Posts tagged Google

Tìm hiểu Google Photos là gì và dùng để làm gì?

Google Photos là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Analytics là gì và dùng để làm gì – Google Primer là gì và dùng để làm gì

Google Photos là gì?

Google là tên thương hiệu nổi tiếng thế giới rồi. Chắc sẽ không có bạn đọc nào chưa từng  nghe qua. Bởi vì hầu như ai ở Việt Nam cũng lên Google để tìm kiếm cả.

Còn Photos dịch ra tiếng Việt là Ảnh. Nên có thể gọi Google Photos là Google Ảnh.

Google Photos dùng để làm gì?

Tuy mang tên mang Google Photos. Nhưng Google Photos không chỉ hổ trợ mỗi hình ảnh mà còn hổ trợ cả video. Công dụng chính của Google Photos là dùng để sao lưu, lưu trữ ảnh, video hoặc file raw (1 định dạng file ảnh có thể chỉnh sửa hậu kỳ sau như cân bằng sáng, này nọ.).

Không phải ảnh hay video nào Google cũng lưu trữ. Mà phải thỏa mãn những yêu cầu dưới đây:

Kích thước tệp Google Photos có thể sao lưu:

Tệp của bạn sẽ không được sao lưu nếu là:

  • Ảnh lớn hơn 200 MB hoặc 150 MP
  • Video lớn hơn 10 GB.
  • Các mục có kích thước nhỏ hơn 256 x 256.

Các loại tệp có thể sao lưu:

  • Ảnh: .jpg, .heic, .png, .webp, .gif và một số tệp RAW
  • Bạn có thể sao lưu ảnh động nếu sử dụng ứng dụng Google Photos trên iPhone hoặc iPad.
  • Video: tệp .mpg, .mod, .mmv, .tod, .wmv, .asf, .avi, .divx, .mov, .m4v, .3gp, .3g2, .mp4, .m2t, .m2ts, .mts và .mkv.

Nếu bạn vẫn cố sao lưu một loại tệp không nằm trong danh sách này, thì tệp đó có thể không tương thích với Google Photos.

Quan trọng: Dung lượng lưu trữ trong Tài khoản Google của bạn được dùng chung trên nhiều sản phẩm như Google Photos, Google Drive và Gmail. Nếu đã sử dụng hết dung lượng lưu trữ, bạn sẽ không thể sao lưu tệp mới.

Hiện tại thì mỗi tài khoản Google có 15gb để lưu trữ ảnh. Nếu bạn sử dụng hết thì phải mua thêm với giá 45k/1 tháng cho gói 100gb. Lúc này tài khoản của bạn sẽ có tổng cộng 115gb để lưu trữ.

Các loại tệp Raw có thể sao lưu được:

  • Canon
    EOS-1D X Mark III, EOS-1D X Mark II, EOS-1D X, EOS-1Ds Mark III, EOS-1Ds Mark II, EOS-1D Mark IV, EOS-1D Mark III, EOS-1D Mark II, EOS-1D C, EOS-1D Mark II N, EOS 5D Mark IV, EOS 5D Mark III, EOS 5D Mark II, EOS 5D, EOS 5Ds, EOS 5Ds R, EOS R5, EOS 6D Mark II, EOS 6D, EOS R6, EOS R, EOS Ra, EOS RP, EOS 7D Mark II, EOS 7D, EOS 90D, EOS 80D, EOS 70D, EOS 60D, EOS 60Da, EOS 50D, EOS 40D, EOS 30D, EOS 20D, EOS 20Da, EOS 9000D (EOS 77D), EOS 8000D (EOS REBEL T6S/EOS 760D), EOS Kiss X10i (EOS REBEL T8i/EOS 850D), EOS Kiss X9i (EOS REBEL T7i/EOS 800D), EOS Kiss X8i (EOS REBEL T6i/EOS 750D), EOS Kiss X7i (EOS REBEL T5i/EOS 700D), EOS Kiss X6i (EOS REBEL T4i/EOS 650D), EOS Kiss X10 (EOS REBEL SL3/EOS 250D/EOS 200D II), EOS Kiss X9 (EOS REBEL SL2/EOS 200D), EOS Kiss X7 (EOS REBEL SL1/EOS 100D), EOS Kiss X5 (EOS REBEL T3i/EOS 600D), EOS Kiss X4 (EOS REBEL T2i/EOS 550D), EOS Kiss X3 (EOS REBEL T1i/EOS 500D), EOS Kiss X2 (EOS DIGITAL REBEL XSi/EOS 450D), EOS Kiss X90 (EOS REBEL T7/EOS 2000D/EOS 1500D), EOS Kiss X80 (EOS REBEL T6/EOS 1300D), EOS Kiss X70 (EOS REBEL T5/EOS 1200D), EOS Kiss X50 (EOS REBEL T3/EOS 1100D), EOS Kiss F (EOS DIGTAL REBEL XS/EOS 1000D), EOS Kiss Digital X (EOS DIGITAL REBEL XTi/EOS 400D DIGITAL), EOS Kiss Digital N (EOS DIGITAL REBEL XT/EOS 350D DIGITAL), EOS Kiss M (EOS M50), EOS M6 Mark II, EOS M6, EOS M5, EOS M3, EOS M2, EOS M, EOS M10, EOS M200, EOS M100, PowerShot G9 X Mark II, PowerShot G9 X, PowerShot G7 X Mark III, PowerShot G7 X Mark II, PowerShot G7 X, PowerShot G5 X Mark II, PowerShot G5 X, PowerShot G3 X, PowerShot G1 X Mark III, PowerShot G1 X Mark II, PowerShot G1 X, PowerShot G16, PowerShot G15, PowerShot G12, PowerShot G11, PowerShot G10, PowerShot S120, PowerShot S110, PowerShot S100, PowerShot S95, PowerShot S90, PowerShot SX70 HS, PowerShot SX60 HS, PowerShot SX50 HS, PowerShot SX1 IS
    Fuji
    X100
    Nikon
    1AW1, 1J1, 1J2, 1J3, 1J4, 1S1, 1S2, 1V1, 1V2, 1V3, D3, D3X, D4, D4S, D40, D40X, D50, D60, D70, D70s, D80, D90, D200, D300, D300s, D600, D610, D700, D750, D800, D800E, D810, D3000, D3100, D3200, D3300, D5000, D5100, D5200, D5300, D5500, D7000, D7100, D7200, Df
    Coolpix: A, P7800
    Olympus
    E-M1, E-M5, E-M10, E-P1, E-P2, E-P3, E-P5, E-PL3, E-PL5, E-PL7, OM-D E-M5 Mark II
    Panasonic
    CM1, FZ300, G70, GF1, GF3, GF5, GF7, GH3, GH4, GM1, GM5, GX1, GX8, LX5, LX7, LX100
    Sony
    A7, A7R, A7S, A7 Mark II, A55, A58, A65, A77, A77 Mark II, A99, A700, A3000, A5000, A5100, A6000, QX1, NEX-5, NEX-5N, NEX-5R, NEX-6, NEX-7, NEX-C3, NEX-F3, RX1, RX1R, RX10, RX10 Mark II, RX100, RX100 Mark II, RX100 Mark III, RX100 Mark IV

    – Tệp DNG: Tất cả các tệp .dng

Nguồn: https://support.google.com/photos/answer/6193313?hl=vi&ref_topic=6156061

Tìm hiểu Google Photos là gì và dùng để làm gì?

Google Photos có gì hay nổi bật?

Ưu điểm thứ nhất là khả năng sao lưu cực nhanh:

Như đợt đi Phú Quốc vừa rồi mình cho điện thoại đi bơi hồ bơi. Vì tin tưởng khả năng chống nước của điện thoại, có chụp mấy tấm ở hồ bơi. Kết quả điện thoại đã hy sinh. Nhưng hình ảnh mình chụp tại hồ bơi, dưới nước đã kịp đồng bộ lên Google Photos cả.

Ưu điểm thứ 2 là khả năng tìm kiếm, phân loại hình ảnh rất mạnh mẽ:

Mình có thể dễ dàng tìm những hình ảnh của 1 người đó. Hay tìm các ảnh có chứa hoa, mèo, chó, hay ảnh chụp ở 1 vị trí nào đó rất dễ dàng.

Ưu điểm thứ 3 trợ lý thông minh:

Google Photos rất thông minh ở vụ nhận diện ảnh. Ví dụ gương mặt của ai đó. Chỉ cần bạn chọn đặt tên sau đó, sẽ tự động gôm các ảnh người đó vào. Khi bạn tìm kiếm người đó sẽ hiển thị ảnh có mặt của người đó.

Ưu điểm thứ 4 có thể tạo ra các ảnh hiệu ứng, hay các đoạn phim tự động:

Để có thể tự động tạo ra những thứ này. Google Photos sẽ dựa vào ảnh chụp của bạn.

Ngoài ra hiện nay trên Google Photos đã có thêm nhiều chức năng mới. Như là chống rung cho video đã quay.

….

Ưu điểm thứ 5 tích hợp có công cụ chỉnh sửa ảnh:

Bạn có thể dùng chính Google Photos để chỉnh sửa ảnh này nọ đơn giản. Áp các hiệu ứng Fitter vào ảnh.

AI thông minh có thể gợi ý bạn. Như ảnh quá tối, bạn có muốn chỉnh ánh sáng tự động hay không?

Ưu điểm thứ 6 quản lý dễ dàng trên tất cả thiết bị:

Như mình chụp ảnh ở điện thoại. Mà máy có cài đặt Google Photo thì mình chỉ lên trang web

https://photos.google.com/

Để lấy ảnh vừa chụp về máy tính của mình nhanh chóng chả cần phải cắm dây cáp truyền dữ liệu này nọ cho mệt. Cũng phải phải send ảnh trung gian qua Zalo, Messenger, Telegram để mà tải xuống.

Tải, Cài đặt Google Photos ở đâu?

Hệ điều hành Android

Bạn sử dụng Android thì hãy nhấn link bên dưới để tải nhé

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.photos&hl=vi

Hệ điều hành IOS

Link bên dưới dành các bạn dùng các thiết bị Iphone, Ipad,… thì tải link bên dưới

https://apps.apple.com/app/apple-store/id962194608

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Google Photos là gì và dùng để làm gì đã giúp các bạn hiểu thêm về Google Photos. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết nhé.

Tìm hiểu SEM là gì và SEM khác SEO như thế nào?

SEM là gì? SEM là viết tắt của từ gì? SEM khác SEO như thế nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về SEM và sự khác biệt của SEM và SEO qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: SEO là gì – CEO là gì – VIP là gì  – Tại sao phải bảo mật Email

SEM là gì, là viết tắt của từ gì?

SEM là viết tắt của từ Search Engine Marketing trong tiếng Anh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Search Engines là gì tại đây. Bạn có thể hiểu đơn giản theo tiếng Việt về SEM. Thì SEM có nghĩa là Marketing trên công cụ tìm kiếm. SEM thuộc về Online marketing.

Ở Việt Nam thì công cụ tìm kiếm là Google và Cốc cốc là phổ biến nhất. Ngoài ra còn các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Ecosia, Ask ít phổ biến hơn.

Nếu hiểu theo kiểu đơn giản thì SEM là mua vị trí quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. Như ở Google thì bạn mua vị trí quảng cáo qua Google Adwords.

Hãy xem ảnh về SEM trên Google ở bên dưới nhé:

SEM trên Google

Như hình ở trên mình đưa khi mình tìm kiếm từ khóa “samsung s7” thì sẽ hiển thị ra những quảng cáo có chữ QC đằng trước như ảnh ở trên mình đã khoanh lại đó chính là kết quả của việc mua quảng cáo. Hay còn gọi là SEM vì quảng cáo này ở trên công cụ tìm kiếm là Google.

Đối với SEM thì hình thức mua quảng cáo là dựa vào CPC. Tức là trả tiền trên mỗi click chuột vào quảng cáo.

Phân biệt SEM và SEO khác nhau như thế nào?

SEM khác SEO ở chủ yếu là ở kinh phí túi tiền bỏ ra. Nếu như ở SEO thì việc hiển thị trên google là miễn phí. Còn SEM thì bạn phải bỏ tiền ra để mua vị trí quảng cáo. Để có vị trí tốt trên SEM thì thường dựa vào số tiền bạn chi và việc tối ưu quảng cáo.

Chưa đến những trường hợp đối thủ của bạn chơi xấu bạn. Thường được biết đến với tên gọi là click tặc.

Ngoài ra có một số lãnh vực bạn sẽ không thể quảng cáo được do vi phạm chính sách Google đặt ra. Do đó đó buộc phải SEO. SEM có thể chạy nhiều từ khóa, mở rộng từ khóa dễ dàng….

Tìm hiểu SEM là gì và SEM khác SEO như thế nào?

Còn ở SEO là kết quả tự nhiên miễn phí trên google, bạn không cần phải mua. Tuy nhiên để đạt được vị trí tốt bạn phải cạnh tranh với những đối thủ khác. Không như SEM là chỉ cần bỏ tiền là lên, SEO cần phải tuân thủ những nguyên tắc do Google đưa ra.

Nếu vi phạm thì website bị phạt không tìm thấy trên google nữa. Cần phải tốn thời gian để khắc phục, gây ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh. SEO thì phải seo từng từ khóa lên và cần thời gian để lên những từ khóa khác nhau.

   SEM  SEO
Tiền  Tốn phí Miễn phí
Thời gian  Nhanh Chậm

 

Với SEM nếu hết tiền thì bạn sẽ không còn được hiển thị trên Google hay các công cụ tìm kiếm nữa. Còn với SEO thì vẫn còn, trừ khi bạn không còn tiền duy trì web của bạn thì mới bị biến mất mà thôi.

SEM thường phù hợp với chiến dịch thời gian ngắn. SEO phù hợp với việc đầu tư dài hạn. Hiện nay thì việc một công ty có vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm. Bỏ tiền ra chạy SEM là bình thường. Bởi vì SEM có thể giúp họ tìm thêm khách hàng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu SEM là gì và SEM khác SEO như thế nào đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về SEM là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết CIC là gì nhé.

Tìm hiểu Google là gì, của nước nào?

Google là gì, của nước nào? Những sản phẩm nổi bật do Google cung cấp? Nguồn thu chủ yếu của Google đến từ đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Hacker là gì – Cộng tác viên Google – Chuyên gia sản phẩm hay Bán hàng đa cấp là gì

Google là gì, của nước nào?

Google là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Đây là một tập đoàn hoạt động về lãnh vực công nghệ chủ yếu trên Internet của Mỹ trước đây. Hiện nay Google đã hoạt động dưới quyền của tập đoàn Alphabet.

Sản phẩm nổi bật nhất của Google là sản phẩm tìm kiếm trang web với tên gọi là Google Search được người hàng triệu người dùng sử dụng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. (Hiểu đơn giản thì là tìm kiếm thông tin bạn cần trên Internet với trang web Google).

Google được sáng lập vào năm nào?

Google được thành lập vào năm 1998 với sự dẫn dắt của Larry Page và Eric Schmidt. Vào năm 2004, Google chính thức phát hành cổ phiếu. Cho đến ngày 10/08/2015 khi được tái cơ cấu, Google đã trở thành một công ty con của tập đoàn Alphabet.

Larry Page và Sergey Brin chính là 2 người sáng lập ra Google. Google được chính thức ra đời vào năm 1997.

Ngày nay thì đảm bảo, bất kỳ người dùng Internet nào ở Việt Nam cũng biết đến Google và sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Google.

Ngay cả từ điển Oxford cũng đã đưa từ Google vào từ điển với nghĩa là để tìm kiếm một thứ gì đó trên Internet. Bạn có thể xem qua tại đây: https://en.oxforddictionaries.com/definition/google

Hiện nay, thì công cụ tìm kiếm Google đã có mặt ở rất nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác. Mỗi phiên bản địa phương lại được tối ưu để đảm bảo kết quả là phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của người dùng.

Tìm hiểu Google là gì?

Google có những sản phẩm nổi bật nào?

  1. Google Search (Google tìm kiếm) đây là sản phẩm nổi bật nhất với không biết bao nhiêu người sử dụng để tìm kiếm hằng ngày.
  2. Youtube trang lưu trữ video hàng đầu hiện nay. Youtube được google mua lại vào năm 2006. Bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ video của họ lên đây. Miễn là không vi phạm các chính sách do Youtube đặt ra.
  3. Android hệ điều hành điện thoại di động phổ biến nhất hiện nay. Đây là hệ điều hành mã nguồn mở do google phát triển được sử dụng trên rất nhiều hãng điện thoại hiện nay từ dòng điện thoại, máy tính bảng phổ thông cho đến cao cấp. Dòng điện thoại, máy tính bảng đại diện của Android có tên gọi là Nexus. Hiện nay thì dòng đại diện cho Android  với tên gọi Pixel nhé.
  4. Gmail dịch vụ email miễn phí ra mắt vào năm 2004 và có dung lượng lưu trữ vượt trội vào thời điểm đó. Ngày nay thì lượng người dùng gmail cực lớn. Gmail với chức năng lọc spam, bố cục hiện đại dễ dàng sử dụng. Độ bảo mật cực cao. Hiện nay thì hầu như ai cũng có cho mình 1 tài khoản gmail cả. (Nếu có tài khoản gmail thì mặc định sẽ là có tài khoản Google).
  5. Google Maps bản đồ trực tuyến miễn phí của Google. Với sản phẩm này bạn sẽ dễ dàng tìm đường mà không cần dò tìm rất lâu trên bản đồ giấy nữa. Ngoài ra còn những tính năng như định vị hiện tại, dẫn đường đi, hiển thị giao thông, bản đồ vệ tinh….
  6. Google Ads (Google Adwords) Dịch vụ quảng cáo trực tuyến này cho phép người sử dụng mua các quảng cáo bằng văn bản, hình ảnh, video,…. Dịch vụ này được ra mắt vào tháng 10 năm 2000. Hiện nay đã trở thành dịch vụ quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất thế giới.
  7. Google Translate hay còn gọi là google dịch. Với chức năng dịch nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người sử dụng có thể dễ dàng dịch một từ hay đoạn văn với dịch vụ này. Tuy nhiên thì đúng là dịch như máy móc thật.
  8. Google Adsense với đông đảo đối tác tham gia vào mạng lưới quảng cáo của Google góp phần khiến cho Google Adwords trở thành 1 người khủng lồ trong lãnh vực quảng cáo trực tuyến.
  9. Google Drive dịch vụ lưu trữ dữ liệu miễn phí do google cung cấp với dung lượng 15gb.
  10. Trình duyệt web Chrome với những chức năng hiện đại sao lưu đồng bộ dữ liệu trực tuyến. Được cập nhật thường xuyên, có nhiều tiện ích mở rộng hữu ích.
  11. Google Plus là mạng xã hội tương tự Facebook nhưng còn ít người dùng tương tác. Mặc dù chỉ cần tạo Gmail là bạn có sẵn 1 tài khoản trên mạng xã hội này.
  12. Google Photos dịch vụ lưu trữ hình ảnh trực tuyến không giới hạn của google.
  13. Blogspot dịch vụ blog miễn phí do google cung cấp.
  14. Google Video dịch vụ lưu trữ trình chiếu video trực tuyến. Sau khi mua lại Youtube thì dịch vụ này đã không còn
  15. Trình duyệt Chrome trước khi ra đời thì thị trường trình duyệt web do Internet Explorer nắm thị phần lớn nhất. Mãi cho đến khi Chrome xuất hiện thì vai trò của Internet Explorer ngày càng giảm sút. Hiện nay thì thị phần trình duyệt web trên toàn cầu thì Chrome chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các trình duyệt còn lại.
  16.  Ngoài ra còn nhiều dịch vụ khác nữa….

Nguồn thu nhập của Google đến từ đâu?

Mảng quảng cáo trực tuyến đem lại cho google nhiều lợi nhuận thu nhập nhất. Do đó Google Ads (Google Adwords)  chính là nguồn thu nhập chính của Google.

Người nào muốn hiển thị quảng cáo của họ trên Google và các sản phẩm của Google thì phải sử dụng Google Ads. Đây chính là sản phẩm mang lại cho Google nguồn thu nhập chính.

Không chỉ có mỗi sản phẩm Google Search (Google tìm kiếm). Google dần dần mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với các sản phẩm miễn phí khác.

Ngoài ra thu nhập đến từ nhiều mảng khác. Có thể kể như  Youtube thì có Youtube Red, Google drive thì có vụ mua thêm dung lượng để lưu trữ trực tuyến.

Google Apps for Work(Gsuite) cung cấp giải pháp về email dịch vụ lưu trữ cho doanh nghiệp. Từ việc ăn phần trăm khi người dùng mua ứng dụng trên của hàng Google Play.

Không chỉ các sản phẩm trên Internet Google còn tham gia vào thị trường thiết bị phần cứng với thiết bị điện thoại, máy tính bảng Nexus(đã không còn sản xuất nữa), điện thoại Pixel, Chromecast, Google Wifi, Google Home và tương lai là những thiết bị phục vụ cho IOT.

Hiện nay thì thu nhập của Google từ mảng quảng cáo đang bị sự cạnh tranh quyết liệt từ Facebook.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Google là gì, của nước nào này đã có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về Google là gì và thu nhập của Google từ đâu. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Diễn đàn hổ trợ của Google nhé.

Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Seo là gì, là viết tắt của từ gì? Nghề Seo là làm những cái gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc ấy cho bạn qua bài viết này.

Seo là gì?

Seo là từ viết tắt từ tiếng Anh của từ Search Engine Optimization. Lấy 3 chữ đầu tiên của từ viết tiếng Anh mà ghép lại.

Dịch từ này sang tiếng Việt có nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm. Nếu định nghĩa đúng ở Việt Nam ta thì Seo là để đưa trang web lên vị trí cao trên google hay là top.

Ví dụ:

Mình bán lồng đèn trung thu. Và mình muốn website của mình sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác những từ khóa (keyword) liên quan đến lồng đèn trung thu.

Chẳng hạn như là những từ này

  • Lòng đèn trung thu giá sỉ tphcm
  • mua lòng đèn giấy
  • ….

Khi search Google bạn sẽ thấy trang web Gia Thuận Shop của mình. Cụ thể là trang này

https://giathuanshop.com/do-choi/mua-long-den-trung-thu-si-le-gia-re-tphcm.html

1 - Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Bản thân mình đang làm Seo. Đây là do dòng đời đưa đẩy mà đến. Nghề của mình rất là vui, nói với bạn bè của mình là mình làm Seo. Nhưng ai cũng tưởng mình đang đi làm Sale (bán hàng) cả. Có người thì tưởng mình đọc nhầm từ CEO sang 🙂 nếu làm CEO thì ngon rồi.

Để tìm hiểu rõ hơn, mình xin nói thêm về công cụ tìm kiếm(Search Engine). Chắc hẳn ở Việt Nam chúng ta thì không ai không biết đến Google và sử dụng để tìm kiếm. Thực ra ngoài google còn có các công cụ tìm kiếm khác có thể kể đến như yahoo, bing, yandex, Cốc cốc,…

Seo là gì?

Nghề seo là làm những gì?

Nếu nói đến nghề SEO phải làm những gì? Thì có thể kể sơ bộ là gồm 2 phần. Đó chính là Seo Onpage và Seo Offpage.

  • Seo onpage là những thứ bạn làm được trên trang web cần seo của bạn. Những thứ tối ưu nội dung, tối độ load, giao diện, các thẻ Html
  • Seo offpage là những thứ bạn làm ở ngoài trên bạn như đi link để dẫn về website của bạn, đi social,…. Về Seo onpage và Seo offpage khi nào dư dả thời gian nhiều mình sẽ viết bài chi tiết hơn để nói về nó. Bởi vì mỗi phần bên trong sẽ có rất nhiều vấn đề cũng như khái niệm cần biết tới. Cỡi ngựa xem hoa thì nhanh, mà hiểu để vận dụng thì cần biết sâu và kỹ.

Đối với một nhân viên Seo (Seoer) thì công việc hằng ngày thì thường là viết bài đi forum (diễn đàn) để đặt link, rồi mạng xã hội (google plus, pinterest, twitter, facebook,…). Ngoài ra có khi còn phải tạo ra các bài viết trên forum trên các forum hàng đầu hiện nay để quảng cáo sản phẩm của họ.

1 video vui về nghề Seo. Cũng như nói lên những khó khăn của người làm Seo

Hình thức này gọi là forum seeding, ngoài ra công việc của Seoer thì tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố phải ngồi phân tích lựa chọn từ khóa để viết bài nếu như công ty đó không có người thực hiện công việc này.

Còn nếu như công ty đó có nhân viên viết bài hay còn gọi Content hay Copy Writer thì họ sẽ viết bài dựa theo từ khóa và tiêu đề của người này đã phân tích qua.

Trác nhiệm chính của Seoer thì phải đẩy website cụ thể là các bài viết trên đó lên vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm rồi, mà cụ thể ở Việt Nam chúng ta thì là Google. Bởi do google gần như thói quen tìm kiếm hàng đầu của người Việt hiện nay.

Seo

Đó là đối với Seoer thông thường, ngoài ra có một số nơi sẽ yêu cầu Seoer phải làm nhiều công việc khác nữa. Chẳng hạn như việc chạy quảng cáo qua các kênh như Google AdWords, Facebook Ads, Bing Ads hoặc chạy tại các công ty quảng cáo ở Việt Nam như Eclick, Admicro, Cốc cốc, Zalo…

Tùy thuộc công ty cũng như chiến lược phát triển Seo của mỗi công ty. Có khi Seoer phải đảm nhiệm làm các site vệ tinh cho công ty luôn.

(Site vệ tinh là những web nhầm mục đích để giúp cho web chính được mạnh hơn. Cái này có thời gian mình sẽ viết bài giải thích thêm. Không thì các bạn có thể tìm hiểu trên google để biết nha.)

Cũng như tùy thuộc vào quy mô của công ty thì công việc của Seoer sẽ thay đổi khác nhau. Như ở các công ty có quy mô nhỏ thường Seoer đảm nhận khác nhiều việc. Có thể kể ra như thiết kế hình ảnh, viết bài, quản lý, sửa máy tính, máy in lặt vặt, quản trị mạng, biết lập trình để chỉnh sửa website khi cần….

Còn đối với những công ty có quy mô to hơn thì Seoer sẽ làm đúng công việc của mình như đi link, social, xây dựng vệ tinh,…

Đây là kinh nghiệm mà tác giả đúc kết được sau hơn 7 năm lăn lộn với nghề này. Từ lãnh vực vé máy bay, điện máy rồi qua bên lãnh vực giao hàng rồi thương mại điện tử.

Sự thật về Seo và những hiểu lầm thường gặp

Sau đây là một đôi lời nhắn gửi của mình đến những ai quan tâm đến Seo. Seo là một công việc cần sự kiên trì. Nếu bạn muốn lên nhanh chóng thì bạn chạy quảng cáo bằng Google Adwords cho nhanh.

Tất nhiên sẽ đốt tiền của bạn vi vu. Seo có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như tuổi của tên miền, tên miền có từng bị phạt hay chưa,… Nhưng quyết định vị trí của bạn lại nằm trong tay của google. Nên mình đảm bảo kể cả chuyên gia hàng đầu Seo hiện nay cũng chả dám quả quyết cam đoan sẽ lên và nằm ở vị trí bao nhiêu chính xác 100%.

Họ chỉ có thể cam kết là top 10, top 5, top 3 và thời gian khoảng bao lâu. Tóm lại Seo là một công việc rất hên xui và cực kỳ cạnh tranh vì vậy vị trí chỉ có 10 mà vô số doanh nghiệp tranh giành.

Tóm lại Seo chỉ là kênh để quảng bá sản phẩm, nếu doanh nghiệp muốn bán hàng tốt cần phải tận dụng nhiều kênh khác nữa. Và quan trọng nhất là giá cả, chất lượng dịch vụ, thái độ chăm sóc khách hàng ra sao đó mới chính là đều mang lại khách hàng và lợi nhuận cho công ty.

Seo chỉ là một bộ phần nhỏ trong marketing online mà thôi.

Bởi ngoài Seo ra thì còn có các kênh khác nữa. Như SEM, Social, Video,….

Quan trọng nhất là bạn phải tạo ra thương hiệu của bạn để nhiều người biết đến bạn và nhớ đến bạn khi cần mua hàng. Có thể kể đến như thương hiệu thế giới di động khi cần mua điện thoại chẳng hạn.

Mặc dù giá ở đây thì không rẻ hơn so với những nơi khác, nhưng phục vụ tận tình chu đáo, bán hàng, hậu mãi rõ ràng.

Hy vọng qua bài viết Seo là gì và nghề seo là làm cái gì đã giải đáp được thắc mắc của bạn Seo là gì và làm những gì. Cũng như giúp bạn tránh được những lầm tưởng về Seo.

Lời cuối mình muốn nhắn đến là bài viết này mình viết với mục đích chia sẻ, không hề muốn cạnh tranh với các dịch vụ làm seo hay trung tâm dạy seo, hay xúc pham một ai cả. Bởi thế nếu lời lẽ gây mất lòng các bạn, mong các bạn hãy thông cảm bỏ qua nhé. Đừng có ddos hay hack tội nghiệp mình lắm =.=! Chân thành cảm ơn các bạn trước.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp các bạn ở một bài viết khác nhé.

Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Digital Marketing hay Online Marketing là gì và sự khác biệt gì nhau là câu hỏi không mấy dễ chịu với người trong và ngoài ngành. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này để hiểu rõ hơn 2 thuật ngữ này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất

Digital marketing là gì?

Digital marketing dịch ra tiếng Việt là marketing kỹ thuật số. Digital marketing là một cụm từ có nghĩa là sử dụng các kênh kỹ thuật số vào việc truyền tải và phát tán thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm.

Các kênh kỹ thuật số ở đây bao gồm các thiết bị số (thiết bị lưu trữ, thiết bị truyền tin), thiết bị thông minh, các cổng kết nối, thiết bị tương tác và quan trọng nữa chính là đường truyền internet – môi trường chủ yếu của digital marketing.

Digital marketing không có ý nghĩa là số hóa hoạt động marketing theo cách hiểu truyền thống. Mặc dù việc ứng dụng công nghệ cho việc thiết kế sản phẩm, định giá, quản lý kênh phân phối luôn được ứng dụng thường xuyên.

Cụm từ này chỉ mang ý nghĩa cho truyền thông. Nếu nói đúng hơn ta sẽ dùng cụm từ digital media hay digital advertising.

3 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Các hoạt động chủ yếu của digital marketing là: SEO, Adword hoặc SEM, truyền thông mạng xã hội (social media)Email, Newsletter, Billboard tương tác với khách hàng, Location based serviced (LBS) thông qua các thiết bị di động thông minh, banner, display…

Online marketing là gì?

Online marketing là một cụm từ có nghĩa là sử dụng internet vào việc truyền tải và phát tán thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm. Online marketing dịch ra tiếng Việt là marketing trực tuyến.

Online marketing chỉ là một cụm từ được quen dùng tại Việt Nam, còn ở nước ngoài chỉ đề cập đến online advertising (quảng cáo trực tuyến). Đôi khi người ta thường dùng chữ internet marketing để chỉ hình thức này.

Ngoài ra, người ta lại kết hợp kênh truyền thông với chữ marketing như: web marketing, email marketing, Social marketing… nhưng đều nằm trong phạm vi của online marketing.

Các hình thức của online marketing cũng là hình thức của digital marketing, trong đó có các loại hình phổ biến như: SEO, SEM, web, landing page, web banner, display, Ad networks, social ad, email… Có một đặc điểm chung giữa các loại hình này là, tất cả phải có internet, không có internet, các hình thức này vô nghĩa.

4 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Khác biệt giữa digital marketing và online marketing

  • Digital marketing truyền thông điệp trên bất kỳ thiết bị số nào dù có kết nối với internet hay không. Online marketing chỉ nhận được thông điệp khi khách hàng kết nối internet (có dây hoặc không dây).
  • Hình thái của digital marketing đa dạng và biến ảo hơn, trong khi online chỉ xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến web.
  • Phương tiện truyền của digital marketing có NFC, Bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard tương tác ngoài trời và bao gồm cả internet. Online marketing chỉ gắn liền với internet.

Sự phân biệt giữa 2 loại hình digital marketing và online marketing thực sự là không cần thiết. Vấn đề vẫn nằm ở khách hàng, họ ở đâu ta truyền thông ở đó để tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí tối ưu nhất.

Tại các công ty công nghệ nổi tiếng đang áp dụng một thuật ngữ là growth hacking. Theo đánh giá cá nhân, growth hacking như là một hình thức tương tự như digital marketing nhưng nó thiên về việc tăng trưởng khách hàng sử dụng.

Sự tự động hóa trong digital marketing và online marketing

Khi quy mô doanh nghiệp tăng về số lượng sản phẩm, thị trường và tính cạnh tranh. Một công ty phải điều phối nhiều chiến dịch marketing khác nhau khiến quy mô nhân sự tăng theo. Tuy nhiên việc tăng nhân sự sẽ ngốn chi phí lớn và sự thiếu hụt nhân sự đã dẫn đến nhu cầu tự động hóa hoạt động marketing tăng lên. Và từ đó, thuật

Marketing Automation hay Automation marketing là thuật ngữ marketing mới với ý nghĩa thuần Việt là tự động hóa các tác vụ marketing. Đọc tiếp: Automation marketing là gì?

5 - Digital Marketing là gì và khác biệt gì với Online Marketing?

Hy vọng qua bài viết Digital marketing là gì và khác biệt gì với online marketing đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

DMCA là gì và Tại sao làm Seo phải biết?

DMCA là gì? DMCA dùng để làm gì, có công dụng gì?  Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Meta Description là gì – Từ khóa trong SEO là gì

DMCA là gì?

DMCA là viết tắt của chữ The Digital Millennium Copyright Act. Tạm dịch là đạo luật bản quyền số thiên niên kỷ. Nghe có vẻ dữ dội thật, vì nó được hiệu lực vào năm 1998, còn 2 năm nữa tới thiên niên kỷ mới.

Đây là định nghĩa về bản quyền do Google đưa ra:

Bản quyền là gì?

Loại tác phẩm nào tuân theo bản quyền?

Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.

Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, ví dụ:

  • Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
  • Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
  • Trò chơi video và phần mềm máy tính
  • Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc

Mục đích dự luật ra đời là hiện thực hóa những hiệp ước quốc tế về quyền sở hữu, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ. Và những năm 90, khi internet manh nha phát triển, DMCA đã ra đời như là một bước tiến trước để bảo vệ quyền sở hữu tác giả trên không gian số.

Video tổng quan về DMCA.

Qua năm 2000, nội dung số bùng nổ. Nhiều cuộc tranh chấp bắt đầu diễn ra. Đỉnh điểm của sự kiện này là trang chia sẻ nhạc Snapter phải đóng cửa sau nhiều năm tồn tại. Chấm dứt kỷ nguyên chia sẻ vô tội vạ trên internet.

DMCA là gì và tại sao làm Seo phải biết?

Dùng DMCA khi làm SEO như thế nào?

Bạn làm Seo đương nhiên sẽ biết rõ thuật ngữ này. Nó có tầm quan trọng chả kém backlink, web vệ tinh hay PBN hoặc source code web. Bạn seo gì lên? Tất nhiên là nội dung, nhưng nội dung thì không phải ai cũng sáng tạo được.

Chuyện “cầm nhầm” hay gọi vui là ăn cắp nội dung nhau là phổ biến như là sống phải thở vậy. Tất nhiên, nội dung bạn làm ra mà bị đối thủ cướp và hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Bạn sẽ làm gì đây?

DMCA sẽ giúp bạn giải quyết chuyện này. Khi có đối thủ cướp nội dung và xếp thứ hạng, còn web bạn gần như mất tích, hãy gửi ngay báo cáo có nội dung tùy theo mẫu của từng web search. Mà mình nghĩ là báo cáo của Google là trang mọi người thường dùng nhất.

Và còn ghê hơn, bảo chứng DMCA dễ mua nên nhiều web cứ nghĩ rằng có nó rồi chôm chỉa sẽ dễ hơn. Nhưng không dễ đâu bạn, bài tới bạn Thuận sẽ giới thiệu cách báo cáo DMCA chi tiết khiến cho web dù có gắn bất kỳ bảo chứng nào đi nữa cũng phải biến khỏi Web search hay Google.

Hy vọng qua bài viết DMCA là gì và tại sao làm seo website phải biết? đã có thể giúp bạn hiểu được tại sao người làm seo hay seoer phải hiểu và nắm rõ về DMCA. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google nhé.

Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào?

Ai là người sáng lập ra công ty Google? Và bây giờ họ đang giữ chức vụ gì? Chủ tịch và CEO của Google hiện nay là ai? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google doanh nghiệp của tôi là gì – Google Analytics là gì

Ai là người sáng lập ra Google?

Bạn sẽ được 2 cái tên này khi tra trên Google là: Larry Page và Sergey Brin. Hai ông đã có ý tưởng tạo ra một công cụ sắp xếp lại thông tin toàn thế giới. Và cho đến nay, định hướng này vẫn chưa thay đổi dù bây giờ Google là một công ty con của Tập đoàn Alphabet.

7 - Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào?

Về đời sống cá nhân, hai ông chưa rõ vì sao lại được liệt kê vào hàng ngũ những người bỏ học thành công như Bill Gate, Mark Zuckenberg hay Steve Job. Vì hai ông bỏ học khi đang học lên Tiến sĩ, nghĩa là cũng đã xong bậc đại học cử nhân rồi.

Về mặt kinh doanh, có thể nói 2 ông là tầng lớp có tri thức tiệm cận tiến sỹ. Trường 2 ông học là Stanford, một trong những trường hàng đầu không kém gì với Yale, Harvard hay Princeton. Hai ông có tri thức khá cao trong giới kinh doanh Mỹ. Vì ít ai học qua đại học mà đã theo đuổi đam mê như Gate hay Mark.

Stanford cũng là nơi có nhiều tài liệu học thuật dành cho khởi nghiệp miễn phí. Nếu bạn tốt tiếng Anh, tài liệu này rất quý giá. Vì không cần bỏ ra hàng trăm triệu để học khởi nghiệp làm gì.

Vậy ai đang là chủ tịch của Google?

Trước đây, Larry Page và Sergey Brin thay phiên nhau điều hành. Nhưng gần đây, Google đã tái cấu trúc lại khi thành lập tập đoàn Alphabet để gom tất cả các mảng phát triển công nghệ lẫn phi công nghệ lại dưới 1 mái nhà. Đương nhiên thương hiệu Google sẽ chuyên về công nghệ phần mềm như Youtube, Android, Adsense, Adwords… Còn các mảng khác bạn có thể xem bên dưới

8 - Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào?

Với cơ cấu này, Google – hạt nhân lõi kinh doanh không có chủ tịch mà chỉ có CEO. Larry Page nắm chức chủ tịch Alphabet và Eric Schmidt là chủ tịch cấp cao.

CEO của Google bây giờ là ai?

CEO của Google bây giờ chính là Sundar Pichai. Ông là một người gốc Ấn. Ông đi lên từ vị trí thấp nhất trong bộ phận phát triển sản phẩm.

Ông đã từng tới Việt Nam gặp gỡ cộng đồng khởi nghiệp và cả Nguyễn Hà Đông.

Ông cũng từng học Thạc sĩ Khoa học máy tính tại Stanford, cùng trường với 2 người sáng lập Google.

Hy vọng qua bài viết Ai là người sáng lập ra Google và chủ tịch hay CEO là người nào? đã có thể giúp bạn biết được ai là chủ tịch, ai là CEO của Google. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Tìm hiểu Google Analytics là gì và dùng để làm gì?

Google Analytics là gì? Google Analytics dùng để làm gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức trả lời giúp bạn qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

Google Analytics là gì?

Google Analytics là 1 sản phẩm của Google. Sản phẩm này nếu như bạn không sử dụng tới giới hạn của Google đặt ra thì miễn phí. Nếu quá giới hạn, thì Google sẽ đề nghị bạn nâng cấp lên trả phí.

Nếu như bạn đang sở hữu 1 website hay 1 ứng dụng điện thoại nào đó. Thì mình đã bảo bạn sẽ cần đến Google Analytics. Lý do vì sao cần tới hãy tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.

Tìm hiểu Google Analytics là gì và dùng để làm gì?

Google Analytics dùng để làm gì?

Google Analytics được Google cung cấp để cho người dùng có thể theo dõi tình hình hoạt động liên quan đến website, ứng dụng điện thoại của họ.

Cụ thể như có bao nhiêu truy cập Website, người truy cập có độ tuổi bao nhiêu, là nam hay nữ, đến từ quốc gia nào, đến từ nguồn nào (facebook, google tìm kiếm, zalo, website nào đó…..), dùng thiết bị nào để truy cập, trung bình 1 lượt truy cập người dùng xem bao nhiêu trang, thời lượng xem 1 trang trung bình là bao nhiêu, sở thích của người dùng là gì, hành vy của người dùng khi truy cập sẽ ra sao….

Đối với các trang bán hàng trực tuyến thì theo dõi sản phẩm nào bán chạy nhất, số lượng bán là bao nhiêu, danh mục mặt hàng nào bán chạy nhất. Doanh thu từ các sản phẩm bán trên web là bao nhiêu.

Phần thời gian thực để theo dõi vào thời điểm bạn đang xem, thì web hay ứng dụng bạn có bao nhiêu sử dụng truy cập vào. Đến từ nguồn nào.

Analytics có cả ứng dụng trên điện thoại để bạn có thể theo dõi website bạn bất kỳ lúc nào một cách thuận tiện nhất. Cá nhân mình cài lên chủ yếu chỉ để quan sát web cố sự cố gì ko. Vì nếu mà tự nhiên không có ai truy cập ở phần thời gian thực thì khả năng rất cao web bạn bị sập mất tiêu rồi.

Web nhỏ thì ảnh hưởng không lớn có khi chả sao cả, nhưng nếu là website lớn như kiểu thế giới di động, tiki sập càng lâu thì thiệt hại càng nhiều. Website cty mình doanh thu chủ yếu từ trực tuyến nên càng phải theo dõi, sập là báo giải quyết ngay.

Ví dụ cụ thể

Bạn muốn biết tháng này website bạn có bao nhiêu truy cập. Nếu không dùng analytics thì bạn sẽ lập trình web hay ứng dụng của bạn để đếm có thể đếm người truy cập. Rồi sau đó phải phân loại ra tá lả. Thời gian để đầu tư cái bộ đếm đó, bạn chỉ cần dùng Google Analytics là giải quyết được.

Đối với các cty thì càng quan trọng cái này. Họ cần theo dõi tình hình truy cập ra sao. Đơn hàng phát sinh từ nguồn nào nhiều nhất. Sản phẩm nào bán chạy nhất, sản phẩm nào được người dùng quan tâm nhất. Trang nào người dùng ở lại lâu nhất, người dùng thường click chuột vào đâu trên trang web hay ứng dụng nhiều nhất….

Biết được những thông tin đó từ đó có thể cải thiện để mang lại hiệu quả hơn. Như sản phẩm nào được truy cập nhiều mà lại bán không bao nhiêu. Thì xem lại giá cả, hay mô tả lợi ích, quyền lợi khi mua sản phẩm đó có đủ hấp dẫn người ta mua hàng không, ….

Theo dõi được truy cập từ các nguồn khác qua mã theo dõi UTM. Cái này mình sẽ nói ở bài viết khác. Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu như thuê báo viết bài quảng cáo hay fanpage người nổi tiếng nào đó quảng cáo về Website, hay ứng dụng của bạn.

Thì làm sao mà theo dõi người dùng đến từ cụ thể báo nào, fanpage nào được. Câu trả lời là dùng Utm cho từng báo, fanpage. Sau đó vào Google Analytics xem là bạn có thể nắm được hiệu quả ra sao. Việc này có thể giúp bạn quyết định sau này sẽ hợp tác với ai hiệu quả, bên nào kém hiệu quả….

Google Analytics hầu như thống kê đầy đủ các thông tin bạn cần. Nếu những mục mà Google đưa sẵn không thích hợp cho bạn dùng bạn có thể dùng báo cáo tùy chỉnh để xem các thông tin cần thiết theo ý của bạn một cách dễ dàng.

Cách đăng ký Google Analytics?

Để đăng ký Google Analytics thì bạn cần 1 tài khoản Google. Nếu bạn có tài khoản gmail thì đó cũng là tài khoản Google rồi.

Tiếp theo hãy truy cập vào

https://analytics.google.com/

Và đăng nhập tài khoản Google nếu có, chưa thì tạo và đăng nhập vào. Sau đó tiếp hành Thiết lập thuộc tính trong tài khoản Analytics của bạn. Thuộc tính thể hiện trang web hoặc ứng dụng của bạn và là điểm thu thập dữ liệu từ trang web hoặc ứng dụng của bạn trong Analytics.

Lưu ý web bạn dùng http hay https thì nên chọn cho đúng để việc theo dõi được chính xác nhé. Về ứng dụng điện thoại thì mình chưa có cái nào để thử add, mà bạn là dân lập trình ứng dụng di động thì mấy cái này chỉ là muỗi đối với bạn rồi.

Thiết lập chế độ xem báo cáo trong thuộc tính của bạn. Chế độ xem cho phép bạn lọc và xem dữ liệu; ví dụ: tất cả dữ liệu ngoại trừ từ liệu từ các địa chỉ IP nội bộ của công ty hoặc tất cả dữ liệu được liên kết với một khu vực bán hàng cụ thể.

Làm theo hướng dẫn để thêm mã theo dõi vào trang web, giúp bạn có thể thu thập dữ liệu trong thuộc tính Analytics của mình.

Nói theo kiểu đơn giản thì tạo tài khoản, điền các thông tin cần thiết liên quan đến web, ứng dụng cần theo dõi. Sau đó lấy mã được cấp chèn vào web, ứng dụng cần theo dõi. Thế là xong.

Nếu bạn không nắm rõ cách để chèn thì có thể search google để tìm các bài viết hướng dẫn các chèn mã analytics vào website: https://www.google.com.vn/search?q=c%C3%A1ch+c%C3%A0i+%C4%91%E1%BA%B7t+google+analytics+cho+website

Google Analytics theo dõi bằng mã javascript, nên nếu trình duyệt chặn javascript hay các tiện ích chặn theo dõi Analytics thì số liệu sẽ có sai sót.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Hy vọng bài viết Tìm hiểu Google Analytics là gì và dùng để làm gì này sẽ giúp các bạn được 1 công cụ theo dõi website, ứng dụng hiệu quả mà miễn phí. Hẹn gặp các bạn ở 1 bài viết khác nhé.

Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

Mạng xã hội có rất nhiều loại phục vụ nhiều nhu cầu. Có những mxh phổ biến toàn cầu, nhưng có loại nổi tiếng theo từng lĩnh vực riêng biệt. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết sau.

Các loại mạng xã hội – social network là gì?

Các loại hình mạng xã hội social network không bao giờ cố định, vì tại nước ngoài phát triển một nền tảng MXH không khó. Bạn có đủ hạ tầng là bạn triển khai.

Nhưng ở Việt Nam, bạn sẽ phải xin giấp phép khá vất vả. Mục đích và mô hình hoạt động thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển và mục đích hình thành. Tuy nhiên, về cơ bản, có các loại hình social network phổ biến sau:

10 - Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

1. Mạng xã hội hỗn hợp

Người dùng chia sẻ mọi thứ từ status, hình ảnh, bài viết, video, link web… Ví dụ về mạng xã hội dạng này là: Facebook, G+, Vk… còn Myspace của Mỹ lụi tàn vì những kẻ mới gia nhập. 

2. Mạng xã hội hình ảnh

Tập trung vào việc đăng tải nội dung hình ảnh. Đại diện điển hình cho MXH này là: Pinterest, Instagram, Flickr.

3. Mạng xã hội chia sẻ Video

Chỉ hỗ trợ chia sẻ video. Đại diện điển hình cho loại này là: Youtube, Vimeo, Vine. 

4. Mạng xã hội chia sẻ âm nhạc

Đại diện là Souncloud, Musical.ly, Spotify.

5. Mạng xã hội chia sẻ thông tin

Chắc bạn đã từng nghe qua: Digg, Reddit, Del.icio.us. 

6. Mạng xã hội chuyên môn

LinkedIn, Slideshare là nơi những con người chuyên nghiệp và chuyên gia tìm đến.

7. MXH trên bản đồ

Thế giới có Foursquare. Việt Nam ít dùng cái này do check in trên Facebook đã làm quá tốt.

Mạng xã hội gắn liền với ứng dụng chat Cài ứng dụng trên điện thoại bạn sẽ có 1 trang để chia sẻ như loại hỗn hợp. Điển hình là các ứng dụng Line, Kakao Talk.

8. Mạng xã hội nền tảng blog như Yahoo 360

Các trang nổi bật hiện giờ là WordPress, Blogger (Blogspot) của Google, Tumblr của Yahoo.

9. Mạng xã hội nền tảng tiểu blog (micro-blog)

Thế giới chỉ có Twitter là nổi bật. Dạng này khá kén người dùng. Weibo cũng là dạng tiểu blog mô phỏng lại Twitter của Mỹ, chỉ dành cho Trung Quốc. 

10. Mạng xã hội kết nối sở thích

Việt Nam có VOZ bá đạo. Còn có Tinhte, DDTH cũng là điển hình cho dạng này. Foody là mạng ẩm thực đình đám. Nước ngoài có Meetup, Yelp và Classmate.

11. Mạng xã hội cho dân thiết kế gửi gắm tác phẩm của mình

Tìm tới Behance của chính Adobe phát triển hay DevianArt

12. Mạng xã hội chỉ dùng để hỏi đáp (Q/A)

Quora đang phát triển nhưng Yahoo Answer vẫn còn rất mạnh. Update 2021 Yahoo Answer hay còn biết với tên gọi Yahoo hỏi đáp đã đóng cửa.

13. Vậy lập trình viên thì vào đâu? Thử với Github hay Geeklist nhé!

Top 7 các mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới là gì?

  • Facebook: với số lượng người dùng hơn 1 tỷ trên toàn thế giới. Sự phát triển của Fb đã tiêu diệt rất nhiều MXH tại địa phương như Orkut, Zing Me, Friendster.
  • VKontakte: Chỉ phổ biến tại Nga hoặc các nước SNG trước đây thuộc Liên Xô cũ.
  • Twitter: Cạnh tranh quyết liệt với Facebook tại thị trường Mỹ và đứng đầu tại Nhật Bản.
  • Tiktok đang làm mưa gió trên thế giới với những đoạn video ngắn. Là 1 sản phẩm từ Trung Quốc.
  • Facenama: chỉ dành cho công dân Iran. Sau cuộc bạo loạn của sinh viên, giờ đây social network nước ngoài khó mà hoạt động tại quốc gia Hồi giáo này.
  • QZone: Chỉ xuất hiện tại Trung Quốc
  • Odnoklassniki: Một thương hiệu lạ chỉ có tại vùng Trung Á.

11 - Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

Nguồn: Pixabay

Hy vọng qua bài viết Các loại mạng xã hội social network là gì và cái nào phổ biến nhất? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021

Làm cách nào để khôi phục danh bạ bị xóa trên Gmail, điện thoại Android, tài khoản Google. Cách lấy lại số điện thoại đã xóa? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu cách để khôi phục lại danh bạ đã xóa qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ai là người sáng lập ra Google – Google Analytics là gì và dùng để làm gì

Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên tài khoản Gmail Google, điện thoại Android

Bạn vô tình, hay lỡ tay nhấn xóa 1 liên hệ trong danh bạ, số điện thoại quan trọng trên điện thoại Android của bạn. Hay trên tài khoản Gmail, Google. Vậy làm cách để lấy lại bây giờ. Hãy cùng xem qua những bước ở dưới đây để có thể khôi phục lấy lại danh bạ điện thoại bị xóa của bạn nhé.

Trước tiên mình xin nói sơ lược:

Điện thoại Android hiện nay ở trên thị trường tại Việt Nam. Đều cần phải đăng nhập vào tài khoản Google hay còn gọi là tài khoản Gmail. Danh bạ điện thoại của bạn trên điện thoại sẽ được đồng bộ sao lưu vào tài khoản Google hay gọi kiểu khác là tài khoản Gmail.

Do đó khi bạn xóa trên điện thoại thì nếu như có kết nối Internet thì danh bạ của bạn trên tài khoản Gmail, Google cũng bay theo.

Nếu bạn tìm trên Google thì cũng có bài của bên tgdd rồi. Mà bài viết đó lâu rồi. Những hình ảnh hướng dẫn đã lỗi thời rồi.

Nếu bạn làm theo đảm bảo sẽ không thấy giống bài hướng dẫn 1 tý nào. Vì Google đã đổi giao diện, và vị trí để vào nơi khôi phục danh bạ.

3 Bước để khôi phục danh bạ, số điện thoại đã xóa trên Gmail

Video:

Lười xem video thì coi bằng ảnh bên dưới cho lẹ.

Bước 1

Bạn hãy truy cập vào trang web này:

https://contacts.google.com

Nhớ là đăng nhập vào tài khoản Google bạn đang đăng nhập trên điện thoại nhé. Chứ đăng nhập tài khoản khác với tài khoản đã đăng nhập trên điện thoại. Thì làm đã rồi hỏi mình sau không khôi phục được thì mình cũng bó tay với bạn =)).

Bước 2

Sau khi đã truy cập được. Thì bạn hãy nhấn vào biểu tượng bánh răng và chọn Hủy các thay đổi. Xem ảnh bên dưới.

13 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021

 

Bước 3

Sau khi đã thực hiện xong bước 2. Lúc này sẽ hiển thị 1 cái bảng như thế này. Bạn cần chọn thời điểm bạn cần quay lại. Ví dụ như bạn mới xóa cách đây vài phút. Thì bạn chỉ cần chọn 10 phút rồi xác nhận.

Thì danh bạ sẽ khôi phục lại danh bạ vào thời điểm cách đây 10 phút.

14 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021

Thời gian được quay lại tối đa là trong vòng 30 ngày. Nếu bạn xóa hơn 30 ngày thì không còn cách để khôi phục lại đâu nhé.

Nếu thời điểm bạn cần quay lại hơn 1 tuần, hoặc bạn nhớ tương đối thời điểm danh bạ còn nguyên chưa bị bạn xóa nhầm. Thì bạn có thể chọn tùy chỉnh. Rồi chọn Ngày, Giờ, Phút để khôi phục lại.

Sau khi đã nhấn khôi phục. Thì bạn hãy đồng bộ danh bạ trên điện thoại của bạn với tài khoản. Nếu bạn cần thông tin danh bạ bị xóa gấp thì có thể coi trực tiếp trên trang web mình đã đưa ở trên cũng được.

15 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021

Cách đồng bộ lại tài khoản danh bạ trên điện thoại:

Bạn hãy truy cập vào phần Cài đặt trên điện thoại của bạn:

Làm theo những bước sau trên ảnh:

16 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021 17 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021 18 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021 19 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021 20 - Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021

Nhấn vào đồng bộ ngay. Để có thể đồng bộ danh bạ đã khôi phục trên web về lại máy.

Hy vọng qua bài viết Cách khôi phục lấy lại danh bạ đã xóa trên Gmail, điện thoại 2021 này. Các bạn đã có thể biết làm sao để có thể khôi phục lại danh bạ của mình nếu chẳng may bạn lỡ xóa. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết khác nhé.