Posts tagged Nghề nghiệp

Marketing là gì và nghề marketing là làm gì tại Việt Nam?

Marketing là một ngành nghề và một thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh tại Việt Nam. Nghiên cứu sách vở và ứng dụng nó trong thực tế doanh nghiệp đều có sự thú vị khác nhau. Trong bài này, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu những khái niệm cơ bản và những trải nghiệm của bản thân mình nhé.

Có thể bạn quan tâm: Branding là gì – Seo là gì và nghề seo là làm cái gì

Marketing là gì?

Một câu hỏi khó trả lời nhất khi làm marketing. Nó có quá nhiều quan điểm từ lý thuyết đến thực tiễn.

Không có câu trả lời đúng sai, vấn đề khi bạn trình bày hãy nói rõ cách bạn hiểu và các lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. Nhà tuyển dụng, sếp tiềm năng dựa vào cách bạn trình bày đôi khi họ muốn nhận bạn cùng cộng tác hay không.

Vì marketing nó là một phần của quản trị doanh nghiệp, vừa có tính nghệ thuật vừa có tính khoa học. Nhưng marketing thường mang cảm xúc và nghệ thuật nhiều hơn. Một đội ngũ có đồng quan điểm hoặc bổ sung cho nhau mới tạo nên một team marketing mạnh, nếu đối nghịch sẽ khó hoạt động hơn.

Về định nghĩa của marketing theo lý thuyết, bạn có thể tham khảo nhiều nguồn. Mình chỉ dựa vào một định nghĩa tổng quát nhất của Học Viện AIT để giải thích cho các bạn.

Theo đó, marketing là một quy trình 3 bước tổng quát: khám phá nhu cầu, quản trị nguồn lực và thỏa mãn thị trường.

2 - Marketing là gì và nghề marketing là làm gì tại Việt Nam?

Khám phá nhu cầu trong marketing là gì?

Khám phá nhu cầu là tìm hiểu khách hàng muốn gì, cần gì và hình ảnh họ kỳ vọng khi dùng sản phẩm.

Nói đơn giản, bạn phải nghiên cứu thị trường trước khi đưa ra quyết định quan trọng nào. Vì quyết định không có cơ sở, trái với nhu cầu thị trường là đốt tiền vô ích.

Có nhiều cách để hiểu thị trường. Công ty lớn thì thuê hẳn một agency chuyên làm nghiên cứu thị trường lâu năm, có cơ sở dữ liệu lớn để đưa ra dự báo, từ đó họ định ra kế hoạch marketing cho cả năm.

Các công ty nhỏ thì có nhiều cách để hiểu thị trường, đa phần dựa vào nhân viên sale tổng hợp ý kiến, phòng marketing tự thực hiện ở quy mô nhỏ…

Quản trị nguồn lực trong marketing là gì?

Sau khi bạn đã hiểu thị trường, đương nhiên không thể chỉ biết và không làm gì. Bạn phải coi lại khả năng của doanh nghiệp về tài chính, nhân sự, nguồn lực và các yếu tố khác có giúp bạn biến cơ hội thành lợi nhuận hay không.

Đôi khi cơ hội lớn nhưng nguồn lực không đủ vẫn có thể đáp ứng một phần, hoặc nếu không thể đáp ứng được thì có thể rút lui hoặc từ bỏ cơ hội để kiếm cơ hội khác tốt hơn, phù hợp với nguồn lực công ty đang có.

Ví dụ: bạn biết có một đối tác đang làm website có giá trị 1 tỷ đồng, nhưng công ty bạn mới ra đời, nhân sự còn mỏng và uy tín chưa cao. Khả năng thất bại khi đấu thầu giành hợp đồng thấp, bạn phải bỏ công ty đó và có thể tìm các công ty nhỏ làm lấy kinh nghiệm.

Thỏa mãn thị trường trong marketing là gì?

Sau khi bạn đã biết thị trường muốn gì, bạn có nguồn lực để kiếm lợi từ nó. Bạn sẽ làm 4 bước sau, được gói gọn trong 4 chữ P của tiếng Anh:

P1 – Product:

Tạo ra sản phẩm dịch vụ mà thị trường đang mong muốn.

P2 – Price:

Định mức giá mà ta có lợi nhuận và thị trường có thể chấp nhận bỏ tiền ra mua.

P3 – Place:

Phân phối sản phẩm sao cho khách hàng dễ dàng nhận được nhất. Nhất cự ly – Nhì tốc độ!

P4 – Promotion:

Thực hiện các chương trình quảng bá trên các phương tiện đại chúng như TV, Billboard, Pano, radio hoặc internet. PR cũng chính là một phương thức truyền thông. Đây là hoạt động bề nổi của marketing nên nhiều người lầm tưởng rằng, marketing nghĩa là làm quảng cáo.

Ngoài 4P này ra, tùy từng lĩnh vực sẽ có triển khai nhiều P khác nhau. Đây là 4P tổng quát nhất nhưng nó còn thiên về lĩnh vực sản xuất, các loại hình dịch vụ chưa được định rõ. Nếu có thời gian, có thể mình sẽ nói rõ hơn về 4P này.

Tìm hiểu thêm: Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất?

Nghề marketing là làm gì tại Việt Nam?

Thực tế ở đa số công ty, công việc chủ yếu và thường xuyên nhất của những ai trong ngành là làm việc liên quan đến truyền thông và quảng cáo.

Người đứng đầu marketing trong các tập đoàn lớn thường là CMO (Chief Marketing Executive) sẽ là người hoạch định cao nhất và có tiếng nói trong việc phát triển sản phẩm hoặc mở rộng thị trường.

Marketing thường đi chung với 1 cụm từ liên quan đến truyền thông khác nhưng thực sự ra nó chỉ mang ý nghĩa là chiến lược của công ty đang đánh mạnh vào kênh truyền thông nào.

Ví dụ:

Online marketing nghĩa là kênh truyền thông doanh nghiệp chọn sẽ là người dùng internet. Trade marketing nghĩa là doanh nghiệp tập trung kênh truyền thông tại ngay điểm bán lẻ, hỗ trợ trực tiếp cho kinh doanh.

Nghề trong marketing đa dạng lắm, có thể nói là muôn hình vạn trạng. Với đặc thù là nghề linh hoạt theo thị trường nên đòi hỏi sức trẻ và sự đổi mới liên tục. Vì thế, mình chỉ xin liệt kê một số nghề điển hình dựa theo 2 mảng chính là client và agency.

Làm marketing trong client là làm gì?

Nghĩa là bạn có trách nhiệm lo chủ yếu mảng truyền thông cho công ty, từ online tới offline nếu công ty còn quy mô nhỏ. Hoặc bạn sẽ phụ trách mảng chuyên biệt như trade, digital, PR, truyền thông đại chúng (TV, radio, báo chí)…

Một là bạn tự thực hiện, hoặc nếu có ngân sách, bạn sẽ thuê ngoài cho các agency. Nếu đã thuê agency, nhiệm vụ của bạn mang tầm tư duy nhiều hơn. Bạn chỉ cần ra mục tiêu, hình ảnh hoặc vị thế thương hiệu công ty muốn đạt được và nếu có thể thì chia sẻ thêm ngân sách để các agency ra ý tưởng và thực hiện.

Nhưng thường thì để cho có nhiều ý tưởng hay ho và đột phá, các công ty thường để việc định ngân sách cho agency và thương lượng lại nếu ngân sách vượt quá dự định.

Làm marketing ở agency là làm gì?

Làm ở agency bạn thường được chuyên biệt hóa về công việc. Ví dụ có các bộ phận liên quan như: thiết kế – design, thi công vật phẩm, lập kế hoạch thực hiện – planner, tổ chức sự kiện – event và một nghề ít người biết là account. Account không phải là kế toán ở các công ty, đây là vị trí kết nối giữa các bộ phận chuyên môn của agency với khách hàng.

Cho dù có chuyên môn nào thì agency là môi trường áp lực lớn về tư duy và ý tưởng, kể cả đòi hỏi khả năng ứng biến giải quyết công việc nhanh. Rất thích hợp cho những người trẻ muốn trải nghiệm sự khắc nghiệt của nghề và còn ít kinh nghiệm.

3 - Marketing là gì và nghề marketing là làm gì tại Việt Nam?

Nếu bạn muốn tham khảo marketing bên Mỹ họ làm nghề gì có thể tham khảo cuốn marketing căn bản quyển 2 của bác Philip Kotler. Bác được xem là cha đẻ của marketing hiện đại. Cuối sách có một danh sách khá dài các nghề liên quan đến marketing như lobby, quan hệ cộng đồng, phát ngôn viên…

MARKETING HAY TIEP THI LA GI

Trong một bài viết có lẽ khó nói hết về marketing, Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tương đối cơ bản để triển khai. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Marketing là gì và nghề marketing là làm gì tại Việt NamHẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Deadline là gì nhé.

CMO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CMO là gì, CMO là ai, làm gì trong 1 công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Billboard trong quảng cáo là gì

CMO là gì, là viết tắt của từ gì?

CMO là từ viết tắt của cửa cụm từ tiếng Anh Chief Marketing Officer. Tiếng Việt thường dùng là Giám đốc Marketing.

Đây là một tên gọi để chỉ chức danh của những người phụ trách marketing ở các tập đoàn lớn, hoặc những công ty có bộ máy lãnh đạo lớn, nhiều chi nhánh, nhiều công ty con.

Ví dụ: Unilever, P&G, K&C, Shell…

Còn các công ty vừa và nhỏ thì hay dùng chức danh trưởng phòng marketing, trưởng nhóm. Ít công ty vừa và nhỏ nào dùng chữ CMO.

CMO cùng với CEOCFO, CPO hay COO được gọi chung là cấp quản lý C-level. C level là cấp quản lý chỉ đứng sau Hội đồng quản trị của một công ty cổ phần hay TNHH.

CMO là một quản lý cấp cao chuyên phụ trách Marketing chung cho cả tập đoàn, công ty. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

5 - CMO là gì, là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

CMO là ai?

Trong một lần nghe chia sẻ của anh Huỳnh Phước Nghĩa, giảng viên của Đại học Kinh tế TP.HCM, anh ấy rút ra những đặc điểm của một CMO mà mình khá đồng ý. Một CMO là một người có 3 khả năng sau:

Hiểu cách vận hành của truyền thông

CMO luôn gắn liền với hoạt động truyền thông. Đây là người phải hiểu từng công cụ truyền thông và hiểu được khách hàng mình đang ở đâu. Không những thế, các xu hướng công nghệ cũng phải được CMO theo dõi liên tục.

Vì sự thay đổi của công nghệ làm biến đổi cách làm marketing thông thường. Giờ bạn thử hỏi có công ty nào dám bỏ qua Digital marketing không? Tất cả đều có mặt trên internet, và nếu không biết xu hướng này, liệu CMO có còn tại vị?

Thậm chí ngay năm 2017, Coca Cola đã không tuyển CMO nữa mà tuyển CGO – nghĩa làm giám đốc phát triển. CGO là viết tắt của Chief Growth Officer. Chức danh này được tạo ra do nhu cầu về growth hacking trong ngành công nghệ.

Tuy nhiên, theo mình ghi nhận thấy là ngoài Coca ra, chưa thấy công ty lớn nào dám làm thế. Và hiệu quả của việc thay thế CMO bằng CGO chưa được chứng thực

Giáo sư về văn hóa và dân tộc học

CMO thường ở các tập đoàn đa quốc gia lớn. Việc truyền thông tại các thị trường mới không thể rập khuôn như tại sân nhà. Mọi thông điệp phải được điều chỉnh nhằm đưa thông điệp, sản phẩm vào tâm trí người tiêu dùng tại nước đó.

Người có thể nhìn thấy tương lai – tương lai học

Để thay đổi, nắm bắt, thậm chí là định hướng thị trường.

Marketing là nghề tiếp xúc với con người. Con người luôn phức tạp và biến đổi. Vì thế, chả có công thức nào thành công vĩnh viễn mà chỉ có câu chuyện thành công trong marketing. Sáng tạo để thay đổi với hoàn cảnh để tiếp tục giữ hình ảnh thương hiệu đi đúng với mục tiêu đã đề ra, đưa ra những định hướng chiến lược theo từng thời kỳ.

Kiến thức và kĩ năng cần có là gì để làm một CMO

Quản trị học là kiến thức nền tảng. Quản trị marketing của Philip Kotler là cuốn kinh thánh đầu giường. Ngoài ra, không nên bỏ qua cuốn chiến lược của Michael Porter. Ngoài ra, các kiến thức về xây dựng thương hiệu, truyền thông, nghiên cứu thị trường cũng không thể thiếu.

Phải nói thật là, CMO là một vị trí vất vả, cho nên đừng ngạc nhiên lương thường rất cao. Tất nhiên, mức lương cao chủ yếu ở tập đoàn nước ngoài.

cmo-la-ai-lam-gi

Các kĩ năng cần có của một CMO là gì?

  • Kĩ năng lãnh đạo
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kĩ năng trình bày
  • Kĩ năng phản biện
  • Kĩ năng giải quyết và xử lý vấn đề
  • Kĩ năng sáng tạo
  • Kĩ năng bán hàng
  • Và những kĩ năng liên quan khác liên quan đế chuyên môn về marketing, truyền thông.

CMO làm gì?

Các CMO làm gì thì tùy công ty và mô tả công việc. Nó đa dạng lắm nên có nói cũng không có cơ sở. Còn ai hỏi khó quá thì, đơn giản thôi mà, giám đốc marketing thì làm marketing thôi =]]

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được ý nghĩa cơ bản của chữ CMO. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết CMO là ai và làm gì trong doanh nghiệp? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Seo là gì, là viết tắt của từ gì? Nghề Seo là làm những cái gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc ấy cho bạn qua bài viết này.

Seo là gì?

Seo là từ viết tắt từ tiếng Anh của từ Search Engine Optimization. Lấy 3 chữ đầu tiên của từ viết tiếng Anh mà ghép lại.

Dịch từ này sang tiếng Việt có nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm. Nếu định nghĩa đúng ở Việt Nam ta thì Seo là để đưa trang web lên vị trí cao trên google hay là top.

Ví dụ:

Mình bán lồng đèn trung thu. Và mình muốn website của mình sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác những từ khóa (keyword) liên quan đến lồng đèn trung thu.

Chẳng hạn như là những từ này

  • Lòng đèn trung thu giá sỉ tphcm
  • mua lòng đèn giấy
  • ….

Khi search Google bạn sẽ thấy trang web Gia Thuận Shop của mình. Cụ thể là trang này

https://giathuanshop.com/do-choi/mua-long-den-trung-thu-si-le-gia-re-tphcm.html

6 - Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Bản thân mình đang làm Seo. Đây là do dòng đời đưa đẩy mà đến. Nghề của mình rất là vui, nói với bạn bè của mình là mình làm Seo. Nhưng ai cũng tưởng mình đang đi làm Sale (bán hàng) cả. Có người thì tưởng mình đọc nhầm từ CEO sang 🙂 nếu làm CEO thì ngon rồi.

Để tìm hiểu rõ hơn, mình xin nói thêm về công cụ tìm kiếm(Search Engine). Chắc hẳn ở Việt Nam chúng ta thì không ai không biết đến Google và sử dụng để tìm kiếm. Thực ra ngoài google còn có các công cụ tìm kiếm khác có thể kể đến như yahoo, bing, yandex, Cốc cốc,…

Seo là gì?

Nghề seo là làm những gì?

Nếu nói đến nghề SEO phải làm những gì? Thì có thể kể sơ bộ là gồm 2 phần. Đó chính là Seo Onpage và Seo Offpage.

  • Seo onpage là những thứ bạn làm được trên trang web cần seo của bạn. Những thứ tối ưu nội dung, tối độ load, giao diện, các thẻ Html
  • Seo offpage là những thứ bạn làm ở ngoài trên bạn như đi link để dẫn về website của bạn, đi social,…. Về Seo onpage và Seo offpage khi nào dư dả thời gian nhiều mình sẽ viết bài chi tiết hơn để nói về nó. Bởi vì mỗi phần bên trong sẽ có rất nhiều vấn đề cũng như khái niệm cần biết tới. Cỡi ngựa xem hoa thì nhanh, mà hiểu để vận dụng thì cần biết sâu và kỹ.

Đối với một nhân viên Seo (Seoer) thì công việc hằng ngày thì thường là viết bài đi forum (diễn đàn) để đặt link, rồi mạng xã hội (google plus, pinterest, twitter, facebook,…). Ngoài ra có khi còn phải tạo ra các bài viết trên forum trên các forum hàng đầu hiện nay để quảng cáo sản phẩm của họ.

1 video vui về nghề Seo. Cũng như nói lên những khó khăn của người làm Seo

Hình thức này gọi là forum seeding, ngoài ra công việc của Seoer thì tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố phải ngồi phân tích lựa chọn từ khóa để viết bài nếu như công ty đó không có người thực hiện công việc này.

Còn nếu như công ty đó có nhân viên viết bài hay còn gọi Content hay Copy Writer thì họ sẽ viết bài dựa theo từ khóa và tiêu đề của người này đã phân tích qua.

Trác nhiệm chính của Seoer thì phải đẩy website cụ thể là các bài viết trên đó lên vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm rồi, mà cụ thể ở Việt Nam chúng ta thì là Google. Bởi do google gần như thói quen tìm kiếm hàng đầu của người Việt hiện nay.

Seo

Đó là đối với Seoer thông thường, ngoài ra có một số nơi sẽ yêu cầu Seoer phải làm nhiều công việc khác nữa. Chẳng hạn như việc chạy quảng cáo qua các kênh như Google AdWords, Facebook Ads, Bing Ads hoặc chạy tại các công ty quảng cáo ở Việt Nam như Eclick, Admicro, Cốc cốc, Zalo…

Tùy thuộc công ty cũng như chiến lược phát triển Seo của mỗi công ty. Có khi Seoer phải đảm nhiệm làm các site vệ tinh cho công ty luôn.

(Site vệ tinh là những web nhầm mục đích để giúp cho web chính được mạnh hơn. Cái này có thời gian mình sẽ viết bài giải thích thêm. Không thì các bạn có thể tìm hiểu trên google để biết nha.)

Cũng như tùy thuộc vào quy mô của công ty thì công việc của Seoer sẽ thay đổi khác nhau. Như ở các công ty có quy mô nhỏ thường Seoer đảm nhận khác nhiều việc. Có thể kể ra như thiết kế hình ảnh, viết bài, quản lý, sửa máy tính, máy in lặt vặt, quản trị mạng, biết lập trình để chỉnh sửa website khi cần….

Còn đối với những công ty có quy mô to hơn thì Seoer sẽ làm đúng công việc của mình như đi link, social, xây dựng vệ tinh,…

Đây là kinh nghiệm mà tác giả đúc kết được sau hơn 7 năm lăn lộn với nghề này. Từ lãnh vực vé máy bay, điện máy rồi qua bên lãnh vực giao hàng rồi thương mại điện tử.

Sự thật về Seo và những hiểu lầm thường gặp

Sau đây là một đôi lời nhắn gửi của mình đến những ai quan tâm đến Seo. Seo là một công việc cần sự kiên trì. Nếu bạn muốn lên nhanh chóng thì bạn chạy quảng cáo bằng Google Adwords cho nhanh.

Tất nhiên sẽ đốt tiền của bạn vi vu. Seo có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như tuổi của tên miền, tên miền có từng bị phạt hay chưa,… Nhưng quyết định vị trí của bạn lại nằm trong tay của google. Nên mình đảm bảo kể cả chuyên gia hàng đầu Seo hiện nay cũng chả dám quả quyết cam đoan sẽ lên và nằm ở vị trí bao nhiêu chính xác 100%.

Họ chỉ có thể cam kết là top 10, top 5, top 3 và thời gian khoảng bao lâu. Tóm lại Seo là một công việc rất hên xui và cực kỳ cạnh tranh vì vậy vị trí chỉ có 10 mà vô số doanh nghiệp tranh giành.

Tóm lại Seo chỉ là kênh để quảng bá sản phẩm, nếu doanh nghiệp muốn bán hàng tốt cần phải tận dụng nhiều kênh khác nữa. Và quan trọng nhất là giá cả, chất lượng dịch vụ, thái độ chăm sóc khách hàng ra sao đó mới chính là đều mang lại khách hàng và lợi nhuận cho công ty.

Seo chỉ là một bộ phần nhỏ trong marketing online mà thôi.

Bởi ngoài Seo ra thì còn có các kênh khác nữa. Như SEM, Social, Video,….

Quan trọng nhất là bạn phải tạo ra thương hiệu của bạn để nhiều người biết đến bạn và nhớ đến bạn khi cần mua hàng. Có thể kể đến như thương hiệu thế giới di động khi cần mua điện thoại chẳng hạn.

Mặc dù giá ở đây thì không rẻ hơn so với những nơi khác, nhưng phục vụ tận tình chu đáo, bán hàng, hậu mãi rõ ràng.

Hy vọng qua bài viết Seo là gì và nghề seo là làm cái gì đã giải đáp được thắc mắc của bạn Seo là gì và làm những gì. Cũng như giúp bạn tránh được những lầm tưởng về Seo.

Lời cuối mình muốn nhắn đến là bài viết này mình viết với mục đích chia sẻ, không hề muốn cạnh tranh với các dịch vụ làm seo hay trung tâm dạy seo, hay xúc pham một ai cả. Bởi thế nếu lời lẽ gây mất lòng các bạn, mong các bạn hãy thông cảm bỏ qua nhé. Đừng có ddos hay hack tội nghiệp mình lắm =.=! Chân thành cảm ơn các bạn trước.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp các bạn ở một bài viết khác nhé.

Captcha là gì và Tại sao gõ kiếm tiền thường là lừa đảo?

10Captcha là gì, dùng để làm gì? Gõ captcha kiếm tiền là như thế nào, có thật hay không hay chỉ là lừa đảo? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Đa cấp là gìMô hình Ponzi là gì và có lừa đảo không

Captcha là gì?

Captcha là một cụm từ tiếng Anh cũng là tên một chương trình xác định người thao tác là người hay máy tính.

Viết tắt của Captcha là Completely Automated Public Turing Test To Tell Computers and Humans Apart. Đây là chương trình được tạo ra bởi Luis von Ahn, Manuel Blum, Nicholas Hopper và John Langford của Đại học Carnegie Mellon vào năm 2000.

Captcha được tạo ra chỉ với mục đích là xác minh người truy cập chương trình, người sử dụng là người thực sự hay chỉ là một chương trình tự động. Nó dùng để ngăn ngừa hoạt động spam nhằm tạo kết quả sai lệch như tạo tài khoản hàng loạt, tạo bình chọn hàng loạt, tra cứu hàng loạt 1 hoặc nhiều từ khóa hay tạo truy cập hàng loạt như tấn công DDOS…

Người Việt chúng ta hay đọc là Cáp cha. Tại Việt Nam, có một nghề gõ captcha kiếm tiền rộ từ 2011 đến 2014. Tuy nhiên, thời gian này công việc này không còn rộ nữa. Ngôi nhà kiến thức sẽ nói ở đoạn cuối cùng để các bạn tự xét rằng nó có lừa đảo hay không.

Gõ Captcha là gì và Tại sao gõ kiếm tiền thường là lừa đảo?

Captcha có bao nhiêu loại?

Captcha qua phát triển của công nghệ, nó ngày càng phức tạp hơn để đối phó với biện pháp chống captcha từ hacker hoặc những người gian lận. Về cơ bản, các loại phổ biến bạn có thể thấy là:

  • Hiển thị mờ chữ và số để thử thách thị giác của người đọc. Điều này để tránh máy quét của phần mềm tự động.
  • Chọn hình ảnh theo chủ đề cho sẵn.
  • Đánh dấu tick.
  • Hỏi phép toán cơ bản như 1+1=?
  • Hỏi kiến thức cơ bản.
  • Dạng nhận diện hành vy người dùng. Phiên bản mới nhất hiện nay. Nó sẽ dựa vào cách di chuyển chuột thời gian này nọ. Để quyết định xem là người dùng thật sự hay không. Cụ thể là phiên bản Recaptcha 3.0. Bạn có thể Google để tìm hiểu về phiên bản này.

Ngoài những catcha cơ bản còn có những catcha siêu hại não với những web có người dùng đặc thù như lập trình viên, sinh viên toán, gamer… Có những loại khó kinh khủng như sau:

  • Game tìm đường thoát khỏi mê cung.
  • Giải toán phức tạp với căng, lũy thừa, log, ln, giai thừa…
  • Kiến thức tự nhiên hoặc xã hội cực kỳ hiếm gặp.
  • Thông tin chuyển động liên tục.

Tại sao gõ captcha kiếm tiền thường được coi là lừa đảo?

Để được làm việc thì người dùng nhận làm thường phải đăng ký qua 1 bên thứ 3. Sau đó sẽ được họ gửi tài khoản và phần mềm để đánh captcha. Ngày nay thì hình như là đánh trực lên web rồi, không cần phải thông qua phần mềm như xưa.

Thực ra đánh captcha lấy tiền không phải là lừa đảo. Người thuê các bạn làm họ chỉ không nói đủ sự thật. Sự thật là công việc này rất khó làm và cần sự kiên nhẫn. Có nhiều loại nó mờ đến nỗi làm một lúc sẽ mỏi mắt sớm.

Có những loại mà nó đòi hỏi thời gian và độ chính xác. Nếu như bạn tưởng rằng dễ ăn 1000 captcha thì bạn cứ đăng ký gõ thử thì biết nhé.

Cách đây mấy năm mình có tham gia, tốc độ hiển thị captcha thì chậm, có lúc lại không ra phải tắt mở lại phần mềm. Việc này rất mất thời gian. Thường sau 1 một thời gian thử thì ai đánh captcha đều tự bỏ cuộc cả.

Vì chưa đánh đủ đến mức để nhận, thì khoảng này cũng như là làm không công cho người tuyển. Do đó bạn thấy tuyển vụ đánh captcha này liên tục, vì số lượng bỏ cuộc là liên tục. Thì người đăng tuyển sẽ được hưởng lợi từ số người bỏ cuộc.

Họ chưa đạt mức tối thiểu để nhận tiền. Tích tiểu thành đại, người kia chỉ đăng tin sẽ có vô số người vô gõ như kiểu không công cho họ. Vì đa số bỏ cuộc cả rồi.

Và một sự thật nữa là việc làm này chả mang lại giá trị nhiều cho xã hội, nên giá tiền công cũng rẻ rúng. Quá rẻ để hại cho đôi mắt bạn. Ngôi nhà kiến thức khuyên các bạn tìm công việc nào bên ngoài cực một chút những rèn luyện thể chất. Để mắt cận năm nào cũng phải đổi kiếng lại tốn khoản tiền chả nhỏ.

Hy vọng qua bài viết Captcha là gì và tại sao gõ kiếm tiền thường là lừa đảo? ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu từ Deso – SVC – Chimte- Vch – IB là gì nhé.

Tham khảo Captcha.net

PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì?

PG là gì, là từ viết tắt của từ gì? Nghề PG là làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu chút thông tin cơ bản qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Marketing là gì và nghề marketing là làm gì tại Việt Nam – PR là làm gì

PG là gì, là viết tắt của từ gì?

PG là từ viết tắt của Promotion girl. Nghĩa tiếng Việt hay dùng là nữ tiếp thị, nữ chiêu thị. Nhưng đã phần dùng chữ PG, ít ai dịch ra. Chữ dịch đôi khi gây khó hiểu do trong ngành truyền thông đã dùng quen. Và họ chỉ đọc tắt là Pi Gi là biết cô gái đó làm nghề gì.

PG đa phần là các sinh viên nữ làm thêm để kiếm thêm học phí. Đối với các cô gái có ngoại hình tốt, một số ít chọn làm nghề lâu dài. Nhưng sau thời gian đa phần sẽ lên quản lý nhóm PG còn đa phần thì coi nó như là một nghề đầu đời trước khi ra trường.

8 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì?
Các cô gái PG tại Hội chợ điện tử và game Igomir Liên Bang Nga

Nghề PG làm gì?

Nghề PG là đứng minh họa hoặc làm người hút chú ý của khách đối với sản phẩm đang được trưng bày.

Bạn có thể kiêm luôn tư vấn bán hàng khi khách hàng hỏi mua và cần biết thông tin.

Công việc của bạn là mặc một bộ áo thật quyến rũ, thật đẹp và đứng cạnh sản phẩm. Thấy ống kính chĩa về mình thì tạo dáng, tạo biểu cảm khuôn mặt sao cho ăn ảnh nhất. Mà không ăn ảnh cũng đừng lo, phần mềm chỉnh sửa ảnh sẽ giúp bạn.

Giá trả theo giờ, tùy thuộc vào ngành hàng giá dao động khá cao. Cao nhất luôn là PG ngành xe hơi đi kèm với yêu cầu chiều cao, cân nặng, số đo 3 vòng cân đối…

Ngoài ra cũng có kiểu PG kiêm nhiệm là nhân viên công ty mặc áo dài, đeo khăn chéo như hoa hậu. Nhưng kiểu PG này lạc hậu lắm rồi, bây giờ đa phần PG được may mẫu váy cách điệu gợi cảm để thu hút chú ý của cánh mày râu.

Nghề PG có gì vui?

Bước vào nghề PG như là bước đệm đẹp đẽ nhất của con đường sự nghiệp của bạn gái. Hiếm có nghề nào được mặc nhiều đồ đẹp và quyến rũ nhiều đến thế.

Bạn sẽ được va chạm một chút với cuộc sống cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nhiều người sẽ muốn chụp hình cùng bạn, nhưng cũng không ít người khiếm nhã tận dụng để quấy rối.

Nghĩa bóng là bạn bắt đầu va chạm với nhiều người trong xã hội để tích lũy kinh nghiệm đối nhân xử thế sau này.

Rèn luyện tính tự tin, kỹ năng tạo dáng trước nhiều ống kính cùng chĩa vào đồng loạt. Sau này chụp ảnh cưới hay du lịch bạn chẳng còn phải bối rối nên chụp kiểu gì nhé.

Được tiếp xúc ban đầu với thị trường hàng hóa, có cách nhìn tinh tế hơn, bớt ảo tưởng hơn.

Chân bạn sẽ rất bền bỉ sau thời gian đứng làm PG cho các thương hiệu.

Hình ảnh PG tại hội chợ Motoshow Sài Gòn tháng 5/2017

 

9 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì? 10 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì? 11 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì? 12 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì? 13 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì? 14 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì? 15 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì? 16 - PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì?

Hy vọng qua bài viết PG là gì, là viết tắt của từ gì và Nghề PG là làm gì đã có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về PG là ai và nghề PG là làm gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Bảo hiểm là gì và nó lừa đảo hay mang lại lợi ích?

Bảo hiểm là gì? Bảo hiểm là lừa đảo hay mang lại lợi ích thật sự? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ponzi là gì và có lừa đảo khôngĐa cấp và Bán hàng Đa cấp là gì? 

Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm trong kinh doanh là một dịch vụ tài chính chia sẻ rủi ro không lường trước được của cá nhân, tổ chức.

Bảo hiểm còn có cách hiểu đơn giản giống như khi chơi họ (hụi). Tức có khoảng 100 người (càng nhiều càng tốt) cùng tham gia và đóng tiền theo định kỳ. Ví dụ như mỗi người 1 năm đóng khoảng 20 triệu như thế sau 1 năm sẽ có khoảng 20 tỉ.

Số tiền này được gọi là quỹ bảo hiểm; và nhiệm vụ chính của nó là trong trường hợp ko may, tức 1 hay vài người trong số 100 thành viên bị tai nạn hay bệnh tật bất thường gì đó. Số tiền này sẽ dc trích ra để trang trải chi phí bệnh tật cho thành viên xấu số đó.

Tính ra mỗi năm đóng khoảng 15-20 triệu mà đảm bảo an toàn mai kia không may bị bệnh tật kiểu ung thư hoặc tai nạn. Llúc đó được bảo hiểm hỗ trợ mới thấy giá trị của bảo hiểm như thế nào.

18 - Bảo hiểm là gì và nó lừa đảo hay mang lại lợi ích?

Nguồn gốc ra đời của bảo hiểm

Dịch vụ tài chính này ra đời vào thế kỷ 17 tại Anh. Lúc đó, nước Anh đang phát triển mạnh về hàng hải. Việc du hành trên biển đem lại rủi ro cũng như lợi nhuận. Các chủ tàu mới hội họp và sáng chế ra một quỹ chung để bù đắp rủi ro và giúp người thất bại sớm trở lại với biển.

Kể từ đó, dịch vụ này lan rộng trên khắp châu Âu. Đến nay, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới chính là một công ty của Anh. Công ty này cũng đã từng trả phí cho nhiều nạn nhân tàu Titanic.

Vậy dịch vụ tài chính bảo hiểm vận hành ra sao để có lợi nhuận?

Dĩ nhiên bằng các công cụ tính toán thì các công ty bảo hiểm sẽ tính xác xuất người tham gia bị tai nạn ở một tỉ lệ % nào đó; rồi sẽ suy ra số tiền mà mỗi thành viên phải đóng để đủ giải quyết những trường hợp ko may kia. Nói qua như vậy để ta thấy mô hình bảo hiểm khác với mô hình đóng tiền ngân hàng ở chỗ:

    • Mục đích của bảo hiểm là để phòng rủi ro có khả năng xảy tới trong tương lai; chứ không phải sinh lợi nhuận.
    • Không có chuyện đóng tiền vào bảo hiểm 1,2 năm đầu rồi bỏ đó không đóng nữa. Sau đó 3,4 năm sau mới đòi rút tiền lại (như trong ngân hàng).
    • Bởi quỹ bảo hiểm muốn tồn tại cũng như quỹ họ phải có ng đóng tiền liên tục. Nếu ai cũng giở trò khôn lỏi không đóng tiền hay đóng rồi rút thì sẽ sinh vỡ quỹ; ảnh hưởng tới hàng ngàn người khác cùng tham gia mua bảo hiểm.
    • Do đó, đã tham gia bảo hiểm là phải đóng tiền (khỏi thắc mắc).

Đương nhiên vì cơ chế của bảo hiểm khác ngân hàng, do đó khi bị bệnh tật thì người đóng sẽ dc hưởng số tiền rất lớn gấp hàng trăm, ngàn lần số tiền mình đã đóng.

Không có tiền gửi ngân hàng, hay lãi suất nào có thể chi trả được nhiều như bảo hiểm cả. Cho nên đừng có so sánh bảo hiểm với ngân hàng rồi nghĩ thích rút tiền lúc nào thì rút, rồi lại còn đóng bảo hiểm đòi lãi suất cao như ngân hàng.

Tất nhiên, người tham gia mua bảo hiểm cần phải đọc kĩ mọi điều khoản trong hợp đồng để hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình làm gì. Ví dụ mỗi năm đóng theo gói bao nhiêu tiền? Và đến khi mình bị bệnh thì sẽ dc hưởng bao nhiêu tiền?… Tất cả mọi thứ đều đc ghi rõ trong hợp đồng để tạo ra sự sòng phẳng tuyệt đối.

Bảo hiểm là lừa đảo có phải là sự thật?

Bảo hiểm không xấu như mọi người nghĩ. Ngược lại, bảo hiểm có tính nhân văn. Nhưng chính những nhân viên tư vấn thiếu đạo đức hoặc chạy theo đồng tiền. Họ muốn có hợp đồng bằng mọi giá nhưng quên mất việc phải tư vấn làm sao để cả 3 bên cùng có lợi: khách hàng được bảo vệ tốt, bản thân ký được hợp đồng, xây dựng tốt hình ảnh công ty.

Chúng ta cần phải hiểu rõ việc mua bảo hiểm chỉ chia sẻ gánh nặng tài chính, không phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài chính khi rủi ro xảy ra. Những bệnh nào đã tồn tại trước khi mua bảo hiểm sẽ không được bồi thường.

Không riêng gì nhân viên tư vấn bảo hiểm, nhân viên sales các ngành khác cũng vậy, để chốt được hợp đồng, nhiều bạn mất đi tính trung thực, khách hàng hỏi gì cũng có cũng hứa hẹn. Đến khi gặp chuyện thì đùn đẩy trách nhiệm.

Bạn là khách hàng. Bạn phải chịu trách nhiệm với chính quyết định của bản thân, đừng đổ lỗi vì tin người này người kia khi sự việc không như mong muốn. Để tránh chuyện tiền mất tật mang. Bạn nên bỏ chút thời gian lắng nghe nhân viên tư vấn (NVTV) nói gì, ghi chú lại, đặt câu hỏi cho NVTV về những quan tâm, những mong muốn cũng như thắc mắc.

Yêu cầu NVTV giải quyết vấn đề cho mình, ghi chép lại những thông tin bạn quan tâm. So sánh, đối chiếu lời NVTV với bảng hợp đồng. Điều gì không rõ, yêu cầu NVTV giải thích lại. Với hợp đồng bảo hiểm, bạn có 21 ngày đổi trả hợp đồng theo quy định, tại sao không dùng quyền lợi đó để bảo vệ mình?

Bạn phải tìm hiểu rõ, 1 hợp đồng bảo hiểm khi bàn giao cho khách hàng bao gồm những gì. Vì hợp đồng và những giấy tờ đính kèm là cơ sở cho việc bồi thường mỗi khi rủi ro xảy ra.

Hiện tại, khi mua hoàn tất một hợp đồng bạn phải nhận được bảng điều khoản có ký kết và bảng minh họa dòng tiền. Cực kỳ lưu ý, thiếu 1 trong 2 giấy tờ đó, bạn không đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường, cũng chẳng biết rõ mình được bồi thường trong trường hợp nào, như thế nào.

Sau khi nhận được bộ hợp đồng bảo hiểm, bạn nên gọi lên công ty mẹ, kiểm tra lại số hợp đồng. Thao tác này để xác định bạn có thực sự được bảo vệ bởi chính công ty bảo hiểm mình đang mua hay không!

Tại sao mình nhắc nhở điều này, vì sẽ có khách hàng mua thông qua tổng đại lý, vẫn mang tư cách của công ty, vẫn con dấu khắc tên công ty nhưng là con dấu riêng của công ty tổng đại lý theo hình thức nhượng quyền sản phẩm. Hành động này kiểm tra hợp đồng của bạn có thực sự tồn tại không?

Tìm hiểu công ty bảo hiểm mình đang mua có website quản lý hợp đồng online hay không? Bạn tự theo dõi được tiến độ hợp đồng của mình trong suốt thời gian đóng phí và sau khi đóng phí.

Hãy tự bảo vệ quyền lợi của chính mình trước khi chờ nhà nước hay tòa án hỗ trợ!

Bảo hiểm có bao nhiêu loại?

Dễ phân loại nhất, chúng ta có 2 dạng bảo hiểm là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

  • Bảo hiểm nhân thọ: các rủi ro liên quan đến nhân mạng con người như bệnh hiểm nghèo, tai nạn, qua đời…
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: các rủi ro liên quan đến tài sản, nhà cửa, phương tiện và kể cả một phần thân thể như các ngôi sao mua cho đùi, ngực hay bàn tay của họ.

Hy vọng qua bài viết Bảo hiểm là gì và nó lừa đảo hay mang lại lợi ích đã giúp các bạn hiểu thêm về tính chất của bảo hiểm và cách vận hành của nghề này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

PR có nghĩa là gì và nghề PR là làm gì?

PR là gì? PR là viết tắt của từ gì? PR trên facebook là gì hay pr nhắc đến hay trên các trang báo có nghĩa là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về PR là gì qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:  Growth hacking là gì – Bán hàng đa cấp là gì – Marketing là gì

PR có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì?

PR là một từ được viết tắt từ tiếng Anh. PR viết đầy đủ là Public Relations. Nếu dịch từ PR qua tiếng Việt thì từ PR có nghĩa là quan hệ công chúng.  Từ PR theo lý thuyết marketing là một kênh truyền thông giúp tạo mối quan hệ bền chặt giữa công ty và cộng đồng.

Lý thuyết học thuật từ PR đa phần du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm PR là hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Do đó hiểu PR có nghĩa là quảng cáo thì hoàn toàn toàn sai lầm nhé.

PR có nghĩa là gì và nghề PR là làm gì?

Vậy thì quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng tức là tạo ra một mối dây liên hệ bền chặt và liên tục với nhóm khách hàng của công ty và cộng đồng hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Với sự liên hệ liên tục và bền vững này, thương hiệu sản phẩm, công ty sẽ có một mạng lưới tiêu thụ, phản hồi và truyền thông cho chính thương hiệu sản phẩm và công ty.

PR giúp cho công ty mở rộng thị trường và phòng vệ trước những thông tin xấu một cách gián tiếp mà các công cụ truyền thông khác không thể làm được.

PR có nghĩa là gì?

Ví dụ:

Một khách hàng đã từ sử dụng công ty và được chăm sóc rất tốt. Thì khi tin tức xấu nói về công ty như phục vụ khách hàng coi thường này nọ hay lừa đảo. Có thể thông tin này được đối thủ tung ra nhầm hạ bệ công ty đó.

Thì nếu như công ty đó quan hệ công chúng hay còn gọi làm PR tốt, thì khách hàng của họ sẽ không tin, thậm chí có khi họ còn vào đính chính giúp cả công ty đó.

Gần đây có sự kiện Yamaha thu hồi lại xe Grande. Theo cá nhân mình đánh giá đây là một hướng đi rất tốt cho thương hiệu của họ. Họ biết sản phẩm có lỗi và họ sẵn sàng thu hồi sửa lỗi chứ không đổ do khách hàng này nọ…

Sẵn đây mình cũng nói về vụ khi tìm kiếm trên google. Khi có search 1 công ty nào đó nếu có xuất hiện từ lừa đảo. Thì bạn nên bình tĩnh đừng vội kết luận đó lừa đảo. Hãy vào đọc, xem người nói có bằng chứng rõ ràng hay không.

Vì không ít vụ được dựng lên để hạ bệ danh tiếng của công ty đó. Còn vì sao lại có gợi ý như thế trên google. Đây được gọi là một dạng SEO Suggest.

Hoặc là do người dùng họ sợ công ty đó lừa đảo, nên thường tìm tên công ty abcxyz lừa đảo. Do tìm kiếm quá nhiều nên google sẽ tự động nhớ và lưu lại tạo nên Google suggest.

PR tại Việt Nam được hiểu như thế nào?

Lý thuyết học thuật từ PR đa phần du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm sang hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp.

Ví dụ:

  • Các cô phục vụ trong các quán bar, nhà hàng dùng chức danh PR rượu trong khi các cô đến từng bàn chào bán trực tiếp sản phẩm.
  • Các thông điệp và bài báo mang tiếng là bài viết PR nhưng toàn nói tốt về sản phẩm hoặc tệ hơn không cung cấp kiến thức nào cho người dùng. Bạn sẽ thấy rất nhiều thể loại bài này ở những tờ báo ít người đọc như khoa học, pháp luật, kỹ thuật… Và thường các hãng thực phẩm chức năng sử dụng hình thức này.
  • Hoạt động PR hay bộ phận PR doanh nghiệp kiêm nhiệm luôn chức năng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, marketing và thậm chí nếu quy mô công ty quá nhỏ còn thêm nhiệm vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Vậy nghề PR là làm gì?

Nghề PR là một nhánh nhỏ của công việc truyền thông, quảng cáo hoặc xây dựng thương hiệu. Do đó làm PR là làm những việc liên quan đến công việc truyền thông, quảng cáo hay xây dựng thương hiệu. Cụ thể công việc ra sao thì hãy xem tiếp phần bên dưới nhé.

PR theo lý thuyết thực sự có những loại hình nào?

Vì PR có nhiều hình thức tùy vào cách hiểu của công ty hoặc người làm PR, Ngôi nhà kiến thức chỉ xin giới thiệu những loại hình phổ biến đang được nhiều người làm để tham khảo:

Tổ chức sự kiện:

Với mục tiêu thu hút nhiều người tới, địa điểm đông người và rộng như công viên, nhà văn hóa, sân vận động… Sự kiện thường không sẽ ít nói nhiều về sản phẩm nhưng các trò chơi đa phần có liên quan đến sản phẩm.

Mục tiêu của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham gia, thu hút đông người để nhiều người biết đến và đưa thương hiệu sản phẩm một cách khéo léo vào đầu người tiêu dùng.

Tài trợ:

Là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật hoặc hiện kim cho một tổ chức khác để đứng ra thực hiện chương trình từ thiện, gây quỹ, kêu gọi ủng hộ. Trong chương trình hoặc cuối chương trình được nhận lời cám ơn qua lời dẫn của MC và có logo trên phông màn sân khấu.

Ví dụ kép cho 2 loại hình trên là sự kiện Rock Storm do Mobifone tài trợ. Đối tượng hướng tới là giới trẻ khi giới trung niên – những khách hàng đầu tiên thì khó thay đổi số điện thoại. Địa điểm là sân vận động để chứa được số lượng cả ngàn người.

Bài hát thì không nhắc tới Mobifone nhưng phông sân khấu có logo và đồ vỗ tay thì in logo mobifone.

  • Thông cáo báo chí: Viết diễn tả nội dung theo cấu trúc kim tự tháp ngược để nói về một sự kiện quan trọng mà doanh nghiệp hoặc thương hiệu có liên quan.
  • Bài PR/Advertorial: Bài viết cung cấp kiến thức về một lĩnh vực cụ thể theo mô típ: vấn đề, giải pháp và cuối cùng là sản phẩm.
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông: Thực ra là đứng ra điều phối hoặc hỗ trợ giải quyết cùng ban lãnh đạo. Khi công ty bị khủng hoảng, bộ phận PR thường là nơi đánh giá mức độ khủng hoảng và đề ra giải pháp xử lý. Nếu quy mô lớn thì toàn thể lãnh đạo công ty cùng giải quyết hoặc chủ tịch hiệp hội ngành nghề phải cùng giải quyết chung.

Ví dụ:

Cuộc khủng hoảng của ACB sau khi bầu Kiên bị bắt khiến NHNN Việt Nam phải vào cuộc và tiếp vốn liên tục để ACB không bị hụt tiền hoạt động kinh doanh.

Vì đặc thù ngành ngân hàng là 1 cái sụp đổ sẽ kéo domino tất cả sụp theo. Ngân hàng là xương sống vốn của nền kinh tế, vì thế sự sụp đổ là điều không quốc gia hay người dân nào muốn.

  • Quan hệ cộng đồng: Tham gia các nghiệp đoàn, đoàn hội nhóm ngành nghề để trao đổi thông tin, quảng bá, hỗ trợ hoạt động để khẳng định tên tuổi, tìm cơ hội hợp tác và bảo vệ nhau nếu có khủng hoảng xảy ra.
  • Digital (số) hóa các hình thức trên: Khi giá nhiên liệu tăng, mọi người có xu hướng ít di chuyển và sử dụng mạng xã hội số nhiều hơn. Các thương hiệu thức thời đã đón bắt nhu cầu này và tạo cho mình trang thông tin đại diện để luôn đối thoại với người dùng, tổ chức sự kiện khuyến mãi hoặc chơi game điện tử có thưởng kể cả thuê những hot blogger, KOL hay Influencer, Facebooker nói về mình để nhiều người biết tới.

Một số từ liên quan đến PR dân tình hay nhắc tới:

PR dùm là gì?

PR dùm ở đây có nghĩa là nhờ ai đó giới thiệu quảng bá giúp về sản phẩm hay dịch vụ. Giống quảng cáo hộ hơn PR của quan hệ công chúng trong bài nhắc tới nhé.

PR thuê là gì?

PR thuê là được ai đó hay công ty nào thuê để thực hiện việc công việc quảng bá, quảng cáo giùm họ.

PR là gì trên facebook?

Pr trên Facebook. Tức là khi bạn thấy ai đó đang cố gắng tuyên truyền thuyết phục người khác, là 1 thứ gì đó là tốt. Hay hiểu đơn là họ đang quảng cáo sản phẩm, dịch vụ gì trên facebook đi.

PR sản phẩm là gì?

PR là giới thiệu sản phẩm nào đó tới người khác. Hiểu PR sản phẩm theo số đông thì là quảng cáo sản phẩm. Còn hiểu nghĩa theo quan hệ công chúng là nó là 1 quá trình phức tạp dong dài, chứ không phải chỉ mỗi quảng cáo cái sản phẩm đó là xong.

PR hộ là gì?

PR hộ là nhờ ai đó giúp quảng bá sản phẩm tới nhiều người khác. Hiểu giống kiểu quảng cáo giùm hơn là cái quan hệ công chúng. Vì dân mình cứ tưởng PR là quảng cáo nên mới có mấy cách dùng PR như thế này.

PR trong mua hàng là gì?

PR trong mua hàng là để nói về tranh thủ quảng cáo về sản phẩm nào đó, có thể là sản phẩm khách hàng đang muốn mua hay 1 sản phẩm liên quan. Tương tự thì cái này cũng chẳng dính gì về quan hệ công chúng cả.

Do dân tình hiểu PR = Quảng cáo nên mới sinh ra mấy từ mình vừa giải thích.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết. Hy vọng qua bài viết PR có nghĩa là gì và nghề PR là làm gì để giúp bạn có thể hiểu hơn về PR là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này.

Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Tại sao phải bảo mật Email nhé.

Tìm hiểu Edtech là gì và ứng dụng của nó ra sao?

Edtech là gì? Ứng dụng của Edtech vào cuộc sống ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: IOT  là gì dùng làm gì – OS (Operating system) là gì

Edtech là gì?

Edtech là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh: Educational technology, tức là ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục, học tập.

Trong gần 10 năm trở lại, Internet ngày càng phát triển với tốc độ cao, mức độ sử dụng công nghệ và Internet cũng tăng đột biến. Edtech trở thành nhu cầu tiềm năng đem lại lợi ích tập trung vào bối cảnh lớn hơn và cá nhân hóa cho cả người học và giáo viên.

Người học sử dụng các thiết bị riêng của họ để truy cập vào tài liệu học tập không chỉ trên mạng lưới trường, mà còn bất cứ nơi nào ngoài trường. Những bài học và bài tập phù hợp để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng người học.

20 - Tìm hiểu Edtech là gì và ứng dụng của nó ra sao?

Các ứng dụng của edtech là gì?

Edtech là một lĩnh vực đa dạng có thể được chia thành ba khoảng ngành dọc:

Quản lý thông tin và quy trình – Management of information and processes

Ngành này ứng dụng sát hạch, các khóa học chuyên nghiệp và hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Magagement System).

Ấn Độ đã có một số edtech startup thành công trong ứng dụng này. Ở Việt Nam, một số trường đại học lớn, có uy tín đã và đang bắt đầu triển khai hệ thổng quản lý học tập trực tuyến (LMS), và trường ĐH Kinh Tế TP.HCM là một trong số những trường đại học tiên phong áp dụng phương pháp LMS này.

Hướng dẫn (tài liệu giảng dạy) – Instruction (teaching material)

Hình thức này gồm 3 loại hình khác nhau:

Khóa học trực tuyến, học theo phương pháp E-learning – việc dạy và học tương thích.

Dựa vào kết quả học tập, năng lực của mỗi người học mà phần mềm học tập online sẽ tương tác điều chỉnh tốc độ và phương pháp giảng dạy, cũng như bài tập cho phù hợp. ELSA là ứng dụng thông minh giúp người học Việt Nam phát âm chính xác và giao tiếp lưu loát như người bản xứ.

Với hơn 30 trò chơi và 3,000 từ và câu thông dụng, ELSA giúp người học thực tập và hoàn thiện phát âm tiếng Anh.

Học qua dự án

Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc giao một dự án cho người học và cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc một bài tiểu luận báo nào đó hoàn thành cuối môn học.

Cách tiếp cận này nhằm tương quan tốt hơn với công việc thực tế cuộc sống và tình huống giải quyết vấn đề và giúp các sinh viên thực hành và học cách tự quản lý và xem xét lại các kỹ năng khác.

Học qua ứng dụng thực tế ảo

Thiết bị kính thực tế ảo đang được phát triển hoàn thiện. Google phát triển ứng dụng cardboard để ứng dụng cho kiếng thực tế ảo. Microsoft cũng phát triển HoloLens thử nghiệm trong các trường y khoa trong việc quan sát trực quan cơ thể người.

Đánh giá (kiến thức học sinh và tài liệu hướng dẫn và đo lường sự tiến bộ) – Assessment (student knowledge and progress documentation and measurement)

Cập nhật đánh giá người học liên tục kết hợp với các phân tích dữ liệu, giáo viên có thể sử dụng các thông tin được tạo ra để điều chỉnh kế hoạch bài học của họ ở bất cứ đâu miễn là có dịch vụ kết nối.

Sinh viên có thể tự tin trả lời các câu hỏi của giảng viên thông qua phần mềm mà không sợ bị sai trước các bạn của mình, từ đó giảng viên có thể đánh giá chính xác hơn về kiến thức của từng sinh viên.

Những edtech startup thành công trên thế giới:

  • Knewton: Knewton được thành lập vào năm 2008, với hơn 10.000 sinh viên sử dụng. Knewton cung cấp những khóa học trực tuyến của nhiều đối tác giáo dục nổi tiếng trên thế giới.
  • Coursera: Coursera cung cấp những khóa học trực tuyến miễn phí theo hướng phổ cập giáo dục, và là đối tác của các trường đại học và các tổ chức giáo dục hàng đầu.
  • Udemy: Udemy có hơn 40.000 khóa học online có thu phí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với hơn 11triệu học viên.
  • Duolingo: Duolingo là phần mềm học ngoại ngữ miễn phí. Mỗi bài học đều được trò chơi hóa để người học để tiếp cận hơn. Doulingo là nền tảng học tập ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, nay đã sử dụng được cho các lớp học. Hàng nghìn giáo viên đã sử dụng nó để tăng cường cho các bài học của mình.

Hy vọng thông qua bài viết Tìm hiểu Edtech là gì và ứng dụng của nó ra sao đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

Mạng xã hội có rất nhiều loại phục vụ nhiều nhu cầu. Có những mxh phổ biến toàn cầu, nhưng có loại nổi tiếng theo từng lĩnh vực riêng biệt. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết sau.

Các loại mạng xã hội – social network là gì?

Các loại hình mạng xã hội social network không bao giờ cố định, vì tại nước ngoài phát triển một nền tảng MXH không khó. Bạn có đủ hạ tầng là bạn triển khai.

Nhưng ở Việt Nam, bạn sẽ phải xin giấp phép khá vất vả. Mục đích và mô hình hoạt động thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển và mục đích hình thành. Tuy nhiên, về cơ bản, có các loại hình social network phổ biến sau:

22 - Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

1. Mạng xã hội hỗn hợp

Người dùng chia sẻ mọi thứ từ status, hình ảnh, bài viết, video, link web… Ví dụ về mạng xã hội dạng này là: Facebook, G+, Vk… còn Myspace của Mỹ lụi tàn vì những kẻ mới gia nhập. 

2. Mạng xã hội hình ảnh

Tập trung vào việc đăng tải nội dung hình ảnh. Đại diện điển hình cho MXH này là: Pinterest, Instagram, Flickr.

3. Mạng xã hội chia sẻ Video

Chỉ hỗ trợ chia sẻ video. Đại diện điển hình cho loại này là: Youtube, Vimeo, Vine. 

4. Mạng xã hội chia sẻ âm nhạc

Đại diện là Souncloud, Musical.ly, Spotify.

5. Mạng xã hội chia sẻ thông tin

Chắc bạn đã từng nghe qua: Digg, Reddit, Del.icio.us. 

6. Mạng xã hội chuyên môn

LinkedIn, Slideshare là nơi những con người chuyên nghiệp và chuyên gia tìm đến.

7. MXH trên bản đồ

Thế giới có Foursquare. Việt Nam ít dùng cái này do check in trên Facebook đã làm quá tốt.

Mạng xã hội gắn liền với ứng dụng chat Cài ứng dụng trên điện thoại bạn sẽ có 1 trang để chia sẻ như loại hỗn hợp. Điển hình là các ứng dụng Line, Kakao Talk.

8. Mạng xã hội nền tảng blog như Yahoo 360

Các trang nổi bật hiện giờ là WordPress, Blogger (Blogspot) của Google, Tumblr của Yahoo.

9. Mạng xã hội nền tảng tiểu blog (micro-blog)

Thế giới chỉ có Twitter là nổi bật. Dạng này khá kén người dùng. Weibo cũng là dạng tiểu blog mô phỏng lại Twitter của Mỹ, chỉ dành cho Trung Quốc. 

10. Mạng xã hội kết nối sở thích

Việt Nam có VOZ bá đạo. Còn có Tinhte, DDTH cũng là điển hình cho dạng này. Foody là mạng ẩm thực đình đám. Nước ngoài có Meetup, Yelp và Classmate.

11. Mạng xã hội cho dân thiết kế gửi gắm tác phẩm của mình

Tìm tới Behance của chính Adobe phát triển hay DevianArt

12. Mạng xã hội chỉ dùng để hỏi đáp (Q/A)

Quora đang phát triển nhưng Yahoo Answer vẫn còn rất mạnh. Update 2021 Yahoo Answer hay còn biết với tên gọi Yahoo hỏi đáp đã đóng cửa.

13. Vậy lập trình viên thì vào đâu? Thử với Github hay Geeklist nhé!

Top 7 các mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới là gì?

  • Facebook: với số lượng người dùng hơn 1 tỷ trên toàn thế giới. Sự phát triển của Fb đã tiêu diệt rất nhiều MXH tại địa phương như Orkut, Zing Me, Friendster.
  • VKontakte: Chỉ phổ biến tại Nga hoặc các nước SNG trước đây thuộc Liên Xô cũ.
  • Twitter: Cạnh tranh quyết liệt với Facebook tại thị trường Mỹ và đứng đầu tại Nhật Bản.
  • Tiktok đang làm mưa gió trên thế giới với những đoạn video ngắn. Là 1 sản phẩm từ Trung Quốc.
  • Facenama: chỉ dành cho công dân Iran. Sau cuộc bạo loạn của sinh viên, giờ đây social network nước ngoài khó mà hoạt động tại quốc gia Hồi giáo này.
  • QZone: Chỉ xuất hiện tại Trung Quốc
  • Odnoklassniki: Một thương hiệu lạ chỉ có tại vùng Trung Á.

23 - Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

Nguồn: Pixabay

Hy vọng qua bài viết Các loại mạng xã hội social network là gì và cái nào phổ biến nhất? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Nhân viên tín dụng là làm gì trong ngân hàng và có phải là quan hệ khách hàng?

Khi có tin tuyển dụng, bạn sẽ để ý thấy chủ yếu là tuyển dụng cho vị trí nhân viên quan hệ khách hàng, phát triển khách hàng hay tư vấn tài chính cá nhân… Tất cả tên gọi ấy thực ra là tên gọi khác của nhân viên tín dụng ngày xưa và được thêm hoặc bớt nhiều nhiệm vụ khác. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng

Nhân viên tín dụng là gì và là ai?

Nhân viên tín dụng là vị trí kinh doanh trực tiếp của ngân hàng để tìm khách hàng sử dụng các dịch vụ như: cho vay, chuyển tiền, LC, ngoại hối, quản lý tài sản… Nhưng chủ yếu vẫn là tìm khách hàng cho vay.

25 - Nhân viên tín dụng là làm gì trong ngân hàng và có phải là quan hệ khách hàng?

Nhân viên tín dụng còn có tên gọi khác là Nhân viên Quan hệ khách hàng. Tên tiếng Anh thường dịch là Customer Relationship Staff hoặc Customer relationship specialist. Lý do tại sao các ngân hàng hay dùng cụm từ này mình sẽ giải thích sau.

Nhân viên tín dụng hiện nay được các ngân hàng tuyển dụng rất nhiều. Chỉ cần tốt nghiệp đại học là có thể ứng tuyển. Lý do đơn giản thôi, kỹ năng bán hàng ai cũng có thể học, kiến thức chuyên môn tài chính ai cũng học được. Các sinh viên mới ra trường dù không phải chuyên ngành tài chính – ngân hàng không khó nắm bắt kiến thức mới.

Tại sao nhân viên tín dụng được gọi là nhân viên quan hệ khách hàng?

Bạn phải tìm khách hàng có nhu cầu vay, khách hàng không có nhu cầu vay thì bạn phải gợi cho họ có nhu cầu. Việc biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng cần quá trình chăm sóc và theo dõi lâu dài. Thậm chí với khách hàng cũ, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi tiến độ trả nợ của họ. Vì thế, nhân viên tín dụng bây giờ đa năng hơn trước đây, không chỉ còn là chờ khách tới vay.

Ở một vài ngân hàng, nhân viên quan hệ khách hàng còn có nhiệm vụ thẩm định sơ bộ tình trạng khách hàng. Và có thể được duyệt nhanh chóng nếu hạn mức vay cho phép.

Với nhiệm vụ đa năng và thường xuyên di chuyển, vị trí này thường tuyển nam giới.

Nhân viên tín dụng hay quan hệ khách hàng thường làm gì?

Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ thật không dễ dàng vì nó có giá trị cao và đánh giá kỹ lưỡng.

Thực ra khởi nghiệp kinh doanh, sản xuất không phải lúc nào dòng tiền cũng đầy đủ. Trừ khi doanh nghiệp đó quá thừa tiền mặt. Mà chắc chỉ có Apple thôi, còn lại công ty nào cũng tái đầu tư liên tục. Việc thiếu vốn thường xảy ra như định luật hiển nhiên. Bạn đừng quá ngạc nhiên!

Việc khơi gợi nhu cầu hay nắm bắt thời điểm cần vốn sẽ là kỹ năng bạn sẽ được học và thực hành khi tham gia đội ngũ nhân viên tín dụng hay quan hệ khách hàng.

Đối với những bạn ngoài khối kinh tế và tài chính – ngân hàng, các bạn sẽ nắm được quy trình duyệt hồ sơ vay, dịch vụ ngân hàng, kỹ năng phân tích, thẩm định… Nói chung, đây là vị trí được đào tạo nhiều nhất, số lượng đông nhất và cũng đào thải nhanh nhất nếu không đạt chỉ tiêu.

Bạn đừng lo quá, rủi ro cao thì phần thưởng ngọt ngào. Bạn hoàn thành chỉ tiêu con đường ở lại với nghề cao và bạn có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cũng có vài điều bạn nên cân nhắc trước khi ứng tuyển vị trí này.

Những điều quan trọng nên biết của nghề nhân viên tín dụng ngân hàng

  • Nghề này áp lực cao không thua gì bán hàng, nhưng cũng không đến nỗi chết đói. Vì ít ra vị trí này có lương cơ bản tốt hơn so với nhân viên bán hàng các ngành khác.
  • Chỉ tiêu tùy ngân hàng đặt ra, nhưng bạn sẽ hơi shock nếu biết được con số chỉ tiêu đó. Đa phần thuộc hàng tỷ.
  • Việc nhận tiền của khách sau giải ngân tất cả ngân hàng đều cấm. Bạn muốn làm giàu bằng cách này nên cân nhắc lại.
  • Mọi gian lận đều có thể đưa bạn đến án hình sự vì liên quan đến tiền và giá trị thường vượt con số quy định nhiều lần.
  • Sở hữu khách hàng vay tốt, trả nợ đúng hạn, giá trị vay lớn là cơ sở giúp bạn thăng tiến nhanh đến bất kỳ vị trí nào bạn muốn. Khung tham chiều cơ bản như sau: 50 tỷ trưởng phòng giao dịch, 100 tỷ có thể làm giám đốc chi nhánh, 1000 tỷ có thể làm phó tổng giám đốc ngân hàng.
  • Bạn có thể bị chuyển qua xử lý nợ nếu khách hàng xù nợ quá nhiều hoặc tỷ lệ nợ xấu cao. Thậm chí, việc xin nghỉ cũng khó khăn vì phải ký cam kết quay lại hỗ trợ kiện tụng hoặc pháp lý khi ngân hàng cần.

Hy vọng qua bài viết Nhân viên tín dụng là làm gì trong ngân hàng và có phải là quan hệ khách hàng đã giúp các bạn hiểu thêm về các nhân viên quan hệ khách hàng hay nhân viên tín dụng trong ngân hàng. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết kế tiếp nhé.