Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không?

2 - Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không?

Ponzi là gì? Mô hình đa cấp ponzi là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về mô hình qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Captcha là gì và Tại sao gõ kiếm tiền thường là lừa đảo

Ponzi là gì?

Ponzi là mô hình đầu từ bị điểm mặt là lừa đảo bởi Ủy Ban Chứng Khoán Hoa Kỳ (SEC – U.S Securities and Exchange Commisson). Mô hình này chỉ tập trung vào việc thu hút nhà đầu tư mới để trả lãi cho nhà đầu tư cũ.

Gần như chả có một sản phẩm cụ thể nào, hay dịch vụ được tạo ra từ mô hình tài chính đa cấp Ponzi này.

Tại sao nó được gọi là mô hình kiểu đa cấp? Vì nó chỉ lấy tiền của người đến sau, trả cho người đến trước và hoa hồng cho việc giới thiệu những người cùng tham gia không khác gì mô hình đa cấp.

Tại Việt Nam thời kỳ bao cấp cho đến đầu những năm 90 thế kỷ trước, các hợp tác xã tín dụng cũng hoạt động theo mô hình này. Tiền huy động của dân không có kênh đầu tư do kinh tế khó khăn, ngăn sống cấm chợ. Các quỹ lại hứa trả lãi quá cao nên khi tiền trả lãi không có, hệ thống này sụp đổ khiến nhiều người gần như mất trắng tài sản.

Sự khác biệt giữa mô hình kim tự tháp đa cấp và mô hình Ponzi

Bạn hãy tham khảo mô hình kiếm lời của bán hàng đa cấp và mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi. Bạn sẽ thấy được sự nguy hại khôn lường của mô hình này với cộng đồng.

 Mô hình kim tự tháp  Mô hình Ponzi
 Cần câu kẻ nhẹ dạ  Tiêu thụ và mời gọi người khác cùng tham gia để được trả hoa hồng và phí môi giới. Sản phẩm thường chỉ bán cho người trong hệ thống để dễ chiêu dụ và chức năng thì bị thổi phồng.  Đầu tư với lãi suất cao và rủi ro cực ít. Sản phẩm thì khá mơ hồ và xa lạ để gạ gẫm người ít kiến thức. Và tệ hơn là gần như chả thấy mặt sản phẩm đó ở đâu vì người đầu tư chỉ quan tâm đến lãi suất
Phương thức thanh toán  Trả 1 hay nhiều lần tùy vào chu kỳ chốt số liệu kinh doanh hoặc cơ chế theo dõi tự động. Không áp lực doanh số hay người giới thiệu. Có tiền họ sẽ trả! Mà ai biết khi nào họ có.
Liên hệ với đầu mối  Bạn chỉ có thể gặp người giới thiệu và đừng mơ tới việc gặp người đứng đầu mô hình này.  Thường xuyên gặp gỡ nhà đầu tư mới lẫn cũ để thuyết phục.
Phương thức hoạt động  Lấy chi phí kinh doanh người mới trả cho người cũ.  Lấy tiền đầu tư mới trả cho nhà đầu tư cũ.
Sụp đổ thế nào?  Công ty giải thể hoặc ngưng đầu tư thì mô hình sụp đổ.  Còn người bỏ tiền thì nó còn sống, hết tiền thì sớm đi thôi.

Ponzi là một người Mỹ gốc Ý. Ông đã mở một công ty kinh doanh tem thư và ra sức kêu gọi mọi người trợ vốn cho mình. Ông hứa trả lãi cực cao và việc thu tiền huy động không khác gì mua bó rau con cá ngoài chợ.

Đến khi bị báo chí vạch mặt và điều tra, tiền ông dùng cho hoạt động kinh doanh gần như rất ít. Chủ yếu dùng tiền để trả lãi cho người vào trước. Bạn có thể tìm từ khóa “Ponzi” hoặc “Mô hình Ponzi – Ponzi sheme” là có đầy đủ thông tin về nó.

Cảnh giác với Ponzi theo khuyến cáo của SEC

Có 3 cảnh báo mà SEC gửi đến cho mọi người khi cân nhắc mô hình đầu tư tài chính đó có phải là Ponzi hay không?

  • Không có sản phẩm thật hay sản phẩm rất hư cấu.
  • Lãi cao và ít rủi ro trong thời gian cực ngắn (dưới 1 năm).
  • Không có số liệu kinh doanh cụ thể.
  • Nhấn mạnh vào việc mời gọi người khác cùng tham gia.
  • Đặt điều kiện bắt buộc mua sản phẩm.
  • Cơ cấu tổ chức hình kim tự tháp.

3 - Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không?

Câu chuyện của Nguyễn Văn Mười Hai và nước hoa Thanh Hương – Huyền thoại Ponzi phiên bản Việt Nam?

Những năm 80 thế kỷ trước, cái tên Nguyễn Văn Mười Hai nổi lên ở Sài Gòn như một hiện tượng lớn. Là người chịu khó học hỏi, Nguyễn Văn Mười Hai đi tìm hiểu về công nghệ ở nước ngoài, rồi mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu của mình.

Từ hai bàn tay trắng, công bằng mà nói, Nguyễn Văn Mười Hai đã làm được nhiều điều mà người bình thường khi ấy không thể nghĩ đến.

Bởi ngay từ hồi đó, ông đã biết mua “giờ vàng” truyền hình để phát quảng cáo nước hoa Thanh Hương, cái quảng cáo có bài hát do ca sĩ trình bày đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều trẻ con thời đó thuộc lòng: “Này anh ơi sao mà anh không biết/ Nước hoa em dùng cơ sở Thanh Hương/ Mùi hương thơm sao mà thơm thơm thế/ Ôi Tiffani dành cho mọi người…“.

Không chỉ thế, Nguyễn Văn Mười Hai còn xây dựng một mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc, với nhiều đại lý kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. Chính vì vậy, không khó để giải thích vì sao mà trong một thời gian dài, những sản phẩm của Cơ sở sản xuất nước hoa Thanh Hương do Nguyễn Văn Mười Hai làm chủ đã trở nên thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng, yêu thích.

Người dân Sài Gòn hẳn vẫn không quên uy danh của Nguyễn Văn Mười Hai khi đó, bởi “đại gia” này có quan hệ với nhiều quan chức và những người có thế lực lớn. Ngày ấy, xe ôtô vẫn còn hiếm, nhưng Nguyễn Văn Mười Hai đã đi một quả Mercedes hào nhoáng, mà mỗi lần nó xuất hiện trên đường phố, thì ngay lập tức phía sau sẽ xuất hiện một đoàn vệ sĩ đi xe phân khối lớn theo hộ tống. --> có quen không?!

Chính bởi những màn thể hiện quá hoành tráng của Nguyễn Văn Mười Hai, nên khi Nguyễn Văn Mười Hai “huy động vốn” với lãi suất giật mình 15%/ tháng, nhiều bà con tiểu thương, nhiều gia đình có chút của ăn của để, thậm chí là cả những sinh viên có tiền dành dụm do bố mẹ gửi đã đổ xô đến gửi tiền tại Cơ sở nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai, ấp ủ mộng làm giàu.

Ấp ủ cũng đúng thôi, vì con số lãi 15%/ tháng đâu phải là chuyện nhỏ, mà chẳng phải mất một giọt mồ hôi nào. Tuy nhiên, việc kinh doanh không được như mong đợi. Đến năm 1990, khi mọi việc vỡ lở, số tiền mà Nguyễn Văn Mười Hai đã lừa đảo, chiếm đoạt là 37 tỷ đồng.

Đây là câu chuyện tương tự như Ponzi tại Mỹ. Ông Hai đã được trả tự do năm 2006 sau khi bị bắt năm 1990. Tuy nhiên tới nay không còn ai nhắc lại ông nữa. Một lần thất tín, vạn lần bất tin chăng?

Câu chuyện của địa ốc đa cấp Ponzi của Alibaba

Khởi nghiệp một năm với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đến một năm sau, Alibaba đã nắm trong tay tới 18 dự án, trong đó đã triển khai 14 dự án, tất cả đều là đất nền, trải rộng trên một địa bàn rộng lớn từ Đồng Nai sang TP. HCM.

Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu của công ty như: Alibaba An Phước, Alibaba Tây Bắc Củ Chi, chuỗi dự án Alibaba Long Phước 2, 3, 4, 5…

Việc bán hàng vẫn cứ đều đặn trong vòng một năm qua, khách hàng vẫn xuống tiền, công ty vẫn tuyển thêm nhân viên. Tuy nhiên, dự án mà doanh nghiệp này mở bán liên tục được ra mắt là điều khó tin. Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì đa phần các dự án này đều được doanh nghiệp “vẽ ra” để bán hàng.

DN này mới có văn bản xin UBND các tỉnh đầu tư nhưng chưa được chấp thuận, dự án cũng chưa hoàn thành đền bù giải tỏa đã tự ý thu tiền của khách hàng.

Mẫu chung của các dự án này là công ty địa ốc Alibaba luôn đưa ra cam kết lợi nhuận 28%/năm khi khách hàng đặt cọc mua đất nền dự án. Sau khi vẽ ra dự án thì việc vẽ ra lợi nhuận cũng là việc làm khó tin của doanh nghiệp này.

Hy vọng qua bài viết Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Donate là gì nhé.

Tư liệu tham khảo:

https://www.sec.gov/answers/ponzi.htm

https://www.sec.gov/investor/alerts/ia_pyramid.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *