Xe máy chuyên dùng là xe gì và gồm những loại nào?

x Bạn từng nghe qua dòng xe chuyên dùng nhưng không biết nó là xe gì? Gồm những loại xe nào?
x Bạn thắc mắc muốn được tham gia giao thông trên đường thì xe máy chuyên dùng phải đáp ứng điều kiện gì?
x Bạn cần biết giấy tờ xác nhận quyền sở hữu xe chuyên dùng gồm những gì? Trình tự đăng ký xe thế nào?

Một trong những loại phương tiện giao thông xuất hiện nhiều trong đời sống hiện nay nhưng ít người biết đến loại xe máy chuyên dùng. Qua bài chia sẻ này, Proship.vn mong muốn chuyển tải những kiến thức cần biết về xe máy chuyên dùng là xe gì? Gồm những loại nào? Cần hội đủ điều kiện gì mới được phép tham gia lưu thông trên đường. Cùng với đó là những hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, giấy tờ, thủ tục cần chuẩn bị để xác nhận quyền sở hữu và đăng ký xe theo quy định mà bạn cần biết.

Có thể bạn quan tâm: Chuyển xe máy từ Sài Gòn ra Hà Nội – Dịch vụ vận chuyển Container giá rẻ

Xe máy chuyên dùng là gì?

Trước giờ chúng ta chỉ nghe qua cụm từ “xe mô tô, xe gắn máy” mà không hề biết đến “xe máy chuyên dùng”. Vậy xe máy chuyên dùng là xe gì? Xe máy chuyên dùng là tên gọi chung cho các loại phương tiện được sử dụng trong trường hợp đặc biệt. Các trường hợp này gồm sử dụng trong công trình thi công, trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Các loại xe máy dùng trong quân đội an ninh khi tham gia giao thông cũng là xe máy chuyên dùng.

Thêm nữa, nhiều người hay nhầm lẫn xe máy chuyên dùng với xe moto và xe gắn máy. Cụ thể, xe moto là xe cơ giới loại 2 bánh và 3 bánh, thường dùng để chở khách, có dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng dưới 400kg đối với xe moto 2 bánh, đối với moto 3 bánh trọng lượng từ 3350kg đến 500kg. Trong khi đó, xe gắn máy hoạt động bằng động cơ 2 bánh hoặc 3 bánh, vận tốc cho phép không quá 50km/h, dung tích xylanh không quá 50cm3.

Xe máy chuyên dùng là xe gì và gồm những loại nào?
Xe máy chuyên dùng là tên gọi chung cho các phương tiện được sử dụng trong trường hợp đặc biệt gồm xe máy thi công, xe máy nông lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác.

Đây là những loại xe xuất hiện rất ít trong đời sống thường ngày. Xe của CSGT hay xuất hiện nhiều nhưng mọi người cũng chỉ biết đó là xe cảnh sát. Tại Khoản 20, điều 3, luật Giao thông đường bộ 2008 định nghĩa: “Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ”.

>>Xem thêm: Xe đạp điện có cần đăng ký biển số không?

Xe máy chuyên dùng có những loại nào? Cần điều kiện gì để điều khiển xe?

Proship đã giải đáp xe máy chuyên dùng là xe gì cho bạn đọc nắm rõ, tiếp theo đây sẽ là phân loại cũng như điều kiện cần để có thể điều kiển loại xe chuyên dùng này. Cụ thể như sau:

Phân loại xe máy chuyên dùng

Xe máy chuyên dùng gồm loại xe gì? Xe máy chuyên dùng các loại được liệt kê bao gồm:

  • Xe máy thi công: Là loại xe dùng trong thi công công trình xây dựng. Bao gồm: máy làm đất, máy thi công mặt đường, máy thi công nền móng công trình, máy đặt ống,…;
  • Xe máy công an – quân sự: Là dòng xe phân khối lớn được công an và quân đội sử dụng khi thi hành nhiệm vụ;
  • Xe máy nông – lâm nghiệp: Là loại xe dùng trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Bao gồm: xe máy kéo chuyên dùng bánh lốp, xe máy kéo chuyên dùng bánh xích.

Cụ thể, theo Phụ lục 1 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT danh mục xe máy chuyên dùng gồm các loại sau:

I. Xe máy thi công

Máy làm đất

Máy đào

Máy đào bánh lốp

Máy đào bánh xích

Máy đào bánh hỗn hợp

Máy ủi

Máy ủi bánh lốp

Máy ủi bánh xích

Máy ủi bánh hỗn hợp

Máy cạp

Máy san

Máy lu

Máy lu bánh lốp

Máy lu bánh xích

Máy lu bánh hỗn hợp

Máy thi công mặt đường

Máy rải vật liệu

Máy thi công mặt đường cấp phối

Máy thi công mặt đường bê tông xi măng

Máy trộn bê tông át phan

Máy tưới nhựa đường

Máy vệ sinh mặt đường

Máy duy tu sửa chữa đường bộ

Máy cào bóc mặt đường

Máy thi công nền móng công trình

Máy đóng cọc

Máy khoan

Các loại máy đặt ống

Các loại máy nghiền, sàng đá

Các loại xe máy thi công chuyên dùng khác

II. Xe máy xếp dỡ

Máy xúc

Máy xúc bánh lốp

Máy xúc bánh xích

Máy xúc bánh hỗn hợp

Máy xúc ủi

Các loại xe máy nâng hàng

Cần trục

Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi)

Cần trục bánh xích

Các loại xe máy xếp dỡ chuyên dùng khác

III. Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp

IV. Xe máy chuyên dùng lâm nghiệp

Điều kiện cần có để điều khiển xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển phương tiện

Các tiêu chí cho mỗi cá nhân khi sử dụng xe máy chuyên dùng đã được quy định rõ ràng tại Điều 62 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người điều khiển một trong các loại xe chuyên dùng khi tham gia giao thông phải phù hợp các điều kiện sau:

  • Đủ độ tuổi;
  • Có sức khỏe phù hợp với từng ngành nghề lao động;
  • Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ;
  • Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

Ngoài ra, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Đồng thời, tại Điều 8, Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009, trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng có giấy phép lái xe ôtô thì giấy phép này có thể thay thế Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Xe máy chuyên dùng là xe gì và gồm những loại nào?
Muốn đáp ứng điều kiện tham gia giao thông cần có những quy định riêng đối với người điều khiển phương tiện cũng như phương tiện xe chuyên dùng.

Đối với phương tiện xe máy chuyên dùng

Xe chuyên dùng các loại khi đưa vào lưu hành cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ như sau:

  • Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Có đèn chiếu sáng,…;
  • Có đăng ký và gắn biển số do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển;
  • Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Theo Điều 26, luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định: Những người điều khiển xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy chuyên dùng có tốc độ nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc. Xe chỉ được đi vào đường cao tốc khi phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Nếu vi phạm, người điều khiển sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 – 3 tháng.

Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu xe và quy trình đăng ký xe máy chuyên dùng

Các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu xe máy chuyên dùng

Theo Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT, giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng là một trong những giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán, cho tặng hoặc văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định của pháp luật;
  • Văn bản của bên cho thuê tài chính đồng ý cho bên thuê xe máy chuyên dùng được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định xuất, bán hàng dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Các bước thực hiện đăng ký xe máy chuyên dùng

Theo quy định tại Thông tư  22/2019/TT-BGTVT, việc thực hiện đăng ký xe chuyên dùng gồm các bước sau đây:

Bước 1:

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng;
  • Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng;
  • Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng.

Bước 2:

Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý vận tải và An toàn giao thông thuộc Sở Giao thông vận Tỉnh/thành phố. Khi đến nộp chủ sở hữu phải phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (nếu là người ủy quyền thì người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu có xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn…).

Xe máy chuyên dùng là xe gì và gồm những loại nào?
Việc đăng ký xe máy chuyên dùng cần được thực hiện từng bước một theo đúng quy định hiện hành mới được phép tham gia lưu thông trên đường.

Bước 3:

Phòng quản lý vận tải sẽ thực tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người sở hữu sẽ được viết giấy hẹn ngày và địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng và thu lệ phí theo quy định; Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4:

Nhân viên phòng Quản lý vận tải và An toàn giao thông sẽ tổ chức kiểm tra xe máy chuyên dùng bằng cách đối chiếu với tờ khai cấp đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng; tổng hợp kết quả, sau đó cán bộ quản lý viết giấy hẹn.

Bước 5:

Cá nhân, tổ chức đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe máy chuyên dùng tại Phòng Quản lý vận tải và An toàn giao thông.

Trên đây là tất tần tật thông tin cần biết về xe máy chuyên dùng giúp bạn biết được xe máy chuyên dùng là xe gì, xe máy chuyên dùng gồm loại xe gì cũng như điều kiện để được tham gia giao thông của loại xe này. Theo đó, các cá nhân, đơn vị hoặc Tổ chức nào đang gặp vướng mắc liên quan tới thủ tục xác nhận quyền sở hữu – đăng ký xe chuyên dùng nên tham khảo và áp dụng ngay. Hãy cập nhật các tin bài chia sẻ hữu ích tiếp theo và liên hệ ngay 0909 344 247 để được cung cấp Dịch vụ vận chuyển bưu kiện, xe máy đi liên tỉnh; Dịch vụ vận chuyển container Bắc Nam,…trọn gói giá rẻ tốt nhất.

>>Xem thêm:

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *