Nói về các dược thảo tự nhiên được sử dụng từ lâu đời, không thể nào bỏ qua cây neem Ấn Độ. Được ví von như “cây cải tử hoàn sinh” cuả chú Cuội, cây lá neem Ấn Độ có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh, được người Ấn từ các nền văn minh xưa cổ phát hiện và lưu truyền đến ngày nay.

Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về lá cây neem là gì và có tác dụng gì qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu Lá muồng trâu là gì và có tác dụng gì

Cây neem, lá neem là gì?

Lá neem đã được người Ấn Độ sử dụng cách đây 4.000 năm để trị các vết thương ngoài da và dùng trong một số nghi lễ tế cúng. Cây lá neem chữa được nhiều loại bệnh khác nhau và được ghi chép trong các sách về thảo dược cổ của Ấn Độ.

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học hiện đại. Cây neem vẫn tiếp tục là đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia trên toàn cầu. Với những khả năng kỳ diệu của mình được hé mở, mình chứng cho bộ óc kỳ vĩ của người xưa khi sớm phát hiện loại cây này.

Cây là neem Ấn Độ còn có tên gọi khác là cây soan chịu hạn, vì nó sống được ở vùng nhiệt đới, khí hậu khô nóng, mọc nhiều nhất ở nước Ấn Độ. Đặc biệt, loại cây có giá trị cao và công dụng quý giá nhưng lại rất dễ trồng

Hiện tại, Việt Nam cũng trồng được cây lá neem tại một số vùng ở miền Trung, nơi có điều kiện khí hậu và thời tiết phù hợp, tập trung nhiều nhất ở Ninh Thuận. Lá neem có thể chế biến thành nhiều dạng khác nhau, như sấy khô hãm trà, nấu canh, hoặc dùng quy trình tách chiết công nghiệp để lọc lấy tinh chất bên trong.

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn lấy hình thức chế biến phù hợp, và có thể yên tâm rằng giá bán của lá neem rất phải chăng, bạn có thể mua lá này tại các hiệu thuốc Đông y.

Tìm hiểu Lá cây Neem là gì, có tác dụng gì và mua ở đâu?

Lá neem có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Thông qua các phân tích thành phần, các nhà khoa học cho thấy lá neem chứa các hoạt chất điển hình như: Nimbin, desacety lnimbinase nimbinene, nimbolide, nimbandial và quercentin.

Hàm lượng dưỡng chất phong phú và dồi dào như thế, nên lá neem được ứng dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, cả ngoại khoa và nội khoa.

Các bệnh nhiễm trùng

Lá neem có thể chữa được các bệnh do vi khuẩn gây nên như: viêm họng, bệnh lao,… hay các nhiễm trùng do vi khuẩn như: cảm cúm, nấm ăn da, giời leo, mụn nước, lở miệng,…

Bạn có thể chữa trị bằng cách uống trà lá neem hoặc đem lá neem giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị nhiễm nấm, hay lở loét. Kiên trì áp dụng trong vài ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Trà lá neem

Các bệnh về da

Lá neem Ấn Độ cũng có công hiệu triệt để khi dùng bên ngoài để chữa trị bệnh về da. Các triệu chứng liên quan đến da do vi khuẩn gây nên như vảy nến, eczema, giời ăn,… sẽ được “giải quyết” nhanh gọn bằng cách dùng lá neem giã nhuyễn rồi thoa lên da.

Mặt khác, quan niệm của y học cổ truyền cho rằng bệnh về da do dư thừa chất đường trong cơ thể và cần trung hòa bằng tính đắng, giải độc. Và cây neem lá lựa chọn không thể hoàn hảo hơn để thanh lọc cơ thể, loại bỏ lượng đường và những cặn bã thừa thãi gây ảnh hưởng đến da.

Do đó, các bệnh về da từ nội tiết tố hay do tác nhân từ môi trường trong cơ thể như: gàu, mụn nhọt, da nhăn nheo,… cũng có thể dùng trà lá neem để khắc phục.

Bên cạnh đó, người bị bệnh về da có thể dùng các sản phẩm xà phòng thảo dược có thành phần lá neem, pha lá neem vào nước để tắm và xông hơi. Cây lá neem Ấn Độ có tác dụng khử trùng rất tốt, nên còn góp phần diệt vi khuẩn bám trên da hay các loại nấm mốc gây hại sống ký sinh.

Các bệnh về da như: gàu, vảy nến, eczema, bạch biến, mụn nhọt,… đều có thể chữa trị hiệu quả bằng cách dùng lá neem. Bạn nên mua xà phòng chuyên dụng có tinh chất lá neem để tắm gội hàng ngày, góp phần khử trùng và diệt khuẩn rất tốt.

Ngoài ra, có thể dùng lá neem pha nước tắm cùng một ít muối để gia tăng công hiệu. Đối với mụn nhọt, bạn nên mua tinh chất trị mụn bằng lá neem tại các hiệu thuốc để thoa lên, kết hợp giữ vệ sinh vùng da mụn thật tốt nhé!

Các bệnh về tim mạch và tuần hoàn

Như đã trình bày, cây lá neem không chỉ chữa được các bệnh ngoài da, mà còn góp phần điều trị các bệnh nội khoa như bệnh tim mạch và tuần hoàn máu. Bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu hay dư thừa cholesterol máu có thể uống trà lá neem hàng ngày. Các hoạt chất bên trong lá neem hỗ trợ thanh lọc máu, loại bỏ cặn bã và giúp điều chỉnh tuần hoàn máu tốt hơn.

Các bệnh về tiêu hóa

Tinh chất quý giá trong lá neem có tác dụng bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa. Các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, trĩ,… cũng được điều trị hiệu quả với lá neem.

Uống trà lá neem góp phần thanh lọc ống tiêu hóa, bạn có thể pha thêm gừng để tăng độ ấm cho cơ thể. Trà lá neem sẽ bảo vệ dạ dày và giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Những dưỡng chất trong thảo dược này sẽ giúp hệ tiêu hóa mạnh mẽ, thanh lọc các chất độc tích tụ.

Chữa trị bệnh tiểu đường bệnh tiểu đường

Trong các loại cây tự nhiên có công dụng điều trị tiểu đường, cây lá neem Ấn Độ luôn dẫn đầu danh sách này, dựa trên cả nghiên cứu thành phần và kiểm nghiệm lâm sàng.

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, do rối loạn nội tiết tố insullin trong cơ thể. Bệnh gây những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần của người mắc, và có tỷ lệ mắc bệnh cao do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.

Bên cạnh đó, cũng có các sản phẩm bào chế lá neem thành dạng viên uống thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường dùng mỗi ngày. Sau 30 ngày dùng, bạn nên đi đo lại chỉ số đường huyết, kết quả có thể làm bạn bất ngờ đấy!

Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng lá neem, bạn hãy dùng lá neem phơi khô pha trà để uống. Chỉ cần pha loãng với nước ấm, dùng mỗi ngày 2-3 lần để điều chỉnh lượng insullin trong máu. Bạn cũng có thể nhai lá neem sống hoặc dùng bột lá neem (có bán tại các hiệu thuốc Đông y) để pha trà.

Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm lá neem dạng viên con nhộng cho người bị tiểu đường, nếu muốn dùng viên này thì bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ để biết mình có thể sử dụng hay không và các tác dụng phụ hoặc kiêng cử cần thiết là gì?

Chứng minh lâm sàng cho thấy, những người tiểu đường dùng lá neem trong vòng 5-6 tháng sẽ có đường huyết ổn định hơn nhiều lần. Giảm được 50% chỉ số đường huyết so với trước khi dùng.

Để đảm bảo kết quả như mong đợi, bạn cần phải thường xuyên đo lại chỉ số đường huyết để biết nên điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày cũng như lượng dùng lá neem cho phù hợp.

Ngoài ra, cũng cần kiên trì trong thời gian đủ dài để cơ thể được thanh lọc toàn diện bạn nhé! ên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua việc hạn chế ăn thực phẩm đường bột, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và ăn nhiều chất xơ.

Chữa trị bệnh cảm mạo

Với những người bị viêm xoang, dị ứng, phổi yếu, thời tiết lạnh hay mưa nhiều là một cực hình. Để giảm các triệu chứng khó chịu này, bạn có thể uống trà lá neem để giữ ấm cơ thể, phòng chống cảm cúm hiệu quả.

Ngoài ra có thể xông hơi với lá neem bằng cách dùng khoảng 20 lá neem cho vào 1 lít nước, đun nóng lên đến khi có mùi thơm và khói bốc lên nhiều. Cách làm này giúp đường hô hấp thông thoáng và xoa dịu những cơn đau nhức xoang.

Lưu ý các thông tin chức năng, cách dùng trong bài chỉ là sưu tập để tham khảo về công dụng mà thôi. Bạn không nên tự ý làm theo nhé.

Mua lá neem Ấn Độ ở đâu uy tín?

Tên gọi là cây lá neem Ấn Độ là vậy, nhưng nước ta vẫn trồng được loại cây này và có bán ở hầu hết các hiệu thuốc Đông y trên toàn quốc. Do vậy, bạn có thể đến cửa hàng trong khu vực để mua hoặc xin giống về trồng. Cây này sống trong thời tiết nóng và khô hạn nên cũng khá phù hợp với khí hậu nước ta.

Hiện nay cũng có nhiều cửa hàng kinh doanh thảo dược online, bao gồm cả loại tươi và đã chế biến. Chỉ cần gõ từ khóa “lá neem” trên công cụ tìm kiếm, bạn sẽ thấy cho ra rất nhiều kết quả. Tuy nhiên, cần tham khảo thông tin thật kỹ để tránh mua nhầm cây hay sản phẩm kém chất lượng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Lá cây Neem là gì, có tác dụng gì mua ở đâu. Đã giúp các bạn tìm hiểu thêm về loài thảo dược này. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *