Posts tagged Là gì

Thẻ Visa – Mastercard là gì, có mấy loại và dùng để làm gì?

Thẻ Visa là gì, Thẻ Mastercard là gì? Thẻ visa có mấy loại, thẻ mastercard có mấy loại? Ưu nhược điểm của thẻ Visa, thẻ mastercard? Giữa hai loại thẻ này có gì khác nhau, hai loại này dùng để làm gì?

Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp những thắc mắc này cho bạn qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ thanh toán nội địa là gì

Thẻ Visa card là gì?

Thẻ Visa là một loại thẻ thanh toán quốc tế. Thẻ này được tổ chức phát hành Visa có tên gọi đầy đủ là Visa International Service Association trụ sở đặt tại Mỹ quản lý và họ cung cấp quyền làm thẻ cho các ngân hàng ở trên khắp thế giới.

Nên bạn cũng đừng thắc tại sao thẻ Visa có trụ sở ở Mỹ mà ngân hàng ở Việt Nam lại có thể làm được nhé.

Hiện nay, khi bạn sở hữu thẻ visa thì bạn hầu như có thể sử dụng thẻ Visa ở khắp nơi trên thế giới trừ Nam Cực mà thôi.

Ở Việt Nam, thì bạn có thể dễ dàng làm được thẻ này thông qua các ngân hàng có liên kết với tổ chức Visa. Hãy vào web từng ngân hàng, coi mục dịch vụ thẻ để biết được ngân hàng đó có làm thẻ này hay không.

Thẻ visa này khác với visa (thị thực) nhé. Nếu bạn đang tìm hiểu Visa – thị thực là gì thì đọc tại đây. Hai cái này khác nhau hết nhé.

Tìm hiểu thẻ Visa card là thẻ gì và dùng để làm gì?

Các loại thẻ Visacó bao nhiêu loại thẻ tất cả?

Thẻ Visa card gồm 3 loại thẻ lần lượt là thẻ

  • Thẻ ghi nợ Visa Debit
  • Thẻ tín dụng Visa Credit
  • Thẻ trả trước Visa Prepaid

Ta sẽ đi sâu vào từng loại thẻ này nhé:

Thẻ ghi nợ Visa Debit là gì?

Thẻ Visa Debit là tên gọi khác của thẻ ghi nợ Visa. Thẻ này là loại thẻ thanh toán quốc tế được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn và được quyền sử dụng số tiền có trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Về thủ tục cách làm thẻ visa debit thì rất là dễ dàng vì bạn không cần phải chứng minh thu nhập. Thường thì chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu ra ngân hàng là được. Một số ngân hàng còn cho làm thẻ này online và đúng hẹn chỉ việc ra ngân hàng đó nhận thẻ.

Ví dụ:

Mình có 1 tài khoản ở ngân hàng. Tài khoản này đang có số tiền là 100 triệu. Do nhu cầu cần giao dịch với nước ngoài. Bây giờ, mình ra làm thêm 1 thẻ Visa Debit để giao dịch quốc tế.

Lúc thẻ vừa làm sẽ được phép sử dụng tối đa 100 triệu có trong tài khoản. Vì thẻ debit là thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng và được sử dụng số tiền có trong đó.

Phan-biet-The-Visa-Debit-Visa-Credit-Visa-Prepaid-card-la-gi

Tóm lại thẻ Visa debit là thẻ thanh toán quốc tế chỉ được phép sử dụng số tiền đang có trong tài khoản của bạn. Hết tiền hay không còn đủ tiền trong tài khoản ngân hàng để thanh toán thì thẻ của bạn bị từ chối thanh toán.

Thẻ tín dụng Visa Credit là gì?

Thẻ Visa Credit hay còn gọi là thẻ tín dụng Visa. Visa Credit là loại thẻ thanh toán quốc tế và đây thuộc dạng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng là thẻ được cấp dựa vào mức lương hằng tháng của bạn hay tài sản bạn đang có. Tùy vào đánh giá bạn sẽ được phép sử dụng theo một hạn mức nào đó tùy vào ngân hàng đó đặt ra.

Ở thẻ credit thì có rất nhiều phân hạng thẻ như thẻ chuẩn đây là thẻ thấp nhất, rồi vàng(gold), platium(bạch kim),… Nói chung khi bạn sử dụng thẻ có phân hạng càng cao bạn sẽ được hưởng những ưu đãi, dịch vụ tuyệt vời. Mức phổ biến hạn mức của thẻ tín dụng được cấp hiện nay thường là gấp 3 lần lương. Ví dụ lương 10 triệu thì có thể sẽ được cấp thẻ hạn mức 30 triệu để sử dụng.

Tuy nhiên thủ tục để làm thẻ này không hề đơn giản cần phải chứng minh thu nhập hay tài sản mới được làm thẻ.

Bạn có thể sử dụng tiền trong thẻ tín dụng trong vòng 45 ngày(Có loại lên tới 55 ngày) mà không bị tính lãi suất. Nếu qua 45 ngày thì bạn sẽ phải trả lãi nếu như chưa thanh toán. Khi nợ tiền thẻ tín dụng thì bạn sẽ được vinh danh vào bảng phong thần CIC.

Sau này rất khó để bạn có thể vay tiền ở ngân hàng để làm ăn do đã bị đưa vô danh sách đen.

Để được cấp thẻ Visa Credit bạn phải chứng minh tài chính, hoặc thu nhập cố định hằng tháng. Từ đó ngân hàng mới quyết định có cấp thẻ cho bạn hay không. Nếu cấp thẻ thì hạn mức của thẻ là bao nhiêu. Thường thẻ tín dụng được cấp dưới hạn mức phổ biến là gấp 3 lần tiền lương. Như lương của bạn 10 triệu thì bạn sẽ được cấp thẻ có hạn mức 30 triệu.

Ví dụ:

Mình được cấp thẻ Visa Credit hạn mức 30 triệu. Mình có thể mua hàng trong phạm vi 30 triệu được cấp và trong vòng 45 ngày sẽ không bị tính lãi suất số tiền đã sử dụng. Nếu qua 45 ngày mà bạn vẫn chưa trả hết số tiền đã sử dụng, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất. Lưu ý 45 chỉ là thời gian tối đa thôi nhé. Nếu bạn quẹt gần ngày sau kê thì không tới 45 ngày đâu.

Ưu điểm lớn nhất của thẻ Visa Credit là bạn được cấp tiền để sử dụng. Giống như được vay tiền trong 45 ngày mà không phải trả tiền lãi. Hiện nay có thẻ Visa Credit bạn có thể tham gia các chương trình mua đồ trả góp 0% trên các trang thương mại điện tử.

Thẻ trả trước Visa Prepaid là gì?

Thẻ Visa Prepaid – Visa Prepaid card hay còn gọi dưới tên gọi là thẻ trả trước Visa. Đây là loại thẻ thanh toán quốc tế, thẻ này là dạng thẻ trả trước quốc tế.

Đây là loại thẻ tách biệt không được liên kết với tài khoản ngân hàng. Cụ thể là trong thẻ này có bao nhiêu tiền thì bạn chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi. Không như thẻ debit được liên kết với tài khoản ngân hàng, thì chỉ khi nào không còn tiền trong tài khoản mới hết sử dụng.

Ví dụ:

Mình có tài khoản ngân hàng 100 triệu. Mình cũng có 1 thẻ Visa Prepaid cùng ngân hàng với tài khoản. Khi cần giao dịch mua hàng, mình sẽ chuyển khoản tiền từ trong tài khoản mình vào tài khoản thẻ Visa Prepaid để mua hàng.

Như ở ví dụ này là chuyển 10 triệu. Sau khi chuyển xong, Visa Prepaid card của mình sẽ có tiền 10 triệu trong thẻ. Và khi tiêu hết 10 triệu này thì thẻ sẽ không thể sử dụng được nữa, mặc dù mình vẫn còn 90 triệu trong tài khoản.

Tuy nhiên do là thẻ Prepaid nên không có sự liên kết với tài khoản ngân hàng nên không thể sử dụng được số tiền 90 triệu này.

Còn đây là bảng so sánh phân biệt giữa 3 loại thẻ Visa với nhau.

 Visa Debit card  Visa Credit card  Visa Prepaid card
 Thủ tục làm thẻ  Đơn giản Khó, phải chứng minh thu nhập hoặc tài sản để làm thẻ. Đơn giản
Tiền Rút tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng Được ngân hàng cấp tiền cho sử dụng. Dựa vào hạn mức của thẻ Chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi.
Khuyến mãi Ít Nhiều ưu đãi cho người sử dụng thẻ Visa Credit Ít
Phạm vi sử dụng Nơi nào có hổ trợ Visa là dùng được

Thẻ Visa có công dụng và dùng để làm gì?

Đây là những công dụng cơ bản của thẻ Visa nhé:

  • Quẹt thẻ thanh toán tại các cửa hàng trong nước và quốc tế.
  • Rút tiền tại các ATM trong nước và ở nước ngoài.
  • Trả góp 0% đối với thẻ tín dụng Visa Credit. Cái này tùy vô ngân hàng có chương trình trả góp không, hầu như là có.
  • Thanh toán các dịch vụ mua hàng online trong nước và quốc tế dễ dàng.
  • ….

Ví dụ:

Bạn đang sở hữu thẻ Visa, khi đi du lịch qua nước ngoài như Mỹ. Nếu như trước đây, thì bạn phải đi đổi tiền Việt sang tiền đô của Mỹ. Ngày nay, với thẻ này thì bạn chẳng cần phải đi đổi tiền nữa. Chỉ cần trong thẻ bạn còn tiền là được đối với loại Debit và Prepaid, và có hiệu lực thanh toán với thẻ Credit.

Bởi vì bạn có thể dùng thẻ này để cà thẻ thanh toán tiền. Hoặc đi đến những máy ATM có logo Visa để rút tiền của nước bạn đang đến để sử dụng. Như trong ví dụ này thì bạn đi qua Mỹ, bạn dùng thẻ của bạn để rút tiền thì sẽ rút được tiền đô la Mỹ.

Bạn không cần lo lắng là trong thẻ bạn chỉ có tiền Việt Nam, bởi vì ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ tự động quy đổi tiền Việt Nam của bạn sang loại tiền tệ tương ứng.

Thêm vào đó, thẻ này còn có thể dùng mua hàng online trên internet ở các trang thương mại điện tử trong nước và quốc tế như Amazon, Ebay, Zara, Lazada, Tiki…

Lưu ý khi dùng thẻ Visa:

  • Không nên rút tiền ở máy ATM khác với ngân hàng cấp thẻ. Bởi vì ở máy ATM sẽ xem bạn như là người nước ngoài rút tiền sẽ tính thêm phí rút tiền và phí chuyển đổi ngoại tệ. Phí rất cao và Visa không ràng buộc việc tính phí của các ngân hàng.
  • Tuyệt đối không chụp hình khoe thẻ lên mạng. Vì để thanh toán online chỉ cần số được in trên thẻ, họ tên chủ thẻ, ngày hết hạn và số CVV ở phía sau thẻ là xong. Do đó nếu lộ ra thì sẽ có người sử dụng tiền giúp bạn.
  • Đi ăn, mua hàng thanh toán bằng thẻ thì bạn nên trực tiếp cầm thẻ mà cà. Không nên đưa cho nhân viên đi cà giùm. Bởi vì không ai biết được họ có ý đồ gì với thẻ của bạn hay không.
  • Hãy ghi nhớ số CVV trên phía sau thẻ Visa. Sau khi đã nhớ thì cạo bỏ để hạn chế rủi ro khi rớt thẻ hoặc bị người khác xem.
  • Nên đăng ký dịch vụ SMS thông báo mỗi khi thẻ Visa có thay đổi về số tiền. Như có giao dịch hay bị trừ. Để biết mà kịp thời ngăn chặn các khoản thanh toán mà không phải của bạn.
  • Khi mất thẻ, hay có phát sinh giao dịch không phải của bạn thì nên gọi ngay lên hotline của ngân hàng cung cấp thẻ cho bạn yêu cầu khóa thẻ ngay. Và hãy lên ngân hàng càng sớm càng tốt để giải quyết.
  • Nếu thường xuyên giao dịch bằng thẻ Visa trực tuyến thì bạn nên đăng ký thêm dịch vụ 3D Secure để thêm an toàn cho thẻ.

Thẻ visa card và mastercard là gì

Thẻ Mastercard là gì?

Thẻ Mastercard là một thương hiệu thẻ thanh toán quốc tế do một công ty có tên MasterCard Worldwide và có trụ ở New York, Mỹ phát hành và quản lý nên. Ngoài thương hiệu nổi tiếng là thẻ Mastercard.

Công ty này còn có các thương hiệu thẻ khác mà bạn ít thấy ở Việt Nam nhưng lại phổ biến ở nơi khác như: thẻ Maestro và thẻ Cirrus. Hai thẻ này cũng là thẻ do công ty này phát hành.

Với sự có mặt thẻ Mastercard ở hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới thì hiện nay, thẻ Mastercard cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thẻ Visa trên thị trường toàn cầu.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra, chổ nào có biểu tượng thanh toán có logo thẻ Visa thì chổ đó cũng sẽ có biểu tượng thẻ Mastercard để thanh toán. Có thể nói rằng đây chính là 2 công ty Mastercard và công ty Visa đang chiếm nhiều thị phần thẻ thanh toán quốc tế nhất hiện nay trên thế giới.

Ở Việt Nam, thì  bạn có thể làm thẻ này thông qua các ngân hàng có liên kết công ty Master card để làm thẻ. Do thẻ này không phổ biến bằng Visa, nên bạn nên kiểm trang trong mục dịch vụ thẻ của web ngân hàng để biết là ngân hàng đó có phát hành thẻ này không nhé.

Mastercard Tương tự như thẻ Visa, thẻ master card cũng là thẻ thanh toán quốc tế.

Tìm hiểu thẻ Mastercard là thẻ gì và dùng để làm gì

Các loại thẻ Mastercard có bao nhiêu loại tất cả?

Thẻ Mastercard cũng giống thẻ Visa có 3 loại thẻ đó là:

  • Thẻ ghi nợ Mastercard debit
  • Thẻ tín dụng Mastercard credit
  • Thẻ trả trước Mastercard prepaid

Hãy cùng đi sâu vào từng loại thẻ Mastercard này nhé:

Thẻ ghi nợ Mastercard Debit là gì?

Thẻ Mastercard Debit là tên gọi khác của thẻ ghi nợ Master. Thẻ này là loại thẻ thanh toán quốc tế được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn và được quyền sử dụng số tiền có trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Ví dụ:

Mình đang có một tài khoản ngân hàng, và tài khoản này đang có 20 triệu. Do nhu cầu cần giao dịch với quốc tế. Mình buộc phải có thẻ thanh toán quốc tế, do đó mình sẽ ra làm 1 thẻ Mastercard Debit để giao dịch quốc tế.

Lúc này thẻ vừa làm sẽ được phép sử dụng tối đa 20 triệu có trong tài khoản. Vì thẻ vừa làm là loại debit đây là thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng và được sử dụng số tiền có trong đó.

Tóm lại thẻ này là thẻ thanh toán quốc tế chỉ được phép sử dụng số tiền đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn. Nếu như tài khoản của bạn hết tiền hay không còn đủ tiền để thanh toán thì bạn việc thanh toán qua thẻ Mastercard sẽ thất bại.Phân biệt Thẻ Mastercard Debit – Credit – Prepaid card là gì?

Thẻ tín dụng Mastercard Credit là gì?

Thẻ Mastercard Credit hay còn gọi là thẻ tín dụng Mastercard. Mastercard Credit là loại thẻ thanh toán quốc tế và thuộc dạng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng là loại thẻ mà bạn được ngân hàng cấp tiền theo hạn mức cho phép, để có thể sử dụng tiền trong thẻ tín dụng trong vòng 45 ngày mà không bị tính lãi suất. Nếu qua 45 ngày thì bạn sẽ phải trả lãi nếu như chưa thanh toán.

Khi nợ tiền thẻ tín dụng thì bạn sẽ được đưa tên vào bảng phong thần CIC. Sau này rất khó để bạn có thể vay tiền ở ngân hàng để làm ăn do đã bị đưa vô danh sách đen. Cái này y chang thẻ Visa hay các thẻ tín dụng khác thôi.

Để được cấp thẻ Mastercard Credit hay còn gọi thẻ tín dụng Mastercard thì bạn phải chứng minh được thu nhập hằng tháng. Sau đó để ngân hàng xem xét hồ sơ của bạn, nếu được thì họ sẽ cấp thẻ cho bạn.

Thẻ này thường được các ngân hàng cấp với hạn mức của 3 lần tiền lương. Ví dụ lương bạn 10 triệu 1 tháng thì thẻ sẽ có hạn mức 30 triệu gấp 3 lần tiền lương của bạn.

Ví dụ:

Mình được thẻ Mastercard Credit với hạn mức 30 triệu. Mình có thể dùng thẻ Mastercard Credit trong phạm vi 30 triệu được cấp để mua hàng và thanh toán tiền. Và trong vòng 45 ngày mình sẽ không bị tính lãi suất số tiền đã sử dụng.

Nếu qua 45 ngày mà mình vẫn chưa trả hết số tiền đã sử dụng, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất.

Ưu điểm lớn nhất của thẻ Master Credit là sẽ được cấp tiền để sử dụng. Giống như được ngân hàng cho vay tiền trong 45 ngày mà không phải trả tiền lãi.

Với thẻ này bạn còn có thể tham gia vào các chương trình trả góp 0% do các trang thương mại điện tử ở Việt Nam tổ chức.

Thẻ trả trước Mastercard Prepaid là gì?

Thẻ Master Prepaid – Mastercard Prepaid card hay còn đươc gọi dưới tên là thẻ trả trước Mastercard. Đây là loại thẻ thanh toán quốc tế và thẻ này là dạng thẻ trả trước quốc tế.

Ưu điểm của loại thẻ này là thẻ này được tách biệt không được liên kết với tài khoản ngân hàng. Do đó sẽ phòng tránh được những rủi ro về khi mất thẻ so với Debit và Credit.

Cụ thể như sau, trong thẻ Prepaid card này có bao nhiêu tiền thì bạn chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi. Không như thẻ debit được liên kết với tài khoản ngân hàng, hay thẻ credit được cấp tiền để sử dụng.

Thì đối với Prepaid chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi. Lỡ có mất thẻ thì cũng chỉ mất số tiền có trong thẻ chứ không phải mất toàn bị tiền trong tài khoản ngân hàng đối thẻ debit hay là toàn bộ khoản tiền được ứng trước đối với thẻ Credit.

Ví dụ:

Mình có tài khoản ngân hàng 20 triệu. Mình cũng có 1 thẻ Master Prepaid cùng ngân hàng với tài khoản. Khi cần giao dịch mua hàng, mình sẽ chuyển khoản tiền từ trong tài khoản mình vào tài khoản thẻ này để mua hàng.

Như ở ví dụ này là chuyển 3 triệu. Sau khi chuyển xong tiền vào thẻ này của mình thì thẻ này sẽ có tiền 3 triệu trong thẻ. Và khi tiêu hết 3 triệu này thì thẻ này sẽ không thể sử dụng được nữa, mặc dù mình vẫn còn 17 triệu trong tài khoản.

Nhưng bởi vì đây là thẻ Prepaid, nên thẻ này sẽ không có sự liên kết với tài khoản ngân hàng bởi sẽ không thể nào sử dụng được số tiền 17 triệu này.

Còn đây là bảng so sánh phân biệt giữa 3 loại thẻ Mastercard với nhau.

 Mastercard Debit  Mastercard Credit Mastercard Prepaid card
 Thủ tục làm thẻ Rất đơn giản dễ dàng Khó, phải chứng minh thu nhập hoặc tài sản để làm thẻ. Rất đơn giản dễ dàng
Tiền Rút tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng được liên kết với thẻ Được ngân hàng cấp tiền cho sử dụng. Dựa vào hạn mức của thẻ Chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi.
Khuyến mãi Ít  Nhiều ưu đãi cho người sử dụng thẻ Mastercard Credit  Ít
Phạm vi sử dụng Nơi nào có hổ trợ Mastercard là dùng được

Thẻ Mastercard có công dụng gì và dùng để làm gì?

Đây là những công dụng cơ bản của thẻ Master nhé:

  • Dùng để quẹt thẻ khi thanh toán tại các cửa hàng, nhà hàng, shop,…. trong nước và quốc tế.
  • Có thể dùng thẻ này để rút tiền tại các ATM trong nước và ở nước ngoài một cách dễ dàng.
  • Trả góp 0% đối với thẻ tín dụng Master Credit. Cái này tùy vô ngân hàng có chương trình trả góp không, hầu như ngân hàng nào hiện nay cũng có thôi.
  • Dùng thẻ này để thanh toán các dịch vụ mua hàng online trong nước và quốc tế dễ dàng.
  • ….

Khi bạn sở hữu thẻ Mastercard thì bạn sẽ được tận hưởng nhiều ưu đãi, chức năng hơn so với thẻ thanh toán nội địa. Vì đây là thẻ thanh toán quốc tế nên bạn có thể sử dụng thẻ này mỗi khi ra nước ngoài.

Mà không cần phải chuẩn bị đổi tiền để sử dụng khi qua nước đó. Như hiện nay thẻ Mastercard đã có mặt ở hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ thì hầu như bạn tới nước nào thì cũng sử dung được thẻ.

Chỉ cần bạn vô máy ATM có in logo của Mastercard là bạn có thể sử dụng thẻ của bạn trên máy ATM đó. Cho dù máy ATM ở nước ngoài hay của 1 một ngân hàng khác ngân hàng làm thẻ cho bạn.

Thì bạn cũng chỉ cần cho thẻ vào và nhập mã PIN rồi tiến hành giao dịch cũng như cái máy ATM ở Việt Nam mà thôi.

Với thẻ này thì bạn có thể dễ dàng mua hàng trên các trang web bán hàng online ở trong nước hay nước ngoài. Miễn là trang web đó có hỗ trợ là được. Thẻ giúp bạn hạn chế mang quá nhiều tiền mặt, đầy rủi ro. Chỉ cần mang thẻ theo và cà khi thanh toán là được.

Lưu ý khi dùng thẻ Mastercard:

  • Không nên rút tiền ở máy ATM khác với ngân hàng cấp thẻ. Bởi vì ở máy ATM khác ngân hàng sẽ xem bạn như là người nước ngoài rút tiền sẽ tính thêm phí rút tiền và phí chuyển đổi ngoại tệ. Phí rất cao và thẻ này không ràng buộc việc tính phí của các ngân hàng.
  • Tuyệt đối không chụp hình khoe thẻ lên mạng. Vì để thanh toán online chỉ cần số được in trên thẻ, họ tên chủ thẻ, ngày hết hạn và số CVC ở phía sau thẻ là xong. Do đó nếu lộ ra thì sẽ có người sử dụng tiền giùm bạn.
  • Đi ăn, mua hàng nếu thanh toán bằng thẻ mastercard thì bạn nên trực tiếp cầm thẻ mà cà. Không nên đưa cho nhân viên đi cà giùm. Bởi vì không ai biết được họ có ý đồ gì với thẻ của bạn hay không.
  • Hãy ghi nhớ số CVC trên phía sau thẻ Mastercard. Sau khi đã nhớ thì cạo bỏ để hạn chế rủi ro khi rớt thẻ hoặc bị người khác nhìn thấy.
  • Nên đăng ký dịch vụ SMS thông báo mỗi khi thẻ mastercard có thay đổi về số tiền. Như có giao dịch hay bị trừ. Để biết mà kịp thời ngăn chặn các khoản thanh toán mà không phải của bạn. Phí SMS hiện tại chỉ khoảng 9.900 đồng/tháng, chẳng đáng là bao so với rủi ro mất tiền.
  • Khi mất thẻ, hay có phát sinh giao dịch không phải của bạn thì nên gọi ngay lên hotline của ngân hàng cung cấp thẻ cho bạn yêu cầu khóa thẻ ngay. Và hãy lên ngân hàng càng sớm càng tốt để giải quyết.
  • Nếu thường xuyên giao dịch bằng thẻ Mastercard trực tuyến thì bạn nên đăng ký thêm dịch vụ Mastercard Securecode để thêm an toàn cho thẻ.

Thẻ Visa và mastercard khác nhau chỗ nào, khác như thế nào?

Hãy cùng xem qua video bên dưới nhé.

Lưu ý về 2 loại thẻ Visa và Mastercard:

Đây là những điểm bạn cần biết và lưu ý về 2 loại thẻ này nhé.

Đây là những thông tin cần điền cho việc thanh toán online bằng thẻ.

Họ tên chủ thẻ Visa, Mastercard là gì?

Họ tên chủ thẻ cái này được in trên thẻ, nhập chính xác vào và không có gõ dấu tiếng Việt.

Mã số thẻ Visa, Mastercard là gì?

Là dãy số gồm 16 số được in phía trước thẻ. Bạn phải nhập đầy đủ dãy số này vào.

Valid thru Visa, Mastercard là gì?

Valid thru là thời gian hết hạn của thẻ. Sau thời gian bạn phải đi làm lại thẻ. Bạn hãy nhập chính xác vào tháng và năm hết hạn của thẻ vào.

MM/YY trên thẻ Visa, Mastercard là gì?

MM/YY là thời gian hết hạn được in trên thẻ. Nó tương tự như cái Vaild thru ở trên mà thôi. Ví dụ thẻ mình tháng 11/2023 hết hạn thì con số in trên thẻ là 11/23.

CVV là gì?

CVV đây là cái quan trọng nhất và bạn phải nên cạo bỏ dãy số này ra khỏi thẻ. Số CVV hay CVN được in ở mặt sau thẻ, gồm 3 con số. Khi thanh toán online bạn phải nhập vào.

Lý do mà mình khuyên bạn cạo bỏ dãy số này ra khỏi thẻ là để tránh trường hợp bạn là mất thẻ không kịp báo và bị người khác tận dụng để thanh toán sử dụng tiền trong thẻ của bạn.

CVV hay Card Security Code chính là số quan trọng nhất bạn phải nhớ và cà bỏ nó khi nhận thẻ để tránh rủi ro sau này.

Xem ảnh minh họa về vị trí của CVV trên thẻ:

Số cvv trên thẻ visa và mastercard

– Khi bạn thanh toán mua hàng trên web quốc tế thì nhớ nhập thêm địa chỉ nhận hàng mới có thể hoàn tất quá trình nhé. Có thể sẽ phải nhập thêm vào mã bưu chính của Việt Nam.

Nếu như thẻ Visa có đăng ký dịch vụ 3D Secure hoặc thẻ Mastercard có đăng ký Mastercard Securecode thì khi thanh toán trên trang Web có hổ trợ xác thực Verified by Visa hoặc Mastercard Securecode.

Thì bạn sẽ phải nhập thêm mã xác thực nữa. Để tìm hiểu thêm hãy đọc bài viết này nhé Tìm hiểu về 3D Secure và Mastercard Securecode là gìCòn nếu thẻ không có đăng ký hoặc trang thanh toán không hổ trợ thì bạn không cần phải xác thực nhé.

Lưu ý cuối cùng: Nếu bạn đã nhập đầy đủ mà không thanh toán được. Hãy liên hệ ngân hàng vì có thể họ đang tạm khóa chiều thanh toán quốc tế của bạn. Mục đích họ khó là để đảm bảo an toàn cho thẻ của bạn.

Hy vọng qua bài viết Thẻ Visa – Mastercard là gì, có mấy loại và dùng để làm gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại thẻ này. Lời khuyên của mình là nếu bạn muốn giao dịch quốc tế, thì nên làm thẻ debit để thanh toán cho nhanh gọn và an toàn, tránh bị lợi dụng rút sạch tiền.

Bạn có thể ra các ngân hàng như acb, sacombank, vietcombank, eximbank… để làm thẻ. Tất nhiên là sẽ có ngân hàng có thẻ debit và có ngân hàng không cung cấp thẻ ghi nợ debit quốc tế. Bạn nên tìm hiểu trước khi ra ngân hàng nhé.

Nên làm thẻ Visa hay Mastercard?

Làm thẻ nào cũng được. Nhưng mấy năm gần đây thì mình thấy thẻ Mastercard có nhiều khuyến mãi hơn thẻ Visa. Nên nếu làm thẻ mới thì mình lựa chọn làm Mastercard nhé.

Ở bài viết tới mình sẽ nói về các loại thẻ còn lại là thẻ American express, JCB,… và các loại thẻ còn lại. Cảm ơn các bạn đã giành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết khác nhé.

Thẻ thanh toán quốc tế là gì, ưu và nhược điểm của thẻ?

Thẻ thanh toán quốc tế là gì? Thẻ thanh toán quốc tế có ưu và nhược điểm gì? Thẻ này có lợi ích gì? Hãy cùng với ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về loại thẻ này thông qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất, lấy thẻ nhanh nhất

Thẻ thanh toán quốc tế là gì?

Thẻ thanh toán quốc tế là loại thẻ được dùng để giao dịch trên khắp thế giới, không cần phân biệt bạn ở Việt Nam hay ở Mỹ. Chỉ cần là nơi đó có hổ trợ loại thẻ bạn đang sử dụng, là bạn có thể thoải mái sử dụng thẻ và thanh toán với thẻ của bạn.

Với thẻ này này bạn có thể qua Nhật, Phi Luật Tân, Ba Tây, Mỹ…. và các nơi khác trên thế giới miễn là có hổ trợ thẻ bạn đang sử dụng. Thì bạn có thể dùng thẻ để rút tiền, thanh toán mua hàng như thẻ thanh toán nội địa do các ngân hàng trong nước phát hành.

Đặc biệt ở mỗi công ty thẻ quốc tế Khi bạn thanh toán online sẽ bị buộc phải nhập thêm mã CVV, CVC,… vào. Mã CVV, CVC,… này khác với mã PIN của thẻ. Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết này nhé: Tìm hiểu CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 là gì?

Khi sử dụng thẻ quốc tế để thanh toán thì tùy vào đơn vị tiền tệ thanh toán. Thì ngân hàng sẽ tự quy đổi từ Việt Nam đồng sang loại tiền tương ứng.

Nói về thẻ quốc tế thì mình từng giới thiệu qua là thẻ Visa – Mastercard hay American Express – JCB – Discover Card, UnionPay… Còn rất nhiều loại thẻ khác nữa nhưng ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến nên mình chưa cập nhật. Khi nào có cơ hội mình sẽ giới thiệu thêm.

Ở các bài viết này mình từng nhắc đến thẻ thanh toán quốc tế nhưng chưa giải thích rõ nó là gì. Nay mình sẽ giải thích chi tiết hơn.

Thẻ thanh toán quốc tế là gì?

Ví dụ thực tế:

Như thẻ mang thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay như ACB, Vietcom,… mà không có thêm tên khác in trên thẻ như Visa, Mastercard, JCB, American Express…. thì đây là đây là thẻ nội địa, hay người Việt Nam chúng ta hay gọi là thẻ ATM (thực tế thẻ ATM là tên gọi chung của thẻ nội địa và thẻ quốc tế). 

Đối với loại thẻ nội địa này thì chỉ có thể sử dụng trong nước Việt Nam mà thôi.

Nếu bạn ra nước ngoài sẽ xem như thẻ này vô tích sự vì thẻ này do các ngân hàng trong nước phát hành ở trong phạm vi Việt Nam mà thôi.

Thế nhưng nếu bạn sử dụng các loại thẻ quốc tế như Visa, Mastercard, American Express, JCB hay Discover Card…. thì thẻ của bạn sẽ thanh toán ở các nước khác. Tất nhiên trước khi đi tới nước đó thì nhớ kiểm tra thêm thẻ của mình có mặt ở nước sắp đến chưa nhé.

Chẳng hạn như bạn đi du lịch qua Singapore thay vì phải mang nhiều tiền mặt và đổi ra tiền Singapore để sử dụng. Nếu như thế thì bạn luôn phải lo lắng vì mang quá nhiều tiền trong người.

Còn với thẻ thanh toán quốc thì bạn chỉ việc để tiền trong thẻ không quan trọng là loại thẻ gì như ghi nợ, tín dụng, trả trước. Khi qua Singapore bạn có thể cà thẻ để thanh toán.

Nếu muốn rút tiền mặt ra sử dụng bạn chỉ việc tới cây ATM ở Singapore có biểu tượng của công ty cung cấp thẻ của bạn và cho thẻ vào nhập PIN như mã Pin của ATM trong nước và rút tiền ra sử dụng.

Lưu ý: tiền bạn rút ra sẽ là tiền Singapore vì ATM của Singapore mà :). Nhà cung cấp thẻ của bạn sẽ tự động quy đổi tiền trong thẻ của bạn từ VNĐ ra loại tiền tệ của ATM đang rút.

Đặc biệt lưu ý, nếu không cần sử dụng thì không nên rút tiền mặt ra dùng nhé. Vì phí rút tiền quốc tế khá cao đấy.

Thẻ thanh toán quốc thì không chỉ dùng cho mỗi khi ra nước ngoài. Thẻ còn dùng để thanh toán mua hàng trên mạng ở các trang nước ngoài, như mua hàng ở trên Amazon, Ebay chẳng hạn….

Như chính trang ngôi nhà kiến thức này. Tên miền ngoinhakienthuc.com được mua ở bên Mỹ thông qua thẻ này đấy. Hosting lưu trữ thì ở Singapore.

Lợi ích thẻ thanh toán quốc tế là gì?

Cái tên thanh toán quốc tế đã nói lên to lớn nhất của thẻ này là có thể thanh toán được ở quốc tế. Như cái ví dụ mình nói ở trên rồi.

Quốc tế là ở đây là các trang web bán hàng của nước ngoài. Sử dụng tại các máy ATM, máy Pos, mua hàng tại nước hàng mà chỉ cần quẹt thẻ qua máy POS là xong.

Nếu bạn dùng thẻ thanh toán nội địa thì chỉ sử dụng trong nước thôi. Bây giờ việc người Việt Nam đi du lịch không còn là điều gì quá xa sỉ như trước đây. Mức sống dần tăng cao, giá vé máy bay cũng rẻ hơn so trước đây.

Nên việc sở hữu 1 thẻ quốc tế để phục vụ cho những chuyến du lịch hay đi công tác nước ngoài là đều cần phải có.

Không lẽ lúc nào bạn cũng mang theo tiền mặt ư. Lỡ như tiền mặt bị mất hay không đủ thì sao. Do đó nên sở hữu thẻ này. Có gì còn đường mà xoay tiền chứ.

Như hiện nay Samsung có vụ add thẻ vào điện thoại. Hay Apple có cái Apple Pay gì đó. Bạn có thể add thẻ thanh toán quốc tế vào đây. Lỡ có xui rớt luôn cả thẻ thì vẫn có thể dùng điện thoại thanh toán qua Samsung Pay hay Apple Pay.

Những lợi ích, ưu nhược điểm của thẻ thanh toán quốc tế

Các loại thẻ quốc tế hiện nay:

Hiện nay thẻ này chia làm 3 loại với tên gọi lần lượt là:

  • Thẻ trả trước quốc tế hay gọi Prepaid card quốc tế.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế hay còn gọi là thẻ debit card quốc tế.
  • Thẻ tín dụng quốc tế hay còn gọi là thẻ credit card quốc tế.

Ưu điểm của thẻ thanh toán quốc tế

Mình sẽ liệt kê ra những ưu điểm mà thẻ này sẽ mang lại cho bạn.

  • Dùng hầu như ở mọi nơi trên thế giới. Tùy thuộc vào loại thẻ quốc tế bạn dùng. Các loại thẻ quốc tế thì hiện nay rất nhiều. Có thể ra như: Thẻ Visa, Thẻ Mastercard, Thẻ JCB, Thẻ American Express, Thẻ Discover,….
  • Quẹt thẻ tiện lợi nhanh chóng. Chỉ cần quẹt và ký tên là xong. Thẻ nội địa thì phải nhập PIN ký tên, thêm 1 bước nhập mã PIN của thẻ.
  • Rút tiền ở được ở nhiều nơi. Các máy ATM khác nhau, khác ngân hàng, khác quốc gia. Nói chung nhìn thấy cái cây ATM mà có cái biểu tượng của loại thẻ bạn đang dùng là cứ rút vô tư đu.
  • Thanh toán online ở Việt Nam hay quốc tế dễ dàng thuận lợi. Chỉ cần nhập các thông tin trên thẻ như họ tên chủ thẻ, tháng năm hết hạn của thẻ, số thẻ, số CVV là thanh toán được.
  • Tùy vào loại thẻ quốc tế bạn sử dụng. Bạn có thể được hưởng 1 số chương trình khuyến mãi mà công ty phát hành thẻ đang cung cấp. Như thẻ JCB thì có những ưu đãi này: http://www.vn.jcb/vi/consumers/promotions/….Các thẻ khác thì lại có những ưu đãi khác nhau, tùy vô mỗi công ty và đối tác họ hợp tác để tổ chức chương trình khuyến mãi. Mục đích của họ là kích thích cho khách hàng sử dụng thẻ càng nhiều càng tốt.
  • Thẻ này có thể được vào các ví điện tử nổi tiếng trên thế giới. Như Paypal, Alipay…. Dùng thẻ thanh toán nội địa thì khỏi thêm vô được nhé. Bây giờ là thời buổi hội nhập quốc tế rồi, bạn muốn giao dịch gì với họ thì phải dùng thẻ này mà thôi. Còn dùng thẻ nội địa thì chơi với người ở trong nước thôi nhé.
  • Đối với thẻ tín dụng quốc tế thì hiện nay có nhiều ngân hàng hổ trợ vụ trả góp 0%. Do đó việc sở hữu 1 thẻ quốc tế loại tín dụng cũng rất tốt trong trường hợp bạn cần mua sắm mà chưa đủ tiền mặt.Như điện thoại, laptop, đồ tiêu dùng, xe cộ,….Hoặc không món trả 1 lần quá nhiều tiền. Mà muốn để tiền đó để thủ thân hay làm chuyện khác. Nhất là khi ra nước ngoài.
  • ….

Nhược điểm của thẻ thanh toán quốc tế

Không có gì là hoàn hảo cả. Có ưu điểm thì cũng phải có nhược điểm. Đây là quan điểm của cá nhân mình thấy đây là những nhược điểm của thẻ quốc tế:

  • Nếu dùng thẻ quốc tế này ở Việt Nam phải đi tìm đúng cây ATM của ngân hàng cấp thẻ cho bạn để rút tiền. Nếu bạn lười mà đi rút cây khác thì cũng được, mà cây ATM khác ngân hàng sẽ coi thẻ bạn là thẻ quốc tế là 1 lần rút phí tối thiểu vài chục ngàn đó.Mình nhớ mức tối thiểu là 50k tiền phí rút tiền trở lên đó.Tùy vô số tiền bạn rút mà cái phí này có thể tăng hơn nữa. Bạn cứ tưởng tượng rút ra 100k đi mua đồ linh tinh mà phí tốn hết 50k rồi thì bạn có thấy sót hay không.
  • Phí hằng năm của thẻ này cao hơn nhiều so với thẻ thanh toán nội địa. Bản chất thẻ này là do các công ty thẻ quốc tế phát hành, các ngân hàng chỉ là kiểu đại lý phát hành lại thôi.Nên khoản phí này là phải trả lại cho mấy công ty thẻ kia, và 1 phần ngân hàng phát hành thẻ giữ lại. Đâu ai cung cấp cái gì miễn phí đâu nào. Miễn phí thì tiền đâu họ trả lương nhân viên duy trì hệ thống vận hành thẻ chứ.
  • Rủi ro mất tiền cao khi rớt thẻ hơn thẻ nội địa. Bởi vì do tính tiện lợi chỉ cần quẹt thẻ ký tên là thanh toán xong. Nên nếu bạn rớt thẻ là mau đi gọi lên tổng đài mà khóa thẻ gấp. Không có người sài dùm tiền của bạn đấy.
  • Nếu người dùng không bảo vệ cẩn thận thẻ thì dễ bị kẻ xấu sử dụng. Với thẻ thanh toán quốc tế thì hầu như chỉ cần các thông tin in trên thẻ là có thể thanh toán online được rồi. Bởi vì có nhiều trang web họ không hề sử dụng các giao thức bảo mật của các công ty, tổ chức thẻ thanh toán quốc tế đó.Các giao thức đó là: 3D Secure, Mastercard Securecode, J/Secure™ của JCB, American Express SafeKey của thẻ Amex,… Lý do họ không sử dụng là để cho việc thanh toán của khách hàng được nhanh chóng thuận lợi dễ dàng.Tuy nhiên vì lý do này lại tạo ra 1 rủi ro là chỉ cần thông tin thẻ là xong phim. Ở Việt Nam, so với nước ngoài thì hầu như chính sách các ngân hàng sẽ đưa phần thiệt về phía người dùng. Nên nếu có rủi ro thì thường người dùng là người phải chịu thiệt thòi thôi. 
  • ….

Hy vọng thông qua bài viết Thẻ thanh toán quốc tế là gì, ưu và nhược điểm của thẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết tiếp theo thẻ thanh toán nội địa là gì của mình .

Thẻ Ghi nợ Debit – Thẻ Tín dụng Credit là gì, ưu nhược điểm?

Thẻ ghi nợ debit card là gì, thẻ tín dụng credit card là gì. Ưu và nhược điểm của 2 loại thẻ này, tại sao lại phải phân biệt ra 2 loại như thế? Thẻ tín dụng là debit hay credit? Nên làm thẻ tín dụng credit hay thẻ ghi nợ debit? Hãy cùng tìm lời giải đáp tại ngôi nhà kiến thức nhé.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Thẻ trả trước prepaid card là gì

Thẻ ghi nợ Debit card là gì?

Thẻ ghi nợ hay còn biết với tên gọi khác là thẻ debit card đây là loại mà thẻ bạn chỉ có thể sử dụng khi trong tài khoản ngân hàng của bạn còn đủ tiền. Nói một cách đơn giản là còn đủ tiền trong tài khoản ngân hàng cho giao dịch mà bạn sử dụng thẻ để thanh toán thì sẽ sử dụng được.

Thẻ này buộc phải có 1 liên kết với 1 tài khoản ngân hàng. Nếu không có liên kết thì sẽ không còn được gọi là thẻ ghi nợ debit nữa mà sẽ sang 1 loại thẻ khác rồi.

Chữ ghi nợ ở đây có thể hiểu là ghi nợ vô tài khoản ngân hàng của bạn, chứ không phải ngân hàng cho bạn nợ đâu. Nhiều bạn cứ nghe tên là thẻ ghi nợ có nghĩa là thẻ này được nợ tiền ngân hàng, thực ra không phải nhé.

Thẻ mà bạn được nợ tiền ngân hàng là thẻ tín dụng hay còn biết với tên gọi khác là thẻ credit.

Để hiểu hơn về thẻ debit hãy đi vào ví dụ dưới đây

Chẳng hạn tài khoản ngân hàng bạn có 10 triệu. Bạn đi mua con laptop 9 triệu hay 9 triệu 9 thì vô tư. Hoặc tối đa là 10 triệu. Chứ nếu bạn mua vượt hơn khoảng tiền 10 triệu trong tài khoản ngân hàng của bạn là không thể thanh toán được.

Nếu như muốn thanh toán cho các giao dịch trên 10 triệu thì bạn trong tài khoản ngân hàng của bạn phải có số tiền trên 10 triệu và từ đủ cho tới dư số tiền bạn cần thanh toán mới thanh toán được.

Nếu như tài khoản ngân hàng của bạn hết hoặc không đủ tiền thì khỏi sử dụng, muốn sử dụng thì vui lòng ra ngân hàng nạp tiền hoặc chuyển khoản tiền vào tài khoản của thẻ ghi nợ debit card đó.

Tóm lại tiền trong tài khoản ngân hàng bạn có bao nhiêu thì thẻ ghi nợ được phép sử dụng tối đa bao nhiêu đó. Có 1 triệu sử dụng 1 triêu, có 10 triệu sử dụng tối đa 10 triêu. Có 10 tỷ thì được dùng tối đa 10 tỷ.

Tất nhiên giao dịch quá lớn thẻ thi sẽ không được. Theo mình biết thì mỗi ngân hàng sẽ có 1 giới hạn giao dịch của thẻ trong 1 ngày.

Như thẻ debit nội địa của ACB là tầm tối đa chỉ giao dịch được 50 triệu 1 ngày. Hơn thì phải chờ qua ngày khác nhé. Ko thì ra quầy mà rút tiền từ tài khoản ngân hàng ra. Chứ rút qua cây hay giao dịch mua hàng online qua thẻ chỉ 50 triệu tối đa trong ngày thôi.

Thẻ ghi nợ debit card dùng được cho những việc nào?

Thẻ này có thẻ quẹt thẻ tại cái Pos ở các nhà hàng, cửa hàng, siêu thị. Khi quẹt thẻ xong thì nhập mã PIN và ký tên xác nhận giao dịch.

Thẻ này có thể thanh toán online nếu như bạn có đăng ký cho phép thẻ giao dịch trực tuyến. Bạn có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn điện nước, Internet, bảo hiểm,…. Mua vé xem phim, ca nhạc này nọ….

Thẻ này có rút tiền tại cây ATM bình thường. Và rút tại cái cây ATM có thể sẽ miễn phí phí rút tiền hoặc thu có thu phí tùy vô cái ngân hàng cấp thẻ cho bạn có chính sách như thế nào và loại thẻ của bạn là loại thẻ quốc tế hay nội địa nữa.

Thẻ này được cấp thay cho thẻ sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng, …

…..

Thẻ ghi nợ debit card có mấy loại?

Thẻ ghi nợ là tên gọi chung. Bên trong nó lại có 2 loại nhỏ nữa. Đó chính là:

Thẻ ghi nợ debit card nội địa

Thẻ này phạm vi hoạt động chỉ ở trong nước phát hành đó mà thôi. Do các ngân hàng phát hành trong 1 quốc gia nào đó phát hành. Phía trên in tên của ngân hàng đó chứ không in thêm mấy cái tổ chức thẻ quốc tế gì cả.

Những thẻ này sẽ mang thương hiệu của ngân hàng trên thẻ, cũng có loại thẻ đồng thương hiệu nhầm quảng cáo về dịch vụ của một công ty nào đó.Ví dụ:Thẻ ghi nợ do các ngân hàng Việt Nam phát hành như ACB, Đông Á, Vietcom bank, Agribank, Exim,….

Thẻ ghi nợ debit card quốc tế

Thẻ này thì phạm vi hoạt động rộng hơn. Bạn mang thẻ này ra nước ngoài vẫn sử dụng được. Tùy mỗi tổ chức thẻ quốc tế mà có phạm vi hoạt động của thẻ khác nhau.Đặc điểm nhận dạng loại thẻ này là có in logo của các thương hiệu thẻ quốc tế trên đó như: Visa, Mastercard, American express, JCB, Unionpay,…

Các thẻ ghi nợ quốc tế vẫn được phát hành thông qua kênh ngân hàng.Thay vì mỗi ngân hàng phải phát triển hệ thống thanh toán riêng, họ ký kết làm đối tác với tổ chức dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế nhằm giảm thiểu chi phí và tăng thu dịch vụ.

Ưu điểm của thẻ ghi nợ debit card

Hiện nay, đây là loại thẻ có thể nói là chiếm phần đông nhất trong thị trường thẻ tại Việt Nam. Bởi vì những lý do sau đây:

Dễ dàng làm thẻ. Tiền làm thẻ không quá nhiều. Nhiều ngân hàng còn miễn phí cả làm thẻ.
Phí duy trì thẻ thấp. Nhiều ngân hàng còn chẳng thu luôn.

Được các ngân hàng đẩy mạnh khách hàng sử dụng thẻ này. Và chủ yếu nhất là loại thẻ ghi nội địa. Lý do rất đơn giản, thẻ này do ngân hàng đó phát hành không trả phí cho các tổ chức thẻ quốc tế. Tư vấn khách hàng cũng tiện hơn, như có thể rút tiền tại các cây ATM khác ngân hàng với mức phí rất thấp so với thẻ ghi nợ quốc tế.

Nhận tiền dễ qua số thẻ áp dụng cho loại thẻ nội địa nhé. Cái này do các ngân hàng phát hành thẻ ở Việt Nam đều nằm chung liên minh Napas nên chỉ cần biết số thẻ là có thể chuyển tiền hay nhận tiền rồi. Ko cần phải biết số tài khoản ngân hàng như trước khi có liên minh Napas này.

An toàn hơn vì quản lý được tiên bạc chi tiêu của bản thân, tránh việc vung tay quá trán như thẻ tín dụng. Vì tiền được cho mượn sài trước mà, nhiều khi sài không cảm thấy xót đâu.

Thẻ này không có thời gian hết hạn. Nên cứ dùng hoài thôi. Còn mấy loại thẻ quốc tế là có thời hạn sử dụng đó. Dạng tín dụng cũng phải được ngân hàng review lại coi có còn đủ tiêu chuẩn để sử dụng tiếp không chứ không có được dùng vĩnh viễn đâu.
….

Nhược điểm của thẻ ghi nợ debit card

Thiếu an toàn nếu như toàn bộ số tiền bạn điều để trong tài khoản ngân hàng ở phần tài khoản thanh toán. Bởi vì thẻ này nó liên kết trực tiếp với tài khoản thì có thể rút ra tiền trong tài khoản thanh toán của bạn.

Nên tiền mà muốn để dành tiết kiệm thì nên chuyển qua tài khoản tiết kiệm hay mở sổ tiết kiệm cho an tâm nhé. Dồn 1 cục mà mất thẻ thì đúng kiểu ăn cám thật. Hạn mức tối đa thì thường 1 ngày là 50 triệu.

Nếu mất mà không biết thì coi như bạn bay ít nhất 50 triệu. Nếu rút vào lúc khuya tới gần qua ngày mới. Thì có thể rút thêm 50 triệu nữa. Như vậy là có thể bay tối đa 100 triệu.

Do đó bạn phải đăng ký Sms banking để nếu có biến động thay đổi gì liên quan tới tiền bạc trên tài khoản là bạn biết ngay còn mà ngăn chặn. Đừng tiết kiệm 1 tý tiền cho dịch vụ này mỗi tháng mà mất cả đống tiền.

Còn nếu như bạn là kiểu người có bao nhiêu tiền trong thẻ thì rút cả thì khỏi đăng ký làm gì. Vì có còn tiền đâu để kẻ xấu nó rút -,-

Thẻ debit card và credit card là gì

Thẻ tín dụng Credit card là gì?

Thẻ tín dụng hay còn biết với tên gọi khác là thẻ credit card là một loại thẻ chẳng dính dáng gì tới tài khoản ngân hàng của bạn cả.

Với thẻ này bạn sẽ được ngân hàng cung cấp cho 1 số tiền để sử dụng trước, bạn sẽ được sử dụng tối đa là số tiền được cấp này. Số tiền được cấp này còn được gọi với tên khác là hạn mức của thẻ tín dụng.

Tóm lại sử dụng thẻ tín dụng hay credit card thì giống như là bạn được ngân hàng cho vay 1 khoản tiền để sử dụng trước mà không cần phải nạp vào như là thẻ ghi nợ debit card.

Ví dụ

Hạn mức thẻ 50 triệu thì có nghĩa là thẻ được dùng trước 50 triệu từ ngân hàng. Sau đó phải trả lại.

Thường thì hạn mức thẻ tín dụng sẽ gấp vài lần thu nhập của bạn. Như mình lương 10 củ thì có thể sở hũu thẻ 30 củ dễ dàng.

Nếu như có thể chứng minh thu nhập, khả năng chi trả. Thường là phải sao kê bản lương gửi cho bên ngân hàng để tiến hành xác minh rồi quyết định có cấp cho bạn thẻ tín dụng hay không.

Lưu ý

Nói thật, ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho bạn càng lớn. Thì bạn càng nên lo đi, vì lỡ mất thẻ mà không báo kịp thì mất tiền.

Vì ngân hàng Việt Nam thường đẩy phần trách nhiệm về phía bạn. Chưa kể hạn mức thẻ càng cao, bạn mà không quản lý tốt chi tiêu của bạn. Cứ mua sắm ầm ầm thì sẽ sớm làm con nợ của thẻ tín dụng.

Thẻ hạn mức càng cao, càng phải cồng lưng lên mà trả nợ. Mình cũng chỉ nhận thẻ gấp 2 3 lần thu nhập mình cho an toàn.

Bạn sẽ dùng trước tiền trong thẻ sau đó thì trả lại tiền sau cho ngân hàng. Nếu trả hết số tiền đã dùng trong thời gian miễn lãi thì sẽ chằng tốn gì cả. Qua thời gian đó không trả hết số tiền đã dùng thì sẽ bắt phải trả lãi khoảng lẫn số tiền bạn còn nợ lại.

Tối thiếu mỗi tháng 5% số nợ bạn nợ và lãi suất. Lãi suất thẻ tín dụng thì tầm 26% 1 năm trở lên. Tương đương nếu dùng 10 triệu mà chưa trả dứt ngay mà ké tới 1 năm thì số tiền phải trả với lãi suất 26% là 2 triệu 6 nhé.

Thẻ tín dụng credit dùng được cho những việc nào?

Thẻ credit này chủ yếu chỉ dành cho việc quẹt thẻ, thanh toán online, mua hàng trả góp là chủ yếu. Vì họ cho khoảng thời gian trả nợ có thể lên tới tối đa là 55 ngày. (Tùy vô thời gian bạn sử dụng thẻ thời gian cho nợ có thể ngắn hơn nhé. 55 ngày là con số cao nhất thôi.).

Chưa kể với thẻ tín dụng bạn có thể tham gia các chương trình trả góp 0% nữa. Chỉ cần quẹt trước rồi trả từng tháng là xong.

Chứ nếu bạn nghĩ sẽ dùng rút tiền từ thẻ tín dụng này ra sử dụng. Thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi khoản tiền bạn đã rút ra ngay. Nên từ bỏ ý định này đi nhé.

Thực ra cũng có mấy dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng nữa. Bạn có thể Google để xem. Cái này thì về quy định nguyên tắc dùng thẻ thì bạn vi phạm. Còn thực tế thì nhiều ngân hàng cũng mắt nhắm mắt mở làm lơ cho người dùng.

Ví dụ:

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng trước, mà không cần phải đi vay mượn người khác.  Như đi siêu thị mua đồ ăn, đồ tiêu dùng. Mua sắm online trên các trang thương mại điện tử. Hay đi quẹt thẻ trả góp 1 cái điện thoại đời mới.

Thì sau khi thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn, thì bạn đã chính thức vay ngân hàng nơi phát hành thẻ cho bạn.

Khoản vay này của bạn sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy vào ngân hàng nếu bạn trả hết tiền trong thời gian miễn lãi. Nếu qua thời gian này không trả hết số tiền đã vay thì bạn sẽ bị tính lãi.

Ngoài ra nếu như bạn cố tình không trả nợ thẻ hay thanh toán nợ không đúng hạn thì sẽ khiến bạn có tên trong bảng phong thần CIC. Hãy vào đây để tìm thêm CIC là gì nhé.

Nếu bạn đã lên đây và được xếp vào nhóm nợ xấu rồi thì bạn khỏi đi vay tiền ngân hàng hay mở thêm thẻ tín dụng ở nơi khác cho đến khi bạn trả hết nợ nhé.

Thẻ tín dụng credit card có mấy loại?

Thẻ tín dụng được chia ra 2 loại gồm:

Thẻ tín dụng credit card nội địa

Cái này thẻ thì phạm vi sử dụng chỉ trong nước. Thẻ tín dụng nội địa hay credit card nội địa là loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng trong một quốc gia nào đó.

Như ở Việt Nam là các ngân hàng như Á Châu, Đông Á, Vietcombank,… Phía trên thẻ in tên của ngân hàng cấp thẻ chứ không có mấy logo của mấy tổ chức thẻ quốc tế đâu.

Thẻ tín dụng credit card quốc tế

Tên gọi quốc tế nói lên ý nghĩa. Có thể dùng ở nước ngoài, còn phạm vi bao nhiêu nước thì tùy vào cái thương hiệu của thẻ bạn làm nhé.Phạm vi hổ trợ nhiều nước nhất là 2 loại Visa, Mastercard.

Ngoài 2 loại đó còn nhiều loại khác như American express, JCB, Discover, Unionpay, ….

Ưu điểm của thẻ tín dụng credit card

Được ngân hàng cấp tiền dùng trước. Cần mua cái gì mà không có tiền mua có thể dùng thẻ này mua rồi trả lại ngân hàng sau.

Được tham gia nhiều chương trình trả góp 0%. Như có thể mua sắm đồ đạc cho gia đình hay các thiết bị phục vụ đời sống công việc bằng cách trả góp dễ dàng.

Kẹt tiền quá có thể lấy tiền trong này ra để xoay trở.

Được tham gia các chương trình ưu đãi dành riêng chủ thẻ tín dụng. Các chương trình này thực ra là nhầm kích thích khách hàng sử dụng thẻ nhiều hơn.
…..

Nhược điểm của thẻ tín dụng credit card

Chi phí duy trì thẻ cao bèo nhất cũng vài trăm ngàn 1 năm. Có loại lên đến cả triệu.

Dễ thành con nợ khi sài không kiềm chế, vung tay quá trán.

Rủi ro cao hơn thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Bởi vì, chỉ cần lượm được thẻ rồi quẹt là thanh toán được rồi. Mặc dù phía sau thẻ có chổ để bạn ký tên mẫu, nhưng cũng có thể bắt chước mà.

Nếu có kiện cáo về khoản tiền không phải do bạn sử dụng đó thì cũng phải trả trước cho ngân hàng khoản tiền đã dùng, cho dù không phải bạn sử dụng. Sau đó chờ ngân hàng tra soát, này nọ để xem có trả lại tiền không.

….

So sánh 2 loại thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card khác nhau như thế nào

Thủ tục đăng ký hai loại thẻ này

Thẻ ghi nợ debit card

Đối với thẻ ghi nợ để đăng ký thì chỉ cần bạn đủ tuổi và giấy tờ thì bất kỳ ai cũng có thể đăng ký dễ dàng nhanh chóng. Hầu như ngân hàng nào cũng có làm thẻ này cho khách hàng.

Chỉ cần có một trong các giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu là có thể làm thẻ một cách dễ dàng.

Kèm với thẻ ghi nợ là 1 tài khoản ngân hàng được cấp cùng. Mở thẻ ghi nợ, tương đương với việc mở tài khoản ngân hàng nếu như bạn chưa có tài khoản tại ngân hàng đó.

Thẻ tín dụng credit card

Đối với thẻ tín dụng để làm thì cần tốn nhiều thời gian rườm rà vì phải chứng minh thu nhập. Coi bạn phải người có khả năng trả nợ hay không?

Chứ cấp cho bạn cái thẻ, được phép sử dụngtiền trước mà bạn lại chẳng có khả năng trả nợ thì khác gì vứt tiền qua cửa sổ. Ngân hàng họ làm ăn kiếm lời chứ không phải từ thiện. Nên nếu có rủi ro với khoản tiền của họ thì họ sẽ chẳng để nó xảy ra.

Tiện ích

Thẻ debit card

Thẻ ghi nợ debit ít được hưởng ưu đãi khuyến mãi này nọ.

Thẻ credit card

Thẻ credit card được hưởng nhiều ưu đãi điển hình như các chương trình trả góp 0% lãi suất, hoàn tiền thẻ khi tiêu dùng gì đó, mục đích chính là khuyến khích sử dụng thẻ credit cần nhiều càng tốt..

Phạm vi sử dụng

Thẻ debit và credit đều có 2 dạng là dạng thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế. Nếu bạn làm thẻ thanh toán nội địa bạn chỉ có thể thanh toán trong nước mà thôi.

Còn nếu làm thẻ thanh toán quốc tế bạn có thể sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng phải tốn thêm chi phí sử dụng thẻ quốc tế.

Thẻ thanh toán quốc tế thì không như thẻ thanh toán nội địa. Thẻ này do các đơn vị thẻ hàng đầu thế giới cung cấp như: Visa, Mastercard, American express, JCB,…

Ví dụ:

Một số loại thẻ phổ biến như: Thẻ visa debit, thẻ visa credit, mastercard debit, matercard credit. Đây thuộc 2 nhà cung cấp thẻ được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn các nhà cung cấp thẻ khác như American express, JCB, …

Nên làm thẻ debit hay thẻ credit?

Giữa 2 loại thẻ thì đối với 1 người bình thường. Mình khuyên làm thẻ ghi nợ debit card trước nhé. Sau này có nhu cầu mua trả góp này nọ thì hãy tính tới làm thẻ tín dụng. Vì thủ tục làm thẻ tín dụng nó tốn thời gian nhiều hơn và cần chứng minh nhiều thứ nữa.

Thẻ debit, credit có thanh toán online quốc tế được không?

Câu trả lời là được nếu như thẻ đó là thẻ mang tên các tổ chức nước ngoài như thẻ Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, Thẻ American Express, Thẻ JCB,… Những thẻ này gọi là thẻ thanh toán quốc tế.

Ví dụ:

Như thẻ Visa credit, Visa debit, Mastercard credit, Mastercard debit,….

Còn nếu thẻ chỉ in tên của ngân hàng không thôi thì sẽ không thanh toán quốc tế được nhé. Thì dạng này thì thường được gọi với tên là thẻ ATM (hay gọi chính xác hơn là thẻ thanh toán nội địa).

Ngoài ra bạn cũng cần phải lưu ý, là phải tìm hiểu xem người bán hay website bán có hổ trợ loại thẻ bạn sử dụng hay không.

Ví dụ như web đó có hổ trợ thanh toán qua thẻ Visa, Mastercard hay không? Nếu như đã có hổ trợ mà bạn vẫn không thanh toán được. Thì có thể chiều thanh toán quốc tế của thẻ bạn bị chặn hoặc thẻ của bạn chưa được kích hoạt.

Hãy liên hệ với tổng đài của ngân hàng quản lý thẻ của bạn. Yêu cầu mở ra để bạn thanh toán.

Hy vọng bài viết Thẻ Ghi nợ Debit – Thẻ Tín dụng Credit là gì, ưu nhược điểm đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về 2 loại thẻ này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Cảm ơn các bài đã dành thời gian đọc bài viết này.

Tư liệu tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Debit_card

https://en.wikipedia.org/wiki/Credit_card

Từ các bạn bè người quen làm ngân hàng.

Thẻ trả trước Prepaid card là gì, ưu và nhược điểm của thẻ?

Thẻ trả trước là gì? Prepaid card là gì? Thẻ này có công dụng như thế nào và thẻ trả trước khác gì thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Bitcoin là gìPaypal là gì

Thẻ trả trước Prepaid card là gì?

Thẻ trả trước có tên gọi là Prepaid card trong tiếng Anh. Đây là một loại thẻ do ngân hàng phát hành. Thẻ này thì về công dụng thanh toán của nó gần như có thể sử dụng như thẻ ghi nợ debit và thẻ tín dụng credit.

(Xem thêm chi tiết Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì). Trừ một số điểm đặc biệt khác sẽ nói đến bên dưới.

Hiện nay, thì đây là 1 trong 3 loại thẻ, phổ biển nhất gồm 3 loại thẻ sau đây:

  • Thẻ ghi nợ debit card
  • Thẻ tín dụng credit card
  • Thẻ trả trước prepaid card

Bật phụ đề bằng cách nhấn cái hình chữ nhật bên tay phải chưa bật nhé. Sau đó nhấn vào cái bánh răng chọn phụ đề -> Dịch tự động -> Tiếng Việt để có thể hiểu video dễ dàng hơn nhé.

So sánh thẻ trả trước Prepaid với thẻ ghi nợ, khác biệt gì?

Nếu như thẻ ghi nợ debit được liên kết với tài khoản ngân hàng. Tức là mình có tài khoản ở một ngân hàng nào đó đang có 3 triệu trong tài khoản đó. Thì thẻ ghi nợ debit được sử dụng hết số tiền có trong tài khoản ngân hàng của mình là 3 triệu.

Còn đối với thẻ trả trước Prepaid card thì được sử dụng dựa vào số tiền đang có trong thẻ. Nếu sử dụng hết tiền trong thẻ thì phải chuyển thêm tiền vào thẻ này. Tóm lại thẻ này hoàn toàn cách ly với tài khoản ngân hàng của bạn. 

Do đó nếu so sánh về tiện lợi thì thẻ trả trước Prepaid card bất tiện hơn so với thẻ ghi nợ Debit card. Do phải không liên kết tiền trực tiếp, mỗi khi sử dụng hết tiền để sử dụng tiếp cần phải chuyển tiền vào thẻ trả trước Prepaid card, nếu như trong thẻ không còn đủ tiền.

Ưu điểm của thẻ trả trước cũng là chính do không liên kết với tài khoản ngân hàng nên lỡ có bị lộ thẻ thì chỉ bị thiệt hại số tiền đang có trong thẻ mà không ảnh hưởng đến số tiền trong tài khoản ngân hàng so với thẻ ghi nợ debit card.

So sánh thẻ tín dụng credit với thẻ trả trước Prepaid, khác biệt gì?

Thẻ tín dụng credit card thì được sử dụng dựa vào hạn mức được ngân hàng cấp cho để sử dụng.

Có thể nói rằng thẻ trả trước cũng có thể xem như dạng đối lập của thẻ tín dụng credit card. Bởi vì tiền trong thẻ tách biệt với tài khoản ngân hàng của bạn. Điểm khác biệt là thẻ tín dụng credit card được ngân hàng cấp hạn mức tiền để sử dụng.

Còn ở thẻ trả trước Prepaid card bạn phải tự chuyển tiền vào thẻ trả trước này để sử dụng.

Credit card là dùng trước trả sau. Còn Prepaid là nạp vô rồi mới được dùng. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất.

 

Tìm hiểu thẻ trả trước Prepaid card là gì?

Ưu điểm thẻ trả trước:

Dễ làm thẻ, thời gian có thẻ nhanh chóng. Đảm bảo an toàn, tránh rủi ro về tiền bạc hơn so với các loại thẻ còn lại.

Có thể tránh được chi tiêu quá nhiều. Vì thẻ này muốn dùng phải nạp tiền. Nên nạp bao nhiêu dùng bao nhiêu. Tránh được vụ dùng tiền quá nhiều.

Chẳng hạn tài khoản bạn đang tiết kiệm mua xe đi:

Bạn quy định bản thân mỗi tháng chỉ được dùng 3 triệu. Tiền còn lại phải để dành, nếu là dạng thẻ debit hay credit thì bạn dễ dàng dùng thâm hụt vô khoản để giành trước đó.

Còn với Prepaid mình cứ nhét vô 3 triệu mỗi tháng và chỉ sử dụng duy nhất thẻ đó. Hết thì nhịn không được dùng nữa. Thì việc tiết kiệm của mình sẽ dễ dàng hơn cũng như quản lý về chi tiêu cũng tốt hơn.

Nhược điểm thẻ trả trước:

Có thể gặp trục trặc khi thanh toán ở 1 số nơi. Nhất là đối với các loại vô danh, và thẻ ảo. Hai loại này thường bị từ chối nhiều vì không xác định được chủ nhân của thẻ. Nên để tránh rủi ro, các web nước ngoài thường từ chối 2 loại này.

Thẻ trả trước mà cấp ngay nhìn vào sẽ thấy hơi chán. Vì tên chủ thẻ nhiều khi lấy bút lông viết lên luôn cho nhanh. Mình từng được công ty cho ngân hàng tới cấp thẻ. Và cái thẻ nhận được nhìn chán không thể tả được.

Các loại thẻ trả trước Prepaid:

Thẻ trả trước Prepaid cũng rất đa dạng phong phú. Gồm những loại sau đây:

Thẻ trả trước nội địa là gì?

Thẻ trả trước nội địa là loại thẻ chỉ áp dụng sử dụng trong phạm vi nội địa trong nước phát hành thẻ. Ví dụ thẻ làm ở Việt Nam thì chỉ dùng ở Việt Nam thôi. Giới hạn so với thẻ Debit thì giống như trên mình đã nói đến. Hết tiền trong thẻ thì khỏi dùng. Phải chuyển tiền vào thẻ để sử dụng. Xem thêm chi tiết thẻ nội địa là gì?

Thẻ trả trước quốc tế là gì?

Thẻ trả trước quốc là các loại thẻ như thẻ Visa card prepaid , thẻ Mastercard prepaid, thẻ Amex card prepaid, thẻ JCB card prepaid,…. Xem thêm Thẻ Visa và Mastercard là gì hay Amex và JCB là gì. Để tìm hiểu về thẻ thanh toán quốc tế là gì hãy vào đây nhé.

Đây là loại thẻ có thể dùng để thanh toán giao dịch quốc tế. Phạm vi áp dụng thì tùy vô công ty phát hành thẻ có phục vụ ở nước đó hay không. Thường thì Visa và Mastercard là phổ biến nhất hiện nay. Ở Nhật thì phổ biến là JCB card, ở Mỹ thì Amex.

Thẻ trả trước định danh là gì?

Thẻ định danh là loại thẻ xác định được tên chủ sở hửu của thẻ. Tức là thẻ này có người đứng tên sở hữu thẻ. Dễ hiểu là thẻ này có in tên chủ sở hữu trên thẻ.

Đối với thẻ định danh thì bao gồm 2 loại khác thẻ định danh nội địa và thẻ định danh quốc tế.

Thẻ trả trước vô danh là gì?

Thẻ vô danh là thẻ mà không hề có tên của bất kỳ một ai được in trên thẻ, loại thẻ không có tên người đứng sở hữu. Thẻ này thường được dùng làm quà tặng là chủ yếu.

Thường thì thẻ vô danh khi thanh toán thường sẽ bị từ chối do không có tên chủ thẻ. Nên khiến bên nhận thanh toán lo ngại nên hủy thanh toán.

Thẻ trả trước vô danh lại chia nhỏ ra bao gồm thẻ trả trước vô danh nội địa và thẻ trả trước vô danh quốc tế.

Tuy nhiên do vô danh nên khi thanh toán quốc tế thường bị từ chối do lo ngại về tính hợp lệ của thẻ.

Nói chung mình không khuyến nghị bạn sử dụng hay làm thẻ vô danh vì nó bị giới hạn khá nhiều so với mấy loại kia.

Thẻ trả trước ảo:

Dạng này thẻ này là bạn không hề được sở hữu 1 tấm thẻ vật lý cầm trên tay được. Cái bạn sở hữu chỉ là những thông tin được in trên thẻ vật lý bình thường.

Thẻ này thường mình thấy là dạng thẻ trả trước ảo dạng quốc tế. Thường là các thẻ Visa, Mastercard ảo.

Nếu bạn có nhu cầu bạn có thể tìm kiếm từ khóa làm thẻ Visa ảo hay làm thẻ mastercard ảo sẽ có vô số bài viết hướng dẫn bạn nhé.

Cá nhân mình thì không thích dạng này lắm. Vì thẻ dễ này bị từ chối khi thanh toán ở các trang web quốc tế. Chưa kể cũng chẳng cà thẻ được.

Một số câu hỏi liên quan đến thẻ trả trước:

Thẻ trả trước có thanh toán online được không? 

Câu trả lời là có nhé. Với điều kiện nhớ kêu ngân hàng mở khóa thanh toán online bạn. Vì thường các ngân hàng để đảm bảo an toàn họ thường tắt phần thanh toán online của thẻ.

Như mình thấy Google có cái gợi ý là Thẻ visa prepaid acb có thanh toán online được không? Thì câu trả lời là được nhé.

Thẻ trả trước có thể quẹt được không?

Câu trả lời là quẹt vô tư nhé. Trừ loại thẻ ảo, vì nó không có thẻ vật lý cho bạn cầm thì lấy gì mà quẹt thẻ cho được.

Thẻ trả trước có thể rút tiền tại cây ATM được không?

Rút vô tư luôn nhé. Nó chẳng khác gì mấy thẻ khác đâu. Bạn chỉ cần quan tâm là cái thẻ bạn có in thêm logo của các thương hiệu thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard,… Nếu có thì bạn nên rút đúng cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn.

Không thì bạn sẽ bị tốn phí rút tiền qua thẻ quốc tế. Rẻ nhất cũng 60k 1 lần nhé.

Hy vọng qua bài viết Thẻ thanh toán nội địa là gì, ưu và nhược điểm của thẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn về thẻ trả trước prepaid là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình.

Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Trang web Duolingo.com là gì nhé.

Order, Pre Order nghĩa là gì và Hàng order là hàng gì?

Order là gì, Pre Order nghĩa là gì? Hàng order là hàng gì? Tại sao từ order này hay thấy trên các trang facebook bán hàng hay trên các trang web bán hàng, trang rao vặt,… Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc giúp bạn qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ tín dụng là gì – Gato là gì hay YOLO là gì

Order là gì?

Order có nghĩa là đặt hàng trong lãnh vực buôn bán kinh doanh hàng hóa. Đây là một từ du nhập từ tiếng Anh Hiện nay, từ này được hiểu chính là với nghĩa đặt hàng như thế, trừ một số đặc thù nghành nghề thì có thể hiểu với nghĩa khác mà thôi.

Như khi vào nhà hàng hay quán ăn thì việc gọi món hay đặt món được xem như order món.

Mình làm việc, cần bên thiết kế cho mình 1 tấm hình để quảng cáo dịch vụ công ty. Mình yêu cầu họ làm. Yêu cầu mình có thể gọi order luôn.

Cũng có lúc từ này dùng để ám chỉ để việc đặt các sản phẩm chưa có sẵn. Rút gọn cách gọn của từ Pre Order.

Từ này xuất hiện ở Việt Nam từ lúc nào cũng chẳng ai rõ. Chỉ thấy người dùng, người kia dùng riết rồi lan truyền ra cả cộng đồng mạng cho tới ngoài đời luôn.

Ví dụ thực tế về Order:

Chẳng hạn như mình rất thích uống sữa bò tươi. Có bạn bán hàng trên mạng, yêu cầu phải đặt hàng trước thì hôm sau mới chừa sữa bò tươi mà giao cho mình. Và động thái của mình là liên hệ yêu cầu mua sữa chính là order.

Tất nhiên có nơi bán hàng sẽ yêu cầu bạn gửi cho họ một khoản tiền đặt cọc.

Vì sao họ lại yêu cầu khoản tiền đặt cọc trước mới gửi hàng. Vì những lý do có thể kể ra như sau. Các thành phần phá hoại, trẻ trâu order hàng yêu cầu ship hàng COD nhưng tới nơi lại viện cớ không nhận.

Việc này khiến cho người bán hàng bị thiệt thòi tiền vận chuyển hàng. Bởi thế họ yêu cầu đặt tiền cọc để tạo niềm tin là bạn sẽ mua hàng. Ngoài ra việc này sẽ giúp họ lọc bớt được những đối thủ phá hoại họ bằng cách đặt hàng ma.

Đối với mình khoản cọc nhỏ này chẳng là gì nếu bạn thực tâm muốn mua. Và nếu bạn nghĩ người bán muốn lừa bạn, thì khoản cọc nhỏ này cũng có bao nhiêu đâu.

Lừa bạn thì bạn cũng đi cảnh báo trên mạng xã hội để người khác cảnh giác rồi. Người làm ăn đàng hoàng họ sẽ chả vì uy tín mà đi lấy khoản tiền cọc đó đâu mà lo.

Order là gì

Pre order là gì?

Pre order là nói về việc đặt hàng trước cho 1 sản phẩm chưa có hoặc không có sẵn để bán ngay. Nếu bạn muốn sở hữu nhanh chóng thì phải Pre order với người bán.

Người bán sau khi nhận được đặt hàng trước của bạn, họ mới đi lấy hay nhập hàng về bán cho bạn. Thời gian hàng về thì tùy thuộc vô người bán và nơi nhập hàng.

Như hàng trong nước thì nhanh, chứ hàng phải nhập nước ngoài thì phải chờ vài ngày cho tới vài tuần là bình thường.

Nếu là người quan tâm đến điện thoại thì bạn sẽ thấy từ này rất nhiều. Mỗi khi 1 điện thoại smart phone flagship nào chuẩn bị ra mắt là các cửa hàng như thế giới di động, cell phone cho khách hàng đặt trước điện thoại đó. Việc đặt trước này được gọi là Pre order.

Thường thì người ta Pre order là vì cần mua món hàng đó là chủ yếu. Chứ mặt hàng mà chổ nào cũng có bán thì chẳng ai rảnh mà đi đặt hàng trước cả.

Vì phải tốn thời gian chờ đợi hàng về, trong khi có thể mua ngay về dùng. Trừ khi giá cả chênh lệch quá cao như kiểu mua hàng ở nước ngoài về còn rẻ hơn mua trong nước.

So sánh giữa Order và Pre order

Order thường là hàng có sẵn cả. Chỉ việc đặt hàng là người bán lấy hàng mà bán cho bạn rồi.

Pre order là hàng không có sẵn. Nên bạn thường bạn phải đặt trước, có khi phải đặt tiền cọc để người bán lấy hàng về bán cho bạn.

Hàng pre order là gì?

Hàng Pre Order là ám chỉ về các sản phẩm mà bạn muốn mua không có sẵn hàng. Do không có nên phải đặt hàng trước (pre order).

Ví dụ:

Mình đi đặt hàng trước con điện thoại Samsung sắp ra mắt. Mà con điện thoại này sắp ra mắt thì làm gì đã có hàng đâu mà có liền để lấy đâu. Như vậy con điện thoại Samsung mà mình đặt trước được gọi là hàng pre order đó.

Hàng order là hàng gì?

Chúng ta đã biết order ở trên là đặt hàng. Nên có thể giải thích hàng order nghĩa là hàng được đặt bởi khách hàng.

Có thể là hàng này có sẵn trong cửa hàng, kho và sẵn sàng để bán mọi lúc hoặc không có sẵn buộc phải đặt hàng rồi sau đó họ mới nhập, lấy hàng về bán cho khách hàng.

Ví dụ thực tế về hàng order:

Mấy trang thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, Alibaba, Ebay, Aliexpress, Walmart… mình đã từng có nhắc tới.

Mình muốn mua một món hàng nào đó được bán trên Amazon hay trên Ebay. Nhưng mình lại không có người thân ở nước ngoài cụ thể là Mỹ. Do không có nên mình cũng chẳng có cái địa chỉ nhận hàng để nhận hàng ở Mỹ hay người để ship hàng mình mua về Việt Nam cả.

Và món hàng mình muốn mua ở Việt Nam không có ai bán cả, muốn mua chỉ có thể mua ở nước ngoài.

Do đó mình phải tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ mua hàng ở nước ngoài. Mình sẽ đưa thông tin, trang web của sản phẩm mình cần mua cho họ. Họ sẽ báo giá lại cho mình giá vận chuyển về bao nhiêu thuế phí ra sao.

Nếu mình đồng ý tức là mình đã order hàng trên Amazon hay ebay qua trung gian là một đơn vị cung cấp dịch vụ mua hàng nước ngoài. Và món hàng mình nhờ họ mua giùm mình chính là hàng order. Thời gian mình nhận được hàng từ Mỹ cũng phải tầm 14 ngày trở lên.

Cái ví dụ trên là order qua 1 bên trung gian.

Còn ví dụ tiếp theo là về hàng order trực tiếp

Mình đặt bánh kem để tổ chức sinh nhật. Hẹn là chiều giao tới cty mình. Chiều bánh kem được nhân viên của tiệm bánh giao tới cho mình. Thì cái bánh kem đó chính là hàng order. Cái này trực tiếp hơn cái ví dụ trên vì mình chẳng phải qua 1 bên trung gian nào cả. Mình đặt hàng trực tiếp với tiệm bánh và họ giao cho mình, không thì mình tự ra lấy.

So sánh giữa 2 mặt hàng Order và Pre Order

So sánh giữa Hàng Order và Hàng Pre Order bạn có cái nhìn tổng quan dễ hiểu hơn.

Giá cả

Hàng order thì hầu như lúc nào có sẵn hàng cả, với giá thì thường cũng rẻ hơn. Còn hàng pre order phải đi đặt hàng trước thì thường giá chả bao giờ rẻ hơn hàng order luôn có sẵn cả.

Rủi ro

Hàng order hầu như lúc nào có sẵn. Nên bạn ra nhìn tận mắt, sờ tận tay. Test tại chổ sẽ có cảm giác an tâm hơn.

Còn hàng pre order bạn phải chờ hàng về mới có thể kiểm tra được. Nên rủi ro cũng cao hơn so với hàng order là như vậy.

Một số khái niệm về order trong kinh doanh buôn bán:

Purchase order là gì?

Purchase order đây là cái đơn đặt hàng của bạn. Tức là một thứ để xác nhận hàng bạn đã đặt mua. Hiểu đơn giản giống như cái hóa đơn khi bạn mua hàng ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi được in ra liệt kê các mặt hàng bạn đã mua, ngày tháng năm giờ giấc mua hàng.

Bán hàng order là gì?

Bán hàng order tức là hàng phải đặt mới có. Ví dụ mình mở kinh doanh mà vốn không nhiều sợ tồn hàng kẹt vốn. Mình sẽ lấy hình ảnh sản phẩm đăng bán. Khi có ai liên hệ mua, mình sẽ lấy hàng về bán.

Cái này mình không cần phải bỏ vốn nhập cả đống hàng. Lỡ không bán được xem như ôm hàng luôn. Tiền kẹt ở trong đống hàng luôn.

Back order là gì?

Back order là các đơn hàng vì lý do chậm trễ nên nên chưa được gửi đi.

Quà pre order là gì?

Quà Pre order tức là quà tặng dành cho những khách hàng tham gia đặt hàng trước. Như kiểu điện thoại Samsung sắp ra mắt thì có mấy vụ đặt hàng sớm sẽ có quà tặng này nọ. Quà này được gọi quà pre order dành cho khách hàng đặt trước sản phẩm.

Hy vọng qua bài viết Order, Pre Order nghĩa là gì và Hàng order là hàng gì đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn Order là gì và các vấn đề liên quan. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết LGBT là gì của mình.

Tìm hiểu Ebay là trang web gì, của nước nào?

Ebay là gì? Ebay là của nước nào? Hay Ebay là phần mềm hay ứng dụng gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc ấy giúp bạn qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: Aliexpress là gì – Trang web Shein là của nước nào, có uy tín không

Tiếp nối bài viết Amazon là trang web gì. Hôm nay mình sẽ giới thiêu tiếp một trang web nổi tiếng không kém đó chính là trang web Ebay.com.

Ebay là gì?

Ebay là một trang web thương mại điện tử hay còn gọi là trang bán hàng trực tuyến hiện nay. Nhắc đến Ebay thì người ta sẽ liên tưởng nhiều về trang đấu giá sản phẩm hơn. Có thời gian ai cũng mang vật mình không sở hữu lên đây dể đấu giá.

Không biết có phải là chiêu thức marketing gây chú ý trong thời gian ban đầu không? Nhưng báo chí cũng hay phát sốt lên khi có món hàng lạ rao bán trên Ebay. Bạn có tìm được 1 món đồ hiếm, đồ cổ. Cũng có thể sẽ đấu giá nhầm 1 món đồ giả.

Ngày nay thì Ebay không chỉ là một trang đấu giá nữa, họ còn quy tụ và bán rất nhiều mặt hàng sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới từ các shop khác nhau.

Bởi vì họ mở cho cá nhân và doanh nghiệp rao bán sản phẩm trên trang của mình. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng khá lỏng lẻo.

Người mua phải biết tự bảo vệ mình vì chất lượng sản phẩm sau khi giao Ebay không kiểm soát. Hình thức kinh doanh bao gồm 2 loại là:

  • C2C (Customer to Customer có nghĩa là từ người bán tới người mua)
  • B2C (Bussiness to Customer có nghĩa là từ doanh nghiệp tới người mua hàng).

Uy tín có, lừa tình cũng có. Không có kinh nghiệm mua dính phải hàng dỏm thì mặc dù có mấy cái chính sách đổi trả này nọ. Mà chúng ta ở Việt Nam khó mà giải quyết vụ này lắm.

Như đã giới thiệu về đấu giá ở trên, đây cũng là một trang web cho bạn mua các sản phẩm dưới dạng đấu giá như là đấu giá ở bên ngoài. Ai trả cao hơn sẽ mua được món hàng đó.

Ebay là của nước nào, trụ sở ở đâu?

Ebay.com là một sản phẩm của tập đoàn Ebay ở Mỹ. Trụ sở của Ebay tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Ngoài Ebay.com tập đoàn này còn có sản phẩm nổi tiếng khác đó chính là ví điện tử lớn nhất thế giới Paypal.

Trong quá khứ skype ứng dụng chat cho giới văn phòng hàng đầu thế giới, từng là là sở hữu của tập đoàn này cho đến khi được Microsoft mua lại.

Và nếu bạn muốn mua hàng trên ebay thì bạn cần phải có thẻ thanh toán quốc tế như: Visa Card hay Master Card, Amex – JCB – Discover card hoặc sử dụng Paypal để thanh toán

Ebay là gì

Thông tin bên lề khác

  • Trụ sở tại San Jose, Hoa Kỳ. Một khu vực khá đông người Việt sinh sống.
  • Các công ty dịch vụ mua hộ tại Việt Nam thường hỗ trợ đấu giá và đặt hàng cho người mua tại Việt Nam. Vì không phải người bán nào cũng chịu ship trực tiếp về Việt Nam.
  • Một quốc gia đã từng bị rao bán trên này, người bán lại chẳng sở hữu quốc gia đó.
  • Taobao là trang đấu giá mà Alibaba tạo ra để cạnh tranh trực tiếp.

Vậy phần mềm, ứng dụng ebay trên máy tính là gì?

Đây là tiện ích để người sử dụng mỗi cần truy cập vào trang ebay, chỉ cần click chuột vào là có thể truy cập nhanh chóng.

Thường thì phần mềm này thì thường cài chung lúc xuất xưởng máy. Có khi cũng do người dùng cài một phần mềm nào đó không đọc kỹ điều khoản lúc cài đặt nên đã đồng ý cài thêm ebay vào máy mình.

Ngày nay thì cái phần mềm ebay này chắc chẳng còn tồn tại nhiều để bạn thấy đâu. Bởi vì người dùng bây giờ khi cài đặt phần mềm này nọ, sẽ đọc kỹ thông tin khi cài đặt hơn, không có nhấn next, ok tùm lum tá lả như xưa nữa rồi.

Vậy chất lượng sản phẩm bán trên ebay thế nào?

Nếu bạn hy vọng, hàng hóa chất lượng ngon lành như Amazon thì xin chia buồn là bạn đã nhầm nhé. Hàng hóa bán ở ebay có thể nói chung là 2 chữ hên xui vàng thau lẫn lộn cả. Lời khuyên khi mua hàng là bạn nên cẩn thận xem các đánh giá phản hồi của người mua trước.

Không nên mua những người có đánh giá kém hoặc đánh giá còn ít. Hay ham giá rẻ mà cắm đầu đi mua khi sản phẩm đó chả có ai mua hay từng đánh giá qua cả.

Bản thân mình cũng từng bị hố khi mua 1 cái usb trên đây. Ở web ghi là usb dung lượng 32gb, sau khi nhận hàng cắm vào máy tính báo 29gb mấy.

Nhưng thực ra đây là usb đã bị phù phép rồi. Bởi khi mình copy file chừng 10gb vào usb. Kết quả là file bị hư. Sau đó mình sử dụng phần mềm để kiểm tra, thì dung lượng thật của usb chỉ chừng 6gb mà thôi.

Bởi thế mình khuyên bạn nên cẩn thận khi mua hàng trên ebay. Ngoài ra nếu có mua thì nhớ xem thử họ chịu bán tại Việt Nam hay không và có miễn phí vận chuyển, ship hàng về Việt Nam hay không?

Nếu không thì đừng nên mua bởi vì tốn phí vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam khá đắt đấy.

Ebay đã có mặt tại Việt Nam chưa?

Câu trả lời là Ebay đã từng có mặt tại Việt Nam rồi. Trước đây có trang Ebay.vn là trang web phục vụ riêng cho thị trường Việt Nam chúng ta.

Bạn có thể từ đây mua hàng khắp thế giới, cũng như bán hàng khắp thế giới. Chodientu là đơn vị đại lý tại Việt Nam. Về thời điểm mình sửa lại bài viết năm 2020 thì đã không còn truy cập được nữa. Có lẽ sự hợp tác đã chấm dứt rồi.

Nếu bạn không giỏi tiếng Anh mà vẫn muốn mua hàng trên ebay tại Việt Nam. Thì hiện nay chỉ có thể nhờ ai giỏi tiếng Anh mua giúp thôi nhé. Nếu không thì nhờ mấy dịch vụ mua hộ, order hàng ebay mà mua thôi.

Đánh giá chung về Ebay có uy tín không?

Ở thị trường quốc tế, Ebay còn lép vế khá nhiều so với các hãng bán lẻ khác. Nếu so với Amazon thì web này gần như không thể cạnh tranh về dịch vụ, uy tín và chất lượng sản phẩm rao bán.

Nếu so với bán lẻ truyền thống như Walmart, Costco có lẽ còn khoảng cách quá xa. Ebay không có cửa hàng truyền thống nào. Chỉ có mảng đấu giá vẫn chưa ai qua mặt được thôi. Có lẽ Yahoo Auction có lẽ là đối thủ trong tương lai. Hiện tại thì Yahoo Action chỉ ở Nhật Bản thôi nên ngày cạnh tranh còn xa lắm.

Hàng Ebay thì như mình nói ở trên phải chọn lựa này nọ. Khá giống kiểu Shopee ở Việt Nam, có chổ thì gian hàng người bán uy tín, có chổ thì lại lừa đảo này nọ. Nên cần phải hết sức cẩn thận khi mua hàng trên Ebay.

Nếu món hàng đó ở Việt Nam mà có, cho dù mắc hơn 1 tý thì mua ở Việt Nam cho rồi, có gì còn được bảo hành.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Ebay là trang web gì, của nước nào đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn Ebay là gì và các vấn đề liên quan. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo của mình Order là gì.

Tìm hiểu Ship hàng, Shipper, Free ship có nghĩa là gì?

Ship hàng là gì? Shipper là gì? Free ship là gì? Ship hàng, Shipper, Free ship có ý nghĩa như thế nào? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp cho bạn qua bài viết này nhé.

Ship hàng là gì?

Ship hay Ship hàng là để chỉ việc vận chuyển hàng hóa đồ đạc, giao hàng hoặc gửi hàng hàng. Có thể từ ship hay ship hàng là từ đồng nghĩa với các từ vận chuyển hàng hóa, vận tải hàng hóa, gửi hàng, chuyển hàng… trong tiếng Việt.

Đây là 1 từ lai giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Vì việc dùng thì từ ship hàng chỉ mỗi Việt Nam dùng mà thôi.

Từ Ship trong tiếng Anh ship nghĩa là con tàu. Ngoài ra cũng có thể chỉ về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, tức là chuyển hàng bằng tàu biển. Tuy nhiên ở Việt Nam thì được hiểu theo nghĩa như mình đã giải thích ở trên.

Về nguồn gốc xuất phát từ này chắc cũng chả ai dám đảm bảo là xuất phát từ ai, ở đâu đầu tiên. Chỉ biết ban đầu là từ các shop bán hàng, các tin rao vặt, trên Facebook rồi các trang thương mại điện tử.

Dần dần từ ship được nhiều sử dụng, hầu như bây giờ dân tình toàn hỏi tiền ship bao nhiêu. Thay vì hỏi dài dòng như trước đây là tiền vận chuyển hay tiền gửi hàng là bao nhiêu cả.

Có thể nói rằng vị thế của từ ship hàng trong giới trẻ rất phổ biến rồi. Gần như giới trẻ nghe ship là biết nói về cái gì rồi.

Ship hàng là gì

Shipper là gì?

Shipper là gì là người sẽ nhận vận chuyển hàng đồ đạc đến cho bạn. Hay hiểu đơn giản nhất Shipper chính là người giao hàng.

Shipper là những sinh viên, người lao động và rất nhiều người nữa. Bất cứ ai cũng có thể làm shipper chỉ cần biết đường, có xe và có điện thoại di động để liên hệ.

Những người làm Shipper thường thông có giờ giấc cố định nhất là đối với những Shipper tự do, không thuộc sự quản lý của công ty.

Còn đối với những shipper là cho công ty, doanh nghiệp thì họ sẽ làm sự sắp xếp của nhân viên điều phối hàng.

Nếu như công ty đó có áp dụng công nghệ thông tin thì shipper sẽ được yêu cầu, chỉ dẫn đường giao hàng qua smartphone.

Ngoài giao hàng, shipper còn phải đi nhận hàng đóng gói, kiểm hàng, mang hàng về công ty để chuyển đi cho khách mỗi khi khách có yêu cầu lại tận nhà lấy hàng để chuyển đi. Hay thu tiền hộ cho người bán hàng…

Như các bạn thấy hiện nay, các dịch vụ đặt đồ ăn, giao hàng qua các ứng dụng xe ôm công nghệ như Grab, GoJek, Be,…. Thì người mà mang đồ ăn hay vận chuyển hàng hóa đến cho bạn. Thì họ được gọi là shipper.

Những nhân viên giao hàng làm cho các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,… Thì họ cũng được gọi là shipper.

Các công ty vận chuyển hàng hóa như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Proship,…. thì nhân viên của công ty đó giao hàng tới cho bạn. Họ cũng được gọi Shipper.

Shipper rất giống bưu tá của bưu điện. Tuy nhiên Bưu tá của bưu điện họ giao thư là chủ yếu, thỉnh thoảng thì giao bưu kiện. Còn shipper chỉ là giao hàng chủ yếu.

Sẵn nhắc về shipper, thì mình cũng chửi những kẻ thất đức. Ăn no rủng mỡ đi đặt đồ ăn trên các ứng dụng cho vui xong khóa máy không nhận. Các bạn rảnh quá thì làm việc có ích cho xã hội đi nhé.

Người ta làm Shipper vất vả thay bạn xếp hàng mua đồ, rồi chạy giữa thời tiết có thể nóng nôi, có thể mưa gió bão bùng để giao cho bạn. Mà bạn đi đặt cho vui, bạn có còn có lương tâm của con người không.

Việt Nam mình chưa luật phạt mấy người như thế. Mình mong có luật để cho mấy người chừa cái tội phá của mình.

Gần dây có vụ boom hàng lên cả các trang báo. Chẳng qua vụ này lớn, chứ hằng ngày còn vô số các vụ boom nhỏ lẻ nữa.

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/hon-chuc-shipper-ngam-dang-nuot-cay-vi-bi-bom-hang-tai-mot-dia-chi-634692.html

Video về công việc của Shipper:

Free ship là gì?

Free ship là miễn phí giao hàng. Hình thức này có nghĩa là người bán hàng chịu tiền phí vận chuyển hàng cho người mua. Người mua không cần phải trả tiền phí ship, vận chuyển hàng.

Ví dụ:

Như một nơi nào đó miễn phí tiền giao hàng, vận chuyển hàng thì gọi là Free ship hoặc Freeship.

Như mua tủ lạnh thì miễn phí vận chuyển về tận nhà. Đây được gọi là Free ship.

Thường Free ship chả áp dụng cho các đơn hàng có giá trị cao mà thôi. Cái đơn hàng giá trị thấp thì shop phải thu tiền ship thôi. Chứ lời được bao nhiêu mà Free ship. Trừ khi bán hàng trên các trang thương mại điện tử được tài trợ vụ vận chuyển mà thôi.

Các hình thức cách ship hàng Việt Nam

Ở Việt Nam bạn có thể gặp các hình thức cách ship hàng phổ biến như:

Ship COD hay dịch vụ ship hàng thu tiền hộ

Shipp Cod hay dịch vụ ship hàng thu tiền hộ dịch vụ này có nghĩa người bán sẽ gửi hàng đến tận địa chỉ người mua. Và người mua trả tiền để lấy hàng. Đúng kiểu tiền trao cháo múc.

Tuy nhiên, giờ cái này cũng chả mấy an toàn nữa. Vì những kiểu không mở ra kiểm hàng. Mà bắt phải thanh toán nên sẽ có những kẻ gian đi gửi những thứ vớ vẩn để lấy tiền.

Bạn có thể đọc qua bài báo này để nắm rõ hơn

https://baovephapluat.vn/kinh-te/kinh-doanh-phap-luat/khach-hang-lo-lang-nguy-co-trang-tay-khi-su-dung-dich-vu-ship-cod-80389.html

Ship ứng tiền trước

Ship ứng tiền trước hình thức này rất rủi ro rất cao cho người nhận giao hàng(Shipper). Vì họ phải ứng tiền trước rồi lấy hàng đi giao cho người nhận. Lỡ người kia không nhận thì ôm hàng về, bình thường thì shop đàng hoàng sẽ trả lại tiền đã ứng.

Nhiều shop cô hồn viện đủ lý do không trả. Chưa kể có mấy vụ cùng nhau dàn cảnh để gài lấy tiền của Shipper nữa. Bạn có thể xem qua link báo bên dưới để nắm rõ hơn quá trình lừa đảo.

https://thanhtra.com.vn/phap-luat/an-ninh-trat-tu/khoi-to-2-doi-tuong-lua-dao-qua-hinh-thuc-ship-ung-tien-164185.html

Các từ liên quan đến ship cần phải biết khi mua hàng

Phí ship, tiền ship hàng là gì?

Phí ship, tiền ship hàng chính là số tiền bạn phải trả khi mua hàng để vận chuyển hàng đến tay bạn. Tùy vào khu vực bạn ở sẽ có những mức giá ship hàng khác nhau. Như bạn chung thành phố hay tỉnh với người bán, thì cước ship hàng thường rất rẻ.

Còn nếu bạn ở khác thì tùy vô độ xa. Như Sài Gòn với Đồng Nai gần nhau thì tiền ship hàng còn rẻ. Chứ từ Sài Gòn ship ra Hà Nội thì tiền ship hàng nó lên nhiều à.

Giá ship là gì?

Đây là giá cả để chuyển hàng về tay bạn. Thường thì chuyển ở các khu vực gần người bán hàng có giá ship sẽ rẻ. Còn ở xa như Sài Gòn gửi ra Hà Nội thì giá chắc chắn sẽ cao hơn ship trong nội thành Sài Gòn.

Ship nội thành là gì?

Đây là ship hàng trong 1 nội thành của 1 thành phố nào đó. Ví dụ Sài Gòn, sẽ có cái quận nội thành, và ngoại thành. Ship nội thành là chỉ việc chỉ ship ở phạm vi các quận nội thành mà thôi.

Ví dụ

Như nội thành là gồm các quận 1, 2, 3, 4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú. Ngoại thành gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi

Ship đồ ăn, ship đồ ăn đêm là gì?

Tên gọi cũng nói lên tất cả rồi. Đây là công việc mua đồ ăn rồi giao tới tận nơi cho người đặt. Hiện nay thì có các dịch vụ giao đồ ăn của Grab Food, Shopee Food, Baemin, Go Food Loship,…

Ship cod toàn quốc là gì?

Ship cod toàn quốc là nói về việc nhận gửi hàng đến bất kỳ đâu trên đất nước Cụ thể là Việt Nam. Và khi nhận hàng mới trả tiền. Chứ không cần phải chuyển khoản hay trả tiền trước.

Phí ship 2 chiều là gì?

là phí shop hay người gửi hàng phải chịu trong trường hợp người nhận hàng không nhận. Và hàng được gửi trả lại. Người gửi phải tốn thêm phí này để nhận lại hàng. Mấy bạn đặt hàng cho vui rồi không nhận là cứ tưởng shop không thiệt hại gì à. Shop phải tốn 1 mớ tiền cho những đơn như vậy đó.

Ship thường là gì?

Ship thường là để chỉ việc vận chuyển với giá cước rẻ nhất, bình thường nhất. Thời gian nhận thời lâu. Ưu điểm là giá rẻ. Ai không cần hàng gấp thì chọn hình thức này để tiết kiệm chi phí.

Đối với shop thì họ phải cân nhắc, gửi mà chậm quá thì người mua có khi đổi ý không mua thì lại.

Ship nhanh là gì?

Ship hàng thì trái ngược với ship thường ở trên thì giá cước thường cao. Nhưng bù lại thời gian nhận hàng khi sử dụng ship nhanh là nhanh chóng. Có lẽ chỉ thua mấy gói hỏa tốc hay chuyển phát nhanh mà thôi.

Ship toàn quốc là gì?

Ship toàn quốc tế là nhận chuyển hàng tới bất kỳ nơi nào trên đất nước. Cụ thể ở đây là Việt Nam. Chẳng hạn mình bán hàng, chắc nhận ship hàng cho khách mới mọi miền trên đất nước Việt Nam. Cái này gọi là ship toàn quốc.

Ship cod đồng kiểm là gì?

Ship cod đồng kiểm là hình thức an toàn hơn so với ship cod thông thường. Vì người nhận hàng được mở hàng ra kiểm tra xem có đúng phù hợp hay không rồi mới nhận hàng. Cái này thì tránh được vụ mua điện thoại mà nhận được cục gạch.

Ship bưu điện là gì?

Ship bưu điện là gửi hàng qua các bưu điện.

Ship cpn là gì?

CPN là viết tắt từ chuyển phát nhanh. Ship cpn là ship chuyển phát nhanh giống như cái ship nhanh đã nói ở trên mà thôi. Do ngôn ngữ chúng ta đa dạng phong phú quá. Nên dân tình biến tấu ra đủ từ khác nhau.

Ship hỏa tốc là gì?

Ship hỏa tốc là gói cước đắt nhất trong tất cả các gói cước vận chuyển. Vì khi chọn gói cước nàyl. Hàng hóa của bạn sẽ được ship đi nhanh chóng nhất. Thường là ship qua máy bay luôn. Nên thời gian nhận hàng bao nhanh chóng luôn.

Ship chành xe là gì?

Ship chành xe là việc gửi hàng qua các chành xe. Mình có bài viết về Chành xe là gì, bạn có thể tìm hiểu về chành xe nhé. Ưu điểm là rẻ và nhanh. Nhược điểm là tự vác thân ra nhận hàng nhé.

Hiện nay, khi bạn kinh doanh cần vận chuyển hay ship hàng cho khách trên toàn quốc thì bạn có thể sử dụng đến dịch vụ ship hàng toàn quốc để vận chuyển.

Hiện tại thì có vô số nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển từ nhỏ đến lớn như: Proship, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel, EMS, DHL, JT Express, Ninja Vans, Supership, Topship, Shipchung, Grabship, Nowship…. để bạn mặc sức mà lựa chọn.

Book ship là gì?

Book ship tức là đặt shipper đây lấy hàng giúp bạn hay giao hàng giúp bạn.

Shipper báo delay giao hàng là gì?

Shipper báo delay giao hàng tức là họ sẽ giao hàng cho bạn chậm hơn so với thời gian dự kiến bạn nhận được hàng.

Ví dụ hôm đó họ giao quá nhiều hàng, nên hàng của bạn có khi không giao kịp trong ngày dự kiến đó nữa. Mà sẽ chậm hơn qua ngày khác. Vụ giao hàng chậm hơn này gọi là delay. Giống như bạn đi máy bay bị delay thời gian của chuyến bay vậy đó.

Hy vọng bài viết Tìm hiểu Ship hàng, Shipper, Free ship có nghĩa là gì. Đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ship hàng là gì. Ở bài viết tiếp theo mình sẽ nói chi tiết hơn về ship hàng COD là gì.

Email – Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì?

Ngày nay, mỗi chúng ta chắc hẳn không nhiều thì ít ai cũng sở hữu cho mình một địa chỉ email. Vậy Email là gì? Vậy Email xuất hiện từ khi nào? Hiện có bao nhiêu nhà cung cấp email miễn phí trên thế giới? Địa chỉ email là gì, công dụng của email ra sao? Hãy để chúng tôi ngôi nhà kiến thức giải đáp cho bạn những thắc mắc này.

Có thể bạn quan tâm: Hệ thống định vị toàn cầu GPSGiờ Am và Pm 

Email ngày nay rất phổ biến. Hầu như khi bạn đăng ký bắt kỳ một tài khoản ở một trang web nào điều bắt buộc phải có địa chỉ email. Chẳng hạn như facebook (Tìm hiểu facebook là gì?) bạn sẽ phải sử dụng chính email đăng ký đó làm tên đăng nhập. Hãy cùng tìm hiểu email là gì nhé?

Email là gì và dùng để làm gì?

Email hay E-mail là từ được viết tắt của từ electronic mail trong tiếng Anh. Email dịch ra tiếng Việt có thể gọi là thư điện tử. Được sử dụng giới hạn vào năm 1960 chỉ trong các máy chủ nội bộ.

Ray Tomlinson được ghi nhận là người phát minh ra email. Vào năm 1971, ông đã phát triển hệ thống đầu tiên có thể gửi thư giữa những người dùng trên các máy chủ khác nhau trên và sử dụng dấu @ để liên kết tên người dùng với máy chủ đích. Vào giữa những năm 1970, đây là hình thức được công nhận là email.

Email được phổ biến từ năm 1993. Từ email này có ý nghĩa là thư điện tử, đúng như tên gọi của nó thư này chỉ có thể sử dụng trên các thiết bị điện tử. Như điện thoại, máy tính bảng, máy tính,… Chứ không phải như thư bình thường.

Mà ta bắt buộc phải có thiết bị điện tử để có thể soạn để gửi và nhận thư. Tất nhiên hiện nay thì mấy thiết bị điện tử này phải có kết nối Internet thì Email mới gửi đi được nhé. Không thì chỉ soạn email gửi và chờ có kết nối mạng Internet mới gửi thư đi được.

Có một điều có thể khiến bạn bất ngờ. Email được ra đời trước khi có mạng Internet. Như mình đã nói ở trên là thời điểm năm 1960 email được gửi trong cùng máy chủ. Tức là nội bộ chơi với nhau không thể gửi ra ngoài cho người khác được.

Thuở ban đầu email rất đơn điệu. Không có nhiều nội dung đa phương tiện như bây giờ đâu. Lúc đó chỉ toàn là chữ với chữ. Còn bây giờ nếu bạn nhận email thì sẽ thấy đủ thứ màu mè hoa lá hẹ, hình ảnh lung linh.

Video về lịch sử của email

Ưu điểm của email:

Sự nhanh chóng, tiện lợi của email là điều không phải bàn cãi. Bạn có thể gửi thư từ Việt Nam đến bất cứ một nơi nào trên thế giới nhanh chóng. So với thư thông thường thì đây rất tiện lợi. Và quan trọng nhất là không phải tốn tiền mua tem, không tốn tiền đi mua bao thư.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra email (thư điện tử) bất kỳ lúc nào chỉ cần có mạng là được. Có một khái niệm bạn cần biết là có những dạng email nội bộ. Dạng email này chủ yếu để trao đổi thông tin liên lạc nội bộ trong công ty tránh bị lộ thông tin quan trọng ra ngoài.

Nhược điểm của email:

Không có được sự trân trọng như thư viết tay. Bạn có tỏ tình ai qua email không? Chắc chắn là không. Đã viết thư tình thì viết tay mới thể hiện thành ý.

Nói chung những việc cần bày thành ý. Email hiện nay vẫn chưa thay thế được thư tay. Cảm giác lưu trữ 1 bức thư viết tay vẫn tốt hơn so với việc lưu trữ 1 bức thư điện tử vô hồn.

Bị spam rác khá nhiều. Chưa kể các email lừa đảo tối ngày. Ai nhẹ bóng vía sẽ bị hù hay bị lừa đảo. Chẳng hạn, email bảo bạn trúng xe Sh, hay có ai gửi tiền cho bạn. Kèm theo là 1 đường link để truy cập. Mục đích là dụ bạn truy cập để lây lan mã độc hay lừa đảo các thông tin của bạn.

Địa chỉ email là gì

Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì?

Địa chi email tức là địa chỉ của thư điện tử, tức là viết đầy đủ địa chỉ email của bạn ra. Như hiện tại, mỗi căn nhà đều có số địa chỉ nhà. Thì địa chỉ email cũng giống thế. Chỉ khác là tên email được đặt thoải mái nếu chưa có ai lựa chọn. Chứ không bị gò bó theo như số nhà.

Địa chỉ email thì sẽ có cấu trúc như sau: tên email@domain

Cụ thể ta có email có tên email là ABC và ABC này được tạo ở tên miền có tên là DEF.COM chẳng hạn.

Thì địa chỉ email sẽ có là ABC@DEF.COM. Ngoài ra bạn có thể tạo bất kỳ địa chỉ email nào với tên khác nhau ví dụ DEF@DEF.COM, FAG@DEF.COM.

Tóm lại các phần phía trước @ thì ta có thể đặt thoải mái.

Ví dụ như abc@gmail.com là 1 địa chỉ email do gmail cung cấp bởi vì có phần đuôi là @gmail.com.  Nếu đổi đuôi sang dạng khác như @yahoo.com chẳng hạn lúc đó ta có abc@yahoo.com là 1 địa chỉ email khác.

Giữa địa chỉ abc@gmail.com và abc@yahoo.com là 2 địa chỉ hoàn toàn khác nhau không hề dính dáng đến nhau. Do đó khi đăng ký tài khoản email lưu ý vụ kỹ này. Hai cái email này chỉ giống cái phần đầu thôi. Còn bản chất vẫn là 2 địa chỉ email riêng biệt. Giống như có đường Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn và cũng có đường Trần Hưng Đạo ở 1 tỉnh thành khác tại Việt Nam mà thôi.

Biết được địa chỉ email thì ta mới có thể gửi email đến chính xác người cần nhận nhé. Chứ không biết địa chỉ email thì giống như không biết địa chỉ nhà lấy gì mà gửi.

Ngày nay, email gắn liền với rất nhiều các tài khoản. Ví dụ tài khoản facebook, tài khoản ngân hàng, tài khoản game, tài khoản diễn đàn, tài khoản mạng xã hội và vô số các loại tài khoản mà bạn cần phải truy cập phải Internet để truy cập vào.

Hầu như các dịch vụ trực tuyến, khi bạn đăng ký tài khoản sẽ cần email để đăng ký. Nếu bạn lỡ quên mật khẩu thì có thể đặt lại mật khẩu. Và mật khẩu mới sẽ được gửi về chính địa chỉ bạn đã đăng ký. Do đó giữ tài khoản email rất quan trọng.

Lỡ mà bạn làm mất thì sẽ kéo theo vô số tài khoản khác bị ảnh hưởng theo. Đó là lý do mình có viết thêm bài Tại sao phải bảo mật Email?

Môt số khái niệm thuật ngữ bạn cần biết khi sử dụng email:

Mail server là gì?

Mail server là nơi để có thể nhận và gửi hay lưu trữ email. Ta cần một nơi đóng vai trò làm nơi lưu trữ, gửi và nhận email. Ngoài ra mail server sẽ là nơi để quản lý các tài khoản email thuộc mail server đó.

Ví dụ:

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ email miễn phí. Như yahoo mail với đuôi @yahoo.com và nhiều đuôi khác như @yahoo.com.vn,…

Các đuôi này nhầm phục vụ cho các quốc gia riêng biệt. Google thì cung cấp dịch vụ email miễn phí với đuôi là @gmail.com. Microsoft thì có rất nhiều đuôi khác nhau như @live.com, @outlook.com, @msn.com, @hotmail.com,…

Đây là 3 nhà cung cấp dịch vụ email miễn phí hàng đầu trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn ở Việt Nam thì mình khuyên bạn nên sử dụng các đuôi email như sau: @yahoo.com, @gmail.com. Vì 2 đuôi này rất phổ biến tại Việt Nam so với các đuôi của microsoft như mình nêu phía trên.

Smtp là gì?

Simple Mail Transfer Protocol đây là từ đầy đủ của SMTP. Nếu dịch theo nghĩa tiếng Việt có thể hiểu đây là một giao thức để truyền tải thư đơn giản. Giao thức này sử dụng cổng 25. Giao thức này được sử dụng chủ yếu ở các chương trình gửi nhận email(Mail client) được cài trên máy tính hay điện thoại, máy tính bảng.

Một số chương trình phổ biến gồm Thunder bird, Outlook… SMTP ở mail client được dùng để gửi email đi.

CC và BCC là gì?

Carbon copy và Blind carbon copy chính là từ đầy đủ của CC và BCC. Công dụng của 2 mục CC trong email là dùng để gửi cho nhiều người cùng lúc. Còn BBC cũng tương tự như thế.

Nhưng BBC hơn CC ở chổ là người gửi nếu chọn gửi bằng CC thì người nhận họ sẽ biết người gửi đã gửi mail đến những địa chỉ email nào nữa. Còn ở BBC thì người nhận sẽ chỉ thấy mỗi mình là người nhận thư.

Ví dụ trong thực tế:

Các email marketing(Email dùng cho mục đích để quảng cáo tiếp thị dịch vụ sản phẩm của họ) thường sử dụng dạng gửi BCC để cho khách hàng có tâm lý tin tưởng là dịch vụ đó quan tâm đến mình. Nhưng thật ra họ gửi 1 lúc rất nhiều người

Push mail là gì?

Push mail là chế độ cập nhật email gần như tức thì. Đây là một dạng khi mail server mới. Nó sẽ lập tức gửi một bản sao đến máy của bạn. Push mail khác với Pull mail, vì Pull mail chỉ hoạt động khi bạn truy cập vào ứng dụng nó mới đi cập nhật email.

Email hosting là gì?

Email hosting là dịch vụ email riêng không phải với các đuôi email phổ biến như @gmail.com @yahoo.com,…. Email hosting khác với các email miễn phí.

Các email hosting là các email được tạo ra để phục vụ cho công việc của công ty. Các email thường có đuôi là tên miền của công ty.

Ví dụ mình đang làm cho proship.vn thì email cá nhân của mình có dạng abc@proship.vn. abc phía trước là mình ví dụ thôi. Thực tế email mình tên khác, mình mà ghi ra thật có khi bị mấy phần mềm spam nó gửi email te tua. Nên mình ghi tượng trưng thế thôi.

Email address là gì?

Email address chính là địa chỉ email của bạn. Ví dụ ngoinhakienthuc@hotmail.com là 1 địa chỉ email. abc@gmail.com là 1 địa chỉ email.

Ví dụ thực tế:

Giả dụ công ty microsoft có tên miền là microsoft.com. Như vậy có khả năng sẽ có những email như tranvana@microsoft.com, abc@microsoft.com. Những email này thể hiện đẳng cấp của công ty hơn so với các email miễn phí gmail hay yahoo.

Email address chính là địa chỉ đầy đủ của email. Như tác giả tạo một địa chỉ gmail như toivancodon@gmail.com. Khi đăng nhập gmail tác giả chỉ cần gõ toivancodon và mật khẩu là có thể truy cập được hộp thư.

Tuy nhiên để người khác gửi được vào gmail của bạn. Bạn cần phải ghi thật chính là toivancodon@gmail.com thì mới nhận được email. Chứ nếu bạn chỉ ghi toivancodon thì sẽ không nhận được email. Tương tự với các dịch vụ yahoo và microsoft cũng thế. Bạn cần phải lưu ý tuyệt đối đến phần phía sau @.

Nhập địa chỉ email là gì?

Tức là bạn điền đầy đủ cái email của bạn vào chổ đó.

Ví dụ:

toivancodon@gmail.com

toivancodon@yahoo.com

2 dạng trên là 2 cái địa chỉ email đó. Thường thì dân mình ai cũng có tài khoản Google tức là gmail cả.

Xác nhận địa chỉ email là gì?

Khi bạn điền email đăng ký gì đó. Thường sẽ có 1 email được gửi về cái địa chỉ email bạn đã điền. Bạn phải vô email đó, trong đó có kèm 1 đường liên kết để xác thực tài khoản của bạn.

Junk email, bulk mail, spam là gì?

Junk mail, Bulk mail, Spam mail 3 từ này nói chung là để phân loại các thư rác. Các thư rác là những thư nhầm mục đích quảng cáo hay lừa đảo được gửi hàng loạt và bị đưa vào đây. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị nhận nhầm và đưa vào đây.

POP3, IMAP là gì?

POP3, IMAP đây là 2 giao thức để nhận email về máy qua mail client. Điểm khác nhau chính là POP3 sẽ tải email về máy tính, điện thoại, thiết bị bạn cài đặt POP3.

Còn IMAP sẽ ánh xạ( nói nôm na là hiển thị y chang như hộp mail của bạn trang web) về máy bạn. Mọi thứ làm máy bạn sẽ ảnh hưởng hộp thư của bạn. Còn POP3 thì không bị ảnh hưởng.

Alternate email nghĩa là gì?

Alternate email là là mail dự phòng, mail phụ, thay thế được sử dụng trong trường hợp bạn quên mật khẩu. Thì sẽ gửi mail vào đây để bạn tìm lại mật khẩu.

Chữ subject trong email là gì?

chữ này có ý nghĩa là tiêu đề của lá thư điện tử. Có thể hiểu đơn giản là nêu mục đích của lá thư.

Đây chỉ là một số từ phổ biến được tác giả tổng hợp. Sẽ bổ sung thêm trong tương lai nhé.

Email và Gmail có phải là một, có gì khác nhau?

Email là tên gọi chung của tất cả các dịch vụ email trên thế giới từ có phí đến miễn phí. Từ email nội bộ cho đến email công cộng.

Còn Gmail là 1 dịch vụ email công cộng miễn phí do Google cung cấp. Bạn có thể xem qua bài viết về Gmail là gì để hiểu thêm.

Do đó nếu hiểu thì Email là cha của Gmail. Gmail chỉ 1 trong vô số con của Email mà thôi.

Ngày nay hay có sự lẫn lộn giữa email và gmail chủ yếu là gmail quá nhiều người sử dụng. Nên họ cứ tưởng email là gmail.

Thực ra ngoài gmail của Google vẫn còn rất nhiều email của các nhà cung cấp khác nữa. Như bạn để bạn để ý, mấy công ty lớn hay mấy trang báo lớn, địa chỉ email để liên hệ của họ có bao giờ dùng địa chỉ có dạng gmail bao giờ đâu.

Cách đăng ký tài khoản email mới

Để đăng ký 1 tài khoản email mới. Mình khuyến ngại bạn nên dùng Gmail cho dễ nhé.

Đầu tiên hãy truy cập vào trang này:

https://www.google.com/intl/vi/gmail/about/

Sau đó hãy nhấn vào nút tạo tài khoản để tạo tài khoản email cho bạn. Sẽ ra khung để bạn nhập thông tin như thế này.

2 - Email - Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì?

Bạn cần lưu ý nhất ở phần tên người dùng và mật khẩu. Chọn tên người dùng phù hợp với bạn và đặt mật khẩu làm sao đủ khó mà bạn vẫn nhớ nhé. Một số lúc sẽ cần phải nhập cả số điện thoại di động để nhận tin nhắn SMS để xác minh đăng ký tài khoản email nhé.

Ví dụ về tên người dùng:

Mình tên Trần Gia Thuận chẳng hạn. Thì mình sẽ thường đăng ký tên người dùng có dạng là giathuan@gmail.com hay trangiathuan@gmail.com. Lý do, tên thể hiện chủ email là ai, sau này đi làm việc hay xin việc cũng tiện. Còn thích tên tiếng Anh hay tên gì khác thì cứ vô tư nhé. Cái này lời khuyên của bản thân mình thôi.

Nhiều bạn bè mình lúc còn trẻ đăng ký đăng ký mấy cái tên email linh tinh. Kiểu cobekute gì đó, lúc xin việc toàn phải đi tạo cái email khác để gửi mail xin việc. Chứ cái địa chỉ email cũ xì teen quá khó mà lọt được vào mắt nhân sự vì nó tạo ra cảm giác không nghiêm túc.

Mình sẽ có bài viết riêng, có video hình ảnh cụ thể các bước để đăng ký một tài khoản email cho mình sau nhé. Chứ bài này mà thêm vô nữa thì dài dòng lắm với cũng lạc đề nữa.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết được Email – Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết. Ở bài viết tiếp theo tác giả sẽ viết bài hướng dẫn cách đăng ký tạo mới địa chỉ email.

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ

http://en.wikipedia.org/wiki/Email

Hệ thống định vị toàn cầu Gps – Glonass – Galileo – Beidou là gì?

GPS là gì? Glonass là gì? Có thể bạn từng nghe qua hệ thống định vị toàn cầu Gps hoặc các hệ thống định vị khác như Glonass, Galileo, Bắc Đẩu, IRNSS, QZSS . Vậy những hệ thống định vị toàn cầu này là gì và chúng được dùng để làm gì? Tại sao lại có nhiều hệ thống định vị như thế trên thế giới? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ www là gì – Hacker là gì

Hệ thống định vị toàn cầu là gì, dùng để làm gì?

Hệ thống định vị toàn cầu là tên gọi chung các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay. Hệ thống định vị toàn cầu có tên tiếng Anh là Global Navigation Satellite System thường được viết tắt là GNSS.

Hiện nay, các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay gồm có: Gps của Mỹ, Glonass của Nga, Galileo của Châu Âu, IRNSS của Ấn Độ, Bắc Đẩu hay còn gọi là Beidou của Trung Quốc), QZSS của Nhật Bản.

Hệ thống định vị được dùng cho các mục đích sau: định vị trên xe hơi, định vị điều hướng máy bay, tàu thuyền, leo núi, không gian vũ trụ, xác định vị trí để dẫn đường… Ngoài ra việc các nước phát triển hệ thống định vị toàn cầu như thế không chỉ phục vụ cho mục đích dân sự nói trên mà còn cho các mục đích quân sự.

Chẳng hạn định vị tọa độ của địch, xác định tọa độ để thả bom công kích này nọ. Khi chiến tranh nếu mà xảy ra, nếu bạn lệ thuộc về hệ thống định vị của nước nào đó, chẳng may họ cố tình tắt không để bạn sử dụng thì coi như tiêu rồi.

Do đó hầu như các nước lớn, có tiềm lực quân sự điều phát triển hệ thống định vị riêng của mình ngoài mục đích phục vụ dân sự còn để cho việc quốc phòng quân sự để không lệ thuộc vào bất kỳ hệ thống của một nước nào cả.

Hệ thống định vị toàn cầu ngày nay được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Từ chỉ dẫn đường đi cho tới xác định vị trí. Trên các mẫu xe tự lái, giúp những người mù đường có thể đi lại dễ dàng nhờ luôn định dạng vị trí trên bản đồ.

Giả định những hệ thống mà đồng loạt gặp trục trặc thì đảm bảo thế giới sẽ hỗn loạn ngay vì rất nhiều hệ thống, con người đang sử dụng làm việc liên quan, dính dáng tới nó.

Mà khi nhắc đến hệ thống định vị toàn cầu thì đa số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến GPS. Vậy GPS là gì? GPS là của nước nào? Tại sao nó lại được dùng phổ biến như thế? Hãy cùng tìm hiểu tiếp về GPS là gì ở bên dưới nhé.

GPS là gì?

GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. GPS chính là viết tắt từ Global Positioning System. Hệ thống này được phát triển vào năm 1978, tên trước đây của nó là Navstar

Nó là một hệ thống bao gồm rất nhiều các vệ tinh. Từ lúc ra đời cho đến nay đã có 69 vệ tinh được phóng lên. Nhưng hiện nay, số lượng vệ tinh hoạt động chỉ còn 30 vệ tinh. Hai vệ tinh đang được thử nghiệm hoặc dùng để dự phòng thay thế các vệ tinh bị hư hỏng.

Một vệ tinh ở tình trạng không hoạt động tốt. Số lượng vệ tinh đã bị thay thế hoặc không còn hoạt động nữa là 34. Và có 2 vệ tinh thất bại trong khi phóng lên vũ trụ.

Sự ra đời của Gps ban đầu nhầm phục vụ cho quân sự. Sau này được mở rộng để sử dụng cho thiết bị dân sự. Điều hướng dẫn đường trên toàn cầu. Chính nhờ sự chính xác trong việc định vị vị trí của mình nên có nhiều thiết bị tích hợp Gps.

Phổ biến nhất là điện thoại, vì để bản đồ trên điện thoại có thể xác định chính xác vị trí người sử dụng đang ở cần phải sử dụng định vị. Nên hầu như điện thoại có sử dụng được bản đồ đều có định vị Gps trên thiết bị đó cả.

Điều này khiến Gps ngày càng trở nên phổ biến, càng nhiều người biết tới. Ở Việt Nam hầu như khi nhắc Gps ai cũng đều biết đó như hệ thống định vị toàn cầu mà không biết còn có các hệ thống định vị của các nước khác.

Gps là gì

 

Gps thì sử dụng vệ tinh để định vị trí. Cụ thể để xác định được vị trí của bạn cần phải có 4 vệ tinh. Và để nhận đủ 4 vệ tinh cần tốn thời gian. Đôi khi không xác định được do bị cản trở. Nên do đó có sự phát triển A-Gps trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị định vị cầm tay một phiên bản nâng cấp của Gps.

Vậy A-Gps có ưu điểm gì? A-Gps có những ưu điểm sau đây. Định vị cực nhanh, không lo bị các vật cản trở sóng vệ tinh. Bằng cách truyền dữ liệu đến các trạm trung gian. Từ đó có tính khoảng cách từ vị trí truyền dữ liệu đến các trạm trung gian.

Có thể xác định vị vị trí nhanh chóng. Tuy nhiên để định vị A-Gps thiết bị bắt buộc phải truyền dữ liệu nền buộc phải dùng wifi, gprs, 2g, 3g, 4g,… Đây cũng là nhược điểm vì không có mạng thì không định vị được. Bản thân tác giả vẫn thích Gps cổ điển hơn vì ra ngoài trời, lựa nơi thông thoáng là có thể định vị được.

Video giải thích về GPS và cách hoạt động của GPS:

GLONASS là gì?

Glonass là hệ thống định vị toàn cầu do Xô Viết trước đây phát triển, giờ là Xô Viết đã tan rã nên chỉ còn là Nga.

Glonass có tên đầy đủ là Globalnaya navigatsionnaya sputnikovaya sistema hoặc GLObal NAvigation Satellite System

Mục đích rõ ràng là Nga không muốn bị lệ thuộc vào Gps của Mỹ. Tất nhiên rồi, 2 nước đối chọi nhau suốt mà thì làm sao để mình lệ thuộc đối phương được.

Tuy gọi là đối trọng của Gps nhưng thực ra hệ thống Glonass của Nga có số lượng hoạt động ít so với Gps. Cụ thể  hiện nay có 24 vệ tinh Glonass đang hoạt động so với 30 của Gps. Tổng cộng đã có 132 vệ tinh được phóng lên.

Nhưng đã có 12 vệ tinh thất bại khi phóng lên. Số vệ tinh không còn hoạt động đã cho về hưu là 92 cái và phóng lên như không sử dụng được là 4 cái.

Hiện nay hầu như các điện thoại thông minh(smartphone) đều có tích hợp Glonass kèm với Gps để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống. Hệ thống nào định vị gặp trục trặc thì sử dụng hệ thống định vị còn lại để định vị.

Galileo là gì?

Galileo đây là tên hệ thống định vị do Châu Âu phát triển. Được lấy theo tên của nhà thiên văn học, vật lý học, triết học người Ý Galileo. Người với câu nói nổi tiếng rằng trái đất quay quanh mặt trời vào thời điểm mà tất cả mọi người đều tin trái đất mới là trung tâm và mặt trời, mặt trăng hay các hành tinh khác để phải quay quanh trái đất.

Hệ thống định vị Galieleo được lập ra để nhầm không phụ thuộc vào Gps của Mỹ và Glonass của Nga. Đây là hệ thống miễn phí phục vụ tất cả mọi người. Hệ thống định vị này dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2019.

Vào thời điểm mình sửa lại bài viết này. Thì hệ thống này đã hoạt động với tổng cộng 22 vệ tinh đang hoạt động. Chỉ sau các hệ thống định vị: GPS, Beidou, Glonass mà thôi.

Video về hệ thống định vị Galileo và cách thức hoạt động

Hiện nay vào năm 2020 hệ thống định vị Galileo đã có trên tỷ người dùng.

Hệ thống định vị Bắc Đẩu Beidou là gì?

Beidou tên gọi tiếng Việt là Bắc Đẩu đây là hệ thống định vị do Trung Quốc phát triển. Để phục vụ họ, giống như các hệ thống khác. Lý do ra đời để tránh lệ thuộc vào một hệ thống định vị của một nước nào. Ngoài ra Trung Quốc còn dự định sẽ phát triển hệ thống định vị toàn cầu Compass vào năm 2020.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống này chưa phủ khắp toàn cầu. Hiện nay nhiều điện thoại xuất xứ từ Trung Quốc đã có tích hợp hệ thống định vị Beidou này. Các hãng điện thoại Trung Quốc ở đây có thể kể đến như Xiaomi, Oppo, Huawei,…. Tất nhiên không phải dòng nào có cũng nhé. Không mất công lại bảo mình chém gió.

Video về hệ thống định vị Bắc Đẩu Beidou của Trung Quốc

Ngoài ra còn có các hệ thống định vị của Nhật Bản là QZSS và Ấn Độ là IRNSS.

QZSS là gì?

QZSS là hệ thống định vị của Nhật Bản. QZSS là viết tắt của từ Quasi-Zenith Satellite System. Bạn nào quan tâm về hệ thống định vị này có thể xem thông tin ở đây:

https://en.wikipedia.org/wiki/Quasi-Zenith_Satellite_System

Nhìn qua thì chưa thấy đủ sức đối đầu với các hệ thống định vị mình kể trên vì hiện nay mới có 4 vệ tinh hoạt động mà thôi. Có lẽ theo đánh giá cá nhân của mình, hệ thống này của Nhật họ làm ra chủ yếu để phục vụ cho chính họ mà thôi. Chứ hiện tại họ chưa có ý định mở rộng ra để cho người dùng toàn cầu có thể sử dụng hệ thống định vị của họ.

Nếu bạn quan tâm hơn về QZSS thì hãy vào đây để xem video nhé. Do họ không cung cấp mã nhúng video nên mình không thể cho video hiển thị luôn trong bài được.

https://nettv.gov-online.go.jp/eng/prg/prg5309.html

IRNSS là gì?

IRNSS là hệ thống định vị của Ấn Độ. IRNSS là viết tắt từ Indian Regional Navigation Satellite System. Xét về số lượng vệ tinh đang hoạt động thì có 7 cái. Hệ thống định vị IRNSS của Ấn Độ này hơn nhiều so với hệ thống định vị QZSS của Nhật Bản.

Tuy nhiên nếu so sánh với các hệ thống định vị toàn cầu khác như GPS, Glonass, Galileo, Beidou thì số lượng vệ tinh đang hoạt động của IRNSS còn kém xa.

https://en.wikipedia.org/wiki/Indian_Regional_Navigation_Satellite_System

Video về hệ thống định vị IRNSS

Kết luận tuy có nhiều hệ thống định vị trong bài viết. Nhưng hiện nay thì chỉ có 4 hệ thống định vị toàn cầu đang cung cấp là Gps, Glonass, Beidou, Galileo. Các hệ thống còn lại đang trong quá trình hoàn thiện hoặc chỉ phục vụ một khu vực, một đất nước nào đó mà thôi.

Có lẽ tương lai, vì những mục đích khác nhau sẽ xuất hiện thêm những hệ thống khác nữa. Nhưng hiện nay, sự thống trị của Gps là vẫn chưa thể có hệ thống định vị nào soán ngôi được cả.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài Hệ thống định vị toàn cầu Gps – Glonass – Galileo – Beidou là gì?. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về các hệ thống định vị hiện có trên thế giới. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ

https://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_(satellite_navigation)

http://en.wikipedia.org/wiki/Global_Positioning_System

http://en.wikipedia.org/wiki/GLONASS

PM là gì trên Facebook – IT, là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh?

Từ PM là gì? PM là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Bạn đã từng thấy có người nhắn tin cho bạn và kêu bạn PM lại nhé. Vậy PM ở đây có nghĩa như thế nào? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc cho bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Fa là gìFacebook là gì – CEO là gì và CEO làm gì

PM là gì, là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh?

PM là từ được viết tắt từ personal message hoặc private message trong tiếng Anh. Dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là tin nhắn cá nhân hay tin nhắn riêng tư.

Lưu ý:

PM mà ngôi nhà kiến thức nhắc đến trong bài viết này không phải là từ PM trong hệ thống giờ AM và PM nhé. Hai từ này khác biệt nhau cả, mặc dù viết tắt giống nhau nhưng tùy vô ngữ cảnh thì nghĩa sẽ được hiểu với nghĩa khác nhau.

Video về Pm cho Crush coi cho vui thôi. Chứ không bảo đảm thành công trong việc thả thính Crush đâu nhé.

PM có ý nghĩa gì? PM là cái gì?

Như đã giải thích ở trên PM là từ viết tắt từ personal message hoặc private message.  Nên dịch theo nghĩa tiếng Việt sẽ được hiểu là tin nhắn cá nhân hoặc tin nhắn riêng tư.

Cụ thể tin nhắn cá nhân hay tin nhắn riêng tư ở đây là nói về việc nhắn tin cho 1 một ai đó, một đối tượng nào đó có thể là cá nhân, cty về một vấn đề gì đó. Việc nhắn tin này thông qua các ứng dụng nhắn tin hay các trang web nào đó.

Việc PM sẽ phải dùng 1 thiết bị điện tử để có thể truyền đạt đi nội dung cần nhắn. Thường thì sẽ là máy tính, Smartphone, máy tính bảng có kết nối mạng Internet.

Các phần mềm nhắn tin chat hiện nay có thể kể đến như: Facebook Messenger, Zalo, Skype, Telegram, Viber, Line, Kakaotalk, Imessage,…. Ngoài còn vô số phần mềm liên hệ khác như liên hệ trong nội bộ công ty chẳng hạn.

Ví dụ:

Việc sử dụng từ trong facebook hay yahoo chat, thực ra là để chỉ hành động yêu cầu người nhận được tin nhắn đó hồi đáp trả lời lại cho người gửi.

Việc nhắn tin cho 1 ai đó qua các phần mềm nhắn tin mình vừa kể: Facebook Messenger, Zalo, Skype, Telegram, Viber, Line, Kakaotalk, Imessage đó gọi là PM.

Pm là gì

Hiện nay từ PM này được sử dụng rộng rãi. Vì ý nghĩa nó chính xác hơn nhiều so với từ chat được dùng trong thời điểm yahoo phát triển ở Việt Nam. Bởi vì từ chat chỉ để là hành động trò chuyện chung chung. Còn PM là chính xác đối tượng một ai đó cụ thể hơn, rõ ràng hơn so với chat rất nhiều.

Pm dùng trong cuộc sống thực tế:

Bản thân mình cũng thường dùng từ pm để nhắn cho những ai hiện không online (không có trên mạng). A khi nào lên mạng PM ta nha. Ta có việc cần bàn. Chứ mình thường không dùng từ chat hay nhắn tin lại. Bài viết này mình viết lần đầu năm 2015.

Nay sửa bổ sung thêm nội dung thì hiện nay vào thời điểm năm 2020 có lẽ từ này đã không còn phổ biến nữa. Có lẽ đã có 1 từ khác thông dụng dễ dùng hơn thay thế nó. Mình h toàn hú không. Ví dụ lên mạng thì hú ta 1 nhé. Chứ hết dùng pm như cách đây 5 năm nữa rồi.

Ngoài ra theo góp ý của một bạn bên dưới thì có thể hiểu là PM là Phone Me. Phone Me có nghĩa là gọi cho tôi.

PM trong nghành IT là gì và làm gì?

PM trong nghành IT là viết tắt của Project Management / Project Manager nếu dịch ra là thì hiểu là quản lý dự án.

Sơ sơ về công việc ở vị trí này thì gồm các việc sau:

Project Manager là người sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo dự án đảm nhận thành công. Dự án thành công theo là gồm những thứ như: hoàn thành đúng thời hạn, sử dụng tiền không vượt ngân sách cho phép, khách hàng hài lòng với dự án khi hoàn thành.

Hy vọng bài viết PM là gì trên Facebook – IT, là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh đã giúp bạn đã giải đáp được thắc mắc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.