Posts tagged Là gì

Từ ATSM có nghĩa là gì, bệnh ATSM là như thế nào?

ATSM là gì? Bạn có bao giờ thắc mắc khi một ai đó trên facebook, trên diễn đàn voz hay trên các công cụ giao tiếp như chat sử dụng từ này. Từ ATSm này có nghĩa như thế nào là viết tắt của chữ gì.

Hãy để ngôi nhà kiến thức giúp bạn giải đáp thắc mắc về từ ATSM.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Gato là gì hay Pm viết tắt của từ gì

ATSM là gì, là viết tắt của từ gì?

ATSM thực ra chính là từ được viết tắt từ Ảo tưởng sức mạnh. Từ ASTM này thường được sử dụng để mô tả một ai đó quá tự tin vào sức mạnh bản thân đến mức ảo tưởng. Mà thực chất có thể người đó không làm được việc mà họ cho có thể làm được.

Kiểu như là người quá phóng đại, tự tin vào bản thân trong khi họ chẳng hề có được điều đó. Giống như câu người xưa đã nói qua là Thùng rỗng kêu to hay là câu Tự cao tự đại.

ATSM từ này chủ yếu là để dìm hàng một ai đó quá tự tin hay cũng để chọc cho vui giữa bạn với nhau thôi.

Bệnh ATSM là gì, như thế nào?

Bệnh ATSM là kiểu nói vui ai đó tự tin ảo tưởng sức mạnh khả năng bản thân mình quá thôi. Chứ Việt Nam không có bện này nhé.

Chỉ có nghiên cứu hiệu ứng khoa học bên dưới thôi. Chứ không có gọi tên là bệnh ATSM đâu nhé.

Theo nghiên cứu khoa học thì ATSM được gọi tên khoa học là Hiệu ứng Dunning–Kruger.

Bạn có thể đọc thêm về hiệu ứng đó tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_Dunning%E2%80%93Kruger

Clip ca nhạc vui về ATSM của 1 cô gái 🙂

ATSM là gì?

Ví dụ thực tế về ATSM trong cuộc sống:

Một người sinh viên mới ra trường rất ảo tưởng vào khả năng của mình. Họ đi ứng tuyển thường đòi hỏi một mức lương rất cao. Trong khi thực tế khả năng của họ hoàn toàn không thể đạt được mức lương đó.

Đây cũng là thực trạng mà rất nhiều sinh viên đang gặp phải. Để đàm phán có được mức lương cao, ngoài khả năng đàm phán bạn còn phải chứng minh được cho nhà tuyển dụng khả năng của bạn làm được gì.

Những cái đồ án tốt nghiệp, này nọ đơn giản chỉ là vé thông thường thôi. Khi đi làm sẽ làm những cái khác có độ rắc rối cao hơn. Nên bạn hay để ý nhiều nhà tuyển dụng cứ hay ghi kiểu cần 1 năm kinh nghiệm hay 2 3 năm kinh nghiệm cho vị trí đó.

Vì có nhiều vị trí cần phải trải nghiệm thời gian mới có làm tốt. Không phải ra làm cái rụp ok liền đâu.

Một ví dụ khác là: Một người chẳng có năng lực gì cả. Khi gặp ai cũng khoe khang làm được này làm được nọ. Tới khi đụng chuyện cần họ làm những cái họ khoe khoang thì lại chả làm được cái gì cả.

Như họ khoe sửa được máy in này nọ. Khi máy in có vấn đề có người nhờ họ giúp thì mò tới lui chả giải quyết được gì. Nhiều khi máy in đó chỉ kẹt giấy chứ chả bị gì. Mà do chém gió quá đà chứ có biết gì đâu. Cứ lay hoay mò này nọ.

Đối với một bạn đối với mỹ thuật không phải là sở trường. Mà lại rất tự tin cho rằng mình sẽ đạt điểm cao hay đứng đầu kỳ thi về mỹ thuật. Đây được xem như là ảo tưởng sức mạnh. Nhìn vào thực tế thì ai cũng có thể biết được kết quả ra sao rồi.

Có thể nói hiện nay trên mạng hay trên facebook từ ATSM  được xuất hiện khá nhiều. Chỉ thua mỗi từ FA mà thôi. Nhưng dân tình dùng với nghĩa vui vẻ chọc người quen là chính thôi. Chứ nói với người lạ có khi bị đánh sấp mặt đó =)).

Bản thân mình cho rằng ranh giới giữa ATSM và sự tự tin thường rất mong manh. Có thể người khác cho bạn là ATSM, không làm được. Nhưng liệu có ai biết được con người chúng ta khi có mục tiêu phấn đấu họ thường cố gắng hết khả năng họ đã có.

Nên chúng không thể đánh giá chủ quan họ ATSM được hãy nhìn vào khả năng họ có làm được gì họ nói hay thể hiện sự cố gắng thực cái họ nói hay không để đánh giá khách quan nhé.

Qua bài Từ ATSM có nghĩa là gì, bệnh ATSM là như thế nào. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa của từ này. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Dịch vụ WWW là gì, viết tắt của từ tiếng Anh gì?

WWW là viết tắt của cụm từ gì sau đây trong tiếng Anh? Nếu bạn đang thắc mắc www là gì thì hãy để ngôi nhà kiến thức giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Có thể bạn quan tâm Amazon là gì  – IOT là gì – Blog là gì

WWW là gì, viết tắt của từ tiếng Anh gì?

WWW được viết tắt từ cụm từ World Wide Web. Có thể hiểu đơn giản là mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Có một số người nghĩ www là là mạng Internet thì đã nhầm. Bởi Internet rộng lớn hơn nhiều so với www.

Bạn cũng có thể xem www chính là các trang web hiện nay.
www là gì

Các ứng dụng của WWW ngày nay

Hiện nay sự tồn tại của web đã phủ rộng khắp với các dịch vụ như web mail, web video, web lưu trữ, web social, web tìm kiếm, web blog.

Web mail

Tiêu biểu về web mail có thể kể đến yahoo, gmail, hotmail,…

Web video

Tiêu biểu về web video trên thế giới có youtube, Dailymotion,…

Web social

Tiêu biểu về Mạng xã hội (web social) thì facebook, Pinterest, google plus, twitter….

Web search

Tiêu biểu về web tìm kiếm thì có Google, Bing, Yandex, Baidu, Cốc cốc,….

Web storage

Tiêu biểu về web lưu trữ thì có: Dropbox, Google Drive, One Drive, Fshare, 4share, Flickr, Imgur, Photobucket,….

Web Blog

Tiêu biểu về web blog thì có: WordPress, Blogspot, Tumblr…

Có thể bạn không tin những web mình đưa là www.  Vì khi bạn truy cập vào trang web bạn không thấy chữ www đâu cả.

Đơn giản bởi vì các webmaster(người quản trị website) họ đã loại bỏ www bằng kỹ thuật điều hướng từ www sang không có www. Mục đích để cho đường dẫn web trở nên gọn gàng hơn.

Hãy xem video này để dễ hình dung hơn nhé.

Hiên nay, trang web facebook vẫn sử dụng www trên địa chỉ web của họ. Bạn có thể gõ vào facebook.com vào trình duyệt web của bạn để kiểm tra lời mình nói. Đảm bảo bạn sẽ nhìn thấy thanh địa chỉ bạn sau khi truy cập thành công sẽ có dạng www.facebook.com.

À nhớ double chuột click vô cái địa chỉ ở trình duyệt Chrome mới thấy đầy đủ nhé. Ko thì mặc định trình duyệt Chrome bây giờ sẽ không show cái www ra để bạn thấy đâu. Lúc đó bảo mình viết bài chém gió không đúng nữa.

Ngoài ra web bạn biết hiện nay chỉ là bề nổi của tảng băng mà thôi. Bởi còn những website mà bạn không thể tìm thấy bằng cách qua google hay các công cụ tìm kiếm search engine khác. Bởi các web đó đã chặn google hoặc sử dụng một kỹ thuật để che giấu.

Những website đó là Deep web. Vậy Deep web là gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp cho bạn về nó ở bài viết Deep web là gìnhé.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài Dịch vụ WWW là gì, viết tắt của từ tiếng Anh gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Hãy đón đọc bài viết tiếp theo ATSM là gì nhé.

Tìm hiểu FA có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì?

Từ FA là gì? Sao từ FA này lại được rất nhiều sử dụng trên facebook trên các dòng trạng thái status của họ hay trên các diễn đàn như voz,… Hãy để ngôi nhà kiến thức giúp bạn hiểu về đầy đủ về từ FA có nghĩa là gì và từ này được du nhập vào nước ta lúc nào.

Có thể bạn quan tâm đến: ATSM là gìRIP là gì – Feedback là gì hay Rela là gì

FA có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì?

FA là từ tiếng Anh được viết tắt lại. Từ đầy đủ của từ này trong tiếng Anh là: Forever Alone. Nếu dịch theo nghĩa của tiếng Việt thì được hiểu là: suốt đời cô đơn hay dịch theo kiểu google dịch là mãi mãi cô đơn.

Tuy nhiên ở Việt Nam từ này không được hiểu là suốt đời cô đơn, hay mãi mãi cô đơn. Chẳng có ai mà mong muốn mình cô đơn suốt đời đâu.

Từ FA được ngầm hiểu là vẫn chưa có ai bên cạnh, đang cô đơn một mình. Ngoài ra cũng có cách diễn giải theo một nghĩa không phổ biến khác là Forbidden Angel. Nghĩa tiếng Việt là thiên thần đang bị giam cầm.

Ở đây theo tự nâng giá trị bản thân lên là họ những thiên thần đang chờ 1 nửa của mình đến giải cứu họ thoát khỏi giam cầm, giam cầm ở đây là cô đơn.

Fa là gì?

Cũng bởi vì thế nên từ FA được dùng phổ biến hơn từ ế. Vì từ ế nghe quá nặng nề và mất giá trị bản thân.

Clip vui những lý do Fa:

Còn có cả bài hát dành Fa nữa đây:

Từ FA tại Việt Nam:

Từ này được du nhập vào Việt Nam khi nào thì không một ai có dám tuyên bố rõ ràng. Bản thân mình cũng có thể xác định là từ này xuất hiện chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây tại Việt Nam.

Đến thời điểm mình sửa lại bài viết này năm 2020, bài này mình viết lần đầu năm 2015. Thì mình có thể nói rằng từ này đã trở thành 1 từ phổ biến cho cộng đồng mạng cũng như giới trẻ hiện nay rồi.

Giờ qua giao tiếp với nhau hỏi tình trạng cũng có thể trả lời là đang Fa, chứng không chỉ là được sử dụng ở trên mạng như trước đây nữa.

FA và các chiêu trò được sử dụng tại Việt Nam:

Bởi vì những người cô đơn(FA) còn rất nhiều. Nên trên các mạng xã hội như facebook, forum,… thường có các hội FA. Hội là nơi tập trung các bạn FA với nhau để trao đổi trò chuyện các vấn đề trong cuộc sống công việc, chém gió,…

Ngoài ra có một số trường hợp, thành viên trong hội tìm được một nửa còn lại của mình và rời khỏi hội. Ngày nay thì đã có nhiều ứng dụng trang web hẹn hò hơn. Như Tinder, Facebook hẹn hò,…. Tuy nhiên tình trạng Fa thì chắc cũng chẳng giảm bớt. Tác giả viết bài này tới h vẫn Fa mới đau.

FA cũng có các khẩu hiệu rất phổ biến như trên mạng như: FA cần gì avatar, FA muôn năm, FA độc thân vui tính, FA kể cũng buồn, FA lập đàn cầu mưa, FA và tự kỷ, FA kể cũng buồn hay FA quen rồi

Từ này cũng được dùng để giật tít các bài báo như: fa đón giáng sinh thế nào. Thu hút lượt xem của cộng đồng FA qua những tiêu đề kích thích FA như: fa không nên xem clip này, fa đón noel như thế nào, fa đón tết, fa ko nên xem clip này,fa thì sao, fa 12 cung hoàng đạo làm gì trong đêm noel, qua các clip như clip fa ơi đừng sợ valentine, fa rap, fa quốc ca,…

Hiện nay có thể nói từ FA đã quá phổ biến tại Việt Nam. Thậm chí ở các trào lưu chế ảnh. Có cả meme về FA.

Xem bên dưới. Meme này được sử dụng như là fa avatar của một số bạn trên các forum hay mạng xã hội.

Meme FA

Vậy FA hiện nay gồm những người như thế nào:

FA hiện nay có thể gồm 4 dạng người:

Dạng Fa thứ nhất:

Là những người yêu một người nào đó mà không có can đảm bày tỏ. Hoặc họ đã bày tỏ và thất bại nhưng vẫn hy vọng và chờ cơ hội để bày tỏ tiếp. Hoặc họ bị một tổn thương tình cảm quá lớn, khiến họ không còn tự tin vào bản thân nữa.

Dạng này trừ khi gặp 1 người có thể chữa lành tổn thương cho họ. Hay chính bản thân họ tự thoát ra thôi.

Dạng Fa thứ hai:

Là những người đặt sự nghiệp lên đầu. Họ quá chú tâm vào công việc nên không có thời gian đi tìm 1 nửa còn lại. Cũng có thể họ có quan điểm là phải kiếm thật nhiều tiền, để lo cho cuộc sống gia đình sau này.

Dạng Fa thứ ba:

Là những người họ đang âm thầm tìm một nửa phù hợp với mình. Mà vẫn chưa tìm thấy nên vẫn FA. Bởi vì hình mẫu lý tưởng một nửa phù hợp của họ hiện chưa xuất hiện.

Dạng Fa thứ tư:

Là những người yêu chủ nghĩa độc thân chưa muốn bị ràng buộc bởi một ai.

Tóm lại những người đang trong tình trạng FA đều có những lý do khác nhau. Tuy nhiên họ vẫn lạc quan vui vẻ, làm việc cống hiến cho cuộc sống, gia đình xã hội. Họ là những người độc thân vui tính. Chứ không phải tự kỷ như các bài báo thường viết.

Qua bài viết Tìm hiểu FA có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc của bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết khác nhé.

Tìm hiểu từ Chành xe nghĩa là gì, ưu nhược điểm của chành xe?

Chành xe là gì? Nếu bạn nghe một ai đó nhắc đến từ chành xe chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc? Chành xe từ này mang ý nghĩa gì, nguồn gốc ra sao, có ý nghĩa gì? Ưu nhược điểm khi gửi hàng qua chành xe như thế nào? Vậy hãy để ngôi nhà kiến thức giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ship hàng là gì – Ship COD là gì

Chành xe nghĩa là gì?

Chành xe có nghĩa là nơi kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Tại chành xe, họ nhận vận chuyển hàng hóa mà bạn đưa cho họ về một nơi nào đó. Ngoài ra cũng có định nghĩa đây là nơi tập trung hàng hóa để vận chuyển đi về nơi nào đó.

Ví dụ:

Có các chành xe Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Sài Gòn, An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận,….

Từ chành xe là một từ rất phổ biến ở miền Nam trước đây, cụ thể là ở khu vực Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Còn đối với các miền Bắc hoặc miền Trung thì từ này có thể rất xa lạ.

Ví dụ

– Chành xe Bạc Liêu thì sẽ chuyên nhận hàng bạn gửi và vận chuyển hàng từ Sài Gòn về Bạc Liêu và ngược lại.

– Chành xe Phú Quốc chuyên gửi, vận chuyển hàng từ Sài Gòn đi Phú Quốc và Phú Quốc về Sài Gòn.

Chủ yếu việc vận chuyển là xe tải lớn. Do vận chuyển bằng xe tải nên việc lên xuống hàng hóa xe tải cũng tốn thời gian và nhân lực. Nên hầu như các chành xe chỉ chạy chuyên 1 tuyến nào đó mà thôi. Ít có chành xe chạy nhiều tuyến.

Tuy nhiên nếu đối với các chành xe quy mô to có nhiều xe tải vận chuyển thì họ có thể nhận nhiều tuyến khác nữa. Chứ không còn bó buộc chỉ 1 tuyến.

Chành xe là gì

Gửi chành xe là gì?

Gửi chành xe là ý nói việc mang hàng hóa ra chành xe để gửi. Về chành xe thì mình đã giải thích ở trên rồi. Và 1 nơi chuyên vận chuyển hàng về 1 tỉnh nào đó.

Về nguồn gốc của từ chành xe:

Theo như cá nhân mình được biết thì đây là 1 từ có nguồn gốc từ người Hoa. Được sử dụng rất phổ biến trước đây. Theo cuốn Sài Gòn năm xưa thì từ này có nguyên bản là từ chành xa.

Hiện nay bạn vẫn có thể bắt gặp các bảng hiệu chành xe ở các khu vực như Quận 5, Quận 6,… Các quận tập trung nhiều người Hoa. Từ chành xe hiện nay thì rất ý khi còn được xuất hiện trên các sách báo nữa. Do đó khiến một số người cho dù có sinh trưởng ở tại Nam Bộ sau này vẫn không biết chành xe là gì cả.

Hiện nay ta cũng có thể hiểu chành xe cũng giống như các công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa hiện nay.

Tuy nhiên không như các doanh nghiệp vận tải hàng bắt buộc phải có xe của họ. Chành xe một số nơi họ không hề có xe để vận chuyển hàng hóa, mà họ liên hệ với các chủ xe khác để cùng hợp tác vận chuyển. Điều này giúp họ giảm bớt được chi phí về nhân sự cũng như bảo dưỡng xe.

Một số ưu điểm khi gửi hàng qua chành xe:

Hàng về nhanh chóng. Do các chành xe, hầu như có xe về mỗi ngày. Nên việc chuyển hàng đi rất nhanh. Người nhận hàng cũng chẳng phải chờ đợi quá lâu.

Lấy hàng nhanh chóng. Nếu qua các bên các cty vận chuyển thì hầu như bạn phải chờ họ sắp xếp rồi phân phối hàng để lấy. Còn gửi hàng qua chành xe, thì bạn chỉ cần biết ngày nào xe về. Báo người nhận ra chành xe lấy cho nhanh.

Không cần phải chờ đợi quá lâu. Nhiều người thích gửi hàng qua chành xe cũng vì lý do này. Vì chành xe gần nhà, dễ lấy hàng không cần chờ đợi quá lâu để nhận hàng.

Giá cước gửi hàng qua chành xe thường sẽ rẻ hơn so với các công ty vận chuyển. Nên nếu vận chuyển hàng nặng ký, thì lựa chọn chành xe để gửi hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền vận chuyển cũng không ít đâu. Chưa kể mấy hàng cồng kềnh chỉ có nước gửi qua xe tải ở chành xe thôi.

Nhược điểm khi gửi hàng qua chành xe:

Thường phải tự ra nhận hàng. Không có người giao về tận nhà đâu.

Địa điểm nhận hàng và gửi hàng ít. Chẳng hạn mình ở Tân Bình, muốn gửi hàng về Phú Quốc thì phải lết ra quận 6 kiếm mấy chành xe Phú Quốc. Lần kia đi ông anh phải đi về tới Bình Chánh để gửi hàng về.

Không như mấy cty vận chuyển có mã theo dõi tracking này nọ. Để biết được quá trình hàng hóa ra sao. Như đã được vận chuyển hay chưa, đã về tới đâu… Đã gửi qua chành xe thì tới ngày thì ra lượm nhé. Không thì ogị điện hỏi, hàng về chưa mà thôi. Về thì ra lấy. Chưa thì ngồi đợt tiếp.

….

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết Tìm hiểu từ Chành xe nghĩa là gì, ưu nhược điểm của chành xe. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc của bạn về chành xe là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Mã CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 trên thẻ là gì?

Mã số code CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 là gì? Tại sao cần những con số này khi thanh toán online bằng thẻ? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì?

CVV là gì?

CVV là viết tắt của từ Card Verification Value trong tiếng Anh hay gọi dễ hiểu là mã xác thực hay mã xác minh của thẻ đây là mã số xác minh được in trên thẻ Visathẻ Discover.

Mã CVV được in ở phía mặt sau của thẻ gồm 3 con số và nằm vạch từ của thẻ (Vạch từ là vạch màu đen phía sau của thẻ). Đối với thẻ Discover thì có thể gọi là CVV hay CID cũng gì cũng được nó cũng chỉ là 1 mà thôi.

CVV được để kích hoạt quy trình mã hóa giao dịch, dữ liệu chứa trong thẻ. Các giao dịch này có thể là giao dịch trên máy ATM, máy POS… Tóm lại những giao dịch có sử dụng thẻ trực tiếp.

Số cvv trên thẻ visa và mastercard

CVV2 là gì?

CVV2 cũng tương tự như CVV ở trên mà thôi. CVV2 là mã xác thực được dùng trong các giao dịch trực tuyến của thẻ Visa. Tóm lại là những giao dịch không sử dụng đến thẻ. Mà chỉ cần điền những thông tin in trên thẻ là có thể thanh toán.

CVV là viết tắt của từ Card Verification Value trong tiếng Anh. Việc thêm số 2 vào là để chỉ sự khác biệt mà so với CVV mà thôi, nhầm để cho biết là giao dịch trực tuyến. So với giao dịch qua các máy atm hay pos.

Cho nên số CVV và số CVV2 cũng là 1 số mà thôi. Bởi vậy khi thanh toán online bằng thẻ thanh toán quốc tế thì việc hỏi mã CVV hay CVV2 thì bạn cứ việc nhập 3 con số in phía sau lưng thẻ là được.

Thực tế thì hiện nay mình để ý. Mấy cái web hầu như để CVV là chủ yếu chứ không thêm số 2 vì sợ người dùng đi tìm ko ra =)).

Tìm hiểu CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 trên thẻ là gì?

CVC là gì?

CVC là viết tắt của từ Card Validation Code trong tiếng Anh. CVC cũng có thể gọi là mã xác thực giống như CVV ở trên. Chỉ khác ở đây là CVC là dành cho thẻ Mastercard mà thôi. CVC là 3 số được in phía sau của thẻ Mastercard.

Chứ CVC cũng như CVV ở thẻ Visa, Discover là CVV mà thôi.

Chỉ khác ở chổ Mastercard không thích của mình giống như Visa. Nên để tên khác mà thôi. Tương tự công dụng của CVV thì công dụng kích hoạt quy trình mã hóa giao dịch, dữ liệu chứa trong thẻ.

Các giao dịch này có thể là giao dịch trên máy ATM, máy POS… Tóm lại những giao dịch có sử dụng thẻ trực tiếp.

CVC2 là gì?

CVV2 là mã xác thực được dùng trong các giao dịch trực tuyến của thẻ Mastercard. Tóm lại là những giao dịch không cần sử dụng đến thẻ Mastercard. CVC là viết tắt của từ Card Validation Code trong tiếng Anh.

Còn thêm số 2 vào là để chỉ sự khác biệt mà thôi, để biết là giao dịch trực tuyến không sử dụng đến thẻ.

Thực ra số CVC và số CVC2 cũng là 1 số mà thôi. Do đó khi thanh toán online bằng thẻ thanh toán quốc thì việc hỏi mã CVV hay CVV2 thì bạn cứ việc nhập 3 con số in phía sau lưng thẻ Mastercard là được.

CID là gì?

CID là viết tắt của từ Card Identification Number hoặc là Card ID trong tiếng Anh. Đây là 4 con số được in phía trước của thẻ American Express. Còn trên thẻ Discover là 3 con số được in phía sau thẻ.

Lưu ý nhé: CID được in phía trước thẻ chứ không phải phía sau thẻ nhé. Ko đọc kỹ cứ tưởng ở phía sau thẻ nhập xong sai lại đổ thừa mình viết ko đúng.

CID thì chỉ có 1 kiểu mà thôi. Ko có thêm số 2 như mấy cái xác thực của CVV hay CVC kia.

CAV là gì?

CAV là viết tắt của từ Card Authentication Value trong tiếng Anh. Đây là mã số xác thực của thẻ JCB gồm 3 con số được in phía sau của thẻ JCB.

Cũng tương tự như CVV của thẻ Visa, CVC của thẻ Mastercard, CID của thẻ American Express, Discover. Thì CAV cũng có chức năng tương tự là dùng để kích hoạt quy trình mã hóa giao dịch, dữ liệu chứa trong thẻ JCB.

Các giao dịch này có thể là giao dịch trên máy ATM, máy POS… Tóm lại những giao dịch có sử dụng thẻ JCB trực tiếp.

CAV2 là gì?

CAV2 là mã xác thực được dùng trong các giao dịch trực tuyến của thẻ JCB. Tóm lại là những giao dịch không cần sử dụng đến thẻ JCB. CAV là viết tắt của từ Card Authentication Value trong tiếng Anh.

Còn thêm số 2 vào là để chỉ sự khác biệt mà thôi, để biết là giao dịch trực tuyến không sử dụng đến thẻ JCB.

Thực ra số CAV và số CAV2 cũng là 1 số mà thôi. Do đó khi thanh toán online bằng thẻ thanh toán quốc tế JCB thì việc hỏi mã CAV hay CAV2 thì bạn cứ việc nhập 3 con số in phía sau lưng thẻ JCB là được.

Tóm lại mấy cái CVV, CVV2, CVC, CVC2, CID, CAV, CAV2 nói tới trong bài đều chỉ là những con số được in trên thẻ thanh toán quốc tế.

Chẳng qua nó chỉ được gọi với tên khác nhau nhầm phân biệt là sử dụng trực tiếp thẻ hay không sử dụng thẻ mà thôi.

Và những cái CVV, CVC,…  này chỉ dành cho thẻ thanh toán quốc tế, chứ thẻ thanh toán nội địa thì không có CVV, CVC, CID… gì ở đây cả.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 trên thẻ là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Mã PIN là gì nhé.

Tìm hiểu về Đa cấp và Bán hàng Đa cấp là sao, là làm gì?

Đa cấp là gì? Bán hàng đa cấp là sao, là như thế nào? Tại sao đa cấp lại có sức hút lớn như thế? Tại sao đa cấp lại xấu, đa cấp lừa đảo như thế nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về đa cấp qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không?

Đa cấp là gì?

Đa cấp là tên của một loại hình phân phối hàng hóa mà bất kỳ sinh viên theo học ngành marketing, thương mại hay ngoại thương nào cũng đã từng phải học qua.

Đây là chỉ là một kênh phân phối sản phẩm. Vậy sao nó có thể biến tướng lừa đảo được? Hãy xem tiếp về bán hàng đa cấp bên dưới nhé.

Bán hàng đa cấp là sao, là làm gì?

Bán hàng đa cấp là hình thức bán hàng đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không cần qua các đại lý hay các cửa hàng. Do đó không phải tốn tiền triết khấu cho các đại lý, hay thuê cửa hàng mặt bằng, sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều.

Số tiền tiết kiệm này được dùng để thưởng cho những người có công phân phối bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Mô hình này theo mình thì chủ yếu phát triển nhờ niềm tin của người sử dụng.

Tìm hiểu về đa cấp và bán hàng đa cấp là gì?

Ví dụ về bán hàng đa cấp

Như mình mua được 1 sản phẩm nào đó sử dụng tốt. Thì khi bạn bè hay người thân mình muốn mua 1 sản phẩm nào có chức năng tương tự hay cần tư vấn thì mình sẽ giới thiệu cho họ sử dụng sản phẩm.

Bởi vì mình đã sử dụng qua, còn họ thì tin tưởng mình và sẽ thử mua về sử dụng.

Như vậy thì có gì lừa đảo ở đây

Đó chính là những lời hứa hẹn về số tiền sẽ kiếm được khi tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Rồi  vẽ ra những viễn cảnh huy hoàng, những tấm gương nhờ vào bán hàng đa cấp đã có được. Sự nhàn rỗi cả đa cấp, ngồi không cũng có tiền vô.

Dụ dỗ bạn bằng hiệu ứng đám đông, bạn bước vào buổi hội thảo toàn người của công ty rồi họ cuốn cảm xúc và lý trí bạn theo.

Ví dụ:

Như anh A này tham gia chưa được 1 năm. Lúc trước khó khăn lắm, giờ đã lên nhà lầu xe hơi 4 bánh này nọ. Sử dụng điện thoại sang chảnh này nọ. Rồi tham dự các hội thảo tầm quốc tế ở nước ngoài gì đó.

Những lời đường mật, dụ dỗ sẽ liên tục được rót vào tai của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn bỏ qua cơ hội này sẽ không còn gặp nữa.

Đặt người nghe vào tình huống buộc phải lựa chọn tham gia hay không?  Đa số những ai chưa hiểu rõ dễ bị những lời đường mật này làm siêu lòng và tham gia vào mạng lưới đa cấp này.

Thường khiêu khích khiến người nghe tự ái, nóng máu nên tham gia. Buộc phải đóng 1 khoản phí hay dụ mua sản phẩm mới được tham gia vào. Trong khi pháp luật Việt Nam quy định cấm điều này

Còn tại sao người Việt Nam lại ghét đa cấp

  • Người tham gia đa cấp khi gặp người ngoài chủ đề của họ khá nghèo nàn, kiểu gì họ cũng kéo các bạn ngồi chung nói về đa cấp.
  • Người tham gia đa cấp lôi kéo bạn bè và người thân tham gia và dùng mọi cách dụ dỗ, bất kể những người đó có nhu cầu hay không.
  • Khuếch đại và khoa trương về khả năng xóa đói giảm nghèo của mô hình đa cấp dù nó chỉ là một kênh bán hàng.
  • Dụ dỗ những người ít cơ hội học hành, dân trí thấp và đa số sinh viên nghèo đang muốn đi làm thêm giúp gia đình và hỗ trợ việc học.
  • Thích hô khẩu hiệu ở những nơi đông người, khoa trương và đối nghịch với tính cách khiêm tốn của người Việt và những người thành công thực sự.

Lời kết

Mô hình đa cấp không xấu vì nó cũng chỉ là kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vì thế, để tham gia đa cấp một cách khôn ngoan, xin hãy cân nhắc các yếu tố sau nếu bạn muốn tham gia đa cấp:

  1. Bạn có thích công việc bán hàng không? Nếu không thích đừng tham gia bán hàng đa cấp, vì nó đòi hỏi kỹ năng bán hàng nhiều hơn.
  2. Thương hiệu công ty có là thương hiệu lớn đứng hàng đầu thế giới không. Bạn có thể tìm trên Google, nói chung đã tham gia thì nên tham gia công ty lớn chứ đừng chọn công ty nhỏ.
  3. Nhóm đa cấp trong đó có đông thành viên, hoặc tính cách bạn có phù hợp với nhóm đó không. Bạn nên lưu ý là nhóm kinh doanh và công ty hoạt động độc lập với nhau. Nhóm kinh doanh họ được quyền làm bất cứ gì để tăng doanh thu, công ty cũng thế nhưng có quyền loại bỏ nhóm nào nếu làm việc trái luật ảnh hưởng đến thương hiệu của họ. Đó là lý do cho lưu ý thứ 2.
  4. Giá cả của sản phẩm so với thị trường đủ hợp lý không. Thường bạn sẽ nghe rằng phân phối đa cấp sẽ giảm trung gian dẫn tới giảm giá thành sản phẩm, nhưng khi đem sản phẩm ra so sánh bạn sẽ ngạc nhiên rất nhiều vì nó không thấp như bạn nghĩ. Còn việc nó đầu tư cho nghiên cứu, thử nghiệm ra sao để có giá đó thì người tiêu dùng không quan tâm nhiều.
  5. Bạn không bắt buộc phải mua trước sản phẩm mới được tham gia. Vì đây là quy định của pháp luật. Công ty hoặc nhóm nào bắt bạn mua trước bạn có quyền từ chối dứt khoát dù họ có nói ngon ngọt hoặc đe dọa bạn.
  6. Bạn sẽ chẳng được bất kỳ phúc lợi nào khi tham gia mạng lưới đa cấp. Nhân viên bán hàng bình thường còn có lương cố định, được ký hợp đồng, đóng bảo hiểm… Bạn bán hàng đa cấp thì bạn chỉ là một Cộng tác viên bán hàng. Bán bán được bao nhiêu bạn hưởng bấy nhiêu, không có khoản thu nhập cố định nào, bởi thế nếu chọn đa cấp làm thu nhập chính thì xin cân nhắc kỹ.

Tóm lại đa cấp không xấu về bản chất và cách vận hành. Nếu nó xấu thế giới đã khai tử rồi. Tuy nhiên, khi về Việt Nam đa cấp biến tướng thành lừa đảo và phiền toái đều do con người tác động.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về Đa cấp và Bán hàng Đa cấp là sao, là làm gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đa cấp. Hãy đón đọc bài viết về Công nghệ Inverter là gì nhé.

Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không?

Ponzi là gì? Mô hình đa cấp ponzi là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về mô hình qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Captcha là gì và Tại sao gõ kiếm tiền thường là lừa đảo

Ponzi là gì?

Ponzi là mô hình đầu từ bị điểm mặt là lừa đảo bởi Ủy Ban Chứng Khoán Hoa Kỳ (SEC – U.S Securities and Exchange Commisson). Mô hình này chỉ tập trung vào việc thu hút nhà đầu tư mới để trả lãi cho nhà đầu tư cũ.

Gần như chả có một sản phẩm cụ thể nào, hay dịch vụ được tạo ra từ mô hình tài chính đa cấp Ponzi này.

Tại sao nó được gọi là mô hình kiểu đa cấp? Vì nó chỉ lấy tiền của người đến sau, trả cho người đến trước và hoa hồng cho việc giới thiệu những người cùng tham gia không khác gì mô hình đa cấp.

Tại Việt Nam thời kỳ bao cấp cho đến đầu những năm 90 thế kỷ trước, các hợp tác xã tín dụng cũng hoạt động theo mô hình này. Tiền huy động của dân không có kênh đầu tư do kinh tế khó khăn, ngăn sống cấm chợ. Các quỹ lại hứa trả lãi quá cao nên khi tiền trả lãi không có, hệ thống này sụp đổ khiến nhiều người gần như mất trắng tài sản.

Sự khác biệt giữa mô hình kim tự tháp đa cấp và mô hình Ponzi

Bạn hãy tham khảo mô hình kiếm lời của bán hàng đa cấp và mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi. Bạn sẽ thấy được sự nguy hại khôn lường của mô hình này với cộng đồng.

 Mô hình kim tự tháp  Mô hình Ponzi
 Cần câu kẻ nhẹ dạ  Tiêu thụ và mời gọi người khác cùng tham gia để được trả hoa hồng và phí môi giới. Sản phẩm thường chỉ bán cho người trong hệ thống để dễ chiêu dụ và chức năng thì bị thổi phồng.  Đầu tư với lãi suất cao và rủi ro cực ít. Sản phẩm thì khá mơ hồ và xa lạ để gạ gẫm người ít kiến thức. Và tệ hơn là gần như chả thấy mặt sản phẩm đó ở đâu vì người đầu tư chỉ quan tâm đến lãi suất
Phương thức thanh toán  Trả 1 hay nhiều lần tùy vào chu kỳ chốt số liệu kinh doanh hoặc cơ chế theo dõi tự động. Không áp lực doanh số hay người giới thiệu. Có tiền họ sẽ trả! Mà ai biết khi nào họ có.
Liên hệ với đầu mối  Bạn chỉ có thể gặp người giới thiệu và đừng mơ tới việc gặp người đứng đầu mô hình này.  Thường xuyên gặp gỡ nhà đầu tư mới lẫn cũ để thuyết phục.
Phương thức hoạt động  Lấy chi phí kinh doanh người mới trả cho người cũ.  Lấy tiền đầu tư mới trả cho nhà đầu tư cũ.
Sụp đổ thế nào?  Công ty giải thể hoặc ngưng đầu tư thì mô hình sụp đổ.  Còn người bỏ tiền thì nó còn sống, hết tiền thì sớm đi thôi.

Ponzi là một người Mỹ gốc Ý. Ông đã mở một công ty kinh doanh tem thư và ra sức kêu gọi mọi người trợ vốn cho mình. Ông hứa trả lãi cực cao và việc thu tiền huy động không khác gì mua bó rau con cá ngoài chợ.

Đến khi bị báo chí vạch mặt và điều tra, tiền ông dùng cho hoạt động kinh doanh gần như rất ít. Chủ yếu dùng tiền để trả lãi cho người vào trước. Bạn có thể tìm từ khóa “Ponzi” hoặc “Mô hình Ponzi – Ponzi sheme” là có đầy đủ thông tin về nó.

Cảnh giác với Ponzi theo khuyến cáo của SEC

Có 3 cảnh báo mà SEC gửi đến cho mọi người khi cân nhắc mô hình đầu tư tài chính đó có phải là Ponzi hay không?

  • Không có sản phẩm thật hay sản phẩm rất hư cấu.
  • Lãi cao và ít rủi ro trong thời gian cực ngắn (dưới 1 năm).
  • Không có số liệu kinh doanh cụ thể.
  • Nhấn mạnh vào việc mời gọi người khác cùng tham gia.
  • Đặt điều kiện bắt buộc mua sản phẩm.
  • Cơ cấu tổ chức hình kim tự tháp.

2 - Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không?

Câu chuyện của Nguyễn Văn Mười Hai và nước hoa Thanh Hương – Huyền thoại Ponzi phiên bản Việt Nam?

Những năm 80 thế kỷ trước, cái tên Nguyễn Văn Mười Hai nổi lên ở Sài Gòn như một hiện tượng lớn. Là người chịu khó học hỏi, Nguyễn Văn Mười Hai đi tìm hiểu về công nghệ ở nước ngoài, rồi mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu của mình.

Từ hai bàn tay trắng, công bằng mà nói, Nguyễn Văn Mười Hai đã làm được nhiều điều mà người bình thường khi ấy không thể nghĩ đến.

Bởi ngay từ hồi đó, ông đã biết mua “giờ vàng” truyền hình để phát quảng cáo nước hoa Thanh Hương, cái quảng cáo có bài hát do ca sĩ trình bày đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều trẻ con thời đó thuộc lòng: “Này anh ơi sao mà anh không biết/ Nước hoa em dùng cơ sở Thanh Hương/ Mùi hương thơm sao mà thơm thơm thế/ Ôi Tiffani dành cho mọi người…“.

Không chỉ thế, Nguyễn Văn Mười Hai còn xây dựng một mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc, với nhiều đại lý kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. Chính vì vậy, không khó để giải thích vì sao mà trong một thời gian dài, những sản phẩm của Cơ sở sản xuất nước hoa Thanh Hương do Nguyễn Văn Mười Hai làm chủ đã trở nên thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng, yêu thích.

Người dân Sài Gòn hẳn vẫn không quên uy danh của Nguyễn Văn Mười Hai khi đó, bởi “đại gia” này có quan hệ với nhiều quan chức và những người có thế lực lớn. Ngày ấy, xe ôtô vẫn còn hiếm, nhưng Nguyễn Văn Mười Hai đã đi một quả Mercedes hào nhoáng, mà mỗi lần nó xuất hiện trên đường phố, thì ngay lập tức phía sau sẽ xuất hiện một đoàn vệ sĩ đi xe phân khối lớn theo hộ tống. –> có quen không?!

Chính bởi những màn thể hiện quá hoành tráng của Nguyễn Văn Mười Hai, nên khi Nguyễn Văn Mười Hai “huy động vốn” với lãi suất giật mình 15%/ tháng, nhiều bà con tiểu thương, nhiều gia đình có chút của ăn của để, thậm chí là cả những sinh viên có tiền dành dụm do bố mẹ gửi đã đổ xô đến gửi tiền tại Cơ sở nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai, ấp ủ mộng làm giàu.

Ấp ủ cũng đúng thôi, vì con số lãi 15%/ tháng đâu phải là chuyện nhỏ, mà chẳng phải mất một giọt mồ hôi nào. Tuy nhiên, việc kinh doanh không được như mong đợi. Đến năm 1990, khi mọi việc vỡ lở, số tiền mà Nguyễn Văn Mười Hai đã lừa đảo, chiếm đoạt là 37 tỷ đồng.

Đây là câu chuyện tương tự như Ponzi tại Mỹ. Ông Hai đã được trả tự do năm 2006 sau khi bị bắt năm 1990. Tuy nhiên tới nay không còn ai nhắc lại ông nữa. Một lần thất tín, vạn lần bất tin chăng?

Câu chuyện của địa ốc đa cấp Ponzi của Alibaba

Khởi nghiệp một năm với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đến một năm sau, Alibaba đã nắm trong tay tới 18 dự án, trong đó đã triển khai 14 dự án, tất cả đều là đất nền, trải rộng trên một địa bàn rộng lớn từ Đồng Nai sang TP. HCM.

Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu của công ty như: Alibaba An Phước, Alibaba Tây Bắc Củ Chi, chuỗi dự án Alibaba Long Phước 2, 3, 4, 5…

Việc bán hàng vẫn cứ đều đặn trong vòng một năm qua, khách hàng vẫn xuống tiền, công ty vẫn tuyển thêm nhân viên. Tuy nhiên, dự án mà doanh nghiệp này mở bán liên tục được ra mắt là điều khó tin. Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì đa phần các dự án này đều được doanh nghiệp “vẽ ra” để bán hàng.

DN này mới có văn bản xin UBND các tỉnh đầu tư nhưng chưa được chấp thuận, dự án cũng chưa hoàn thành đền bù giải tỏa đã tự ý thu tiền của khách hàng.

Mẫu chung của các dự án này là công ty địa ốc Alibaba luôn đưa ra cam kết lợi nhuận 28%/năm khi khách hàng đặt cọc mua đất nền dự án. Sau khi vẽ ra dự án thì việc vẽ ra lợi nhuận cũng là việc làm khó tin của doanh nghiệp này.

Hy vọng qua bài viết Mô hình đầu tư tài chính đa cấp Ponzi là gì và có lừa đảo không đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Donate là gì nhé.

Tư liệu tham khảo:

https://www.sec.gov/answers/ponzi.htm

https://www.sec.gov/investor/alerts/ia_pyramid.htm

Tìm hiểu Edtech là gì và ứng dụng của nó ra sao?

Edtech là gì? Ứng dụng của Edtech vào cuộc sống ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: IOT  là gì dùng làm gì – OS (Operating system) là gì

Edtech là gì?

Edtech là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh: Educational technology, tức là ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục, học tập.

Trong gần 10 năm trở lại, Internet ngày càng phát triển với tốc độ cao, mức độ sử dụng công nghệ và Internet cũng tăng đột biến. Edtech trở thành nhu cầu tiềm năng đem lại lợi ích tập trung vào bối cảnh lớn hơn và cá nhân hóa cho cả người học và giáo viên.

Người học sử dụng các thiết bị riêng của họ để truy cập vào tài liệu học tập không chỉ trên mạng lưới trường, mà còn bất cứ nơi nào ngoài trường. Những bài học và bài tập phù hợp để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng người học.

4 - Tìm hiểu Edtech là gì và ứng dụng của nó ra sao?

Các ứng dụng của edtech là gì?

Edtech là một lĩnh vực đa dạng có thể được chia thành ba khoảng ngành dọc:

Quản lý thông tin và quy trình – Management of information and processes

Ngành này ứng dụng sát hạch, các khóa học chuyên nghiệp và hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Magagement System).

Ấn Độ đã có một số edtech startup thành công trong ứng dụng này. Ở Việt Nam, một số trường đại học lớn, có uy tín đã và đang bắt đầu triển khai hệ thổng quản lý học tập trực tuyến (LMS), và trường ĐH Kinh Tế TP.HCM là một trong số những trường đại học tiên phong áp dụng phương pháp LMS này.

Hướng dẫn (tài liệu giảng dạy) – Instruction (teaching material)

Hình thức này gồm 3 loại hình khác nhau:

Khóa học trực tuyến, học theo phương pháp E-learning – việc dạy và học tương thích.

Dựa vào kết quả học tập, năng lực của mỗi người học mà phần mềm học tập online sẽ tương tác điều chỉnh tốc độ và phương pháp giảng dạy, cũng như bài tập cho phù hợp. ELSA là ứng dụng thông minh giúp người học Việt Nam phát âm chính xác và giao tiếp lưu loát như người bản xứ.

Với hơn 30 trò chơi và 3,000 từ và câu thông dụng, ELSA giúp người học thực tập và hoàn thiện phát âm tiếng Anh.

Học qua dự án

Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc giao một dự án cho người học và cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc một bài tiểu luận báo nào đó hoàn thành cuối môn học.

Cách tiếp cận này nhằm tương quan tốt hơn với công việc thực tế cuộc sống và tình huống giải quyết vấn đề và giúp các sinh viên thực hành và học cách tự quản lý và xem xét lại các kỹ năng khác.

Học qua ứng dụng thực tế ảo

Thiết bị kính thực tế ảo đang được phát triển hoàn thiện. Google phát triển ứng dụng cardboard để ứng dụng cho kiếng thực tế ảo. Microsoft cũng phát triển HoloLens thử nghiệm trong các trường y khoa trong việc quan sát trực quan cơ thể người.

Đánh giá (kiến thức học sinh và tài liệu hướng dẫn và đo lường sự tiến bộ) – Assessment (student knowledge and progress documentation and measurement)

Cập nhật đánh giá người học liên tục kết hợp với các phân tích dữ liệu, giáo viên có thể sử dụng các thông tin được tạo ra để điều chỉnh kế hoạch bài học của họ ở bất cứ đâu miễn là có dịch vụ kết nối.

Sinh viên có thể tự tin trả lời các câu hỏi của giảng viên thông qua phần mềm mà không sợ bị sai trước các bạn của mình, từ đó giảng viên có thể đánh giá chính xác hơn về kiến thức của từng sinh viên.

Những edtech startup thành công trên thế giới:

  • Knewton: Knewton được thành lập vào năm 2008, với hơn 10.000 sinh viên sử dụng. Knewton cung cấp những khóa học trực tuyến của nhiều đối tác giáo dục nổi tiếng trên thế giới.
  • Coursera: Coursera cung cấp những khóa học trực tuyến miễn phí theo hướng phổ cập giáo dục, và là đối tác của các trường đại học và các tổ chức giáo dục hàng đầu.
  • Udemy: Udemy có hơn 40.000 khóa học online có thu phí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với hơn 11triệu học viên.
  • Duolingo: Duolingo là phần mềm học ngoại ngữ miễn phí. Mỗi bài học đều được trò chơi hóa để người học để tiếp cận hơn. Doulingo là nền tảng học tập ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, nay đã sử dụng được cho các lớp học. Hàng nghìn giáo viên đã sử dụng nó để tăng cường cho các bài học của mình.

Hy vọng thông qua bài viết Tìm hiểu Edtech là gì và ứng dụng của nó ra sao đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Telegram là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Analytics là gì và dùng để làm gì

Telegram là gì?

Telegram là 1 phần mềm dùng để nhắn tin trò chuyện và gọi điện qua Internet. Gửi tập tin, hình ảnh, video này nọ.  Tập tin gửi dung lượng cao nhất cho phép gửi lên tới 1,5 gb rất lớn so với các dịch vụ còn lại.

Theo như công bố gần đây thì họ có khoảng 400 triệu người dùng hoạt động thường xuyên mỗi tháng và 1,5 triệu người đăng ký tài khoản mới mỗi ngày.

Theo lời giới thiệu của họ, thì Telegram tập trung vào tốc độ và bảo mật. Bạn có thể sử dụng trên các thiết bị của bạn tại cùng thời điểm. Các nội dung tin nhắn sẽ được đồng bộ đến các thiết bị đầy đủ. Có thể tạo group lên đến 200000 người tham gia.

Và quan trọng nhất là đây:

Telegram is free and will stay free — no ads, no subscription fees, forever.

Dịch ra là Telegram miễn phí và sẽ mãi miễn phí – không có quảng cáo, không có đăng ký gói thuê bao hằng tháng, mãi mãi. Nói chung là cam kết miễn phí mãi mãi.

Nếu bạn thắc mắc tiền đâu mà miễn phí mãi thì có thì câu trả lời là tiền từ Pavel Durov. Bạn có thể đọc thêm thông tin tại đây:

https://cafebiz.vn/cuoc-doi-bat-hao-cua-pavel-durov-ceo-telegram-nguoi-vua-len-tieng-che-tai-quan-ly-cua-tim-cook-20170401082910105.chn

https://telegram.org/faq#q-how-are-you-going-to-make-money-out-of-this

Trong tương lai thì có thể sẽ có thể sẽ kêu gọi đóng góp giống như wikipedia.

Nói chung thì Telegram cũng tương tự như các phần mềm liên hệ khác phổ biến hiện nay như Messenger của Facebook, Zalo của VNG, Viber, Line, Google Hangout, Skype,….

Telegram hiện nay hầu như hoạt động ở đầy đủ các nền tảng hệ điều hành như: Android, iOS, Windows Phone, Windows, macOS và Linux…. Cho nên bạn có thể dùng Telegram dễ dàng ở bất kỳ đâu. Trừ khi bạn sài điện thoại đập đá thì thua thôi.

Vậy Telegram có gì hấp dẫn hơn so với các phần mềm chat đã kể ở trên. Điểm nổi bật nhất phải kể đến là không có quảng cáo. Nội dung tin nhắn và các tập tin phương tiện được mã hóa, đảm bảo sự an toàn. Có vụ chat bí mật riêng tự hủy nội dung sau thời gian xác định.

Sticker thì đa dạng phong phú. Ai cũng có tự tạo 1 bộ sticker cho riêng mình. Ko giống như mấy phần mềm khác sticker chủ yếu là từ nhà cung cấp phần mềm đưa ra. Có gì dùng đó, thích mà không có cũng phải chịu thua.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về telegram tại đây:

https://telegram.org/https://telegram.org/faq

Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì

Telegram dùng để làm gì?

Như đã nói ở trên về chức năng về công dụng. Nó là 1 phần mềm chat, nên dùng để trao đổi liên hệ là phổ biến. Phần mềm này được nhiều nhiều tin tưởng vì chính là sự cam kết bảo mật của nó. Khác với các phần mềm khác, họ có thể dùng thông tin của bạn cho mục đích nào đó thường chủ yếu là quảng cáo.

Hiện nay thì nhiều người đã bắt đầu chuyển qua dùng telegram. Phòng marketing của mình cũng qua 1 thời gian. Nhưng bị cty bắt quay về cái chat nội bộ cho dễ quản lý. H thì mình vẫn sài để nó chat với người khác cho lẹ. Hiện nay mình dụ bạn bè mình qua đây chat thay vì Facebook rồi.

Vì cảm thấy nó ổn định, ko chập chờn, nặng nề như Facebook. Zalo mình đăng ký cho có chứ không dùng nhiều nên không đánh giá so sánh được hiệu năng giữ Telegram và Zalo ra sao.

Tài khoản Telegram bình thường là không có mật khẩu. Mỗi lần đăng nhập nó sẽ gửi mã về đt bạn qua sms hoặc ứng dụng Telegram.

Ngoài ra có thể quét qr bên trong app telegram đã đăng nhập để đăng nhập ở 1 thiết bị khác. Do đó vụ lộ mật khẩu là không thể diễn ra ở telegram trừ khi bạn bị ai lấy luôn cái đt chứa sim số bạn đăng ký telegram.

Nếu bạn vẫn chưa an tâm có thể bật bảo mật 2 bước lên. Lúc này ngoài sms gửi về máy bạn sẽ cần thêm mật khẩu mà bạn đặt từ trước.

Cách đăng ký tài khoản Telegram

Để đăng ký cho mình 1 tài khoản telegram thì bạn cần phải có 1 số điện thoại để đăng ký tài khoản.

Link để tải Telegram:

Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.telegram.messenger

Ios: https://apps.apple.com/app/telegram-messenger/id686449807

Window: https://desktop.telegram.org/

MacOS https://macos.telegram.org/

Sau khi tải xong nhập số điện thoại của bạn vào. Và đăng nhập nó sẽ gửi mã xác nhận otp và điện thoại qua sms. Bạn nhập vô mã otp vào là xem như đăng ký thành công tài khoản.

Nếu bạn cài đặt app trên đt bạn. Thì ứng dụng sẽ tự động tìm những ai trong danh bạ có sử dụng telegram để kết nối. Cái này giống Zalo. Sau đó bạn có thể cài đặt 1 số quyền riêng như không ai xem được số điện thoại bạn, trạng thái online của bạn, tên hiển thị,….

Nhược điểm đối với người dùng Việt Nam theo mình thấy đối với Telegram là chưa có giao diện tiếng Việt. Ở Việt nam số lượng người sử dụng chưa đông đảo như Zalo, Messenger.

Có thể trong tương lai sẽ có. Nhưng tại thời điểm bài viết này thì chưa có.

Mình có thấy link để chuyển Telegram sang Tiếng Việt ở đây:

https://t.me/setlanguage/abcxyz

Các bạn có thể thử nhé. Mình vẫn thích dùng tiếng Anh hơn cho chuẩn.

Cách quét mã QR code Telegram đăng nhập tài khoản

Bạn mình log in máy tính mới. Mà không phải dân rành nên mò ko ra chổ quét QR code trên đt. Nên mình làm hướng dẫn luôn trong đây để các bạn không biết có thể tìm chổ quét QR để đăng nhập tài khoản nhé.

Các bạn hãy làm chỉ dẫn của mũi tên đỏ trên các tấm hình bên dưới nhé.

Bước 1

Đầu tiên hãy mở Telegram trên điện thoại của bạn. Và nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang như ảnh để Menu.

5 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 2

Sau khi mở được menu hãy chọn Setting.

6 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 3

Sau khi chọn Setting sẽ mở ra giao diện như ảnh bên dưới. Hãy chọn tiếp phần Devices.

7 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 4

Đây là màn hình sau khi chọn Devices. Sẽ liệt kê ra toàn bộ thiết bị đang đăng nhập tài khoản Telegram của bạn. Hãy nhấn vào chọn Scan QR code để có thể quét mã QR code trên Telegram.

8 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 5

Hãy chọn tiếp nút Scan QR Code

9 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Bước 6

Sau khi chọn xong sẽ ra giao diện quét QR code để quét đăng nhập Telegram.

10 - Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì?

Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Tìm hiểu Telegram là gì và dùng để làm gì. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết nhé.

Giãn cách xã hội, cách ly và phong tỏa là gì và khác gì nhau theo CDC Hoa Kỳ?

Mùa dịch Covid-19 với sự hoành hành của Corona Virus làm chúng ta bỏ không ít cuộc vui. Và nó cũng gây không ít phiền toái và rối não khi nghe những từ vừa lạ vừa quen như: giãn cách xã hội, cách ly và phong tỏa. Tương ứng tiếng Anh với mỗi chữ là: Social distancing, quarrantine và isolation.

Đây là 3 thuật ngữ mà các tổ chức y tế khuyến khích bạn áp dụng để hạn chế sự lây lan của con virus corona đáng sợ này. Vậy 3 cách này khác biệt nhau như thế nào?

Giãn cách xã hội hay Social Distancing là gì?

Đây là thuật ngữ khá mới được khai sinh năm 2020. Nó đơn giản là khuyến khích bạn đứng xa người giao tiếp đối diện, không tụ tập đông người và hạn chế sử dụng dịch vụ nào có nhiều người trong không gian hẹp. Đặc biệt, khoảng cách giữa 2 người giao tiếp là 2 mét (6 feet).

Giãn cách xã hội thật ra không chỉ áp dụng cho đại dịch covid-19 này. Nó có thể sẽ được áp dụng cho các đại dịch có khả năng lây lan cao và nguy hiểm đến tính mạng. Việc giữ khoảng cách tránh tiếp xúc để giảm thiểu thấp nhất khả năng lây lan của virus, nhằm làm giảm đà tăng của dịch bệnh.

Với thuật ngữ này, mọi hoạt động kinh tế hoặc hoạt động thường nhật vẫn diễn ra. Mọi người vẫn có thể gặp nhau trao đổi, nhưng đứng cách 2 mét thì khá bất tiện. Để giảm thiểu thêm rủi ro nên trang bị thêm khẩu trang chống giọt bắn. Và tất nhiên, không bắt tay và ôm hôn.

Cách ly hay quarrantine là gì?

Cách ly được sử dụng để giữ ai đó có thể đã tiếp xúc với những ai bị nhiễm COVID-19 khỏi những người khác. Một số người tự cách ly ở cách ly với những người khác và họ hạn chế di chuyển ra khỏi nhà hoặc nơi ở hiện tại của họ.

Một người có thể đã tiếp xúc với vi-rút mà không biết về nó (ví dụ: khi đi du lịch hoặc ra ngoài cộng đồng), hoặc họ có thể nhiễm vi-rút mà không cảm thấy các triệu chứng.

Phong tỏa hay isolation là gì?

Phong tỏa được sử dụng để tách biệt người bệnh khỏi những người khỏe. Những người bị phong tỏa nên ở nhà. Trong nhà ở, bất cứ ai bị bệnh cũng nên tách mình ra khỏi những người khác bằng cách ở trong một phòng ngủ hoặc không gian riêng biệt. Thậm chí có thể người bệnh phải sử dụng một phòng tắm riêng (nếu có thể).

Hy vọng qua bài viết này, mọi người thêm chút kiến thức về phòng ngừa dịch bệnh lây lan và thực hành tốt cho gia đình và bản thân.

Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/social-distancing.html