Posts in Phần mềm

Tổng hợp các phần mềm cần thiết cho máy tính

Bạn đang thắc mắc, máy tính cần cài những phần mềm cần thiết gì. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu các phần mềm cần thiết phải có cho máy tính qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các kênh youtube dạy tự học chụp ảnh, nhiếp ảnh

Tổng hợp các phần mềm cần thiết cho máy tính

Dưới đây là tổng hợp những phần mềm mà cá nhân mình cho rằng máy tính nào cũng nên cài. Có cái nếu bạn không cần thì không cần phải cài. Danh sách này bao gồm phần mềm có phí lẫn miễn phí nhé.

Đối với các phần mềm miễn phí thì mình sẽ dẫn link qua trang web để tải về sử dụng. Còn đối với các phần mềm bản quyền các bạn tự tìm trên Google để tải file cài đặt nhé. Vì liên quan tới bản quyền, đưa vô có ngày mình lên phường uống trà đá vì vi phạm bản quyền mất >.<.

Các phần mềm sẽ được mình thống kê theo nhóm và ghi chú sơ lược công dụng.

Trình duyệt web

Chrome

Trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay trên thế giới của Google. Hầu như ai cũng biết tới, cũng từ sử dụng qua. Ưu điểm đồng bộ lịch sử duyệt web, đánh dấu trang(bookmark) ngon lành giữa các thiết bị với nhau.

Nhược điểm dân tình than thở, ăn ram quá nhiều. Mà giờ máy móc Ram cũng lớn rồi nên cái này chỉ máy ram ít mới sợ thôi. Còn ram nhiều chả cần quan tâm làm gì.

Link tải: https://www.google.com/intl/vi_vn/chrome/

Cốc cốc

Trình duyệt web do người Việt Nam phát triển. Được tối ưu đủ thứ hay tải nhạc, video này nọ, tự động tìm mã giảm giá khi mua hàng trên các trang thương mại điện tử, dịch ngôn ngữ….

Đây là 1 dạng tùy biến của mã nguồn Chromium. Nên nói chung trừ mấy cái tùy biến ra thì cũng giống Chrome mà thôi. Cái này phù hợp cho người dùng phổ thông vì mấy cái cần thiết tải nhạc video đều có cả. Không như Chrome phải tự đi tìm và cài vô.

Link tải: https://coccoc.com/

Firefox

Một trình duyệt web khác trước đây khi Chrome chưa ra. Thì đây là trình duyệt web đứng thứ 2 chỉ sau Internet Explorer. Khi Internet Explorer duyệt web còn chưa có chức năng dùng tab thì Firefox đã có rồi.

Ngoài ra còn các tiện ích mở rộng nữa. Google từng đổ tiền vô để được làm bộ máy tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Firefox nữa.

Link tải: https://www.mozilla.org/vi/firefox/new/

Ngoài ra còn các trình duyệt web khác như Opera, Vivaldi,…. Nhưng số người sử dụng khá ít nên không liệt kê vào.

Phần mềm nén, giải nén

Winrar

Phần mềm thì nổi tiếng quá rồi. Hầu như ai cũng biết. Công dụng thì dùng để giải nén các tập tin có đuôi .rar,.zip,…. Đây là 1 phần mềm có phí.

Nhưng lại rất hiền lành. Bạn có thể cài đặt và sử dụng. Khi hết hạn dùng thử thì cũng chỉ hiển thị ra cảnh báo yêu cầu bạn mua mà thôi. Không như đa số các phần mềm khác, hết hạn dùng thử là khỏi sử dụng gì nhé.

Bạn có thể tìm hiểu cách kiếm tiền của họ tại đây: https://genk.vn/chien-thuat-ky-la-cua-winrar-kiem-tien-kieu-gi-khi-lai-cho-khach-hang-dung-thu-mai-mai-20181027144328765.chn

Link tải: https://www.rarlab.com/download.htm

7Zip

Một phần mềm tương tự Winrar ở trên. Nhưng đây là phần mềm miễn phí. Bạn có thể sử dụng thoải mái không cần mua.

Mình từng sài qua thì thấy giao diện nó xấu quá. Nên không sài nữa. Chứ về mặt chức năng thì vẫn đầy đủ những các phần mềm nén và giải nén tập tin cần phải có.

Link tải: https://www.7-zip.org/download.html

Ngoài ra còn các phần mềm khác ít người sử dụng tới như Winzip, Universal Extractor, KGB Archiver,….

Phần mềm nghe nhạc xem video

VLC

Cá nhân mình đánh giá cao phần mềm VLC này. Chỉ cần cài vô là bạn có thể xem mọi định dạng video, âm thanh trên máy bạn. Chỉ cần mở với phần mềm này là xong.

Đối với các file âm thanh bé quá thì phần mềm này có thể cho bạn nghe với âm lượng 200%. Mình khuyên bạn nên cài phần mềm này.

Link tải: https://www.videolan.org/vlc/index.vi.html

K-Lite Codec Pack

Một tập hợp nhiều công cụ, bộ mã. Khi bạn cài đặt xong sẽ có thêm 1 phần mềm xem phim nghe nhạc là Media Player Classic Home Cinema để xem. Hoặc xem bằng phần mềm mặc định trên máy là Window media player.

Cái này xưa mình từng sài qua. Sau này thì cảm thấy có vẻ dư thừa chức năng không dùng tới quá. Nên dùng VLC ở trên luôn cho tiện.

Link tải: https://codecguide.com/download_kl.htm

KMPlayer

Đối thủ ngang ngửa với VLC ở trên. Giao diện đẹp nhiều chức năng này nọ. Do mình quen sài VLC rồi. Nên không sài KMPLayer chứ không phải do thua kém chức năng gì mà mình không dùng. Nếu bạn yêu thích giao diện đẹp thì nên chọn phần mềm này.

Link tải: http://www.kmplayer.com/

Tổng hợp các phần mềm cần thiết cho máy tính

Phần mềm đọc file PDF

Foxit Reader

Trước đây khi chưa có Foxit Reader người ta phải cài Adobe Reader nặng nề để đọc file pdf. Từ ngày có Foxit Reader dân tình chuyển sang qua dùng rất nhiều. Lý do là phần mềm này nhẹ nhàng và khởi động đọc file pdf nhanh chóng không ì ạch như Adobe.

Mình dùng qua Foxi cũng lâu rồi, cũng chẳng về lại Adobe nên bây giờ Adobe có cải thiện hơn mình cũng không rõ.

Link tải: https://www.foxitsoftware.com/pdf-reader/

Sumatra Pdf

Tương tự như Foxit Reader. Một sự lựa chọn khác cho bạn để cài.

Link tải: https://www.sumatrapdfreader.org/download-free-pdf-viewer.html

Trình duyệt web

Bạn không đọc nhầm đâu. Các trình duyệt như Chrome, Firefox, Internet Explorer hiện nay đều có thể đọc được file pdf cả đó. Nếu bạn không thường đọc pdf. Có thể chẳng cần cài phần mềm đọc chỉ cần kéo file pdf vào trình duyệt là có thể đọc được. Tuy nhiên đọc kiểu này thì lại bị nhiều hạn chế. Đúng kiểu chỉ đọc mà thôi.

Phần mềm quản lý mật khẩu

Lastpass

Phần mềm để lưu trữ mật khẩu đăng nhập các trang web online. Ưu điểm có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt khác nhau, trên các thiết bị khác nhau từ điện thoại tới máy tính.

Lý do bạn nên sử dụng là khi bạn có quá nhiều tài khoản cần quản lý. Tuy nhiên máy bạn sử dụng là máy công cộng hoặc máy tính công ty. Nếu bạn sử dụng chức năng lưu mật khẩu của trình duyệt thì người khác chỉ cần vô máy là có thể vào trình duyệt xem các mật khẩu bạn đã lưu trên trình duyệt. Điều này vô cùng nguy hại.

Cá nhân mình, máy tính công ty của mình. Mình không đồng bộ với trình duyệt Chrome ở nhà mình. Mật khẩu mình chỉ được đồng bộ qua Lastpasst mà thôi. Mỗi khi mở trình duyệt lên mình cần nhập đúng mật khẩu đăng nhập lastpass, từ đó mới có thể sử dụng được các mật khẩu đã lưu trên Lastpass.

Do đó nếu có người xâm nhập máy tính trên của mình, họ có định xem cũng không được, vì họ không có mât khẩu lastpass, còn trình duyệt thì mình chả cho lưu mật khẩu nào cả.

Ngoài ra bạn có thể tạo thư mục, phân loại các mật khẩu đã lưu nằm ở mục nào. Để khi cần tìm lại cũng nhanh. Các biện pháp bảo mật lastpass thì có bảo mật 2 lớp. Để nếu bạn có lộ mật khẩu thì kẻ xấu vẫn bị xác minh 2 bước chặn lại.

Mình sẽ có 1 bài viết riêng về Lastpass sau. Cá nhân mình khuyên những ai đi làm mà nhiều tài khoản thì nên dùng cái này để lưu mấy cái không quá quan trọng. Còn quan trọng như tài khoản email cá nhân, ngân hàng thì vẫn nên tự nhớ tốt hơn.

Link tải: https://www.lastpass.com/

Ngoài ra có Dashlane mỗi tội lại phải trả phí để có thể đồng bộ nhiều thiết bị và lưu trữ nhiều mật khẩu. Nên mình không đưa vào, vì thấy Lastpass free đã đủ dùng rồi.

Hiện nay thì năm 2021 Lastpass giới hạn thiết bị này nọ. Nên không còn là lựa chọn hàng đầu nữa.

Nếu phải trả phí thì mình đề nghị dùng 1Password cho rồi.

Phần mềm lưu trữ trực tuyến đám mây

Google Drive

Không cần phải giới thiệu nhiều nữa. Cài phần mềm này vô máy thì sẽ đồng bộ Google Drive về thiết bị của bạn. Đỡ phải lên web tải xuống hoặc tải lên. Mình không dùng Drive cho công việc nên không review nhiều.

Link tải: https://www.google.com/drive/download/#eula

Dropbox

Tương tự như Google Drive. Cá nhân mình đang dùng cho công việc. Vì đồng bộ nhanh, không hay gặp gián đoạn như Google Drive. Có tính năng lịch sử cho tập tin này nọ rất hay. Như Google Drive mà lỡ đè tập tin là đi bụi ngay.

Còn Dropbox mình có lỡ đè thì vẫn có thể khôi phục lại được. Mình từng viết 1 bài giới thiệu về Dropbox. Bạn có thể đọc tại đây: ➡️Tìm hiểu Dropbox là gì, có tác dụng gì?⬅️

Link tải: https://www.dropbox.com/install

Ngoài ra còn có OneDrive. Mà cái này trên win 10 có sẵn rồi. Các win dưới thì bạn có thể google tìm để download cài đặt.

Phần mềm chụp ảnh, ghi màn hình

ShareX

Chụp màn hình tiện dụng. Có thêm nhiều chức năng khác nhau như edit ảnh chụp. Chụp theo vùng, quay màn hình, chụp xong tự động up lên 1 trang chia sẻ hình ảnh nào đó…. Quan trọng hơn là 1 phần mềm miễn phí.

Link tải: https://getsharex.com/downloads/

Lightshot

Lightshot thì ít chức năng hơn. Nhưng được cái tiện là chụp xong là tự có link để chia sẻ hình ảnh. Có các công cụ để đánh dấu ghi chú ảnh. Dân văn phòng nhiều người dùng cái này.

Link tải: https://app.prntscr.com/en/index.html

Snagit

Phần mềm này chụp màn hình thì đánh giá của mình là ngon nhất. Mỗi tội đây là phần mềm trả phí. Bạn có thể tìm trên Google để link tải nhé.

Recordit

Phần mềm quay màn hình miễn phí. Dễ sử dụng, dễ chia sẻ. Quay xong sẽ có tự động up lên mạng và có link để chia sẻ. Mình hay dùng phần mềm này để quay hướng dẫn sử dụng nhanh cho người khác xem hoặc quay lỗi để báo IT khắc phục.

Link tải: https://recordit.co/

Phần mềm văn phòng

Unikey

Bộ gõ tiếng việt quen thuộc. Nay có quá nhiều trang giả. Mình sẽ đưa link đúng chính chủ cho bạn tải. Tránh tải nhầm mấy trang giả mạo khác.

Link tải: https://www.unikey.org/download.html

Gõ tiếng Việt (GoTiengViet)

Một phần mềm gõ tiếng Việt khác. Nhiều chức năng hay ho. Bạn có thể dùng qua nếu như đã quá chán quá Unikey.

Link tải: https://www.trankynam.com/gotv/

Microsoft Office

Microsoft Word, Microsoft Execel, Microsoft Power Point, Microsoft Outlook…. Hầu như máy tính văn phòng nào cũng phải có. Đây là phần mềm bản quyền nên bạn tự tìm link cài đặt nhé.

Thunder Bird

Phần mềm quản lý nhận gửi email mã nguồn mở miễn phí. Chức năng giống như Outlook. Được cái rất thông minh ở vụ cấu hình email. Hầu như mấy dịch vụ email như Gmail, Yahoo, Hotmail chỉ cần bạn điền xong địa chỉ email của bạn là tự điền thông số phù hợp cho việc gửi và nhận email rồi.

Link tải: https://www.thunderbird.net/vi/

Phần mềm chat liên hệ

Zalo

Zalo quá phổ biến rồi. Không cần phải giới thiệu này nọ. Một số người công việc cần liên hệ với đối tác khách hàng liên tục. Nên Zalo cài trên máy tính là 1 sự lựa chọn tối ưu nhất. Chứ điện thoại máy tính bảng pin nào chịu cho nổi. Và gõ trên bàn phím máy tính vẫn sướng hơn mấy cái phím ảo trên điện thoại máy tính bảng.

Link tải: https://zalo.me/pc

Telegram

Mình từng có bài giới thiệu qua Telegram ở đây rồi: Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì các bạn có thể vào tìm hiểu nhé. Nói chung nó cũng y chang Zalo, Skype thôi. Mỗi cty mỗi lãnh vực thì lại sài 1 phổ biến 1 phần mềm chat khác nhau.

Như cá nhân mình toàn dùng Telegram liên hệ chủ yếu, nhiều đối tác dùng Zalo hay Skype thì mình mới phải qua dùng để liên hệ thôi.

Link tải: https://desktop.telegram.org/

Skype

Một lão làng của phần mềm chat của giới văn phòng xưa nay. Ngày nay do có quá nhiều sự lựa chọn nên ít người dùng hơn. Tuy nhiên đã là dân văn phòng thì cũng nên cài sẵn. Tới khi cần có mà sử dụng ngay.

Link tải: https://www.skype.com/en/get-skype/

Các phần mềm, tiện ích khác

Notepad++

Notepad++ thay thế cho cái notepad cùi mía trên máy tính của bạn. Với notepad++ bạn có thể mở các file nặng nề ra không dễ bị treo máy như notepad. Ngoài ra với nhiều chức năng mà notepad mặc định chẳng hề có.

Bạn nên dùng qua cho biết nhé. Mình sửa code web nhanh toàn mở bằng notepad++ để sửa thôi.

Link tải: https://notepad-plus-plus.org/downloads/

Avast

Một phần mềm diệt Virus miễn phí. Cài cho an toàn, tránh máy bị dính virus, mã độc. Dân không chuyên tin học thì nên cài. Còn nếu đã có kiến thức tin học tốt thì có thể không cài cũng đc.

Máy mình chả có cái phần mềm diệt virus nào cả. Vì mình chả đi tải linh tinh, cái nào khả nghi sẽ không tải nên hầu như chả bị ăn con virus vào máy.

Link tải: https://www.avast.com/vi-vn/index

CCleaner

Một phần mềm nổi tiếng về dọn rác trên máy tính. Mình khuyên nên cài, lâu lâu quét để dọn mấy tập tin rác trên máy vừa để lấy lại dung lượng cho ổ cứng vừa cải thiện tốc độ máy tính.

Link tải: https://www.ccleaner.com/ccleaner/download/standard

3DP Chip

Phần mềm tự động tìm Driver cho các thiết bị phần cứng của máy tính bạn. Mình cài win dạo hồi xưa hay dùng để cài Driver máy tính đó cho nhanh. Nếu laptop thì kỹ lưỡng bạn nên lên trang của nhà sản xuất để tải nhé.

Cái này mình chủ yếu chỉ để dùng cho máy bàn thôi. Laptop sử dụng cũng được nhưng vẫn nên lên nhà sản xuất laptop down cho chắc vì bản đó là ổn định nhất với laptop của bạn.

Link tải: https://www.3dpchip.com/3dp/chip_down_lite.php?pl=vi

Nếu các bạn có phần mềm nào cảm thấy hay cần thiết phải có cho máy tính thì hãy bình luận bên dưới nhé. Mình sẽ bổ sung thêm vào bài viết này. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Tổng hợp các phần mềm cần thiết cho máy tính này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết nhé.

Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Telegram là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Analytics là gì và dùng để làm gì

Telegram là gì?

Telegram là 1 phần mềm dùng để nhắn tin trò chuyện và gọi điện qua Internet. Gửi tập tin, hình ảnh, video này nọ.  Tập tin gửi dung lượng cao nhất cho phép gửi lên tới 1,5 gb rất lớn so với các dịch vụ còn lại.

Theo như công bố gần đây thì họ có khoảng 400 triệu người dùng hoạt động thường xuyên mỗi tháng và 1,5 triệu người đăng ký tài khoản mới mỗi ngày.

Theo lời giới thiệu của họ, thì Telegram tập trung vào tốc độ và bảo mật. Bạn có thể sử dụng trên các thiết bị của bạn tại cùng thời điểm. Các nội dung tin nhắn sẽ được đồng bộ đến các thiết bị đầy đủ. Có thể tạo group lên đến 200000 người tham gia.

Và quan trọng nhất là đây:

Telegram is free and will stay free — no ads, no subscription fees, forever.

Dịch ra là Telegram miễn phí và sẽ mãi miễn phí – không có quảng cáo, không có đăng ký gói thuê bao hằng tháng, mãi mãi. Nói chung là cam kết miễn phí mãi mãi.

Nếu bạn thắc mắc tiền đâu mà miễn phí mãi thì có thì câu trả lời là tiền từ Pavel Durov. Bạn có thể đọc thêm thông tin tại đây:

https://cafebiz.vn/cuoc-doi-bat-hao-cua-pavel-durov-ceo-telegram-nguoi-vua-len-tieng-che-tai-quan-ly-cua-tim-cook-20170401082910105.chn

https://telegram.org/faq#q-how-are-you-going-to-make-money-out-of-this

Trong tương lai thì có thể sẽ có thể sẽ kêu gọi đóng góp giống như wikipedia.

Nói chung thì Telegram cũng tương tự như các phần mềm liên hệ khác phổ biến hiện nay như Messenger của Facebook, Zalo của VNG, Viber, Line, Google Hangout, Skype,….

Telegram hiện nay hầu như hoạt động ở đầy đủ các nền tảng hệ điều hành như: Android, iOS, Windows Phone, Windows, macOS và Linux…. Cho nên bạn có thể dùng Telegram dễ dàng ở bất kỳ đâu. Trừ khi bạn sài điện thoại đập đá thì thua thôi.

Vậy Telegram có gì hấp dẫn hơn so với các phần mềm chat đã kể ở trên. Điểm nổi bật nhất phải kể đến là không có quảng cáo. Nội dung tin nhắn và các tập tin phương tiện được mã hóa, đảm bảo sự an toàn. Có vụ chat bí mật riêng tự hủy nội dung sau thời gian xác định.

Sticker thì đa dạng phong phú. Ai cũng có tự tạo 1 bộ sticker cho riêng mình. Ko giống như mấy phần mềm khác sticker chủ yếu là từ nhà cung cấp phần mềm đưa ra. Có gì dùng đó, thích mà không có cũng phải chịu thua.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về telegram tại đây:

https://telegram.org/https://telegram.org/faq

Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì

Telegram dùng để làm gì?

Như đã nói ở trên về chức năng về công dụng. Nó là 1 phần mềm chat, nên dùng để trao đổi liên hệ là phổ biến. Phần mềm này được nhiều nhiều tin tưởng vì chính là sự cam kết bảo mật của nó. Khác với các phần mềm khác, họ có thể dùng thông tin của bạn cho mục đích nào đó thường chủ yếu là quảng cáo.

Hiện nay thì nhiều người đã bắt đầu chuyển qua dùng telegram. Phòng marketing của mình cũng qua 1 thời gian. Nhưng bị cty bắt quay về cái chat nội bộ cho dễ quản lý. H thì mình vẫn sài để nó chat với người khác cho lẹ. Hiện nay mình dụ bạn bè mình qua đây chat thay vì Facebook rồi.

Vì cảm thấy nó ổn định, ko chập chờn, nặng nề như Facebook. Zalo mình đăng ký cho có chứ không dùng nhiều nên không đánh giá so sánh được hiệu năng giữ Telegram và Zalo ra sao.

Tài khoản Telegram bình thường là không có mật khẩu. Mỗi lần đăng nhập nó sẽ gửi mã về đt bạn qua sms hoặc ứng dụng Telegram.

Ngoài ra có thể quét qr bên trong app telegram đã đăng nhập để đăng nhập ở 1 thiết bị khác. Do đó vụ lộ mật khẩu là không thể diễn ra ở telegram trừ khi bạn bị ai lấy luôn cái đt chứa sim số bạn đăng ký telegram.

Nếu bạn vẫn chưa an tâm có thể bật bảo mật 2 bước lên. Lúc này ngoài sms gửi về máy bạn sẽ cần thêm mật khẩu mà bạn đặt từ trước.

Cách đăng ký tài khoản Telegram

Để đăng ký cho mình 1 tài khoản telegram thì bạn cần phải có 1 số điện thoại để đăng ký tài khoản.

Link để tải Telegram:

Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.telegram.messenger

Ios: https://apps.apple.com/app/telegram-messenger/id686449807

Window: https://desktop.telegram.org/

MacOS https://macos.telegram.org/

Sau khi tải xong nhập số điện thoại của bạn vào. Và đăng nhập nó sẽ gửi mã xác nhận otp và điện thoại qua sms. Bạn nhập vô mã otp vào là xem như đăng ký thành công tài khoản.

Nếu bạn cài đặt app trên đt bạn. Thì ứng dụng sẽ tự động tìm những ai trong danh bạ có sử dụng telegram để kết nối. Cái này giống Zalo. Sau đó bạn có thể cài đặt 1 số quyền riêng như không ai xem được số điện thoại bạn, trạng thái online của bạn, tên hiển thị,….

Nhược điểm đối với người dùng Việt Nam theo mình thấy đối với Telegram là chưa có giao diện tiếng Việt. Ở Việt nam số lượng người sử dụng chưa đông đảo như Zalo, Messenger.

Có thể trong tương lai sẽ có. Nhưng tại thời điểm bài viết này thì chưa có.

Mình có thấy link để chuyển Telegram sang Tiếng Việt ở đây:

https://t.me/setlanguage/abcxyz

Các bạn có thể thử nhé. Mình vẫn thích dùng tiếng Anh hơn cho chuẩn.

Cách quét mã QR code Telegram đăng nhập tài khoản

Bạn mình log in máy tính mới. Mà không phải dân rành nên mò ko ra chổ quét QR code trên đt. Nên mình làm hướng dẫn luôn trong đây để các bạn không biết có thể tìm chổ quét QR để đăng nhập tài khoản nhé.

Các bạn hãy làm chỉ dẫn của mũi tên đỏ trên các tấm hình bên dưới nhé.

Bước 1

Đầu tiên hãy mở Telegram trên điện thoại của bạn. Và nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang như ảnh để Menu.

1 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 2

Sau khi mở được menu hãy chọn Setting.

2 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 3

Sau khi chọn Setting sẽ mở ra giao diện như ảnh bên dưới. Hãy chọn tiếp phần Devices.

3 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 4

Đây là màn hình sau khi chọn Devices. Sẽ liệt kê ra toàn bộ thiết bị đang đăng nhập tài khoản Telegram của bạn. Hãy nhấn vào chọn Scan QR code để có thể quét mã QR code trên Telegram.

4 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 5

Hãy chọn tiếp nút Scan QR Code

5 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 6

Sau khi chọn xong sẽ ra giao diện quét QR code để quét đăng nhập Telegram.

6 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết nhé.

Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì?

Google Primer là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

Google Primer là gì?

Google Primer là 1 ứng dụng miễn phí do Google phát hành. Đây là 1 ứng dụng để cho người dùng có thể học về các kiến thức Marketing online. Ứng dụng này có thể cài đặt được trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành AndroidIos.

Nếu bạn sử dụng điện thoại hay máy tính bảng dùng hệ điều hành Android hay Ios của Apple thì có thể tải ứng dụng (App) về cài đặt nhé.

8 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì?

Nguồn ảnh: https://www.facebook.com/digital4.0vn/

Link để cài đặt ứng dụng:

Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.primer&hl=vi

Ios:

https://apps.apple.com/vn/app/google-primer/id918628107?l=vi

Google Primer dùng để làm gì?

Như ở trên mình đã nói là dùng để học về Marketing online. Cụ thể là về những khóa học như thế nào thì các bạn hãy xem qua ảnh chụp của ứng dụng nhé.

Nếu ảnh ko rõ thì hãy click vào ảnh để xem rõ hơn nhé.

Giao diện Google Primer

Như đây là mình vô học thử khóa học Tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hôi coi thế nào.

Khóa học tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên mạng xã hội như thế nàoVà đây là 1 nội dung về khóa học:

9 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 10 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 11 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 12 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 13 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì? 14 - Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì?

Còn nhiều nội dung nữa. Mà chụp hết thì dài dòng lắm. Các bạn quan tâm có thể tải ứng dụng về cài đặt và học thử.

Cái này hoàn toàn miễn phí cả. Nếu như bạn có thể thời gian rảnh rỗi đi học thì nên đăng ký học cái này Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Cái này thì chi tiết hơn. Mình từng tham gia khóa học Digital 4.0 vừa kể. Tuy nhiên bản thân mình là 1 người trong nghề thì mấy khóa học này đối với mình chỉ là kiến thức cơ bản mà thôi.

Cho nên khó có thể đem lại cho mình thêm kiến thức hay thông tin gì mới cả.

Mấy cái khóa học ứng dụng này chỉ dành cho các bạn đang tìm hiểu về Marketing online hoặc các chủ doanh nghiệp, shop nhỏ lẻ. Chưa có định rõ ràng với hướng phát triển, cách phát triển doanh nghiệp của mình ra sao trên Internet thì có thể xem để học hỏi tham khảo qua

Lời khuyên của mình nếu muốn học về Marketing online. Một là bỏ tiền túi ra đi học, hai là có thể đi xin học việc ở mấy cty.

Xưa mình chẳng biết gì về Seo hay bất kỳ về Marketing cả. Mình vốn là dân lập trình Web mà thôi. Do dòng đời đưa đẩy làm trái nghề, rồi môi trường thúc đẩy bản thân phải tự học hỏi thêm kiến thức mà thôi.

Link để cài đặt ứng dụng:

Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.primer&hl=vi

Ios:

https://apps.apple.com/vn/app/google-primer/id918628107?l=vi

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết Tìm hiểu Google Primer là gì và dùng để làm gì này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Tìm hiểu dịch vụ American Express SafeKey của thẻ Amex nhé.

Tìm hiểu Dropbox là gì, có tác dụng gì?

Dropbox là gì? Dropbox có tác dụng gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Automation marketing là gì – Tổng hợp các phần mềm cần thiết cho máy tính

Dropbox là gì, có tác dụng gì?

Dropbox là 1 dịch vụ lưu trữ đám mây trực tuyến. Nói đơn giản dễ hiểu là chổ bạn có thể lưu trữ dữ liệu trên mạng Internet. Chỉ cần có Internet thì bạn có thể truy cập được dữ liệu này ở bất kỳ nơi đâu.

Nói đơn giản dễ hiểu thì có thể xem Dropbox giống như 1 ổ cứng trên máy tính của bạn. Mà khác ở chổ là nó lúc nào cũng ở trên Internet. Để truy cập thì cần nhớ tên đăng nhập và mật khẩu. Nếu bạn nào dùng qua Google Drive thì Dropbox cũng tương tự Google Drive hay OneDrive mà thôi.

Ngoài ra Dropbox còn có hợp tích nhiều thứ linh tinh trên đó như xem tập tin office. Chia sẻ người khác truy cập Folder hay tập tin của bạn….

Tìm hiểu Dropbox là gì và có tác dụng gì?

Dropbox có ưu điểm và nhược điểm gì?

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của Dropbox mà cá nhân mình đánh giá cao. Là khả năng đồng bộ dữ liệu giữ các thiết bị với nhau. Mình từng sử dụng khác nhiều dịch vụ.

Nhưng cá nhân mình nhận thấy tốc độ đồng bộ dữ liệu của Dropbox là ổn định và thông minh hơn các dịch vụ còn lại. Có thể kể đến như Google Drive, One Drive,….

Quan trọng hơn là Dropbox sẽ lưu trữ nhiều phiên bản tập tin của bạn. Nếu bạn có lỡ đồng bộ nhầm thì vẫn còn cách lấy lại phiên bản trước khi đồng bộ đó. Chứ như mà dùng như Google Drive mà đồng bộ nhầm là mình nhớ là đi bụi luôn vì không có cho tùy chọn để khôi phục lại các phiên bản của tập tin đó.

Mặc dù dung lương dành cho người dùng miễn phí (Free) khá thấp. Nhưng đối với người làm việc văn phòng như mình là đủ. Vì chủ yếu là các file văn bản, Excel, hình ảnh này nọ mà thôi.

Điểm đặc biệt là khả năng có thể khôi phục lại tập tin trong vòng 30 ngày nếu như đã lỡ xóa. Và khả năng khôi phục lại tập tin đó vào 1 thời điểm nào đó chẳng hạn.

Như đây là lịch sử 1 tập tin trên tài khoản của mình:

Phiên bản tập tin trên Dropbox

Bạn có thể thấy rõ thời gian tập tin chỉnh sửa theo ngày giờ. Và có thể chọn để khôi phục.

Chẳng hạn như bạn chỉnh sửa sai lầm gì đó. Thì bạn có thể chọn thời điểm trước khi tập tin đó bị bạn chỉnh sửa để lấy lại dữ liệu trước khi bị bạn vọc phá.

Đây là 1 điểm đáng giá dành cho Dropbox. Google Drive thì mình ko thấy có vụ này. Lỡ mà đè nhầm tập tin thì ngồi cười thôi.

Nhược điểm

Tuy nhiên dung lượng cho người dùng miễn phí của Dropbox rất thấp. Chỉ có 2gb mà thôi. Do đó bạn nên ưu tiên chứa mấy tập tin văn bản quan trọng này nọ. Hơn là việc lưu trữ mấy file hình ảnh, phim này nọ.

Tuy nhiên có thể kiếm thêm được dung lượng lưu trữ miễn phí theo hướng dẫn ở đây https://help.dropbox.com/space/get-more-space

Như mời bạn bè sử dụng: Có thể đạt được thêm 16gb tối đa. Mỗi người mời thành công bạn được thêm 500mb vào tài khoản của bạn.

Làm mấy nhiệm vụ của Dropbox để tăng dung lượng này nọ….

Nhưng nói chung mình chủ yếu dùng để lưu những tập tin quan trọng hay thay đổi mà thôi. Còn để lưu file nặng thì mình ổ cứng di động là chủ yếu. Hoặc Google Drive cho khỏe vì dung lượng Drive cao hơn nhiều.

Các bạn quan tâm muốn dùng Dropbox có thể vào đây:

https://www.dropbox.com/

Dropbox có ứng dụng cho đủ các thiết bị từ máy tính cho tới điện thoại. Nên việc truy cập tập tin vô cùng dễ dàng. Nếu bạn chưa từng sử dụng thì hãy thử sử dụng xem thế nào nhé.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Dropbox là gì, có tác dụng gì đã có thể giúp bạn có thêm thông tin cần thiết về Dropbox. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Tiền tệ là gì và cách vận hành ra sao? nhé.

Tìm hiểu XAMPP là gì và dùng để làm gì?

XAMPP là gì? XAMPP dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí chìm sunk cost trong kinh doanh là chi phí gì

XAMPP là gì?

XAMPP đơn giản chỉ là 1 phần mềm miễn phí mã nguồn mở giúp bạn có thể chạy Website trên chính máy tính cài đặt XAMPP. Nghe có vẻ hơi khó hiểu đúng không nào. XAMPP là 1 dự án của Apache Friends đây là một dự án phi lợi nhuận.

Video giới thiệu về XAMPP

Mình ví dụ cho bạn dễ hiểu thế này

Để vận hành 1 Website thì thiết bị để vận hành Web ngoài các yếu tố bắt buộc cần phải có về phần cứng. Tức là về đồ vật vật lý có thể sờ mó đụng chạm được. Thì thiết bị đó cũng cần phải có nhiều thành phần được cài đặt vào cụ thể là phần mềm mới hoạt động được.

Nó giống như máy tính mà chưa cài Window thì đối với người dùng gần như vô dụng 🙂 (Lấy ví dụ này cho dễ hiểu thôi nhé. Mấy bạn đừng chặt chém lôi Linux, MacOS gì vô để phản bác mình.

XAMPP ở đây cũng giống như vai trò của Window

Tìm hiểu XAMPP là gì và dùng để làm gì?

XAMPP dùng để làm gì?

XAMPP dùng để chạy các website trên máy tính được cài đặt phần mềm XAMPP. Hãy xem tiếp cụ thể làm gì ở bên dưới nhé:

Theo như giới thiệu của XAMPP thì bên trong XAMPP sẽ gồm Apache + MariaDB + PHP + Perl. Thực tế thì còn có sẵn Phpmyadmin, FTP Server này nọ cho bạn. Với XAMPP bạn sẽ không cần phải đi lọ mọ tìm cách Apache, Nginx, Php, MySQL, Phpmyadmin… này nọ.

Do vậy bạn chỉ cần cài XAMPP vô là nó tự cài đặt hết các phần còn lại cho bạn. Bạn không cần phải đau đầu đi tìm cách cài từng thứ vào.

Bạn chỉ việc cài đặt XAMPP vào máy của bạn là xong 1 cái Webserver sẵn sàng để bạn có thể thí nghiệm, chạy Website trên máy tính của bạn. Cho dù không có mạng Internet thì Web bạn vẫn chạy ầm ầm. Vì lúc này máy bạn chính nơi Web hoạt động rồi.

Lợi ích của XAMPP, Chủ yếu là để kiểm tra việc thay đổi đoạn mã trong lập trình Web mình đã có hiệu quả hay chưa. Chứ nếu như sử dụng hosting thì mỗi lần thay đổi nội dung đoạn mã lập trình là bạn phải up lại file mới.

Thời gian up tới lui rất tốn, và còn dựa vào đường truyền Internet. Làm lập trình viên Web mà lỡ rớt Internet, thì ngồi chơi ko lập trình nữa à. Đương nhiên là không, mạng Internet không có thì vẫn có thể dùng XAMPP để chạy Web trên máy mình.

Tóm gọn là cài XAMPP lên máy là giống dựng 1 môi trường để bạn có thể tự chạy 1 Website trên máy của bạn. Cho dù không có mạng Intenet thì bạn vẫn có thể truy cập được Web này. Đơn giản vì nó nằm trên máy của bạn. Nên có mạng hay không thì cũng không ảnh hưởng tới nó.

Cám ơn các bạn dã dành thời gian đọc bài viết Tìm hiểu XAMPP là gì và dùng để làm gì này. Mình biết bài này mình trình bày hơi lủng củng. Vì cái này dính tới nhiều yếu tố chuyên môn quá.

Nếu mình dùng theo từ chuyên nghành diễn giải thì người dùng phổ thông khó hiểu. Còn diễn ra kiểu phổ thông cho dễ hiểu thì có đọc rất sượng, nhưng đành chịu thôi. Hẹn gặp lại các bạn 1 bài viết Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam nhé.

Hướng dẫn cách nạp tiền – mua tín dụng cho Viber Out

Bạn đang muốn mua tín dụng Viber để có thể gọi điện thoại. Nhưng bạn chưa biết cách để mua tín dụng trên Viber? Vậy hãy xem qua hướng dẫn mua tín dụng Viber của ngôi nhà kiến thức để biết cách để mua tín dụng nhé.

Có thể bạn quan tâm: Viber là gì – Startup là gì – Vé điện tử là gì – Thủ tục làm hộ chiếu

Hướng dẫn cách nạp tiền – mua tín dụng cho Viber Out

Để mua tín dụng hay nạp tiền để sử dụng Viber out trước tiên bạn cần phải đăng ký tài khoản nếu như bạn muốn mua tín dụng (credit) cho Viber của bạn qua thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard, American Express….

Bạn lưu ý là cần phải đăng ký tài khoản trên đây rồi mới có thể mua được tín dụng nhé: https://account.viber.com/vi/create-account/#create_new_account

Còn nếu bạn lười đăng ký trên web thì có thể mua qua số tiền có trong Sim điện thoại của bạn. Như lần vừa rồi do tiền trong sim điện thoại còn nhiều nên mình mua qua sim điện thoại.

Lưu ý là giá bán tín dụng cho Viber out qua sim điện thoại thì đắt hơn so với dùng thẻ thanh toán quốc tế. Và để thanh toán được thì phải xem nhà cung cấp dịch vụ mạng đó có hổ trợ mua hàng qua mấy cửa hàng ứng dụng hay không.

Như mình đang dùng Windows Phone với Microsoft Store và sử dụng sim Mobifone thì có thể mua tín dụng trực tiếp trong Viber được. Để mua được thì bạn lưu ý nên bật 3G trên điện thoại cài Viber mới mua được nhé. Còn đối với các nhà mạng khác và hệ điều hành khác thì mình chưa có thử nên không biết có mua qua Sim được không nhé.

Để mua thì bạn vô cài đặt trên ứng dụng Viber trên điện thoại. Tìm phần Viber out và chọn mua tín dụng nhé. Bạn có thể xem ảnh bên dưới về quá trình mua Viber out trên điện thoại để dễ hiểu.

Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Lưu ý là do lúc trước đã mua tín dụng Viber out trước rồi, nhưng do chụp hình chưa đầy đủ. Nên hôm nay chụp bổ sung thêm do đó sẽ có 1 số sai lệch như thời gian trên ảnh, số tiền trên Viber out. Vì mình đang có tín dụng rồi, nên không mua thêm làm gì nữa.

Bước 1

Truy cập vào ứng dụng Viber. Chọn dấu 3 chấm sau đó nhấn vào cài đặt.

16 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bước 2

Trong phần cài đặt này, bạn tìm đến chữ Viber out và nhấn vào:

17 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bước 3

Sau khi vào được phần Viber Out thì bạn nhấn vào Mua tín dụng.

18 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bước 4

Khi nhấn vào mua tín dụng sẽ hiển thị ra các gói cước để bạn mua. Giá quy đổi thì khá đắt so với việc mua thẻ thanh toán quốc tế. Như mua gói 28.000 VNĐ thì chỉ được 0.99$ mà thôi. Mà 1$ thì hiện nay chỉ tầm 23.0000 VNĐ. Bạn chọn gói phù hợp để mua.

Lưu ý: Cập nhật năm 2017. Hiện tại Viber đã thay đổi giá các gói cước lên nên hiện nay giá này còn nữa nhé. Hiện tại chỉ còn các gói: 4.99$, 9.99$ và 24.99$.

19 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bước 5

Như mình chọn mua gói 128.000 VNĐ hình thức thanh toán qua Sim Mobifone, bạn có thể đổi sang dùng thẻ thanh toán quốc tế cũng được. Bằng cách nhấn vào thêm hoặc chuyển đổi phương thức thanh toán.

20 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bước 6

Bạn nhấn vào nút mua thì sẽ tiến hành mua tín dụng cho Viber.

21 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bước 7

Khi mua thành công sẽ có tin nhắn từ tổng đài báo về. (Số dư tín dụng ở hình khác với hình ở trên là do hình này mình chụp lâu rồi. Hôm nay, mình đem lại tái sử dụng).

22 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bước 8: Khi mua thành công sẽ hiện ra thông báo thanh toán thành công.

23 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Đối với trường hợp bạn muốn mua trên máy tính, trình duyệt web mà không muốn mua qua ứng dụng Viber thì bạn hãy vào đây:

Lưu ý nhớ tạo tài khoản theo đường link mình đã trên. Sau đó mới có thể đăng nhập qua link bên dưới nhé: Vì link này cần phải có mật khẩu, nếu bạn chưa đăng ký tài khoản thì sẽ chưa có mật khẩu để đăng nhập vào.

https://account.viber.com/vi/login/

24 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Sau khi điền số điện thoại và mật khẩu. Nhấn nút đăng nhập thì sẽ qua  giao diện Viber như thế này:

25 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Bạn hãy nhấn vào nút Mua tín dụng để có thể mua tín dụng cho Viber của bạn.

26 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Đến đây thì bạn chọn gói cước phù hợp và lựa chọn phương thức thanh toán. Như trong ảnh có 4 phương thức thanh toán là thẻ Visa, thẻ Mastercard, Thẻ American Express và Paypal. Bạn có cái nào thì chọn cái đó.

27 - Hướng dẫn cách nạp tiền - mua tín dụng cho Viber Out

Như mình chọn phương thức thanh toán qua thẻ Visa và gói cước là 9.99$ để mua. Thì sẽ hiện ra bảng để điền thông như trên. Bạn cần phải điền thông tin vào. Cụ thể như sau:

Card Number là số được in trên thẻ Visa ở mặt trước.

Security Code là 3 con số được in phía sau của thẻ Visa hay còn gọi là CVV

Expiry date là tháng và năm hết hạn của thẻ Visa. Thông tin này được in ở mặt trước ví dụ như là 09/21. Có nghĩa là tháng 9 năm 2021.

Cardholder’s name là tên của chủ thẻ. Tên này được in nổi trên thẻ Visa và không có dấu tiếng Việt.

Billing Address là địa chỉ thanh toán. Bạn điền địa chỉ của bạn vào.

Postcode/ZIP code là mã bưu chính. Bạn có thể tìm hiểu thêm về mã PostcodeZIP code ở đây. Còn đây là bảng thông tin tổng hợp các Postcode của Việt Nam.

Town/City bạn điền thành phố, địa phương bạn sống vào. Lưu ý là điền không dấu nhé.

Country là quốc gia. Mặc định đã được chọn là Viet Nam. Sở dĩ Viber biết được là dựa vào số điện thoại đăng ký tài khoản Viber.

Telephone là số điện thoại của bạn. Thông tin này không có dấu * nên bạn không cần bắt buộc phải điền vào.

Sau khi điền đầy đủ thì bạn nhấn vào nút mua nhé. Nếu thẻ bạn còn đủ tiền thanh toán thì sẽ mua thành công thôi.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn cách nạp tiền – mua tín dụng cho Viber Out đã giúp bạn biết được cách để mua tín dụng Viber. Hẹn gặp ở bài viết Tìm hiểu bảo mật xác minh – xác thực 2 bước là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu Viber – Viber out là gì và dùng để làm gì?

Viber là gì, của nước nào? Viber dùng để làm gì? Viber out là cái gì? Viber out dùng làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Viber qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: Startup là gì – VPN là gì – Boarding Pass là gì – Domain là gì

Viber là gì, của nước nào?

Viber là một phần mềm do công ty Viber Media có trụ sở ở Tel Aviv, Israel (Do Thái) phát triển. Viber được ra đời vào năm 2010, trên nền tảng Ios trên điện thoại Iphone nhầm cạnh tranh trực tiếp với Skype. Sau đó tiếp tục phát triển trên nền tảng khác như Android, Windows, Windowsphone, Blackberry, Symbian,….

Tính đến tháng 2 năm 2014 thì Viber đã có số lượng 280 triệu người dùng đăng ký trong đó có 100 triệu người dùng sử dụng hằng tháng. Vào năm 2014, Viber đã được Rakuten một công ty về thương mại điện tử của Nhật mua lại.

Tìm hiểu Viber - Viber out là gì và dùng để làm gì?

Viber dùng làm gì?

Khi sử dụng Viber thì người sử dụng có thể chat (trò chuyện), nhắn tin với nhau, gọi điện cho nhau miễn phí qua Viber. Chỉ cần có kết nối với Internet là người sử dụng Viber có thể kết nối nhau. Hiện nay thì Viber đã có hơn 200 triệu người dùng tại hơn 193 quốc gia.

Ưu điểm của Viber là đơn giản quá trình đăng ký sử dụng không phức tạp. Chỉ cần số điện thoại và 1 điện thoại có thể cài được ứng dụng và có kết nối Internet là có thể đăng ký sử dụng rồi.

Trước đây, ở Việt Nam người dùng chủ yếu sử dụng Wechat của Trung Quốc. Cho đến khi có vụ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa nên người dùng tẩy chay. Chuyển qua sử dụng các ứng dụng khác, Viber là 1 trong số đó. Hiện nay, thì ở Việt Nam chiếm chủ lực là Zalo. Nhưng bản thân mình lại thích sử dụng Viber hơn vì phạm vi của Viber rộng hơn và ở tầm quốc tế.

Viber out là gì?

Viber out là một dịch vụ dùng để gọi điện đến các số điện thoại ở khắp nơi trên thế giới. Đây là dịch vụ phải trả phí của Viber. Người nhận cuộc gọi không cần phải đăng ký sử dụng Viber vẫn có thể nhận cuộc bình thường.

Hãy xem qua video giới thiệu về Viber out

Như lần mình đi Singapore vừa rồi, mình toàn dùng Viber out để gọi điện thoại về cho nhà. Bởi vì ba mẹ lớn tuổi rồi và chỉ sử dụng điện thoại cố định(bàn) mà thôi.

Nên không thể áp dụng vụ gọi Viber qua Viber với nhau được. Vì điện thoại bàn làm gì có nhận được tin nhắn sms hay cài được ứng dụng Viber để sử dụng.

Gọi viber có mất tiền không?

Câu trả lời là có nhé. Để gọi điện thoại qua Viber out bạn phải mua tín dụng trước. Còn cách để mua tín dụng thì bạn hãy đọc hết bài viết này ở bên sẽ có liên kết qua bài hướng dẫn mua tín dụng Viber.

Còn đây giá cước cuộc gọi đến các quốc gia được Viber liệt kê ở đây. Bạn hãy vào và nhập tên quốc gia bạn muốn gọi để xem giá chi tiết nhé:

https://account.viber.com/vi/

Đây là giá cước gọi về Việt Nam vào ngày 27/11/2016. Khoảng 1.500 VND cho 1 phút gọi về Việt Nam. Tài khoản của mình đang còn 5.45$ tương đương khoảng hơn 120.000 VNĐ có thể dùng để gọi về Việt Nam hơn khoảng hơn 80 phút.

Giá cước Viber gọi về Việt Nam

Lịch sử cuộc gọi và giá cước cho từng cuộc gọi Viber out đều được lưu lại để cho người dùng có thể xem lại.

Chi tiết cước Viber out

Nếu bạn quan tâm cần tải Viber thì có thể vào đây để tải về nhé:

https://www.viber.com/vi/

Sau khi vào bạn hãy lựa chọn nền tảng phù hợp để cài đặt. Ví dụ cài cho máy tính thì nhấn vào thiết bị để bàn, cho iphone thì chọn iOs sau đó nhấn vào nút Tải Viber ở dưới.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Viber – Viber out là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu Viber là gì. Hẹn gặp ở bài viết Hướng dẫn cách nạp tiền – mua tín dụng cho Viber Out nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu trình duyệt Web – Web Browser là gì và dùng để làm gì?

Trình duyệt Web là gì? Web Browser là gì và có công dụng, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về trình duyệt Web – Web Browser qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: PPAP là gì – Western Union là gì – OTP là gì

Trình duyệt Web là gì?

Trình duyệt Web là một chương trình phần mềm được viết để nhận, gửi, hiển thị, tương tác với các nội dung từ trên World wide web (hay còn gọi là WWW vào đây để tìm hiểu thêm về WWW là gì). Trình duyệt Web còn có tên gọi trong tiếng Anh là Web Browser.

Trình duyệt đầu tiên trên thế giới được ra đời vào năm 1990 bởi Sir Tim Berners-Lee và có tên gọi là WorldWideWeb. Sau này được đổi tên là Nexus (Cái này là tên gọi trình duyệt web đầu tiên, không phải dòng điện thoại Nexus do google bán đâu nha.)

Hiện nay thì trên thế giới đang có những trình duyệt Web được nhiều người sử dùng là:

  • Trình duyệt Chrome do Google phát triển. Đây là trình duyệt mà cá nhân mình đánh giá cao nhất. Với hệ thống tiện ích mở rộng (extension) phong phú
  • Trình duyệt Internet Explorer hay còn gọi là trình duyệt IE do Microsoft phát triển được tích hợp sẵn vào hệ điều hành Windows. Hiện nay đã khai tử
  • Trình duyệt Edge là trình duyệt thay thế Internet Explorer trên được Microsoft phát hành. Nhìn chung thì cũng không thua kém Chrome có nhiều tính năng có khi còn vượt trội. Nhưng người dùng đã quá quen với Chrome nên khó mà thay đổi thói quen.
  • Trình duyệt Mozilla Firefox hay thường gọi là Firefox do Mozilla phát triển.
  • Trình duyệt Opera do Opera Software phát triển. Hiện nay thì đã có tích hợp thêm VPN rất thích hợp cho việc truy cập các  trang web bị cấm truy cập mà không cần phải cài đặt hay chỉnh chọt gì nhiều.
  • Trình duyệt Safari do Apple phát triển.
  • Và các trình duyệt Web khác với thị phần người sử dụng ít hơn như Maxthon, UC, ….

Tìm hiểu trình duyệt Web - Web Browser là gì và dùng để làm gì?

Trình duyệt Web – Web Browser dùng để làm gì?

Công dụng chính của một trình duyệt Web là để tương tác với các máy chủ Web hay còn gọi là Web server. Khi người sử dụng nhập 1 địa chỉ web vào trình duyệt ví như gõ vào Google.com chẳng hạn.

Lúc này trình duyệt sẽ gửi yêu cầu truy cập đến Web server của Google. Web server của Google nhận được yêu cầu hiển thị của trình duyệt sẽ phản hổi về gửi về nội dung cho người dùng. Lúc này trình duyệt sẽ hiển thị nội dung vừa được nhận dưới dạng cấu trúc Html (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản).

Và ngược lại khi người dùng tương tác với trang web đang hiển thị trên trình duyệt web. Ví dụ như nhập thông tin đăng ký này nọ lên hay đi bình luận trên facebook. Lúc này dữ liệu người dùng nhập vào sẽ được trình duyệt web gửi lên máy chủ Web.

Tóm lại bạn có thể xem trình duyệt Web là công cụ để bạn truy cập vào và tương tác với các trang Web.

Hiện nay thì đa số các trình duyệt đều hổ trợ 2 giao thức là Http và Https. Hiện nay thì để khuyến khích việc bảo mật trong khi truyền dữ liệu, tránh bị đánh cắp thì hầu như các trang giao dịch online đã sử dụng giao thức https cho trang web.

Còn các trang web về tin tức thì hiện nay vẫn dùng http là chủ yếu bởi vì tốc độ http vẫn nhanh hơn so với https. Nhưng hiện nay với tốc độ tải trang của http2 thì tương lai các trang web tin tức lên https hết là điều sẽ phải xảy ra thôi.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu trình duyệt Web – Web Browser là gì và dùng để làm gì, đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về trình duyệt Web. Hẹn gặp ở bài viết Địa chỉ IP là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu Keylogger là gì và cách để phòng chống Keylogger?

Keylogger là gì? Keylogger dùng để làm gì? Cách để phòng chống diệt Keylogger. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Spyware là gì – Mã Coupon là gì – Địa chỉ IP là gì và dùng để làm gì

Keylogger là gì?

Keylogger là một phần mềm Spyware. Keylogger được viết ra nhầm mục đích để theo dõi các hoạt động trên máy tính, thiết bị di động. Cụ thể Keylogger sẽ ghi lại tất cả những gì bạn làm trên máy tính, thiết bị di động, tự động chụp ảnh ghi lại màn hình máy tính, thiết bị di động của bạn.

Có thể xem như keylogger như một camera giám sát bạn gần như 100% một hoạt động trên máy tính, thiết bị di động. Bạn gõ gì, chat với ai làm gì điều sẽ bị keylogger ghi lại tất cả. Những thông tin này sẽ được gửi qua mạng Internet đến tay người phát tán Keylogger.

Ngoài dạng keylogger phổ biến là phần mềm. Keylogger còn có 1 dạng là 1 thiết bị phần cứng. Thiết bị này được gắn vào cổng tiếp xúc giữa bàn phím máy tính và cổng trên máy tính.

Do đây là 1 thiết bị phần cứng nên các phần mềm diệt Virus hay AntiSpyware không thể phát hiện ra được. Đối với dạng này thì cần phải quan sát trước khi sử dụng máy để an toàn, tránh bị ghi lại thông tin đã gõ trên bàn phím.

Thiết bị keylogger

Đây là hình ảnh thiết bị keylogger dạng phần cứng.

Tuy nhiên hiện nay thì loại keylogger thiết bị phần cứng đã hiếm xuất hiện. Bởi vì do người dùng sử dụng máy tính xách tay và các thiết bị cá nhân nhiều hơn so với trước đây. Trước đây thiết bị khá đắt nên toàn phải ra tiệm Internet để sử dụng nên dễ bị dính vụ Keylogger phần cứng nhất.

Tìm hiểu về Keylogger là gì và cách để phòng chống Keylogger?

Một số thiệt hại khi bị dính keylogger có thể kể ra như sau:

– Bị cướp mất tài khoản và mật khẩu do những gì gõ vào đều bị Keylogger ghi lại hết. Trừ khi tài khoản có bật bảo mật 2 lớp thì mới tránh được vụ này cho dù lộ mật khẩu.

– Do mất thông tin nên khi bạn nhập thông tin thẻ thanh toán quốc tế để mua hàng thì sẽ bị ghi lại. Và sẽ có người sử dụng tiền của bạn giùm bạn.

– Những thông tin được lưu trong tài khoản của bạn sẽ bị người khác xâm nhập tải về hoặc xóa bỏ hết. Thường thì mấy vụ hack email rồi xóa sạch email thường là do Keylogger ghi nhận lại mật khẩu, tên đăng nhập của họ. Sau đó gửi về cho người phát tán, chưa kể là tài khoản đó không bật bảo mật 2 lớp nữa thì xem như việc lấy tài khoản như là lấy đồ từ túi. Để bảo mật thêm email bạn nên xem qua bài này nhé: Tại sao phải bảo mật Email.

Cách để phòng chống Keylogger

Sau đây là những cách để phòng chống Keylogger trên máy tính, thiết bị của bạn.

  • Máy tính hay thiết bị nên cài một trình diệt Virus hay còn gọi là Antivirus hoặc AntiSpyware. Mục đích là để tiêu diệt, nhận diện những Keylogger đang định xâm nhập vào máy tính thiết bị của bạn. Hầu như khi cài đặt xong bạn sẽ tránh được hầu hết rủi ro. Một số Antivirus miễn phí bạn có thể cài đặt để bảo vệ có thể kể đến là AVG, Avira, Avast,….
  • Không đăng nhập trên thiết bị lạ để tránh bị ghi lại thông tin đã nhập vào.
  • Không nên tùy tiện tải tập tin đính kèm email lạ. Không phải người quen gửi. Vì có thể tập tin này là Keylogger đấy.
  • Tránh tải những phần mềm không bản quyền vì có thể sẽ được khuyến mãi kèm Keylogger.
  • Nên kiểm tra lại chổ gắn bàn phím máy tính khi ngồi ở máy lạ. Để tránh bị dính dạ Keylogger thiết bị như ở trên mình đã nói.
  • Khi có người gửi những tập tin lạ qua Skype hay các chương trình chat như Messenger, Telegram, Zalo, Viber…. thì bạn nên cẩn thận trước khi tải về.

Nhưng dù sao cách phòng chống tốt nhất vẫn là do bản thân người dùng. Nếu như bạn không cẩn thận hay bỏ qua những cảnh báo của các chương trình diệt Virus hay AntiSpyware thì vẫn bị dính như thường.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Keylogger là gì và cách để phòng chống Keylogger, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Keylogger. Hẹn gặp ở bài viết OTP là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu về phần mềm gián điệp Spyware là gì?

Spyware là gì? Phần mềm gián điệp là gì và có tác hại gì hay không? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Sandboxie là gì

Spyware là gì?

Spyware là một phần mềm được viết ra nhầm ục đích theo dõi, thu thập thông tin, dữ liệu trên thiết bị bị cài đặt phải Spyware.  Trong tiếng anh Spy là điệp viên, gián điệp,… còn ware của từ Software có nghĩa là phần mềm. Do đó có thể dịch từ Spyware ra tiếng Việt là phần mềm gián điệp.

Do đó khi nhắc đến phần mềm gián điệp thì ta có thể hiểu đó chính là nói về Spyware mà thôi.

Spyware được dùng để làm gì?

Như đã nói ở trên về mục đích của Spyware là theo dõi, thu thập thông tin, dữ liệu trên thiết bị bị cài Spyware. Những thông tin thu thập, theo dõi đánh cắp được sẽ Spyware chuyển ra ngoài thông qua mạng Internet gửi về cho người phát tán Spyware.

Hiện nay, thì hầu như mấy vụ mất tài khoản Email, tài khoản facebook, tài khoản google bị lộ thông tin, mật khẩu đăng nhập vào tài khoản ngân hàng đều là do thiết bị đã bị dính Spyware hoặc Keylogger cả.

Chứ thực ra không hacker nào mà rảnh rỗi đi hack tài khoản của người không nổi tiếng như bạn đâu. Hacker chỉ tấn công tìm dữ liệu của người nổi tiếng mới đáng giá mà thôi.

Mấy vụ mất tài khoản mà đổ thừa cho bị Hacker lấy là sai lầm hoàn toàn. Vì người hack không cần phải là hacker chỉ cần là 1 người biết sử dụng máy tính bình thường cũng có thể phát tán Spyware bình thường.

Tìm hiểu về phần mềm gián điệp Spyware là gì?

Những cách để phòng chống Spyware

Theo kinh nghiệm bản thân, mình xin giới thiệu những cách để phòng chống Spyware hạn chế bị đánh cắp tài khoản bên dưới:

  1. Máy tính phải cài đặt một phần mềm diệt Virus hay còn gọi là Anti virus. Mục đích là bảo vệ phòng tránh cho máy tính thoát khỏi những Spyware.
  2. Không nên tùy tiện đăng nhập tài khoản vào những máy tính, thiết bị lạ. Bởi vì không ai biết được máy tính hay thiết bị này có an toàn đảm bảo hay không. Như bản thân mình hạn chế tối đa việc đăng nhập những tài khoản của mình trên thiết bị lạ của người khác.
  3. Không tùy tiện tải file, cài đặt phần mềm lạ vào máy.  Thường những file này được phát tán qua Email, các trang chia sẻ phần mềm không bản quyền này nọ. Do đó nếu nhận được email lạ không nên tùy tiện tải về máy để tránh rủi ro.
  4. Nếu sử dụng Windows bản quyền thì nên cập nhật thường xuyên.
  5. Trên điện thoại, thiết bị di động thì không nên tải ứng dụng cài đặt những ứng dụng không rõ nguồn gốc.
  6. Nếu không cần thiết thì không nên đăng nhập tài khoản trên điện thoại và lưu lại. Vì nếu lỡ làm rớt mất điện thoại thì việc tài khoản bị xâm phạm là không thể tránh khỏi.
  7. Bật xác minh 2 bước cho các tài khoản của bạn. Cái này để lỡ như có lộ mật khẩu thì vẫn còn bị chặn lại bởi cái xác thực 2 bước này
  8. ….

Tuy nhiên, kẻ  xấu thì không từ mọi thủ đoạn để chiếm đoạt thông tin. Do đó bạn nên cần phải cẩn thận trước khi tải đăng nhập, tải file, phần mềm lạ về máy tính, thiết bị di động nhé.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về phần mềm gián điệp Spyware là gì, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Spyware . Hẹn gặp ở bài viết Keylogger là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.