Bạn biết rằng khi ra kinh doanh, không nhãn mác hay xuất xứ, thương hiệu thì cầm chắc giá trị sản phẩm thiếu tin tưởng. Thậm chí tạo ra một thương hiệu tồi, bạn muốn xóa đi cái hình ảnh tiêu cực trong suy nghĩ khách hàng rất khó khăn.

Vì thế, có kiến thức về thương hiệu chỉ là khởi đầu cho hành trình chinh phục khách hàng bằng xây dựng thương hiệu. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu chút thông tin cơ bản qua bài viết này nhé.

4 - Branding hay xây dựng thương hiệu là gì và Trademark khác gì Brand?

Thương hiệu là gì và Brand là gì?

Thương hiệu là nghĩa tiếng Việt của chữ Brand trong tiếng Anh. Thương hiệu tên tuổi, là danh tiếng, là tình cảm của khách hàng dành cho công ty…

Nhưng trước khi trước khi có tên tuổi, có được danh tiếng, tình cảm của khách hàng. Công ty phải bán sản phẩm đúng như nhu cầu khách hàng. Sản phẩm ít ra cũng phải đúng chất lượng kỳ vọng, không treo đầu dê bán thịt chó. Và đương nhiên duy trì và cải tiến theo năm tháng. Bạn từng bước có một thương hiệu mạnh.

Thương hiệu không phải là những thứ hào nhoáng ta thấy bên ngoài. Thương hiệu cũng không thể có trong 1 – 2 ngày. Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình dài

Thương hiệu là một tài sản vô hình tuy không thể hiện trên giá trị sổ sách. Nhưng để bạn hình dung được nó có giá trị thế nào, mình xin trích dẫn câu nói của CEO Coca Cola Roberto Goizueta:

“Toàn bộ nhà máy và cơ sở của chúng tôi ngày mai có thể cháy trụi, nhưng không có gì có thể chạm đến được giá trị của công ty chúng tôi vốn thực sự nằm trong danh tiếng của thương hiệu và tri thức tập thể trong công ty chúng tôi.”

Nhãn hiệu hay Trademark là gì?

Nhãn hiệu là nghĩa tiếng Việt của từ trademark. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản đây là một biểu tượng, dấu mộc hoặc hình vẽ để phân biệt tài sản của mình với tài sản người khác.

Trademark hay đánh dấu hàng hóa có từ lâu đời. Khi con người chăn nuôi gia súc với số lượng lớn, họ có nhu cầu làm dấu con vật bằng cách in một dấu nung bằng sắt vào da con vật. Bò là loại động vật bị áp dụng cách đánh dấu này nhiều nhất.

Tất nhiên, để không ăn gian số gia súc của nhau, những người chăn nuôi đã thỏa thuận rằng dấu ai làm ra người đó dùng. Không ai được làm giả dấu hiệu của nhau. Thời hiện đại, thỏa thuận  miệng đó đã được luật hóa thành việc bảo hộ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ theo địa lý sản xuất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc giải pháp mới…

Nếu bạn đã thiết kế ra một nhãn hiệu để bắt đầu kinh doanh, bạn đừng tiếc chi phí cho việc đăng ký sở hữu. Vì kiện tụng giành lại quyền sở hữu tốn kém nhiều lần hơn.

5 - Branding hay xây dựng thương hiệu là gì và Trademark khác gì Brand?

Nhằm để các bạn hiểu về ý thức trong việc bảo hộ nhãn hiệu, tránh việc bị giả mạo mà không làm gì được. Các bạn hãy biết một trường hợp đáng tiếc sau để coi đó mà rút kinh nghiệm:

Bánh canh Trảng Bàng Hoàng Ty là một tên nhà hàng rất quen thuộc với dân Sài Gòn. Nhưng khi truy nguyên nguồn gốc thì chả quản nào chung 1 chủ cả. Nguyên do quán đầu tiên khi mở ra đã không kịp đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nên tình trạng bây giờ khi đi trong Sài Gòn có rất nhiều quán với quy mô khác nhau.

Câu chuyện mất tên vào tay người khác là có thật. Còn quán đầu tiên được cho là mở tại Thanh Đa. Nếu được bảo hộ đúng lúc, thương hiệu Hoàng Ty Trảng Bảng có lẽ sẽ có cơ hội hiện diện tốt hơn trong trí nhớ khách hàng. Còn bây giờ thì liệu mấy ai biết được quán nào là gốc, quán nào là đầu tiên?

So sánh Brand hay Trademark

 Brand – Thương hiệu  Trademark – Nhãn hiệu
 – Vô hình

– Không bảo hộ

– Tạo lợi thế kinh doanh

– Quy ra giá trị bằng tiền

– Độ nhận diện – liên tưởng

– Trở thành tài sản vô hình

 – Hữu hình

– Có bảo hộ

– Tạo sự phân biệt

– Giá trị của thẩm mỹ

– Độ bắt mắt – hài hòa

– Trở thành yếu tố nhận diện

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ khi khách hàng khởi phát nhu cầu. Nó như là một cuộc tâm lý chiến tranh giành ảnh hưởng trong tâm trí hữu hạn của khách hàng.

Và chiến thắng thuộc về thương hiệu nào thành công trong việc xây dựng cái hiệu cho người ta thương. Tiếng Anh chỉ có cụm từ ngắn ngủi là branding. Đây là một trong những yếu điểm chết người của đa số doanh nghiệp Việt.

Thương hiệu có xuất phát điểm từ ngành marketing. Vì thế, hoạt động xây dựng thương hiệu gần giống như 1 quy trình marketing 4P cơ bản.

Ở các công ty hàng tiêu dùng lớn, hoạt động khảo sát và nghiên cứu thị trường luôn thực hiện thường xuyên để thay đổi theo thị hiếu người dùng. Từ những số liệu nghiên cứu, thực hiện sản phẩm là hoạt động nội bộ.

Hoạt động dễ dàng nhận thấy nhất là hoạt động quảng bá cho thương hiệu. Tất nhiên, đi kèm với nó là một sản phẩm cụ thể hữu hình hoặc vô hình.

Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt để khiến cho người tiêu dùng phải ghi nhớ, phải tạo ra hành vi mua hàng. Một câu nói nổi tiếng trong ngành ai cũng biết là câu “Khác biệt hay là chết”.

Xây dựng thương hiệu phải dựa trên chiến lược kèm theo. Chiến lược của một thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố trong đó như về mặt: cấu trúc phát triển (brand architeture), tính cách (brand personel), hệ thống nhận diện (Brand Identity System hay Corporate Identity Profile), nhận diện (brand awareness) phân khúc thị trường, định vị, thông điệp, kênh truyền thông…

Các thành tích, chứng chỉ cũng là một yếu tố được tính vào để giúp cho thương hiệu có giá trị, tạo niềm tin như chứng chỉ Hàng Việt Nam chất lượng cao hay Thương hiệu quốc gia, Giải mai vàng…

Những thuật ngữ quan trọng khác trong xây dựng thương hiệu

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là tạo một hình ảnh/thuộc tính ngắn gọn để khách hàng dễ liên tưởng nhất.

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu là nhân cách hóa thương hiệu để thương hiệu phản ánh chính tính cách khách hàng mục tiêu, tạo sự gần gũi.

Bộ nhận diện thương hiệu (CIP) là gì?

CIP hay bộ nhận diện thương hiệu là tài liệu phối logo với các vật phẩm quảng cáo tạo sự đồng nhất trong truyền thông.

Thương hiệu tập đoàn là gì?

Thương hiệu tập đoàn là tên của một công ty có sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau đang kinh doanh.

Thương hiệu con là gì?

Thương hiệu con là thương hiệu thuộc sở hữu của một công ty lớn. Các thương hiệu này phát triển độc lập với nhau theo định hướng từ công ty.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là việc tạo dựng niềm tin và uy tín cho cá nhân nhằm mục đích quảng bá, bán hàng hoặc gây ảnh hưởng lên cộng đồng…

Thương hiệu bảo chứng là gì?

Thương hiệu bảo chứng là thương hiệu lớn đi kèm với tên một thương hiệu nhỏ hoặc ghi chú là thương hiệu nhỏ là sở hữu của thương hiệu lớn nhằm tạo niềm tin và thúc đẩy cho thương hiệu nhỏ đó phát triển.

ABM và BM là gì, viết tắt của từ gì?

ABM, BM viết tắt của từ Assitant to Brand Manager và từ Brand Manager, đây là 2 người chủ chốt trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là giá trị của nó tính ra bằng tiền theo đánh giá của những tổ chức chuyên nghiên cứu và đo lường về thương hiệu như Intebrand hay BrandZ.

Danh sách này thương đo các thương hiệu cấp toàn cầu. Còn ở từng quốc gia thì chưa có do điều kiện kinh doanh khác biệt, gây khó cho việc đánh giá giá trị của một thương hiệu.

Hy vọng qua bài viết Branding hay xây dựng thương hiệu là gì? đã có thể giúp bạn hiểu cơ bản khải niệm xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng thế nào. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Blogspot là gì nhé.

2 Comments

  1. Pingback: Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì?

  2. Pingback: Cộng đồng trợ giúp sản phẩm của Google

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *