Posts tagged Seo

Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Seo là gì, là viết tắt của từ gì? Nghề Seo là làm những cái gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc ấy cho bạn qua bài viết này.

Seo là gì?

Seo là từ viết tắt từ tiếng Anh của từ Search Engine Optimization. Lấy 3 chữ đầu tiên của từ viết tiếng Anh mà ghép lại.

Dịch từ này sang tiếng Việt có nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm. Nếu định nghĩa đúng ở Việt Nam ta thì Seo là để đưa trang web lên vị trí cao trên google hay là top.

Ví dụ:

Mình bán lồng đèn trung thu. Và mình muốn website của mình sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác những từ khóa (keyword) liên quan đến lồng đèn trung thu.

Chẳng hạn như là những từ này

  • Lòng đèn trung thu giá sỉ tphcm
  • mua lòng đèn giấy
  • ….

Khi search Google bạn sẽ thấy trang web Gia Thuận Shop của mình. Cụ thể là trang này

https://giathuanshop.com/do-choi/mua-long-den-trung-thu-si-le-gia-re-tphcm.html

1 - Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Bản thân mình đang làm Seo. Đây là do dòng đời đưa đẩy mà đến. Nghề của mình rất là vui, nói với bạn bè của mình là mình làm Seo. Nhưng ai cũng tưởng mình đang đi làm Sale (bán hàng) cả. Có người thì tưởng mình đọc nhầm từ CEO sang 🙂 nếu làm CEO thì ngon rồi.

Để tìm hiểu rõ hơn, mình xin nói thêm về công cụ tìm kiếm(Search Engine). Chắc hẳn ở Việt Nam chúng ta thì không ai không biết đến Google và sử dụng để tìm kiếm. Thực ra ngoài google còn có các công cụ tìm kiếm khác có thể kể đến như yahoo, bing, yandex, Cốc cốc,…

Seo là gì?

Nghề seo là làm những gì?

Nếu nói đến nghề SEO phải làm những gì? Thì có thể kể sơ bộ là gồm 2 phần. Đó chính là Seo Onpage và Seo Offpage.

  • Seo onpage là những thứ bạn làm được trên trang web cần seo của bạn. Những thứ tối ưu nội dung, tối độ load, giao diện, các thẻ Html
  • Seo offpage là những thứ bạn làm ở ngoài trên bạn như đi link để dẫn về website của bạn, đi social,…. Về Seo onpage và Seo offpage khi nào dư dả thời gian nhiều mình sẽ viết bài chi tiết hơn để nói về nó. Bởi vì mỗi phần bên trong sẽ có rất nhiều vấn đề cũng như khái niệm cần biết tới. Cỡi ngựa xem hoa thì nhanh, mà hiểu để vận dụng thì cần biết sâu và kỹ.

Đối với một nhân viên Seo (Seoer) thì công việc hằng ngày thì thường là viết bài đi forum (diễn đàn) để đặt link, rồi mạng xã hội (google plus, pinterest, twitter, facebook,…). Ngoài ra có khi còn phải tạo ra các bài viết trên forum trên các forum hàng đầu hiện nay để quảng cáo sản phẩm của họ.

1 video vui về nghề Seo. Cũng như nói lên những khó khăn của người làm Seo

Hình thức này gọi là forum seeding, ngoài ra công việc của Seoer thì tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố phải ngồi phân tích lựa chọn từ khóa để viết bài nếu như công ty đó không có người thực hiện công việc này.

Còn nếu như công ty đó có nhân viên viết bài hay còn gọi Content hay Copy Writer thì họ sẽ viết bài dựa theo từ khóa và tiêu đề của người này đã phân tích qua.

Trác nhiệm chính của Seoer thì phải đẩy website cụ thể là các bài viết trên đó lên vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm rồi, mà cụ thể ở Việt Nam chúng ta thì là Google. Bởi do google gần như thói quen tìm kiếm hàng đầu của người Việt hiện nay.

Seo

Đó là đối với Seoer thông thường, ngoài ra có một số nơi sẽ yêu cầu Seoer phải làm nhiều công việc khác nữa. Chẳng hạn như việc chạy quảng cáo qua các kênh như Google AdWords, Facebook Ads, Bing Ads hoặc chạy tại các công ty quảng cáo ở Việt Nam như Eclick, Admicro, Cốc cốc, Zalo…

Tùy thuộc công ty cũng như chiến lược phát triển Seo của mỗi công ty. Có khi Seoer phải đảm nhiệm làm các site vệ tinh cho công ty luôn.

(Site vệ tinh là những web nhầm mục đích để giúp cho web chính được mạnh hơn. Cái này có thời gian mình sẽ viết bài giải thích thêm. Không thì các bạn có thể tìm hiểu trên google để biết nha.)

Cũng như tùy thuộc vào quy mô của công ty thì công việc của Seoer sẽ thay đổi khác nhau. Như ở các công ty có quy mô nhỏ thường Seoer đảm nhận khác nhiều việc. Có thể kể ra như thiết kế hình ảnh, viết bài, quản lý, sửa máy tính, máy in lặt vặt, quản trị mạng, biết lập trình để chỉnh sửa website khi cần….

Còn đối với những công ty có quy mô to hơn thì Seoer sẽ làm đúng công việc của mình như đi link, social, xây dựng vệ tinh,…

Đây là kinh nghiệm mà tác giả đúc kết được sau hơn 7 năm lăn lộn với nghề này. Từ lãnh vực vé máy bay, điện máy rồi qua bên lãnh vực giao hàng rồi thương mại điện tử.

Sự thật về Seo và những hiểu lầm thường gặp

Sau đây là một đôi lời nhắn gửi của mình đến những ai quan tâm đến Seo. Seo là một công việc cần sự kiên trì. Nếu bạn muốn lên nhanh chóng thì bạn chạy quảng cáo bằng Google Adwords cho nhanh.

Tất nhiên sẽ đốt tiền của bạn vi vu. Seo có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như tuổi của tên miền, tên miền có từng bị phạt hay chưa,… Nhưng quyết định vị trí của bạn lại nằm trong tay của google. Nên mình đảm bảo kể cả chuyên gia hàng đầu Seo hiện nay cũng chả dám quả quyết cam đoan sẽ lên và nằm ở vị trí bao nhiêu chính xác 100%.

Họ chỉ có thể cam kết là top 10, top 5, top 3 và thời gian khoảng bao lâu. Tóm lại Seo là một công việc rất hên xui và cực kỳ cạnh tranh vì vậy vị trí chỉ có 10 mà vô số doanh nghiệp tranh giành.

Tóm lại Seo chỉ là kênh để quảng bá sản phẩm, nếu doanh nghiệp muốn bán hàng tốt cần phải tận dụng nhiều kênh khác nữa. Và quan trọng nhất là giá cả, chất lượng dịch vụ, thái độ chăm sóc khách hàng ra sao đó mới chính là đều mang lại khách hàng và lợi nhuận cho công ty.

Seo chỉ là một bộ phần nhỏ trong marketing online mà thôi.

Bởi ngoài Seo ra thì còn có các kênh khác nữa. Như SEM, Social, Video,….

Quan trọng nhất là bạn phải tạo ra thương hiệu của bạn để nhiều người biết đến bạn và nhớ đến bạn khi cần mua hàng. Có thể kể đến như thương hiệu thế giới di động khi cần mua điện thoại chẳng hạn.

Mặc dù giá ở đây thì không rẻ hơn so với những nơi khác, nhưng phục vụ tận tình chu đáo, bán hàng, hậu mãi rõ ràng.

Hy vọng qua bài viết Seo là gì và nghề seo là làm cái gì đã giải đáp được thắc mắc của bạn Seo là gì và làm những gì. Cũng như giúp bạn tránh được những lầm tưởng về Seo.

Lời cuối mình muốn nhắn đến là bài viết này mình viết với mục đích chia sẻ, không hề muốn cạnh tranh với các dịch vụ làm seo hay trung tâm dạy seo, hay xúc pham một ai cả. Bởi thế nếu lời lẽ gây mất lòng các bạn, mong các bạn hãy thông cảm bỏ qua nhé. Đừng có ddos hay hack tội nghiệp mình lắm =.=! Chân thành cảm ơn các bạn trước.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp các bạn ở một bài viết khác nhé.

Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Digital Marketing hay Online Marketing là gì và sự khác biệt gì nhau là câu hỏi không mấy dễ chịu với người trong và ngoài ngành. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này để hiểu rõ hơn 2 thuật ngữ này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất

Digital marketing là gì?

Digital marketing dịch ra tiếng Việt là marketing kỹ thuật số. Digital marketing là một cụm từ có nghĩa là sử dụng các kênh kỹ thuật số vào việc truyền tải và phát tán thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm.

Các kênh kỹ thuật số ở đây bao gồm các thiết bị số (thiết bị lưu trữ, thiết bị truyền tin), thiết bị thông minh, các cổng kết nối, thiết bị tương tác và quan trọng nữa chính là đường truyền internet – môi trường chủ yếu của digital marketing.

Digital marketing không có ý nghĩa là số hóa hoạt động marketing theo cách hiểu truyền thống. Mặc dù việc ứng dụng công nghệ cho việc thiết kế sản phẩm, định giá, quản lý kênh phân phối luôn được ứng dụng thường xuyên.

Cụm từ này chỉ mang ý nghĩa cho truyền thông. Nếu nói đúng hơn ta sẽ dùng cụm từ digital media hay digital advertising.

3 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Các hoạt động chủ yếu của digital marketing là: SEO, Adword hoặc SEM, truyền thông mạng xã hội (social media)Email, Newsletter, Billboard tương tác với khách hàng, Location based serviced (LBS) thông qua các thiết bị di động thông minh, banner, display…

Online marketing là gì?

Online marketing là một cụm từ có nghĩa là sử dụng internet vào việc truyền tải và phát tán thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm. Online marketing dịch ra tiếng Việt là marketing trực tuyến.

Online marketing chỉ là một cụm từ được quen dùng tại Việt Nam, còn ở nước ngoài chỉ đề cập đến online advertising (quảng cáo trực tuyến). Đôi khi người ta thường dùng chữ internet marketing để chỉ hình thức này.

Ngoài ra, người ta lại kết hợp kênh truyền thông với chữ marketing như: web marketing, email marketing, Social marketing… nhưng đều nằm trong phạm vi của online marketing.

Các hình thức của online marketing cũng là hình thức của digital marketing, trong đó có các loại hình phổ biến như: SEO, SEM, web, landing page, web banner, display, Ad networks, social ad, email… Có một đặc điểm chung giữa các loại hình này là, tất cả phải có internet, không có internet, các hình thức này vô nghĩa.

4 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Khác biệt giữa digital marketing và online marketing

  • Digital marketing truyền thông điệp trên bất kỳ thiết bị số nào dù có kết nối với internet hay không. Online marketing chỉ nhận được thông điệp khi khách hàng kết nối internet (có dây hoặc không dây).
  • Hình thái của digital marketing đa dạng và biến ảo hơn, trong khi online chỉ xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến web.
  • Phương tiện truyền của digital marketing có NFC, Bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard tương tác ngoài trời và bao gồm cả internet. Online marketing chỉ gắn liền với internet.

Sự phân biệt giữa 2 loại hình digital marketing và online marketing thực sự là không cần thiết. Vấn đề vẫn nằm ở khách hàng, họ ở đâu ta truyền thông ở đó để tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí tối ưu nhất.

Tại các công ty công nghệ nổi tiếng đang áp dụng một thuật ngữ là growth hacking. Theo đánh giá cá nhân, growth hacking như là một hình thức tương tự như digital marketing nhưng nó thiên về việc tăng trưởng khách hàng sử dụng.

Sự tự động hóa trong digital marketing và online marketing

Khi quy mô doanh nghiệp tăng về số lượng sản phẩm, thị trường và tính cạnh tranh. Một công ty phải điều phối nhiều chiến dịch marketing khác nhau khiến quy mô nhân sự tăng theo. Tuy nhiên việc tăng nhân sự sẽ ngốn chi phí lớn và sự thiếu hụt nhân sự đã dẫn đến nhu cầu tự động hóa hoạt động marketing tăng lên. Và từ đó, thuật

Marketing Automation hay Automation marketing là thuật ngữ marketing mới với ý nghĩa thuần Việt là tự động hóa các tác vụ marketing. Đọc tiếp: Automation marketing là gì?

5 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Hy vọng qua bài viết Digital marketing là gì và khác biệt gì với online marketing đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

DMCA là gì và Tại sao làm Seo phải biết?

DMCA là gì? DMCA dùng để làm gì, có công dụng gì?  Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Meta Description là gì – Từ khóa trong SEO là gì

DMCA là gì?

DMCA là viết tắt của chữ The Digital Millennium Copyright Act. Tạm dịch là đạo luật bản quyền số thiên niên kỷ. Nghe có vẻ dữ dội thật, vì nó được hiệu lực vào năm 1998, còn 2 năm nữa tới thiên niên kỷ mới.

Đây là định nghĩa về bản quyền do Google đưa ra:

Bản quyền là gì?

Loại tác phẩm nào tuân theo bản quyền?

Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.

Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, ví dụ:

  • Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
  • Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
  • Trò chơi video và phần mềm máy tính
  • Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc

Mục đích dự luật ra đời là hiện thực hóa những hiệp ước quốc tế về quyền sở hữu, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ. Và những năm 90, khi internet manh nha phát triển, DMCA đã ra đời như là một bước tiến trước để bảo vệ quyền sở hữu tác giả trên không gian số.

Video tổng quan về DMCA.

Qua năm 2000, nội dung số bùng nổ. Nhiều cuộc tranh chấp bắt đầu diễn ra. Đỉnh điểm của sự kiện này là trang chia sẻ nhạc Snapter phải đóng cửa sau nhiều năm tồn tại. Chấm dứt kỷ nguyên chia sẻ vô tội vạ trên internet.

DMCA là gì và tại sao làm Seo phải biết?

Dùng DMCA khi làm SEO như thế nào?

Bạn làm Seo đương nhiên sẽ biết rõ thuật ngữ này. Nó có tầm quan trọng chả kém backlink, web vệ tinh hay PBN hoặc source code web. Bạn seo gì lên? Tất nhiên là nội dung, nhưng nội dung thì không phải ai cũng sáng tạo được.

Chuyện “cầm nhầm” hay gọi vui là ăn cắp nội dung nhau là phổ biến như là sống phải thở vậy. Tất nhiên, nội dung bạn làm ra mà bị đối thủ cướp và hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Bạn sẽ làm gì đây?

DMCA sẽ giúp bạn giải quyết chuyện này. Khi có đối thủ cướp nội dung và xếp thứ hạng, còn web bạn gần như mất tích, hãy gửi ngay báo cáo có nội dung tùy theo mẫu của từng web search. Mà mình nghĩ là báo cáo của Google là trang mọi người thường dùng nhất.

Và còn ghê hơn, bảo chứng DMCA dễ mua nên nhiều web cứ nghĩ rằng có nó rồi chôm chỉa sẽ dễ hơn. Nhưng không dễ đâu bạn, bài tới bạn Thuận sẽ giới thiệu cách báo cáo DMCA chi tiết khiến cho web dù có gắn bất kỳ bảo chứng nào đi nữa cũng phải biến khỏi Web search hay Google.

Hy vọng qua bài viết DMCA là gì và tại sao làm seo website phải biết? đã có thể giúp bạn hiểu được tại sao người làm seo hay seoer phải hiểu và nắm rõ về DMCA. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google nhé.

Nhanh tay sở hữu Khóa học Seo miễn phí từ Moz, Seo Ngon

Bạn muốn tự học Seo qua các khóa học, có quá nhiều khóa học khác nhau.  Mà đa số chúng đều có phí cả. Bạn muốn học miễn phí mà vẫn chất lượng thì sao. Vậy thì hãy nhanh tay mà sở hữu đăng ký tài khoản và vào đăng ký sở hữu những khóa học Seo miễn phí trong dịp này.

Có thể bạn quan tâm: Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Khóa học Seo miễn phí từ Moz

Moz là 1 tên tuổi lâu đời uy tín trong giới Seo. Nếu bạn là dân Seo tất nhiên phải từng nghe các công cụ như Moz toolbar hay các như chỉ số PA, DA….

PA viết tắt của từ Page Authority : đây là chỉ số do MOZ đặt ra để đo lường độ mạnh cũng như độ uy tín hay còn gọi là trust của từng trang riêng lẻ. Khi bạn đang ở một page nào đó trên website bạn có thể thông qua công cụ của MOZ để xem chỉ số PA của page đó là bao nhiêu.

DA  là viết tắt của từ Domain Authority. Nó là một chỉ số do MOZ đặt ra để đo lường độ uy tín và độ mạnh của một tên miền (Domain).

Mình học được khá nhiều từ kinh nghiệm chia sẻ về Seo từ Moz qua các bài viết họ chia sẻ trên:

https://moz.com/blog

Hiện nay, họ đang miễn phí các khóa học của họ. Bạn hãy nhanh tay đăng ký một tài khoản và vô đăng ký khóa học nhé. Thời hạn cuối cùng để đăng ký là hết ngày 31/05/2020. Qua thời hạn này các khóa học sẽ trở lại phải mua để học nhé.

https://academy.moz.com/

6 - Nhanh tay sở hữu Khóa học Seo miễn phí từ Moz, Seo Ngon

Các khóa học miễn phí bao gồm: 

  • SEO Fundamentals
  • Local SEO Fundamentals
  • Keyword Research
  • Page Optimization
  • Backlink Basics
  • Reporting on SEO
  • Technical SEO Site Audit
  • Backlink Audit & Removal
  • The Fundamentals of SEO Client Prospecting
  • Finding Potential SEO Clients
  • Prepare for the SEO Client Pitch
  • Selling the Value of SEO
  • Client Onboarding
  • How to Use Moz Pro

Cách lấy khóa học trên Moz

Truy cập vào https://academy.moz.com/ đăng ký cho mình 1 tài khoản.

Sau đó mở email lên để xác nhận đăng ký tài khoản thành công. Tiến hành đăng nhập và chọn các khóa học cần mua.

Quan trọng nhất là nhớ nhập mã wegotthis để khóa học được miễn phí. Sau đó nhấn mua.

7 - Nhanh tay sở hữu Khóa học Seo miễn phí từ Moz, Seo Ngon

Bạn có thể mua hầu hết tất cả khóa học trên Moz miễn phí với mã wegotthis này chỉ trừ khóa học SEO Essentials Certificate (Series) là không được. Do khóa học này có cấp chứng chỉ của bên Moz nên không Free cũng chuyện bình thường. Thực ra nội dung khóa học cũng y chang mấy khóa bên ngoài thôi, chỉ hơn là có vụ lấy chứng chỉ mà thôi.

Đánh giá cá nhân về khóa học Moz:

Ưu điểm:

Miễn phí

Danh tiếng của Moz xưa nay thì đảm bảo chất lượng khóa học sẽ tốt.

….

Nhược điểm

Cần biết tiếng Anh, nếu tiếng Anh kém sẽ khó tiếp thu hơn bình thường.

Môi trường Seo họ nói tới là nước ngoài, quốc tế. Môi trường Seo Việt Nam sẽ có những khác biệt riêng.

Tóm lại:

Nên học để lấy những cái hay của họ, như tư duy, cách làm của họ ra sao. Cái này thấy hay thì áp dụng làm thử. Hiệu quả thì học, làm theo mà thấy không hiệu quả thì cho qua.

Khóa học Seo miễn phí

Khóa học Seo miễn phí từ Seo Ngon

Seo Ngon là 1 tên tuổi lớn trong giới Seo và Adword do anh Mai Xuân Đạt. Bạn có thể tìm hiểu các bài viết của anh ấy tại đây: https://seongon.com/author/admin

https://www.facebook.com/notes/mai-xu%C3%A2n-%C4%91%E1%BA%A1t/l%E1%BB%9Di-ch%C3%A0o-t%E1%BB%AB-mai-xu%C3%A2n-%C4%91%E1%BA%A1t-seongon-academy/2767979393251847/

Hạn chót để đăng ký tài khoản để học là 30/4/2020. Do đó tranh thủ mà đăng ký nhanh nhé. Thời hạn tài khoản là 1 năm. 1 năm thì dư sức để học hết rồi. Do đó tranh thủ mà đăng ký tài khoản và họ nhé.

Hãy truy cập https://academy.seongon.com/ và đăng ký 1 tài khoản cho mình và sau đó chọn khóa học để học nhé.

Hy vọng qua bài viết Nhanh tay sở hữu Khóa học Seo miễn phí từ Moz, Seo Ngon này đã giúp ích được cho các bạn đang tìm khóa học miễn phí. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết khác nhé.

Tìm hiểu Url là gì và Cách tối ưu Url trong Seo

Url là gì? Cách tối ưu url trong Seo. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Url là gì?

Url là viết tắt của từ Uniform Resource Locator. Hiểu đơn giản thì xem nó là địa chỉ web nào đó. Hay dân tình chúng ta thường gọi là đường link, liên kết….

Ví dụ về Url:

https://ngoinhakienthuc.com/tim-hieu-ups-la-gi-va-bo-luu-dien-ups-dung-de-lam-gi.html

Ở trên là 1 url. Hay còn gọi là 1 đường link hay liên kết. Thích gọi gì cũng được. Cũng có thể gọi là địa chỉ bài viết trên web. Mà thường chẳng ai gọi dài dòng thế. Thường gọi là link thôi. Như kiểu link đâu, xin link =))…

Tìm hiểu Url là gì và Cách tối ưu Url trong Seo

Cách tối ưu Url trong Seo

Đầu tiên trước khi tìm cách tối ưu Url ta phải nắm rõ vì sao ta cần tối ưu Url.

Mục đích tối ưu Url có thể liệt kê ra như sau

  • Url được tối ưu thì khi gười dùng nhìn vào có thể đoán biết được url này chứa nội dung gì.
  • Để cho các công cụ tìm kiếm. Điển hình như Google đánh giá tốt.
  • Theo 1 số đồn đãi thì việc tối ưu url sẽ có thể cải thiện kết quả trên công cụ tìm kiếm. Cái này giang hồ đồn nhé. Nên tin thì thử ko thì thôi.
  • ….

Cách tối ưu như thế nào

Đây là chia sẻ theo kinh nghiệm bản thân. Và theo hướng dẫn của Google tại đây thì có những điều lưu ý như sau:

https://support.google.com/webmasters/answer/7451184?hl=vi#hierarchy

Google ở đây thích cấu trúc theo kiểu cây thư mục. Cấu trúc url giúp việc hiểu Web sẽ dễ dàng hơn với Google cũng như người dùng. Ví dụ như bạn thấy url kiểu /dien-thoai/…. thì sẽ biết cái này thuộc về danh mục điện thoại.

Bạn có thể vô coi bên thế giới di động hay điện máy xanh. Họ cấu trúc web theo kiểu này.

https://www.dienmayxanh.com/tivi/lg-55um7290ptd

Nhìn vô là thấy cái tivi trên url là biết nói về tivi rồi.

Tuy nhiên đó là chỉ là Google hướng dẫn thôi. Đối với các website quá lớn. Như kiểu tiki thì họ không dùng vụ này. Vì nếu phân theo kiểu cây thư mục này. Url sản phẩm của họ sẽ rất dài và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Nên kiểu url theo cây thư mục thì chỉ thích hợp với Web nhỏ. Danh mục không nhiều. Còn danh mục quá nhiều. Không phù hợp.

Bạn có thể kiểm tra tiki, lazada,…. mấy trang thương mại điện tử lớn. Họ thường không cấu trúc url theo cây danh mục đâu.

Ở bài này thì mình lấy url này làm ví dụ, kết hợp thông tin hướng dẫn từ Google và diễn giải hướng dẫn của Google cho các bạn nắm rõ ràng nhé.

https://ngoinhakienthuc.com/hanh-trinh-di-choi-phu-yen-cho-nguoi-ban-ron.html

Sử dụng từ ngữ trong URL

Các URL có từ ngữ liên quan đến nội dung và cấu trúc trang web của bạn sẽ thân thiện hơn cho khách truy cập đang di chuyển trên trang web của bạn.

Diễn giải: Phần này nói chung bạn đang muốn từ nào trong bài có thứ hạng cao khi tìm kiếm. Thì nên để nó xuất hiện trong url của bạn. Ví dụ như liên quan tới đi chơi phú yên thì trong url phải có nhắc đến Phú yên, đi chơi.

Tránh:
  • Sử dụng URL dài với các thông số và ID phiên truy cập không cần thiết.
    Diễn giải: Việc dùng url quá dài thì không có lợi gì cả. Vì nó quá dài, người dùng sẽ khó đoán biết nội dung là gì. Công cụ tìm kiếm mặc dù cũng tìm ra được. Nhưng sẽ đánh giá không cao, vì url quá dài dòng không thân thiện với người dùng.
  • Chọn tên trang chung chung như “trang1.html”.
    Diễn giải: Cái này là về thân thiện với người dùng. Nếu là bạn nhìn vô url kiểu này thì có biết nó có nội dung gì. Và có click vào hay không?
  • Sử dụng quá nhiều từ khóa như “bongchay-thiep-bongchay-thiep-thiepbongchay.htm”.
    Diễn giải: Cái này nhiều người hay lạm dụng. Kiểu nhồi nhét từ khóa vào với hy vọng sẽ cải thiện vị trí trên tìm kiemes. Thực tế thì 1 lần là đủ. Nhiều web mạnh rồi nhiều khi còn chẳng thấy tối ưu vụ này. Bạn nên nhớ tối ưu như kiểu tích điểm để đánh giá xếp hạng trên Google thôi. Vị trí trên tìm kiếm Google có rất nhiều yếu tố để đánh giá. Theo họ nói là hơn 200 yếu tố nhé. Coi như bạn tối ưu url tốt đạt tối đa điểm thì cũng xem như mới đạt được 1/200 mà thôi.

Tạo cấu trúc thư mục đơn giản

Sử dụng cấu trúc thư mục tổ chức nội dung của bạn tốt và giúp khách truy cập dễ dàng để biết vị trí của họ trên trang web của bạn. Hãy thử sử dụng cấu trúc thư mục của bạn để chỉ ra loại nội dung có tại URL đó.

Diễn giải: như mình đã ví dụ ở trên bằng việc lấy url của điện máy xanh. Google khuyến cáo dùng dạng cây thư mục. Nhưng thực tế bạn vẫn có thể dùng dạng khác. Xưa lúc mình phát triển ngôi nhà kiến thức. Mình nghĩ tương lai sẽ vẽ thêm nhiều danh mục khác nữa. Nên mình quyết định không dùng url theo kiểu cây thư mục này.

Tránh
  • Tạo cấu trúc nhiều thư mục phụ lồng vào nhau như “…/dir1/dir2/dir3/dir4/dir5/dir6/page.html”.
    Diễn giải: Cái này như web có nhiều danh mục quá. Mà áp dụng vụ tối ưu url theo cây danh mục là ngu người ngay. Vì đường dẫn sẽ càng dài. Bởi vậy không phải cái gì Google nói cũng phải làm theo nhé.
  • Sử dụng tên thư mục không liên quan đến nội dung trong đó. Cái này thì kiểu như lừa ngưởi dùng, ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng thôi.

Tóm lại

  • Việc tối url tùy theo tình hình web của bạn. Nếu website của bạn không có quá nhiều danh mục thì nên dùng dạng cây thư mục. Dạng này tối ưu cho công cụ tìm kiếm và người dùng.
  • Tuy nhiên quá nhiều danh mục và nhất là danh mục kiểu lòng ghép thì không nên sử dụng.
  • Url của bài viết nên chứa từ khóa bạn mong muốn. Nhưng cái bài viết về Phú Yên thì bạn thấy có phu-yen trong url. Nhìn vô bạn cũng đoán được url nói về Phú Yên rồi.
  • Url không nên quá dài. Nếu thích bạn có thể tối ưu siêu ngắn theo kiểu: kinh-nghiem-di-choi-phu-yen chẳng hạn. Thường việc tối ưu url nên liên quan với tiêu đề bài viết nhé.
  • Nếu không bắt buộc sử dụng www thì nên rút luôn cái www cho url của bạn ngắn đi được 3 ký tự. Nhiều cũng gọn gàng hơn.
  • Url nên rõ ràng, không có ra mấy cái tham số linh tinh kiểu này. https://…./ct/news/Lists/KetLuanThanhTra/View_Detail.aspx?ItemID=112
    Bạn nhìn vô bạn có biết nội dung url trên nói về cái gì không? Tuyệt không chơi dạng này, nó ảnh hưởng trải nghiệm người dùng lắm
  • ….

Nếu bạn có thắc mắc hay cần giải đáp về url thì hãy comment bên dưới nhé. Vì nhiều vấn đề nhiều khi mình cũng không nhớ mà liệt kê ra cho hết trong bài này được.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Url là gì và Cách tối ưu url trong Seo sẽ giúp bạn có thêm thông tin kiến thức về url. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ là gì nhé.

Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không?

Bạn đã từng nghe chương trình đối tác Google hay Google Partner bao giờ chưa? Chương trình có những sản phẩm nào? Và đặc biệt là có đối tác seo google hay không? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu sơ qua bài viết này nhé.

9 - Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không?

Google Partner là gì?

Google Partner là chương trình đối tác của Google với một công ty thứ 3 nhằm giúp khách hàng trực tiếp sử dụng dễ dàng các dịch vụ của Google. Thông thường, các sản phẩm hái ra tiền của Google đều có chương trình đối tác hết.

Các con gà đẻ trứng vàng của Google theo như mình biết hiện tại là: Google Ad, Youtube, App bây giờ là G Suite, Cloud, Analytics.

Còn những sản phẩm không làm ra tiền hoặc có lịch khai tử như Google Plus, Google glass, goo.gl, talk, Duo, Allo… thường không có dạng đối tác này.

Chương trình đối tác Google mang lại lợi ích gì?

Thứ nhất, nó giúp Google tập trung vào việc phát triển sản phẩm hơn. Việc phục vụ khách hàng hoặc thu nhận ý kiến nhường lại cho các đối tác. Khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn với các đối tác địa phương.

Thứ hai, nó giúp cho nhiều bên thứ 3 cùng phát triển với Google, tạo thành một cộng đồng người dùng vững mạnh. Giúp sản phẩm, công ty đi đúng hướng vào nhu cầu khách hàng chứ không phải theo ý chủ quan của Google.

Thứ ba, giảm thiểu sự bất đồng ngôn ngữ và hiểu sai ý nhau, cũng như giảm bớt các nhu cầu không cần thiết gây nhiễu khi qua đối tác. Họ chắt lọc lại và đưa ý kiến thay đổi xác đáng hơn cho Google.

Mình chém tạm nhiêu đây. Có nhiều lợi ích khác khi công ty tập trung vào chuyên môn chính. Tránh được việc thị phi phát sinh khi phục vụ khách hàng. Mà các kỹ sư phần mềm đương nhiêu không giỏi rồi. Tốt nhất cho họ tập trung vào sản phẩm, thị trường và chăm sóc khách hàng để đối tác lo.

Các loại hình đối tác Google hay Google Partner phổ biến tại Việt Nam là gì?

Loại hình phổ biến nhất chắc ai cũng có thể đoán ra, đó là Google Ad, trước đây Google Ad là Adword. Sau này, Google mở rộng thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nên có thêm các đối tác của G Suite, Cloud. Còn Analytics thì mình chưa thấy, nó chuyên phục vụ cho giới lập trình hơn là phổ thông.

Với Google Ad Partner, có 2 dạng là Partner thường và Partner Premier. Xếp hạng thường theo giá trị cụ thể, bạn có thể tự tìm hiểu hoặc cần thì comment dưới bài để hỏi thêm.

Đối tác Seo Google có hay không?

Như mình nói ở trên, chỉ những sản phẩm nào làm ra tiền và người dùng phải trả phí thì mới có chương trình đối tác. Còn SEO à?! Google chẳng có sản phẩm nào tên Seo cả các bạn. Các bạn muốn tìm hiểu về Seo thì hãy đọc bài Seo là gì

Còn nếu không tin thì kỹ sư Google đã khẳng định luôn trong bài viết tiếng Anh này:

Một số công ty làm dịch vụ Seo không lành mạnh hoặc chém gió quá đà hay tự xưng mình là đối tác Seo của Google. Nhưng thực ra họ là đối tác dịch vụ khác như Google Ad chẳng hạn.

Trang tìm kiếm Google là web cung cấp tiện ích tìm kiếm hay còn gọi là Search Engine. Họ vẫn để các web hiển thị miễn phí phần kết quả tìm kiếm tự nhiên chứ không thu bất kỳ phí nào để hiển thị cả. Chỉ có khu vực quảng cáo thì họ thu phí mà thôi.

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được Đối tác Google hay Google Partner là gì. Đồng thời cũng tránh bị các công ty lừa đảo tự xưng mình là đối tác của Google trong lĩnh vực Seo…

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết G suite là gì nhé.

Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

Tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer đang bị than phiền là quá khó và tìm không ra nhân lực có chất lượng? Đi dạo các diễn đàn tuyển dụng thấy than phiền rất nhiều về người làm SEO. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

11 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

Tìm hiểu lại SEO là gì?

Trước đây, bạn Trần Duy Thuận đã từng trình bày rất thực tế trong bài Seo là gì và nghề seo là làm cái gì Mình chỉ tóm tắt sơ lại như sau:

  • SEO là tối ưu hóa thứ hạng trên các web tìm kiếm nhằm tăng lưu lượng truy cập, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cuối cùng.
  • Web tìm kiếm hay công cụ tìm kiếm để làm SEO tập trung lớn nhất là Google. Mặc dù các trang khác như Bing, Ask hay Cốc Cốc theo nguyên tắc cũng có thể áp dụng SEO. Nhưng lượng truy cập không đáng kể. Vì thế nhiều người tưởng lầm SEO chỉ làm trên Google.
  • SEO đa phần là lách luật cả. Và nhiều người ngây thơ đến độ kháng cáo với công cụ tìm kiếm như là tố lại chính mình. Luật hay được lách nhiều nhất là tạo backlink về trang muốn SEO. Nguyên tắc cơ bản của Google hay các trang tìm kiếm khác là backlink được tạo tự nhiên chứ không phải do can thiệp nhé.
  • Mọi thứ hạng không do ai làm SEO quyết định. Người quyết định chính thứ hạng chính là công cụ tìm kiếm. Vì thế, không có thứ hạng tuyệt đối. Tất cả sẽ thay đổi khi công cụ tìm kiếm cập nhật thuật toán.
  • Chả ai biết được thực sự thuật toán của Google hay công cụ tìm kiếm là gì. Vì nếu lộ ra chắc chắn sẽ bị khai thác.
  • Mọi cách chiếm vị trí cao(chiếm top) là bí quyết riêng của người làm SEO.
  • Mọi lời cam kết thứ hạng chỉ mang ý nghĩa truyền thông. Còn giữ hạng thì không ai dám cam kết.

SEOer là ai và chân dung người làm SEO

SEOer hay SEO-er hoặc là người phụ trách thứ hạng web công ty trên công cụ tìm kiếm. Làm SEO có nhiều công đoạn: Phân tích từ khóa, Đi link, tạo web vệ tinh, on page, off page, seeding, social…

Nội dung và bài viết đôi khi người làm SEO cũng phải làm. Nhưng nội dung là mảng quan trọng và đòi hỏi nhiều chất xám không kém gì từng công đoạn của SEO. Trong Seo hay có câu khẩu hiệu Content is king tức là nội dung là vua thì cũng không sai.

Vì nội dung tốt hấp dẫn mới có thể thu hút người dùng, khách hàng. Vì thế, các công ty thường tuyển riêng đội làm SEO và nội dung, hoặc kết hợp nhưng nội dung và SEO là hai người làm.

Tuy nhiên ở các công ty nhỏ thì Seoer kiêm luôn vai trò viết bài cập nhật nội dung cho web.

Người làm SEO hiện nay chủ yếu học từ chuyên ngành CNTT. Chuyên môn IT không áp dụng nhiều khi làm SEO. Nếu có dùng thì chỉ là áp dụng Html, CSS đã học mà thôi. Tất nhiên ai giỏi lập trình như Php, Asp thì đều tốt cho Seo. Nhưng những người này nếu đã giỏi thì họ đi làm lập trình luôn rồi, sẽ hiếm khi chuyển qua làm Seo lắm.

Một số ít từ chuyên ngành quảng cáo và marketing qua. Nhưng số lượng ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức phân tích từ khóa hoặc hành vi tìm kiếm người dùng. Đa phần đóng góp nhiều nhất là nội dung cho việc SEO.

Vì thế, người làm SEO giỏi thì thường được đánh giá cao về kỹ thuật IT nhiều hơn, kết quả thể hiện rõ theo thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Còn phần việc phân tích người dùng thì khó cho kết quả cụ thể, nhưng thiếu nó thì chắc chắn không có một thứ hạng tốt được.

Vậy SEOer là người am hiểu những ứng dụng liên quan đến lập trình tối ưu cho web thân thiện với kết quả tìm kiếm, có kha khá tài sản là backlink chất lượng hoặc web vệ tinh có thứ hạng từ khóa cao. Và anh ta sẽ được đánh giá rất cao nếu có chút kiến thức chuyên môn về marketing và phân tích hành vi khách hàng.

Vậy tại sao nhân sự khó tuyển được người làm SEO giỏi?

Có nhiều nguyên nhân, mình chỉ nhắc đến vài nguyên nhân cơ bản thôi, vì sai cơ bản nên đừng đòi hỏi tuyển đúng người.

Nguyên nhân về chuyên môn

  • Không hiểu SEO là gì và hiểu sai nghiêm trọng: do có quá nhiều thánh khoác lác, dẫn đến nhiều thông tin nhiễu. Đó là lý do tại sao mở đầu bài này mình muốn bạn hãy hiểu đúng về SEO.
  • Không hiểu từng công việc để đạt được thứ hạng tốt: làm nghề này gần như sống ảo, màn hình toàn các con số, diễn đàn forum trực tuyến, trình duyệt mở gần như hết thanh taskbar, danh sách tên miền lúc nào cũng mở trường trực… Có câu chuyện vui là một người sếp đã sa thải toàn bộ đội SEO chỉ vì thấy họ tối ngày toàn vào các diễn đàn comment linh tinh.
  • Đưa ra những yêu cầu mà dân làm Seo nhận thấy như điệp vụ bất khả thi. Chẳng hạn 1 tháng phải lên top từ này, 3 tháng phải lên top từ kia. Nếu dân mới chập chừng vô nghề thì có thể gọi là điếc không sợ súng, cứ vô rồi tính sau. Còn người đã làm lâu thi thông qua phỏng vấn mà gặp yêu cầu kiểu đó thì xin hồ sơ về cho khỏe, để khỏi phải mất thời gian sau này của 2 bên.

Nguyên nhân về chính sách đãi ngộ

  • Coi nhẹ và đánh giá quá thấp: với công ty lớn, mỗi người nhận một khâu là làm cũng vất vả. Với việc cập nhật thuật toán không ngừng khiến cho SEOer luôn phải cắm mặt mày mò. Nếu mất top quá lâu đồng nghĩa với mất việc. Còn trắng đêm tìm ra cách giữ top cũng khó chứng minh được nó mang lại giá trị cụ thể gì cho công ty.

    Mặc dù giữ top tăng cơ hội bán hàng rất nhiều. Bấp bênh như thế, vất vả tốn nhiều chất xám như thế có lẽ khó mà chấp nhận một thu nhập ngang với giúp việc nhà hay lao động phổ thông. Và tất nhiên, tùy vào khối lượng công việc và quy mô công ty. Hãy đề ra một mức thu nhập hợp lý và nhiều lợi ích khác ngoài lương.

12 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

  • Kiểm tra khả năng đầu vào sai cách: đây không chỉ riêng cho SEO. Tại sao lại kiểm tra việc lập kế hoạch? Họ biết công ty có tài nguyên gì mà lập? Đừng cầm nhầm ý tưởng nhau mãi thế!

13 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

  • Đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn để sang công ty mới: SEOer làm lâu ở công ty đã xây dựng một hệ thống vững chắc để giữ hạng trên google. Nếu nghỉ thì đương nhiên hệ thống này cũng không được sử dụng vì nó là tài sản công ty. Qua công ty mới là hành trình xây dựng lại từ đầu khá vất vả. Một công ty chưa có hệ thống tốt cho SEO và thu nhập không xứng đáng thì SEOer khó mà bỏ công ty cũ mà đi.

Nguyên nhân khách quan

  • Người làm giỏi với hệ thống mạnh mẽ đã mở công ty và tự làm: Đôi khi có những yêu cầu tuyển SEO rất cao về danh sách từ khóa lọt top, số lượng web vệ tinh hay PBN cả trăm hoặc kỹ năng viết bài + trình bày đi kèm. Các tiêu chuẩn này đôi khi chỉ phù hợp với những người đang mở công ty kinh doanh dịch vụ SEO. Họ đã có kinh nghiệm, hệ thống và cả mối quan hệ tốt với Google. Họ có về làm nhân viên hay không?
  • Ngại thay đổi, mỗi khi đến 1 nơi làm việc mới. Gần như là phải bắt đầu dựng lại từ đầu. Cho nên nếu đã làm ở chổ cũ yên ổn, lương không thấp thì rất ít Seo nhảy việc đi nơi khác cả.
  • [và mình sẽ còn cập nhật]…

Hy vọng qua bài viết Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy đã có thể giúp bạn hiểu được tại sao bây giờ tuyển người làm SEO hay SEOer khó thế. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Fix là gì nhé.

Hướng dẫn cách viết Meta Description – Mô tả cho bài viết

Viết Meta Description như thế nào? Viết ra sao mới phù hợp, thu hút người dùng. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Meta Keyword là gì – Cách đặt tiêu đề cho bài viết

Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu qua Meta Description là gì. Ở bài viết này chúng ta sẽ đi vào cách viết Meta Description như thế nào mới phù hợp, tốt cho Seo.

Cách viết Meta Description – Mô tả cho bài viết

Để có thể viết được Meta Description hay mô tả cho bài viết tốt. Ta phải đặt mình vào vị trí của người tìm kiếm.

Cụ thể như sau gồm những chi tiết sau:

Meta Description phải có chứa từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Độ dài của nội dung thẻ Meta Description tối đa là tầm 170 ký tự, hiện nay đang có dao động lên tới 230.

Tuy nhiên cái mô tả này do Google phát sinh ra chứ không phải do chủ trang web điền vô.
Meta Description tốt nhất nên chứa những từ khóa dài nhầm để thu tóm các từ khóa mà ở tiêu đề bài viết bạn không còn đủ chổ để có thể cho vào.

Việc này để cho bài viết có thể lên được những từ khóa dài tốt hơn. Cũng như khiến người đọc quan tâm hơn.

Ví dụ:
Giữa 2 mô tả bài viết như sau:

Đại lý vé máy bay tại TPHCM uy tín giá rẻ tốt nhất hiện nay

Tổng đại vé máy bay các hãng hàng không. Đảm bảo vé máy bay giá rẻ nhất thị trường hiện nay.

Nếu là người tìm kiếm trên Google thì họ sẽ click vào mô tả bài viết thứ hai mà thôi. Do nó diễn giải nhiều hơn. Có sự hứa hẹn kích thích người dùng click vào hơn so với tiêu đề đầu tiên.

Tuy nhiên nếu người tìm kiếm đang ở TPHCM thì mô tả bài viết đầu tiên sẽ đánh đúng đối tượng và tỷ lệ click vào sẽ cao hơn ở mô tả bài viết thứ 2. Do đó bạn phải linh hoạt mà viết cho phù hợp với từng bài viết. Phục vụ chính xác đối tượng người đọc.
….

Hướng dẫn cách viết Meta Description - Mô tả cho bài viết

Vậy có phải lúc nào cũng phải viết nội dung cho Meta Description?

Câu trả lời là tùy vô bài viết đó thuộc dạng gì. Từ khóa trong bài viết đó ra sao, thì mới quyết định có viết nội dung Meta Description hay không?

Chắc bạn nghe qua chắc cảm thấy khó hiểu. Sao ở bài viết trước bảo quan trọng, thì ở bài này bảo tùy vô bài viết. Để làm rõ vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu tiếp vấn đề qua ảnh bên dưới này.

14 - Hướng dẫn cách viết Meta Description - Mô tả cho bài viết

Bạn sẽ thấy bài viết Tổng hợp các từ cần phải biết khi sử dụng Facebook của Ngôi nhà kiến thức. Mặc dù tiêu đề bài viết không liên quan đến từ Boss nhưng vẫn lọt vô vào 10 vị trí đầu tiên.

Nếu bạn nghĩ do mình đã điền nội dung mô tả vào Meta Description thì bạn đã nhầm rồi nhé. Bài viết này mình hoàn toàn không điền gì vào Meta Description cả.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách Xem mã nguồn trang đó lên bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctr+U và tìm nội dung <meta description thử xem nhé. Đảm bảo bạn sẽ tìm ko thấy thẻ này. Vì do mình không điền nội dung cho thẻ này, nên sẽ không hiển thị ra thẻ này luôn.

Từ ví dụ này thì có thể rút ra Google tự khả năng lấy nội dung bài viết ra để làm mô tả cho bài viết trên kết quả tìm kiếm Google. Do đó đối với các bài viết chứa quá nhiều từ khóa linh tinh quá nhỏ bạn cũng không cần điền nội dung vào Meta Description.

Cứ để cho Google tự lấy nội dung trong bài ra hiển thị. Tất nhiên tự động thì có khi lấy dư thừa hoặc thiếu, lấy ra nội dung không hay như tự viết. Nhưng đây là giải pháp cá nhân mình cho là tốt nhất đối với các bài viết chứa quá nhiều từ khóa.

Còn đối với các bài viết đã xác định từ khóa rõ ràng. Thì bạn nên điền đầy đủ nội dung vào nhé. Ví dụ bài viết này của mình:

15 - Hướng dẫn cách viết Meta Description - Mô tả cho bài viết

Bạn sẽ thấy đầy đủ nội dung của Meta Description là: P/S là gì? Từ PS là viết tắt của từ gì? P/S được dùng trên facebook mang ý nghĩa như thế nào? Hãy tìm lời giải đáp tại đây nhé.

Việc điền nội dung cho Meta Description hay hấp dẫn ra sao thì cái này tùy thuộc vô khả năng văn chương của bạn thôi. Mỗi người sẽ phát huy theo mỗi cách khác nhau.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn cách viết Meta Description – Mô tả cho bài viết đã có thể giúp bạn tìm hiểu, biết được cách viết meta description. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy nhé.

Tìm hiểu thẻ Meta Description là gì và dùng để làm gì?

Description là gì? Meta Description là gì? Thẻ Meta Description trong HTML, Seo có công dụng gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: SEO là gì – Cách đặt tiêu đề cho bài viếtTừ khóa là gì

Description là gì?

Description là một từ tiếng Anh. Nếu dịch Description sang tiếng Việt thì có nghĩa mô tả. Vậy Description trong Seo, Html là để mô tả cái gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.

Meta Description là gì?

Meta Description là 1 thẻ trong HTML. Meta Description nếu gọi chính xác hơn là thuộc tính Description của thẻ Meta. Bởi vì Description chỉ là thuộc tính của thẻ Meta mà thôi. Thẻ Meta còn rất nhiều thuộc tính khác nữa.

Chẳng hạn như Meta Keywords chẳng hạn. Hãy vào đây nếu như bạn cần tìm hiểu thêm về Meta Keywords là gì.

Công dụng của thẻ meta dùng để cung cấp dữ liệu về trang Html nào đó. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về thẻ Meta thì có thể vào đây để đọc nhé: https://www.w3schools.com/tags/tag_meta.asp

Tìm hiểu thẻ Meta Description là gì và dùng để làm gì?

Meta Description dùng để làm gì?

Để hiểu rõ hơn thẻ Meta Description dùng để làm gì? Mình sẽ lấy ví dụ 1 thẻ meta Description có nội dung như sau:

<meta name=”description” content=”Feedback là từ nghe nhiều trong giao tiếp văn phòng hàng ngày. Nó có ý nghĩa gì, nguồn gốc từ đâu và có phải là tiếng Việt không?”/>

Bạn sẽ thấy nội dung ở trong phần thẻ meta có phần name=”description”. Cái này là để xác định thẻ meta này đang nói về cái gì. Ở đây là nói về description hay còn gọi là mô tả. Mô tả ở đây là mô tả nội dung của trang đó đang nói về vấn đề.

Như cái ví dụ trên về meta description là mình lấy ở bài viết: https://ngoinhakienthuc.com/feedback-la-gi-tren-facebook-va-cach-dung-nhu-the-nao.html

Bạn có thể truy cập vào và nhấn tổ hợp phím Ctrl+U để xem mã Html sẽ thấy như sau:

Meta Description

Vậy công dụng meta description là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.

Đây là kết quả khi mình tìm kiếm từ feedback trên Google. Bài viết của ngôi nhà kiến thức có vị trí thứ 2:

Mô tả trên Google Search

Và bạn hãy để ý kỹ nội dung màu vàng mình đã đánh dấu trong ảnh nhé. Bạn sẽ nhận thấy nội dung hiển thị ra y chang như phần meta description như ở ảnh trên

<meta name=”description” content=”Feedback là từ nghe nhiều trong giao tiếp văn phòng hàng ngày. Nó có ý nghĩa gì, nguồn gốc từ đâu và có phải là tiếng Việt không?“/>

Như vậy bạn đã biết công dụng của meta description rồi đó. Đó chính là hiển thị nội dung mô tả ở trên Google. Nếu như web bạn có điền nội dung meta description đầy đủ thì Google hầu như sẽ lấy nội dung này ra để hiển thị.

Lưu ý công dụng của meta description là chung trên các Search Engines nhé. Mình lấy Google ra ví dụ cho dễ hình dung thôi.

Do đó việc viết meta description thu hút hấp dẫn người tìm kiếm. Cũng là 1 cách để tăng tỷ lệ người truy cập vào web của bạn. Do đó nếu bạn viết 1 bài viết nào đó, ngoài việc suy nghĩ cách đặt tiêu đề bài viết.

Bạn cũng nên suy nghĩ viết mô tả bài viết của bạn làm sao để hấp dẫn người dùng nhé. Mình đã có bài viết chia sẻ về cách viết meta description tại đây.

P/S: Nếu bạn thắc mắc nếu không có meta description thì Google sẽ lấy nội dung mô tả như thế nào. Mình xin trả lời là sẽ lấy ngẫu nhiên nội dung trong bài viết, nội dung lấy sẽ có dính tới từ khóa bạn đang tìm kiếm.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu thẻ Meta Description là gì và dùng để làm gì đã có thể giúp bạn tìm hiểu, biết được thêm về thẻ meta description. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay nhé.

Tìm hiểu thẻ Meta Keywords là gì và dùng để làm gì?

Meta Keywords là gì? Thẻ Meta Keywords trong HTML, Seo có công dụng gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày độc thân là ngày nào – Cách đặt tiêu đề cho bài viếtUK là nước nào

Meta Keywords là gì?

Meta Keyword là 1 thẻ trong HTML. Meta keyword nếu gọi chính xác hơn là thuộc tính keywords của thẻ Meta. Bởi vì keywords chỉ là thuộc tính của thẻ Meta mà thôi. Thẻ Meta còn rất nhiều thuộc tính khác nữa.

Công dụng của thẻ meta dùng để cung cấp dữ liệu về trang Html nào đó. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về thẻ Meta thì có thể vào đây để đọc nhé:

https://www.w3schools.com/tags/tag_meta.asp

Ví dụ:

<meta name=”author” content=”TDT”>

Thẻ này có tác dụng xác định tác giả trang Html là TDT. Vì author tiếng Anh dịch ra là tác giả. Content là nội dung, trong đây có chứa nội dung TDT. Nên có thể hiểu là thẻ Meta này đang mô tả về tác giả có tên TDT.

Thẻ này nhầm để báo cho biết trang này có chứa những từ khóa gì. Trước đây, đối với những ai làm nghề Seo đây là 1 thẻ cực kỳ quan trọng Web nào mà thiếu thẻ này khó mà lên được vị trí cao trên Google hay các Search Engines khác.

Tìm hiểu thẻ Meta Keywords là gì và dùng để làm gì?

Meta Keywords làm gì?

Để hiểu rõ hơn thẻ Meta Keywords dùng để làm gì? Mình sẽ lấy ví dụ 1 thẻ meta keywords như sau:

<meta name=”keywords” content=”Meta Keyword, Meta Keyword là gì, Meta Keyword làm gì”>

Bạn sẽ thấy nội dung ở trong phần thẻ meta có phần name=”keywords”. Cái này là để xác định thẻ meta này đang nói về cái gì. Ở đây là nói về keywords hay còn gọi là từ khóa.

Tiếp theo bạn sẽ thấy content=”Meta Keyword, Meta Keyword là gì, Meta Keyword làm gì”. Trong đó Content dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nội dung.

Còn những gì trong dấu nháy đôi là nội dung chính. Như ta sẽ thấy là Meta Keyword, Meta Keyword là gì, Meta Keyword làm gì được ngăn cách bởi dấu phẩy. Đây chính là những từ khóa thuộc về trang đó.

Trước đây các công cụ tìm kiếm hay còn gọi là Search Engine rất phụ thuộc vào Meta keyword để có thể sắp xếp thứ hạng của Web mỗi khi tìm 1 từ khóa nào đó.

Tuy nhiên, do dân tình lạm dụng tràn lan vô tội vạ, nhồi nhét vô số từ khóa, trong khi nội dung thì chả có liên quan gì. Nên hầu như các công cụ tìm kiếm hiện nay đã không còn xem trọng Meta keyword nữa.

Như trang mình cũng không thèm sử dụng thẻ này luôn. Mình giới thiệu qua thẻ này vì nếu bạn muốn tìm hiểu về Seo thì nên biết qua hết các kiến thức để tránh không bị bở ngỡ.

Tất nhiên, sẽ có bạn thắc mắc vì sao các trang web lớn vẫn còn sử dụng. Thì cá nhân mình nghĩ, đối với các dự án lớn, độ cạnh tranh cao, thì họ tối ưu được gì thì sẽ tối ưu mà thôi. Như câu không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.

Làm sao để xem được Meta keywords?

Để xem được thẻ này thì bạn phải hiển thị mã Html của trang bạn đang xem lên. Cách nhanh nhất là bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl+U để có thể bật lên vụ hiển thị mã Html để xem nhé.

Sau khi đã bật lên rồi thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+F. Đây là phím tắt để tìm kiếm, bạn gõ vào meta name=”keywords” vào thì sẽ chuyển đến thẻ meta Keyword để bạn có thể xem nội dung.

Như đây là ảnh mình đang xem bên điện máy xanh. Nếu bạn không thấy hãy nhấn vào ảnh để xem ảnh to nhé:

Keywords điện máy xanh

Đây là nội dung của thẻ meta keyword bên điện máy xanh:

<meta name=”keywords” content=”Siêu thị điện máy, điện tử, điện lạnh, gia dụng, đồ dùng nhà bếp, điện máy xanh”>

Nhìn vào thì rõ ràng họ đang quan tâm đến những từ khóa Siêu thị điện máy, điện tử, điện lạnh, gia dụng, đồ dùng nhà bếp, điện máy xanh rồi. Đây cũng là lý do mình không thích sử dụng thẻ này. Những dự án nhỏ sẽ dễ bị đối thủ soi được mình đang làm từ khóa gì. Trong khi mình bỏ công ra phân tích tìm kiếm từ khóa rất tốn thời gian.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu thẻ Meta Keywords là gì và dùng để làm gì đã có thể giúp bạn tìm hiểu, biết được thêm về thẻ meta keywords. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Hướng dẫn mua sim di động tại Singapore cho du khách Việt nhé.