Bạn thường nghe nhắc đến tax này nọ. Vậy Tax là gì? Phí tax là phí gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cargo, Vận chuyển Cargo là gì – Hậu cần là gì và nghề hậu cần là làm gì

Tax là gì, Phí Tax là gì?

Tax là tên tiếng anh của từ thuế. Cho nên phí tax thực ra cũng là nói là tiền thuế mà thôi. Vậy thuế là gì?

Theo định nghĩa từ wikipedia thì thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.

Như vậy thuế là một thiết chế cần thiết để duy trì sự phát triển và ổn định của xã hội, là trách nhiệm mà các cá nhân và tổ chức phải thực hiện để được hưởng các quyền lợi của mình.

Thuế ra đời từ khi xã hội chuyển từ chế độ cộng sản nguyên thủy thành xã hội chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước – pháp luật.

Ban đầu thuế là một công cụ để giai cấp thống trị và cai trị tầng lớp bị trị. Đây cũng là nguyên nhân cho sự đấu tranh giai cấp để tiến tới những mô hình nhà nước tiên tiến và hiện đại hơn.

Hiện nay, các mô hình chính trị đều được hoàn thiện theo hướng nhân văn và tạo ra sự phát triển toàn diện của con người, do đó, thuế đã trở thành một trách nhiệm dân sự của các cá nhân và tổ chức đối với nhà nước.

Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành và được các chi cục thuế ở cấp cơ sở thực hiện. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế.

Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế.

Tìm hiểu Tax và phí Tax là gì vai trò như thế nào trong cuộc sống?

Vai trò của thuế đối với nhà nước

Thuế có các tác dụng và vai trò nhiều mặt. Trước hết, thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đồng thời phản ánh rõ nét thực trạng của nền kinh tế. Có thể tóm gọm các chức năng vai trò của thuế trong 2 ý sau đây:

+ Thuế là nguồn thu của ngân sách nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là quy luật tất yếu của các chế độ xã hội trong lịch sử. Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.

Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách.

+ Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Thuế không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Các loại thuế phổ biến hiện nay

Hầu hết mỗi cá nhân chúng ta đều phải tham gia đóng thuế trong cuộc sống hàng ngày. Một số loại thuế và sắc thuế phổ biến bao gồm:

  1. Thuế tiêu thụ

  2. Thuế VAT phổ biến nhất:

    Bạn mua bất kỳ hàng hóa nào cũng đã có trong đó rồi. Nên có ai bảo bạn đã đóng góp gì được cho đất nước thì cú tự tin mà phán lúc nào không đóng thuế xây dựng đất nước.

  3. Thuế thu nhập

  4. Thuế cổ tức

  5. Thuế môn bài

  6. Thuế tài sản

  7. Thuế chuyển nhượng

  8. Thuế thừa kế

  9. Thuế xuất nhập khẩu

  10. Thuế khoán

  11. Thuế lạm phát

Hy vọng thông qua bài viết Tìm hiểu Tax và phí Tax là gì, vai trò như thế nào trong cuộc sống đã giúp bạn đã có giải đáp được thắc mắc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Hẹn gặp các bạn ở một bài viết khác nhé.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *