng Anh. Cụ thể European là nói về Châu Âu. Còn Union có nghĩa là liên minh hoặc là liên hiệp. Do đó European Union có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt có là nghĩa Liên minh Châu Âu hay tên gọi khác là Liên hiệp Châu Âu. 

Đây là một tổ chức có lịch sử 60 năm tồn tại và phát triển qua nhiều tên gọi khác nhau. Có lúc là tổ chức phòng thủ, có lúc mang tên sản phẩm chủ lực như than, thép. Có giai đoạn trở thành cộng đồng kinh tế và sau đó là Liên minh Châu Âu ngày nay.

Liên minh Châu Âu là gì và có vai trò ra sao?

Liên minh Châu thường được gọi dưới tên là EU hay European Union là một tổ chức tập hợp các nước thuộc Châu Âu với số lượng thành viên hiện nay là 28 nước.

Tìm hiểu EU - European Union là gì?

Liên minh Châu Âu này thành lập vào năm 1950 với mục tiêu gắn kết các nền kinh tế, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hội nhập, tận dụng lợi thế kinh tế của nhau để tạo sức cạnh tranh với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên Xô.

Tiền thân của EU là Cộng đồng Than – Thép châu Âu. Hiện nay thì EU đã bao trùm rất nhiều lĩnh vực của các quốc gia thành viên ngoài kinh tế như: tiền tệ, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB), Tòa án châu Âu, nghị viện châu Âu…

EU là một tổ chức hội nhập và tương trợ kiểu mẫu của thế giới. Các tổ chức khác được thành lập cũng kỳ vọng đi theo mô hình của EU như AU (Africa Union – Liên minh Châu Phi) hay ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).

Thành viên sáng lập ban đầu bao gồm 6 nước là: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg (Lục Xâm Bảo). Qua thời gian phát triển, EU từ 6 nước ban đầu lên 28 nước. Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi Giáo với lãnh thổ nằm ở 2 lục địa Á – Âu cũng đang chờ xét duyệt để tham gia EU, nhưng do tranh cãi trong vấn đề diệt chủng người Armenia nên hồ sơ còn bị ách lại.

Đồng tiền chung của EU là đồng Euro. Việt Nam chúng ta hay gọi dưới tên gọi là Ơ rô.

Lưu ý: hiện nay cũng Euro cũng đang được rất quan tâm. Nhưng đó là giải Euro. Đây là giải bóng đá do UEFA tổ chức dành cho các nước ở Châu Âu.

Tuy nhiên có một số nước nằm ở trong EU vẫn không sử dụng đồng Euro có thể kể đến như Thụy Sỹ, Anh…

EU hiện tại có 28 nước châu Âu tham gia. Kể từ 2013 đến nay chưa kết nạp thêm thành viên nào mới. Một phần do khủng hoảng kinh tế, một phần do khủng hoảng định hướng tương lai. Nhất là sau Brexit, EU đang tự cải tổ lại.

Hiện nay thì vào tháng 06 năm 2016 vừa qua, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã bỏ qua dể thoát khỏi liên minh Châu Âu EU qua sự kiện Brexit.

Danh sách các quốc gia trong EU

Các quốc gia đầu tàu: Anh (đã rút khỏi), Pháp, Đức, Ý, Hà Lan.

39 - Tìm hiểu EU - European Union là tổ chức gì và những điều thú vị?

Các nước Tây Âu: Áo, Bỉ, Luxembourg, Ireland (Ái Nhĩ Lan).

Các nước Bắc Âu: Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch.

Các quốc gia Đông Âu: Ba Lan, Hungary (Hung Gia Lợi), Séc + Slovakia (tách ra từ Tiệp Khắc),

Các quốc gia Nam Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Romanie, Bulgarie, Croatia, Slovenia.

Các quốc đảo ở Địa Trung Hải: Malta, Sip.

Các quốc gia vùng Baltic: Estonia, Latvia, Litva.

Made in eu là nước nào?

Made in eu là chỉ sản phẩm được sản xuất trong các nước thuộc liên minh EU ở trên

Những điều cần biết thú vị về tổ chức EU

  1. EU hướng tới hình mẫu một nhà nước Liên Bang với 3 trụ cột chính là các Hiệp ước các nước đã thảo luận nhiều năm với nhau. Họ có Ngân hàng chung, Nghị viện chung, cảnh sát và cả quân đội phòng vệ bên cạnh Khối NATO do Mỹ thành lập.
  2. EU với số dân đa số là các quốc gia Công Giáo. Có một số nước theo Tin Lành và các nước Nam Âu như Romani, Bulgarie (Bảo Gia Lợi), Hy Lạp theo Chính Thống. Chưa có nước đa số Hồi Giáo nào gia nhập EU.
  3. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia châu Âu với số đông là người Hồi Giáo nhưng luôn bị từ chối tham gia. Mâu thuẫn lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ thừa nhận sai lầm do diệt chủng người Armenia. Cuộc diệt chủng diễn ra vào thời đế chế Ottoman, tiền thân của nước Thổ ngày nay.
  4. EU là hình mẫu cho nhiều tổ chức liên quốc gia như tại châu Phi có AU (tiền thân là OAU). Đông Nam Á có ASEAN cũng đi theo định hướng của EU
  5. EU tuyên bố căn cội châu Âu là thế tục, nghĩa là không có nền tảng tín ngưỡng.
  6. Greenland là một lãnh thổ hải ngoại lớn nhất của Đan Mạch đã từng là một phần của EU. Nhưng hiện này không còn được tính vào EU nữa. Lãnh thổ này rút ra khỏi EU vì những tranh cãi về quyền đánh cá.
  7. Tiếng Pháp từng là ngôn ngữ chính của EU cho đến khi nước Anh tham gia. Bỉ, Luxembourg, Pháp là 3 thành viên đầu tiên dùng tiếng Pháp.
  8. Tuy nhiên, Đức mới là đầu tàu chính của kinh tế EU.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu EU – European Union là tổ chức gì và những điều thú vị, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về từ EU nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp ở bài viết Brexit là gì nhé.