Posts tagged Địa điểm

Kinh nghiệm, lựa chọn đường đi từ TPHCM đến chùa Bà Tây Ninh

Mình vừa đi chùa Bà (Chùa Bà Đen) ở Tây Ninh về hôm nay. Nên viết bài bài này luôn, đây cũng không phải lần đầu mình đi lên. Nên ngôi nhà kiến thức xin chia sẻ lại qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: Đường hoa Nguyễn Huệ tại Sài Gòn – PHCM ở đâu – Hành trình đi chơi Phú Yên cho người bận rộn

Đường đi thì chia 2 làm 2 nhánh đường chủ yếu. Nhánh đường số 1 đây là nhánh đường có cự ly đo trên Google Map từ TPHCM đi đến chùa Bà Tây Ninh có lộ trình ngắn hơn nhánh số 2.

Còn nhánh đường số 2 sẽ có cự ly dài hơn nhánh đường 1 là tầm 9km.

Do mình đã đi qua cả 2 nhánh nên mình lấy chia sẻ bản thân phân tích ưu nhược điểm để các bạn có thể lựa chọn.

Chi tiết 2 nhánh đường đi

Địa chỉ trong hướng mình chọn là số 1 đường Cộng Hòa. Cái này mình lấy ví dụ cho dễ thôi nhé. Không phải nhà mình đâu @_@.

Đây là đường đi cụ thể của nhánh đường số 1

 

Hãy nhấn vào link bên dưới để xem đoạn đường cụ thể nhé. Link về Google Map thôi, không phải trang độc hại nào đâu.

https://goo.gl/maps/ncmJBDh8qbN2

Ưu điểm

  • Đường đi ngắn, ít quẹo nhiều.
  • Hầu như trên đường đi đều có bảng chỉ dẫn rõ ràng. Khó mà chạy sai cho được.
  • Nhiều người ở Sài Gòn lên chùa Bà Tây Ninh hầu như cũng lưa chọn đường này. Vì đi qua nơi đông đúc.
  • Lúc gần đến nơi 2 bên đường có những ruộng lúa khá đẹp.
  • Có những đoạn đường đang làm để mở rộng nhưng chưa hoàn thành. Do đó sẽ có khá nhiều bụi bậm.
  • ….

Nhược điểm

  • Lúc đầu mình cũng khá hào hứng đường này giúp mình rút ngắn khoảng đường kha khá. Nhưng đi rồi mới thấy, như nay ngày khá đông người đi lên hành hương. Lúc chỉ còn tầm hơn 20km là lúc tốc độ di chuyển bị giảm rõ rệt. Bởi vì đường đi bắt đầu bị hẹp lại. Xe lớn và xe nhỏ chạy chung. Không cẩn thận là xe lớn hốt bạn @_@.
  • Sáng nay mình đi, xe lớn xếp hàng dài chờ đèn xanh. Có xe còn lấn qua cả làn xe máy. Thế là mình phải cho xe máy chạy xuống lề. Chưa kể làn đường xe máy, có lúc những xe lớn thiếu ý thức hay không biết đã có bằng lái để chạy xe hay chưa :v. Mà tạt vô làn đường xe máy để vượt vô tư @_@ Mình chạy mà toàn phải đề cao cảnh giác không.

Đồng lúa ven đường mà mình đã nói.

Đồng lúa trên Tây Ninh

Đây là đường đi cụ thể của nhánh đường số 2:

Hãy nhấn vào link bên dưới để xem đoạn đường cụ thể nhé. Link về Google Map thôi, không phải trang độc hại nào đâu.

https://goo.gl/maps/caZD7qE4CeF2

Ưu điểm

  • Đường ít xe lớn. Cái này mình thích, chạy bớt phải đề phòng xe lớn. Tuy nhiên bớt chứ không phải là không có nhé. Như lúc mình đi về, bị 1 xe bảng số Sài Gòn, vượt qua làn xe máy chạy sát rạt xe mình mà trước đó chẳng báo hiệu gì cả. Mình nam còn đỡ, không biết tài xế chạy xe đó mà vượt kiểu đó với mấy người cầm lái là nữ thì có khác gì gây nguy hiểm cho họ.
  • Đường rất thoáng, bạn có thể chạy 50km/h hoặc hơn khỏe ru và ổn định. Tất nhiên mình khuyên chạy tối đa tầm 50km/h thôi, nhanh quá có chuyện bạn trở tay không kịp đâu. Chậm vài phút còn hơn là chậm luôn cả đời. Tính ra mình đi đường này dù xa hơn về quãng đường. Nhưng thời gian còn ngắn hơn nhánh đường đi số 1 mình đã đưa ở trên.
  • Đường này có đi ngang qua chợ Long Hoa. Đây là 1 ngôi chợ có kiến trúc độc đáo với 8 cửa. Bạn có thể ghé vào thăm quan hay nạp thêm năng lượng.
  • Ngoài chợ Long Hoa bạn còn phải đi ngang qua 1 địa điểm nổi tiếng khác ở Tây Ninh, đó chính là Tòa Thánh Tây Ninh.
  • Đi ngang qua khá nhiều tiệm bán bánh tráng, muối Tây Ninh. Ai mê thì về đi đường này để mua. Vì mua ở trên mấy điểm du lịch giá thường bị kê thêm rồi :).

Nhược điểm

  • Đường khá ít tiệm sửa xe. @@ Xe hơi vắng. Lời khuyên đi đường này về thì nên đi về sớm. Đừng về quá trễ. Có rủi ro gì là mệt mỏi.
  • Theo báo tâng bốc thì đi đường này có thể ngắm sông Vàm Cỏ Đông. Ngắm thì có ngắm được, mà chiều ngang của sông ở trên Tây Ninh khá hẹp. Nói thẳng, mình thấy quá bé so với quy mô sông Vàm Cỏ Đông ở Long An. Nên ai hy vọng đi đường này ngắm vẻ đẹp sông Vàm Cỏ Đông thì mình nói thẳng là thất vọng nhiều đấy.
  • ….

Kinh nghiệm đi chùa Bà Đen Tây Ninh

Mình cũng đi vài lần rồi. Nên mình xin có những kinh nghiệm chia sẻ lại như sau:

  • Nên tránh đi vào những ngày hội, lễ. Như ngày rằm, mùng một. Ngày Vía Bà. Bởi vì lượng khách đổ về cực kỳ đông khủng khiếp. Hôm nay chưa phải ngày rằm mà mình đã muốn sấp mặt rồi. Chen mua vé đi cáp treo gần nửa tiếng xong, vẫn không có vé do đến lượt mà phòng vé tạm nghỉ bán. Thế là phải cuốc bộ lên núi.
  • Theo cột mốc ghi lên tới Điện Bà là 1100m. Nếu bạn cho rằng như bộ đường bằng thì hãy quên đi nha. Nếu bạn sức khỏe không tốt lắm, thì mình khuyên đi thẳng cáp treo mà lên núi cho nhanh. Để sức đi các chùa khác nữa, vì còn nhiều chùa phải leo lên cao nữa. Chứ cáp treo ko đưa bạn tới các chùa ở vị trí cao hơn đâu.
  • Đi thì nên mang theo túi, nón để che nắng, quạt thì có mua ở trên đó. Mình thì có dùng cây quạt dùng pin sạc dự phòng rồi để phải quạt mỏi tay.
  • Thường ít ai đủ sức mà 1 lần đi lên nổi chùa Bà đâu. Kiểu gì cũng phải nghĩ vài lần thôi. Hai bên đường đi thì bán nước với đồ ăn cũng phong phú nên bạn cũng không cần phải lo mà cả mớ đồ ăn theo. Vác theo chỉ tổ nặng khi lên núi thôi.
  • Nếu bạn đi vào cổng chính của khu du lịch Núi Bà. Thì khi vào cổng xong, mình khuyên bạn nên mua vé đi xe điện vào. Vì từ cổng chính đi đến chân núi khá xa, chắc phải gần 1km còn đi đến chổ cáp treo thì xa hơn nữa. Bạn tiết tiền đi xe điện thì bạn sẽ mất sức kha khá, lúc đó chẳng còn sức đâu mà đi lên núi nữa đâu. Lần đầu tiên mình bị vụ này rồi, tưởng gần không đi xe điện vào. Xong cuốc bộ mới thấy cái cảnh xa xăm và tốn thời gian ra sao.
  • Nếu bạn không muốn tốn tiền xe điện thì có thể đi cổng phụ, khi đi tới khu du lịch Tây Ninh bạn chạy vòng qua bên phải chạy theo đường sẽ thấy cổng phụ, chạy vô có bản gửi xe. Mua vé thì đường vào chổ mua vé cáp treo sẽ giảm còn tầm 400m, còn đi đường tới chân núi chỉ tầm 200m thôi.
  • Trước khi lên núi thì nhớ cởi áo khoác ra cho lúc leo mồ hôi sẽ thoát ra dễ dàng. Lần 1 mình quên cởi ra, đi mệt dừng lại cho hơn 7 8 lần. Sau này rút kinh nghiệm rồi, ko bị nữa.
  • Nên chạy xe cẩn thận, có nhiều đoạn xe công nông, không có con lươn phân cách với xe lớn…. Chạy đúng tốc độ không bị phạt thì ráng chịu 🙂
  • ….

Vài hình ảnh chụp hôm nay 17/02/2019( Nhầm 13 tháng Giêng):

Chen chúc mua vé cáp treo 1

1 - Kinh nghiệm, lựa chọn đường đi từ TPHCM đến chùa Bà Tây Ninh

2 - Kinh nghiệm, lựa chọn đường đi từ TPHCM đến chùa Bà Tây Ninh

Hy vọng qua bài viết Kinh nghiệm, lựa chọn đường đi từ TPHCM đến chùa Bà Tây Ninh đã có thể giúp bạn có thêm thông tin cần thiết. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Phản hồi trực tiếp với đánh giá người dùng trên Google Map nhé.

Tại sao đường sách TPHCM có tên là Nguyễn Văn Bình?

Tại sao đường sách TPHCM lại có tên là Nguyễn Văn Bình? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Bảng mã vạch của các nước quốc gia trên thế giới – Cách để nhận biết hàng Trung Quốc bằng mã vạch hay TPP là gì

Nếu bạn là một người yêu sách và thích khám phá những điểm du lịch văn hóa ở Sài Gòn, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua đường sách Nguyễn Văn Bình.

Đây là một con đường nhỏ nằm ngay trung tâm thành phố, kéo dài 100m từ đường Hai Bà Trưng đến Nhà thờ Đức Bà, là nơi giao lưu, trao đổi và thưởng thức văn hóa đọc của người dân Sài thành. Nhưng bạn có biết tại sao đường sách lại có tên là Nguyễn Văn Bình không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cách đây vài tháng mình còn nhớ vụ đặt tên cho đường sách ở TPHCM này còn đang phân vân lựa chọn giữa 2 cái tên đó là: đường sách Sài Gòn – TP HCM và đường sách Nguyễn Văn Bình. Bài báo đó tại đây: http://news.zing.vn/Sai-Gon-sap-co-duong-sach-post583814.html

Bản thân mình lúc đó nghĩ cái tên Sài Gòn quen thuộc chắc chắn sẽ được chọn để làm tên cho đường sách ở TPHCM này mà thôi. Nhưng mình đã đoán nhầm, cái tên được chọn chính thức là đường sách Nguyễn Văn Bình cùng tên với con đường luôn.

Do đó bản thân mình mới thắc mắc Nguyễn Văn Bình là ai? Tại sao được lựa chọn để đặt tên cho đường sách mới này, mà không phải cái tên đường sách Sài Gòn – TP HCM đại diện cho cả thành phố chứ.

Mình cũng tìm kiếm trên google và kết quả toàn ra Nguyễn Văn Bình là thống đốc ngân hàng hiện nay. Tất nhiên đáp án cho thắc mắc của mình không phải là đây. May mắn là mình tìm ra được đáp án của mình thông qua một người bạn bên Đạo.

Tại sao đường sách TPHCM có tên là Nguyễn Văn Bình?

Vậy tên Nguyễn Văn Bình được đặt cho đường sách là ai?

Nguyễn Văn Bình là cái tên đường được đặt theo tên của Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình. Ngài từng là vị Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Sài Gòn trước đây.

Ông sinh ngày 1 tháng 9 năm 1910 tại Lương Hòa, Long An. Năm 1922, ông vào học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn năm 1922. Năm 1932, Giám mục Dumortier gửi ông qua Rôma theo học trường Truyền Giáo.

Vào ngày 24 tháng 11 năm 1960, ông nhận chức Tổng Giám mục chính tòa Tổng Giáo phận Sài Gòn. Trong giai đoạn 1980 – 1989, ông là Phó chủ tịch 3 khóa Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình qua đời vào ngày 1 tháng 7 năm 1995, hưởng thọ 85 tuổi, được an táng tại nhà nguyện Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc “vì những cố gắng trong việc đưa Công giáo vào khối đại đoàn kết toàn dân”.

Tên của ông đã được đặt cho một đường phố tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đường Nguyễn Văn Bình nằm bên cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, kéo dài từ Quảng trường Công xã Pa-ri đến đường Hai Bà Trưng. Đây cũng chính là tên của con đường sách THCM mà mình đã nói trong bài.

Rõ ràng với những đóng góp của ông cho Công giáo qua việc được trao tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc. Thì việc lựa chọn tên để đặt cho đường sách ở TPHCM là hoàn toàn phù hợp. Chưa kể đường sách còn ở vị trí thuận lợi ở quận 1 trung tâm thành phố nữa.

Qua bài viết Tại sao đường sách TPHCM có tên là Nguyễn Văn Bình, hy vọng các bạn đã có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc của tên đường sách mới tại TPHCM, cũng như biết thêm về Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình vị Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Sài Gòn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp ở bài viết về khác nhé.

Dữ liệu trong bài viết được lấy từ nguồn sau:

– https://vi.wikipedia.org/wiki/Phaolô_Nguyễn_Văn_Bình