Posts tagged Làm gì

Tìm hiểu bảo mật xác minh – xác thực 2 bước là gì?

Bảo mật, xác minh, xác thực 2 bước, 2 lớp là gì? Tại sao cần phải sử dụng bảo mật 2 lớp cho các tài khoản của mình. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về bảo mật 2 bước qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cách nạp tiền Viber – Viber là gì – Startup là gì – VIP là gì

Xác minh 2 bước là gì?

Xác minh 2 bước hay xác thực 2 lớp, bảo mật 2 lớp là những tên gọi khác nhau của Two-factor authentication hay còn được gọi 2FA . Đây là một cách để làm gia tăng an toàn bảo mật cho tài khoản bằng cách thêm 1 lớp bảo mật nữa.

Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Xác minh 2 bước hoạt động ra sao:

Cách thức hoạt động của bảo mật 2 bước là khi bạn đã nhập đầy đủ, chính xác tên đăng nhập và mật khẩu và truy cập vào tài khoản của bạn. Nếu như bình thường không có sử dụng bảo mật 2 bước thì tài khoản của bạn sẽ truy cập vào bình thường.

Như vậy thì chỉ cần bạn lộ mật khẩu và tên đăng nhập là bất kỳ ai cũng có thể vào tài khoản của bạn mà phá. Trước đây khi bảo mật 2 bước chưa được sử dụng rộng rãi, vào thời điểm Yahoo còn thịnh hành thì chỉ cần lộ mật khẩu, tên đăng nhập là xong phim cái tài khoản Yahoo.

Tài khoản sẽ bị vô phá banh chành, xóa sạch danh sách bạn bè chat, email, đổi mật khẩu. Bản thân mình năm xưa, cũng đành ngậm ngùi mất tài khoản Yahoo vì sử dụng máy tiệm net bị cài Keylogger. Bởi thông tin tài khoản do ông anh họ đăng ký giúp với những thông tin gõ đại cho có nên không thể mà khôi phục lại.

Còn giờ đây hầu như các dịch vụ trên mạng Internet nổi tiếng đều đã có cung cấp bảo mật 2 bước cho tài khoản như Google, Facebook, Yahoo, Microsoft, Dropbox,….

Một khi đã bật lên thì khi đăng nhập vào tài khoản sẽ bị hỏi thêm 1 bước nữa. Yêu cầu nhập mã OTP để xác thực là chủ của tài khoản thì mới có thể vào tài khoản và sử dụng.

Mã xác thực OTP hiện nay có thể nhận qua các cách thức sau:

– Qua Email

– Qua tin nhắn SMS

– Qua cuộc gọi vào điện thoại

– Qua trình tạo mã được cài đặt trên Smartphone như Google Authenticator, Microsoft Authenticator, Authy,…

– Qua khóa bảo mật (Một thiết bị cắm qua cổng USB dùng để xác thực đăng nhập. Hiện nay thì mình chỉ thấy Google hổ trợ phương thức này.)

– Qua các phương thức khác….

Để dễ hình dung hơn về xác minh 2 bước. Hãy xem qua ảnh bên dưới nhé:

Đây là tài khoản facebook của mình

1 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Khi đã nhập đầy đủ thông tin để đăng nhập vào tài khoản thì sẽ bị chặn lại hỏi mã OTP. Ở đây mã OTP là 6 con số.

2 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Nếu nhập chính xác thì mình sẽ vào được tài khoản Facebook của mình. Còn ngược lại thì phải chịu dừng bước ở đây.

Còn đây là tài khoản Google mình cũng đã bật xác minh 2 bước. Khi đăng nhập vào sẽ bị hỏi mã xác thực OTP:

3 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Đối với Google thì cung cấp nhiều cách để nhận mã xác minh 2 bước:

4 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Ở đây mình bật hầu như gần hết các cách để nhận mã xác minh 2 bước của Google. Chỉ trừ cách xác minh qua Google prompt và Khóa bảo mật là mình không có thiết bị để có bật được.

Như vậy khi một khi mình đã bật xác minh 2 bước này. Thì kể cả mình nếu như quên mang theo thiết bị để nhận mã xác minh thì mình cũng khỏi vô được tài khoản của mình luôn.

Lời khuyên của mình là bạn hãy nên bật ngay xác minh 2 bước cho tài khoản của bạn để tránh những rủi ro xảy ra. Khi bật xác minh 2 bước thì nên sao lưu lại mã vạch QR code để có mất điện thoại, hay điện thoại hư hỏng bạn có thể quét lại. Vì cũng có nhiều trường hợp điện thoại bị mất, hư phải cài đặt lại nên không còn mã xác thực để vào nữa.

Bạn hãy nhìn qua những hậu quả khi mất email qua bài viết Tại sao phải bảo mật Email. Để mà sớm bật xác minh 2 bước cho mình. Nếu không tự bảo vệ tài khoản Email cho mình thì có ngày bạn sẽ giống như những chủ tài khoản Google phải lên tìm sự trợ giúp của diễn đàn Google tìm lại tài khoản vì bị kẻ xấu lấy mất tài khoản:

https://productforums.google.com/forum/?hl=vi#!topicsearchin/hotro-vi/category$3A(gmail-inbox-vi)

Có trường hợp thì lấy lại được do cung cấp đầy đủ về tài khoản. Cũng có những trường hợp, những thông tin gì liên quan đến tài khoản cũng không nhớ nên cũng đành ngậm ngùi mà mất tài khoản vì không chứng minh là chủ tài khoản.

Chủ yếu do không chịu nhập số điện thoại, thông tin chính xác vào email. Chắc do đọc mấy bài viết trên mấy tờ báo, tối ngày cứ nói về lộ thông tin này nọ mà sợ. Nên nhập bậy bạ, cho đến khi mất thì toàn thông tin nhập cho có lấy gì mà nhớ để chứng minh mà lấy lại tài khoản.

Cho dù bạn lấy lại được thì mình đảm bảo cái tài khoản của bạn đã bị phá banh chành. Nếu là Email thì xóa sạch email, nếu là Facebook thì giả danh bạn đi mượn tiền đăng bậy bạ những thông tin lên….

Hiện nay thì mình thấy 2 tài khoản quan trọng mà người Việt Nam hay dùng đó là tài khoản Google và tài khoản Facebook. Để bật xác minh 2 bước cho 2 tài khoản bạn hãy vào đây để bật nhé:

Đối với tài khoản Google: https://www.google.com/landing/2step/

Đối với tài khoản Facebook: https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=approvals&view

Mình mong những ai đọc qua bài viết này sẽ bật xác minh 2 bước cho tài khoản để tránh những kẻ xấu đánh cắp tài khoản của bạn.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu bảo mật xác minh – xác thực 2 bước là gì đã giúp bạn biết tầm quan trọng của xác minh 2 bước. Hẹn gặp ở bài viết Noel là ngày bao nhiêu nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu Viber – Viber out là gì và dùng để làm gì?

Viber là gì, của nước nào? Viber dùng để làm gì? Viber out là cái gì? Viber out dùng làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Viber qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: Startup là gì – VPN là gì – Boarding Pass là gì – Domain là gì

Viber là gì, của nước nào?

Viber là một phần mềm do công ty Viber Media có trụ sở ở Tel Aviv, Israel (Do Thái) phát triển. Viber được ra đời vào năm 2010, trên nền tảng Ios trên điện thoại Iphone nhầm cạnh tranh trực tiếp với Skype. Sau đó tiếp tục phát triển trên nền tảng khác như Android, Windows, Windowsphone, Blackberry, Symbian,….

Tính đến tháng 2 năm 2014 thì Viber đã có số lượng 280 triệu người dùng đăng ký trong đó có 100 triệu người dùng sử dụng hằng tháng. Vào năm 2014, Viber đã được Rakuten một công ty về thương mại điện tử của Nhật mua lại.

Tìm hiểu Viber - Viber out là gì và dùng để làm gì?

Viber dùng làm gì?

Khi sử dụng Viber thì người sử dụng có thể chat (trò chuyện), nhắn tin với nhau, gọi điện cho nhau miễn phí qua Viber. Chỉ cần có kết nối với Internet là người sử dụng Viber có thể kết nối nhau. Hiện nay thì Viber đã có hơn 200 triệu người dùng tại hơn 193 quốc gia.

Ưu điểm của Viber là đơn giản quá trình đăng ký sử dụng không phức tạp. Chỉ cần số điện thoại và 1 điện thoại có thể cài được ứng dụng và có kết nối Internet là có thể đăng ký sử dụng rồi.

Trước đây, ở Việt Nam người dùng chủ yếu sử dụng Wechat của Trung Quốc. Cho đến khi có vụ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa nên người dùng tẩy chay. Chuyển qua sử dụng các ứng dụng khác, Viber là 1 trong số đó. Hiện nay, thì ở Việt Nam chiếm chủ lực là Zalo. Nhưng bản thân mình lại thích sử dụng Viber hơn vì phạm vi của Viber rộng hơn và ở tầm quốc tế.

Viber out là gì?

Viber out là một dịch vụ dùng để gọi điện đến các số điện thoại ở khắp nơi trên thế giới. Đây là dịch vụ phải trả phí của Viber. Người nhận cuộc gọi không cần phải đăng ký sử dụng Viber vẫn có thể nhận cuộc bình thường.

Hãy xem qua video giới thiệu về Viber out

Như lần mình đi Singapore vừa rồi, mình toàn dùng Viber out để gọi điện thoại về cho nhà. Bởi vì ba mẹ lớn tuổi rồi và chỉ sử dụng điện thoại cố định(bàn) mà thôi.

Nên không thể áp dụng vụ gọi Viber qua Viber với nhau được. Vì điện thoại bàn làm gì có nhận được tin nhắn sms hay cài được ứng dụng Viber để sử dụng.

Gọi viber có mất tiền không?

Câu trả lời là có nhé. Để gọi điện thoại qua Viber out bạn phải mua tín dụng trước. Còn cách để mua tín dụng thì bạn hãy đọc hết bài viết này ở bên sẽ có liên kết qua bài hướng dẫn mua tín dụng Viber.

Còn đây giá cước cuộc gọi đến các quốc gia được Viber liệt kê ở đây. Bạn hãy vào và nhập tên quốc gia bạn muốn gọi để xem giá chi tiết nhé:

https://account.viber.com/vi/

Đây là giá cước gọi về Việt Nam vào ngày 27/11/2016. Khoảng 1.500 VND cho 1 phút gọi về Việt Nam. Tài khoản của mình đang còn 5.45$ tương đương khoảng hơn 120.000 VNĐ có thể dùng để gọi về Việt Nam hơn khoảng hơn 80 phút.

Giá cước Viber gọi về Việt Nam

Lịch sử cuộc gọi và giá cước cho từng cuộc gọi Viber out đều được lưu lại để cho người dùng có thể xem lại.

Chi tiết cước Viber out

Nếu bạn quan tâm cần tải Viber thì có thể vào đây để tải về nhé:

https://www.viber.com/vi/

Sau khi vào bạn hãy lựa chọn nền tảng phù hợp để cài đặt. Ví dụ cài cho máy tính thì nhấn vào thiết bị để bàn, cho iphone thì chọn iOs sau đó nhấn vào nút Tải Viber ở dưới.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Viber – Viber out là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu Viber là gì. Hẹn gặp ở bài viết Hướng dẫn cách nạp tiền – mua tín dụng cho Viber Out nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu về Startup – Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì?

Startup, Khởi nghiệp là gì? Startup, khởi nghiệp mục đích là làm gì? Làm Startup là làm nghề gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Startup, khởi nghiệp qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: VPN là gì – Boarding Pass là gì – Vé điện tử là gì – Domain là gì

Startup là gì?

Startup là 1 từ tiếng Anh. Startup dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là khởi nghiệp. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều startup. Nổi bật có thể kể đến như Uber, Dropbox, Snapchat,… Ở Việt Nam, thì có Foody, Lozi, Vé xe rẻ, Giao hàng nhanh, Triip.me….

Startup là làm gì?

Startup hay khởi nghiệp là để nói lên việc đứng ra lập nên công ty, doanh nghiệp để kinh doanh hoạt động. Thường những Startup được bắt đầu từ những người đi làm công ăn lương hằng tháng nghỉ việc để bắt đầu làm Startup.

Tìm hiểu về Startup là gì?

Hiện nay thì hầu như các Startup nổi bật thường là những Startup liên quan đến công nghệ thông tin. Do đó thường xảy ra ngộ nhận của một số người là Startup là để nói về khởi nghiệp của các công ty về lãnh vực công nghệ thông tin.

Thực ra, Startup có thể là bất kỳ lãnh vực nào không phải chỉ giới hạn mỗi công nghệ thông tin mà thôi. Startup có thể là bên lãnh vực du lịch, kinh doanh,…..

Còn cá nhân của mình rất phục những người làm Startup. Có những người sẵn sàng từ bỏ mức lương mà nhiều người ngưỡng mộ để bắt đầu làm Startup.

Hiện nay, nhiều Startup của Việt Nam nổi bật đã được những nhà đầu tư rót vốn vào để phát triển mở rộng thêm. Có thể kể đến như Giao hàng nhanh, Vé xe rẻ, Lozi, Foody…. Tuy nhiên, các startup thất bại cũng không ít.

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp theo nghĩa bình thường chúng ta hiểu là ngừng đi làm thuê, chuyển sang làm chủ. Cũng có trường hợp học xong ra kinh doanh luôn, cũng được tính là khởi nghiệp.

Đơn giản là bán được hàng thì ăn, còn không thì chịu lỗ vốn. Hàng ở đây là sản phẩm hữu hình hoặc vô hình như dịch vụ. Cũng không cần phải phân biệt đó là ngành truyền thống hay ngành công nghệ. Nếu phân biệt như thế, nghe nó chẳng khác gì cái thời Sĩ – Nông – Công – Thương.

Thực ra các từ khởi nghiệp, lập nghiệp hay từ vay mượn startup sẽ có nhiều kiểu định nghĩa từ nhiều tổ chức, chuyên gia hay người tham gia khởi nghiệp. Nhưng khởi nghiệp có phải là nơi để chúng ta cãi nhau nó là gì? Không phải thế!

5 - Tìm hiểu về Startup - Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì?

Khởi nghiệp từ Chợ Lớn

Một anh chàng, tạm gọi là A Châu, anh ấy sau nhiều năm làm bưng bê phục vụ nhà hàng của bác Dương. Anh ấy có một số vốn nhỏ. Nhận thấy việc phục vụ nước trong quán còn chưa hoàn hảo.

Anh muốn mở một quầy bán nước và xin bác Dương một góc nhỏ để đặt xe đẩy. Bác Dương mừng lắm vì từ nay không còn phải lo chuyện phân công ai mang nước cho khách nữa. Bác Dương cho A Châu chút vốn nữa để làm ăn. A Châu khởi nghiệp từ cái xe đẩy bán nước. Ngoài nhà hàng bác Dương, anh còn bán cho cả những quán khác trong vùng.

Khách phục vụ tăng lên. A Châu thuê một chú nhỏ mới vừa sang Việt Nam làm người phụ việc. Công việc ngày 1 tiến triển. Lượng hàng tiêu thụ lớn, A Châu thuê kho bỏ nước đóng chai cho các mối hàng tại mấy tỉnh Nam Kỳ. Con trai anh sau thời gian học tại trường kỹ nghệ quyết tâm muốn mở xưởng làm nước đóng chai.

Anh giúp nó chút vốn rồi làm cổ đông trong công ty. Sau cái xe đẩy bán nước bán đầu gọi đúng tên là khởi nghiệp, những công việc kinh doanh sau anh tích lũy mở thêm chỉ có thể gọi là mở rộng kinh doanh, chứ không còn gọi là khởi nghiệp nữa. À nếu như sự nghiệp của anh xuôi chèo mát mái, anh ấy chỉ khởi nghiệp 1 lần trong đời.

Khởi nghiệp tại Chợ Lớn, từ nhỏ thành lớn, tích nhiều thành ít, tương thân tương trợ nhau khi khởi nghiệp, giúp nhau khi hoạn nạn. Cứ thế, Chợ Lớn trở thành trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam sau khi Cù Lao Phố bị tàn phá.

Cũng những công thức thành công nghe nhàm tai, nhưng ai dám khinh thường những người Hoa Chợ Lớn trong thương trường? Họ có cãi nhau khởi nghiệp, lập nghiệp hay startup là gì không?

Bài học khởi nghiệp từ 1 bộ phim hoạt hình Sing

Bạn Koala trong 1 lần đi xem hát đã đam mê kinh doanh nghệ thuật. Tất nhiên anh không phải con nhà nghệ sĩ. Sự nghiệp kinh doanh khó khăn dần, chỉ có đam mê là không giảm dần. Anh gặp ai cũng nói về nhà hát, tiết mục và một cuộc thi tài năng âm nhạc anh đặt cược cả số phận nhà hát.

Tôi dám cá là anh ta chưa học lớp quản trị kinh doanh, chưa bỏ học Harvard hay tham gia lớp học làm giàu nào. Chỉ có đam mê và sự quyết đoán thực hiện tới cùng. Anh làm mọi cách tiếp cận nguồn vốn từ chính bà nội người bạn thân của anh.

Bà nội bạn thân thì tiền không thiếu, chỉ nhiều không có thôi. Anh thuyết phục bà tới coi buổi diễn thử để xin tài trợ. Show diễn thử ấy bể banh cả dĩa. Chắc anh ấy quên cúng tổ nghề sân khấu rồi. Phải nói thêm là không chỉ bể dĩa, cả nhà hát cũng tan nát vì lâu rồi không có tiền tu sửa.

Chả còn gì, với lớp lông dày trên người. Anh ta mạt đến nỗi phải mượn bạn thân cái quần lót. Để làm gì? À, để làm cái nghề rửa xe của ba anh ngày xưa. Anh ta làm cục chùi xe. Tất nhiên, lâu rồi không làm thì chất lượng tệ hại. Anh bạn thân quyết tâm xắn tay áo vô giúp anh ta.

Nói về người bạn thân chút, đây là chàng cừu quý sờ tộc. Anh ta có mọi thứ trừ 1 thứ. Đó là mục tiêu sống của đời mình. Ba má anh ta lo cho anh ta quá, thuê các chuyên gia đào tạo, trainer, coaching để giúp anh ta có động lực.

Nhưng anh ta chả tìm thấy động lực nào. Một lần thấy người bạn tán gia bại sản quá tội, anh nhảy vô giúp và với lớp lông cừu thiệt dày. Anh làm cục lau khô.

Những nghệ sĩ tiềm năng đam mê nghệ thuật đã kéo anh Koala lại với đam mê. Họ dựng lại nhà hát tạm. Một đài truyền hình kéo tới quay phim, chả phải mục đích tốt đẹp gì, chỉ là muốn săn những gì tệ hại hơn sẽ ập xuống đầu bạn Koala này. Khách tới xem chỉ có người nhà của các nghệ sĩ biểu diễn.

Và ô kìa kìa! Những nghệ sĩ tiềm năng ấy là những tài năng đích thực. Họ đã trình diễn một show vượt lên chính mình. Khách kéo tới coi nườm nượp, và có cả bà nội bạn thân Koala. Một khoản tài trợ sau đó đã giúp dựng lại toàn bộ nhà hát.

Các nghệ sĩ tài năng trở thành 1 phần của nhà hát và được cháy bỏng với tài năng của mình. Anh bạn Koala tiếp tục với đam mê, anh bạn cừu đã tìm được lẽ sống đời mình.

Một câu hỏi là: bạn đã sẵn sàng cầm chổi hay giẻ lau mà dọn công ty bạn những ngày đầu chưa? Và đam mê của bạn đã đúc cái bản mặt bạn đủ dày chưa? Và bạn cũng chưa cần hiểu startup, khởi nghiệp hay lập nghiệp là gì đâu! Khó khăn khi khởi nghiệp nó kinh hoàng hơn mọi định nghĩa sách vở nhiều.

6 - Tìm hiểu về Startup - Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì?

Startup là gì và có khác gì với khởi nghiệp?

Startup là 1 từ tiếng Anh. Hiểu nghĩa đơn giản thôi, bạn bắt đầu kinh doanh một sản phẩm có khả năng tăng trưởng. Kinh doanh công nghệ cũng tăng trưởng, kinh doanh truyền thống cũng tăng trưởng vậy.

Chỉ có điều phải thừa nhận là, công nghệ khi mà đáp ứng tốt nhu cầu, nó sẽ tạo ra sự tăng trưởng đột phá mà dân trong nghề hay dùng cụm từ: growth hacking.

Tại Việt Nam, giới khởi nghiệp công nghệ chỉ muốn dùng chữ startup mục đích chỉ để phân biệt và gọi cho ngắn gọn. Startup thay cho cụm từ khởi nghiệp công nghệ, vừa nhanh vừa gọn như chính bản chất của nghề này.

Vậy khởi nghiệp có thể dịch cho từ startup. Hoàn toàn được! Khởi nghiệp là từ Hán Việt hoàn hảo để dịch chữ startup. Khởi là bắt đầu như khởi nghĩa, khởi binh, khởi phát… Nghiệp là sự nghiệp, gia nghiệp, sản nghiệp…

Nếu sự nghiệp của bạn ổn định, như tôi nói ở trên, bạn khởi nghiệp chỉ 1 lần duy nhất trong đời. Còn thất bại thì cũng gọi là khởi nghiệp lại. Vì ai đã từng nói khởi nghiệp không khó, sau này gặp lại họ chỉ biết cười trừ với câu “Hồi đó lỡ lời”.

Mục đích cuối cùng của khởi nghiệp là gì?

Tạo ra sự độc lập tài chính. Bạn làm thuê thì chắc chắn bạn đủ sống nếu nền kinh tế tăng trưởng đều. Bạn không thể giàu và dễ bị tổn thương nếu có sự cố cần tài chính lớn.

Tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Thậm chí là tạo việc làm cho người thân, gia đình, bạn bè của bạn. Bạn không nhất thiết cứ phải vì cộng đồng. Tiền trong tay bạn, bạn làm gì có lợi cho bạn là được.

Giải quyết nhu cầu thị trường mà bạn khao khát. Nói trắng ra, bạn đang muốn trở thành người hùng với giải pháp độc quyền mà thị trường sẽ tung hô bạn.

Giúp cho cộng đồng có công ăn việc làm, giúp mọi người biết đến lợi ích của họ khi gia nhập vào bộ máy kinh doanh của bạn, giúp bạn thu hút mọi người cùng thực hiện ý tưởng với bạn và bạn sẽ trả lại cho cộng đồng những lợi ích khác theo mô hình cộng sinh cùng có lợi.

Lợi ích mà khởi nghiệp mang lại là gì?

Đối với nhà nước: tăng thu ngân sách, giảm trợ cấp xã hội, tạo động lực phát triển xã hội và giảm thiểu chi phí vận hành nhờ sự tiến bộ công nghệ. Thu hút những nguồn vốn lớn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Đối với cộng đồng: lợi ích từ sản phẩm mới giải quyết nhu cầu, có việc làm thì có thu nhập, doanh nghiệp có lợi nhuận thì giúp ngược lại cộng đồng.

Đối với thị trường: tạo sự đa dạng, cạnh tranh, đổi mới không ngừng cảc sản phẩm, giải pháp và tăng khả năng cạnh tranh.

Đối với nhà đầu tư: dòng tiền được sử dụng sinh ra lợi nhuận cao dù rủi ro đi kèm cao.

Và tất nhiên, có nhiều lợi ích con khác và chỉ nên tạm liệt kê như thế.

Kết lại: Hãy ngừng sa đà vào những tranh cãi không cần thiết, giải pháp và vấn đề cơ bản quanh ta rất nhiều. Đi, nghe, nói, đọc và viết nhiều hơn sẽ giúp bạn hiểu thị trường hơn. Trái tim bạn cần đập gần với nhịp của thị trường.

Khi bạn đã hiểu thị trường thì khó khăn sẽ chóng qua thôi. Vì đa phần khởi nghiệp thất bại chính từ ngay cái đầu tiên: chẳng nghiên cứu thị trường nên chẳng hiểu thị trường cần gì.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về Startup – Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về Startup là gì  Hẹn gặp ở bài viết Viber là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Startup tại đây nhé:

https://en.wikipedia.org/wiki/Startup_company

Yêu cầu tuyển dụng các vị trí ngân hàng thường đặt ra là gì?

Yêu cầu tuyển dụng các vị trí ngân hàng thường đặt ra là gì?

Yêu cầu cho từng vị trí tuyển dụng tại ngân hàng đã khác, từng vị trí lại cũng khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những thông tin chung sau để có thể tham khảo cho mình quyết định có nên chọn ngân hàng làm sự nghiệp cả đời hay không.

yeu-cau-cong-viec-tai-ngan-hang-la-gi

Yêu cầu chung cho tuyển dụng tại ngân hàng

Nhân viên tuyển dụng vào ngân hàng thường được lựa chọn khá kỹ. Đa số không được có tiền án, tiền sự từ trước. Hình xăm trên cơ thể cũng không được phép. Nhân viên ngân hàng phải giữ hình ảnh trong sạch.

Vì kinh doanh tiền và giữ tiền người khác không được có chút tì vết nhỏ nhất nào. Nói cho vui thì làm nghề ngân hàng luôn bảo đảm: xanh – sạch – đẹp.

Yêu cầu về trình độ cho từng vị trí khác biệt

Còn xét về trình độ, ngân hàng cũng đa dạng trình độ chứ không phải chỉ từ Đại học trở lên. Tùy vào ngân hàng đó lớn hay nhỏ, mà đôi khi điểm tổng kết học bạ cũng được xét tới đối với những vị trí cần trình độ. Đơn cử Sacom bạn muốn ứng tuyển vào thì điểm trung bình cũng phải 7 phẩy trở lên, chưa xét ngoại hình nhé.

Ngành nghề cho từng trình độ được sắp xếp như sau:

  1. Trình độ 12/12 hoặc Trung cấp: Lao động phổ thông, bảo vệ, tạp vụ, tài xế.
  2. Trình độ Cao đẳng: Giao dịch viên, quản lý tài sản, hành chính.
  3. Trình độ đại học: nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định, marketing, nhân sự, pháp chế, IT, Thẻ và các dịch vụ khác…
  4. Trình độ Cao học trở lên: các vị trí quản lý chủ chốt hoặc lãnh đạo các phòng ban. Có trình độ cao học thường được ưu tiên cất nhắc hơn với vị trí không kinh doanh. Còn với vị trí kinh doanh, hãy tìm thật nhiều khách hàng và giá trị đem lại cao, bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí lãnh đạo.

Yêu cầu về ngoại hình của từng vị trí thì sao?

Ngoại hình yêu cầu cao nhất chính là vị trí giao dịch viên ngồi tại quầy.

Ngoài ra, vị trí gặp nhiều khách hàng như nhân viên tín dụng hay quan hệ khách hàng cũng cần nhưng không gắt gao như giao dịch viên. Nữ có ngoại hình có lẽ sẽ có chút lợi thế khi gặp khách hàng nam.

Ngoài ra, vị trí lễ tân hành chính, thư ký lãnh đạo đôi khi cũng được tuyển dựa vào ngoại hình. Nhưng ngoại hình đi cùng trình độ chứ không đơn giản chỉ đẹp là xong nhé.

Các vị trí khác bạn đừng quá lo về ngoại hình, hãy chứng tỏ năng lực chuyên môn tốt để được trúng tuyển.

Không nên làm gì khi muốn xin một công việc tại Ngân hàng?

Nếu có ai đó chào bán cho bạn vị trí quan hệ khách hàng hay nhân viên tín dụng. Hãy từ chối ngay lời mời đó. Nếu bạn tinh ý bạn sẽ thấy rằng, các vị trí công việc trong ngân hàng vừa bổ trợ và vừa giám sát lẫn nhau. Nếu bạn không được tuyển dụng chính thức, bạn sẽ dễ bị cho ra rìa hoặc tệ hơn là cho nghỉ việc.

Và nếu các đồng nghiệp biết rằng bạn được đặc cách không theo quy trình, thì bạn sẽ nhận được sự tẩy chay ngầm. Không làm ngân hàng có thể không chết đói, nhưng làm trong 1 nơi chẳng ai chào đón bạn thì đừng làm tốt hơn. Bạn có trình độ và năng lực thì hãy cạnh tranh công bằng.

ngan-hang-bank-la-gi

Ngân hàng có nhiều đợt kiểm tra, thanh tra liên tục. Không những thế, Ngân hàng nhà nước cũng giám sát không ngừng. Làm ngân hàng lương muốn cao thì hiệu quả công việc bạn phải cao. Làm ngân hàng không phải là làm giàu không khó như bạn nghĩ. Số tiền bạn bỏ ra không chắc thu lại được.

Hy vọng qua bài viết Yêu cầu tuyển dụng các vị trí ngân hàng thường đặt ra là gì? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Brotherzone là gì và làm sao để thoát khỏi nó? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu VPN là gì và dùng để làm gì?

VPN là gì? VPN là cái gì, có công dụng và dùng để làm cái gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về VPN qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Boarding Pass là gì – Vé điện tử là gì – Domain là gì – Https là gì

VPN là gì?

VPN là viết tắt của từ Virtual Private Network trong tiếng Anh. Nếu dịch ra tiếng Việt thì VPN có hiểu là mạng riêng ảo. Vậy VPN – mạng riêng ảo có gì đặc biệt khác với những mạng thông thường hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng tiếp bên dưới nhé.

Tìm hiểu VPN là gì và dùng để làm gì?

VPN dùng để làm gì?

VPN là một mạng ảo dùng để kết nối với mạng công cộng như mạng Internet. Nếu VPN được sử dụng thì dữ liệu được gửi ra hay truyền vào để phải thông qua mạng VPN đã được thiết lập. Còn bình thường nếu như chưa có thiết lập VPN thì sẽ đi trực tiếp ra ngoài. Có thể bị bắt lại theo dõi thông tin gửi và nhận.

Nếu như có sử dụng VPN thì sẽ có thể tránh được những nguy cơ bảo mật bị chặn bắt lại thông tin. VPN còn cho phép nhân viên truy cập vào mạng nội bộ của công ty từ bên ngoài. Ngoài ra việc truy cập bằng VPN có thể giúp người dùng có thể truy cập vào một số website chặn truy cập từ một số quốc gia.

Chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta khi truy cập vào trang Walmart.com thì sẽ bị chặn. Nếu ta không sử dụng cách để thay đổi địa chỉ IP như sử dụng VPN thì bạn sẽ không thể truy cập vào những trang web bị chặn như thế này.

Ngoài ra việc sử dụng VPN cũng là một cách để vào Facebook và một số trang bị chặn ở Việt Nam.

Nếu như bạn để ý thì hiện nay hầu như trên smartphone. Cũng sẽ có thêm phần VPN để người sử dụng có thể thiết lập truy cập qua VPN. Còn trên máy tính thì bạn phải thiết lập hoặc cài thêm phần mềm để có thể thiết lập kết nối qua VPN.

VPN

Nguồn ảnh Microsoft

Nhìn vào ảnh ở trên bạn có thể thấy hình laptop đó đại diện cho bạn. Còn ISP là nhà cung cấp dịch vụ Internet cho bạn. Intranet là các dịch vụ ở trên mạng như facebook, Google, …. Còn VPN connection và Tunnel là kết nối được tạo ra khi người sử dụng dùng VPN.

Bình thường nếu như không sử dụng VPN thì kết nối sẽ là từ Laptop => ISP=> Internet => Intranet. Còn nếu như bạn dùng VPN thì kết nối cũng bạn mặc dù vẫn phải thông qua ISP nhưng sẽ được VPN mã hóa và truyền qua đi đến Intranet.

Như vậy bạn có thể thấy rõ ràng nếu dùng VPN thì dữ liệu của bạn sẽ không bị ISP dòm ngó vì dữ liệu của bạn được truyền qua kết nối VPN thông qua Internet rồi đến Intranet. Bạn sẽ hạn chế được Hacker có mục đích dòm ngó đến dữ liệu của bạn khi truyền đi.

Tóm lại bạn chỉ hiểu VPN sẽ giúp bạn kết nối an toàn hơn, có thể truy cập vào các trang web bị chặn.

Nếu bạn quan tâm hơn về VPN có thể tìm hiểu thêm chi tiết, cách hoạt động của VPN tại đây nhé: https://en.wikipedia.org/wiki/Virtual_private_network

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu VPN là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu về VPN là gì  Hẹn gặp ở bài viết Startup là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu Boarding Pass – Thẻ lên máy bay là gì, dùng làm gì?

Boarding Pass là gì? Thẻ lên máy bay là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục làm hộ chiếu – Mã vạch các nước – Overbook là gì và tìm hiểu những điều cần biết về nó sau vụ David Dao 

Boarding Pass là gì?

Boarding Pass là tên tiếng Anh của thẻ lên máy bay trong tiếng Việt. Đây là thẻ được các hãng hàng không đưa cho hành khách của mình mỗi khi họ làm thủ tục lên máy bay. Hay thường được gọi là thủ tục check in.

Khi bạn mua vé máy bay xong, để lên được máy bay bạn phải làm thủ tục tại quầy của hãng hàng không đó tại sân bay. Lý do là để họ có thể in Boarding Pass hay thẻ lên máy bay cho bạn.

Như ở bài viết, vé điện tử khi mình đã có vé thì lúc mình ra phi trường mình phải tìm quầy làm thủ tục của Vietnam Airlines để họ có thể in cho mình Boarding Pass để mình có thể lên máy bay.

Khi ra quầy làm thủ tục, mình đưa họ vé máy bay của mình để họ kiểm tra và in Board Pass cho mình, nếu có hành lý cần ký gửi thì cũng sẽ gửi luôn tại đây. Nếu có ký gửi hành lý thì Boarding Pass sẽ được dán thêm phiếu để lấy hành lý.

Tìm hiểu Boarding Pass - thẻ lên máy bay là gì?

Boarding Pass dùng để làm gì?

Boarding Pass hay thẻ lên máy bay thì bản thân tên gọi của nó đã nói lên công dụng của thẻ này rồi. Công dụng của thẻ này giúp hành khách lên máy bay. Nếu như không có Boarding Pass thì bạn sẽ không qua được cửa an ninh và lên phòng chờ máy bay.

Trên thẻ này được in những thông tin như họ tên hành khách, giờ bay, cửa lên máy bay là cửa nào, thời gian phải có mặt cửa ra máy bay, nơi đi, nơi đến, mã vạch của vé máy bay, ghế bạn ngồi là ghế số mấy, chuyến bay bao nhiêu,…

Như đây là Boarding Pass của mình trong chuyến đi Singapore vừa qua. Board Pass này đã bị lấy 1 phần vì lúc kiểm soát để lên máy bay.

Boarding Pass - Thẻ lên máy bay

Nhìn vào đây bạn có thể thấy những thông tin quan trọng như cửa để ra máy bay là cửa mấy, thời gian là bao nhiêu đã được nhân viên làm thủ tục khoang lại để nhấn mạnh cho hành khách như mình biết.

Tóm lại khi đi máy bay thì bạn phải mang vé máy bay của bạn cho nhân viên làm thủ tục để đổi lấy Boarding Pass để lên máy bay. Nếu như bạn không đổi sẽ không lên được máy bay. Do đó Boarding Pass rất quan trọng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Boarding Pass – Thẻ lên máy bay là gì, dùng làm gì đã giúp bạn hiểu về Boarding Pass.  Hẹn gặp ở bài viết VPN là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu Tên miền – Domain là gì và dùng để làm gì?

Tên miền là gì? Domain là gì? Tên miền, Domain có công dụng và dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng ngôi nhà kiến thức nhé.

Có thể bạn quan tâm: Http là gì – Trình duyệt web là gì – Mã OTP là gì – ZIP code là gì

Tên miền – Domain là gì?

Tên miền là tên gọi trong tiếng Việt của từ Domain trong tiếng Anh. Hiện nay tất cả domain – tên miền trên thế giới đều được tổ chức phi lợi nhuận là ICANN ở Mỹ quản lý.

Mỗi khi bạn đăng ký sử dụng 1 tên miền nào mới, bạn sẽ thấy phải tốn 1 khoản chi phí nho nhỏ cho ICANN (ICANN là viết tắt của từ Internet Corporation for Assigned Names and Numbers đây là một tổ chức quản lý tên miền trên toàn thế giới.).

Đây là khoản phí bắt buộc phải trả mỗi khi đăng ký tên miền, trừ khi có 1 số chương trình khuyến mãi mà nơi đăng ký tên miền họ miễn phí cho bạn luôn phí này.

Hiện nay những tên miền có đuôi như sau được gọi là Top-level Domain hay còn thường được viết tắt là TLD hay TLDN. Top-level Domain là domain có vị trí cao nhất trong hệ thống tên miền hiện nay là những domain quốc gia (.vn, .us, .uk, .cn,. ..), domain cấp cao chung (.com, .net, .info, .edu, . org, .gov, .mil, .int), ….

Sau này có thời gian rảnh mình sẽ viết 1 bài giải thích ý nghĩa của từng đuôi domain như .com là viết tắt của từ gì và có nghĩa gì. Nếu bạn quan tâm những domain nào là Top-level Domain thì hãy ghé vào đây để xem nhé: http://www.iana.org/domains/root/db

Như ngôi nhà kiến thức hiện nay đang sử dụng .com. Như vậy ngôi nhà kiến thức đang sử dụng domain thuộc về Top-level Domain.

Hiện nay, hầu như ai cũng dùng dạng Top-level Domain là chủ yếu bởi vì nó sẽ ngắn gọn hơn dạng Second-level domain. Second-level domain là dạng domain như dạng .com.vn, edu.vn, gov.vn…. Dạng này thường được gắn với domain quốc gia ở phía sau.

Việc gắn này cũng khiến cho người sử dụng dễ dàng xác định được website này thuộc nước nào. Như thấy Website nào mà sử dụng .vn là biết của Việt Nam chúng ta rồi.

Tìm hiểu Tên miền - Domain là gì và dùng để làm gì?

Tên miền dùng để làm gì?

Tên miền được dùng để xác định một hoặc nhiều địa chỉ IP trên mạng Internet. Ví dụ như địa chỉ IP của trang Microsoft.com hiện nay là 23.96.52.53 .

Như vậy nếu như không có tên miền bạn sẽ phải nhớ 1 địa chỉ gồm những con số mình vừa đưa ở trên là 23.96.52.53 chỉ để truy cập vào trang Microsoft mà thôi. Mà đây mới chỉ là IPv4, hiện nay có những trang lớn như Google đã chuyển sang dùng IPv6 thì sẽ càng khó nhớ hơn.

Ngoài ra ra chưa kể những yếu tố như khi chuyển Server hay Hosting cho trang web sang nhà cung cấp khác thì địa chỉ IP sẽ bị thay đổi. Người sử dụng sẽ gặp rắc rối vì không biết địa chỉ IP mới của Website là gì?

Do đó tên miền được ra đời để nhầm khắc phục những nhược điểm này. Người sử dụng chỉ cần nhớ tên miền để truy cập vào Website đó. Như Google.com, Ngoinhakienthuc.com, Microsoft.com… là có thể truy cập vào Website mà không cần biết địa chỉ IP của website đó là bao nhiêu. Vì khi truy cập vào tên miền sẽ được các máy chủ DNS phân giải ra địa chỉ IP.

Những lúc bạn không truy cập được vào Facebook thì hướng dẫn ở trên mạng là đổi DNS là để có thể phân giải được địa chỉ IP của facebook.

Vì có thể máy chủ DNS của các nhà cung cấp mạng Internet Việt Nam đang cố tình chặn facebook nên người dùng truy cập vào sẽ không phân giải ra địa chỉ IP. Do đó cách vào facebook khi bị chặn phổ biến nhất là đổi DNS sang dùng DNS khác như của DNS của Google.

DNS của Google là:

8.8.8.8 và 8.8.4.4

DNS của Open DNS là:

208.67.222.222 và 208.67.220.220

Nếu bạn có trí nhớ tốt thì chắc cũng đã biết có lần DNS của Google đã bị tấn công và thay đổi trang google.com.vn thành hình 1 anh hacker đang chụp ảnh tự sướng. Đó là do Hacker đó đã thay đổi địa chỉ IP của Google sang địa chỉ IP khác. Nên khi truy cập vào Google.com sẽ chuyển qua trang của Hacker.

Tên miền còn nắm 1 vai trò rất quan trọng về thương hiệu. Như thương hiệu Google thì hầu các đuôi tên miền khác liên quan đến Google như .net, .org điều bị mua cả. Việc mua này nhầm để tránh người khác lợi dụng thương hiệu và bán lại domain nhầm chuộc lợi.

Vì những tên miền liên quan đến thương hiệu rất có giá  trị, nên có rất nhiều đầu cơ tên miền để nhầm mua bán kiếm lời. Như những tên miền liên quan đến dự án bất động sản, vé máy bay, các tập đoàn, công ty lớn….

Ngoài ra trước đây thời kỳ Google còn chưa phát triển thuật toán đủ thông minh. Việc xếp hạng từ khóa còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố có chứa từ khóa trong tên miền rất lớn.

Ví dụ:

Như mình muốn SEO từ khóa là vé máy bay. Trước đây đa số sẽ thi nhau mua những domain có từ khóa vemaybay ở trong tên miền. Như vemaybay.com, vemaybay.com.vn, vemaybay.net, vemaybay.com.vn, vemaybaygiare.com,….

Tóm lại miễn có từ khóa trong tên miền là 1 yếu tố cần thiết để SEO từ khóa trước đây. Nhưng hiện nay thì yếu tố này gần như không còn ảnh hưởng nữa. Nên việc săn các tên miền có chứa từ khóa không còn hot như xưa nữa.

Hiện nay hầu như là chọn tên miền theo yếu tố thương hiệu là chính. Như Ngôi nhà kiến thức với domain ngoinhakienthuc.com là 1 thương hiệu do mình chọn.

Theo thói quen phổ biến, thì tên miền .com hiện nay vẫn là phổ biến nhất. Ngoài ra còn vô số các loại tên miền khác, hiện nay bạn có thể dễ dàng đăng ký tên miền qua các nhà cung cấp dịch vụ tên miền ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Như domain ngoinhakienthuc.com này mình mua ở nhà cung cấp Godaddy. Hiện nay nhà cung cấp cấp này đã hổ trợ tiếng Việt nên bạn dễ dàng mua thao tác hơn trước kia toàn tiếng Anh. Tuy nhiên, giá đăng ký cũng như gia hạn của Godaddy cũng đắt hơn như những cung cấp khác.

Nếu bạn muốn mua domain ở các nhà cung cấp nước ngoài thì bạn nên lựa chọn Namesilo để có giá rẻ hơn. Và trước khi mua bạn nên Google tìm Coupon giảm giá để tiết kiệm thêm chi phí mua domain. Tuy nhiên để mua được ở các nhà cung cáp nước ngoài thì bạn phải sử dụng thẻ thanh toán quốc tế hoặc Paypal để thanh toán.

Còn nếu như bạn thích trả tiền mặt hay qua thẻ thanh toán nội địa, thì bạn nên đăng ký ở Việt Nam qua các nhà cung cấp như PA, Mắt bão, Nhân hòa, Z….

Một domain có thể tạo ra vô số subdomain để làm những web khác nhau. Ví dụ nếu như bạn để ý thì như trang Yahoo.com là trang chính. Họ tạo thêm subdomain là mail.yahoo.com để phục vụ về email cho người sử dụng.

Ngoài ra còn nhiều subdomain khác của họ để cung cấp những dịch vụ khác dịch vụ chat với địa chỉ là: messenger.yahoo.com

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Tên miền – Domain là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về tên miền – domain là gì. Hẹn gặp ở bài viết Vé điện tử là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Việt Nam nói là làm là phong trào gì?

Việt Nam nói là làm là gì?

Việt Nam nói là làm là phong trào khởi phát từ mạng xã hội Facebook. Một người sẽ thách thức cộng đồng mạng bằng cách nếu đủ like, thường là 400 – 500 like là họ sẽ thực hiện một hành động điên rồ nào đó.

Tuy nhiên, có những hành động nguy hiểm như đốt mình, nhảy cầu, đốt trường và kể cả giết người… cũng được đem ra thách thức.

Có thể bạn quan tâm: Cổ tức là gì – Mật ong là gì – Thất thủ là gì – Credit card là gì

viet-nam-noi-la-lam-la-gi

Tại sao phong trào Việt Nam nói là làm gây sự chú ý?

Khởi đầu là sự kiện chàng trai tại Sài Gòn đốt mình nhảy cầu Tân Hóa vào ngày 22/09/2016. Chàng ta đã thách thức với chỉ tiêu 40 ngàn like. Và anh ta đã giữ đúng lời hứa. May mắn là anh ta không sao.

Tuy nhiên, phong trào này bị lấn át bởi bài hát PPAP của PIKO-TARO. Cộng đồng mạng lúc đó muốn dìm và mỉa mai nên đã chia sẻ các cover của trào lưu Pen Pineapple Apple Pen nhiều hơn.

Sau đó, một cô gái ăn theo phong trào Việt Nam nói là làm sau khi đủ số like đã mang xăng đến đốt trường. Trường chưa cháy nhưng bạn ấy xém cháy cặp giò. Đến lúc này người ta mới giật mình về trào lưu này.

Bạn có cần giữ cam kết khi đã lỡ ăn theo Việt Nam nói là làm?

Tài khoản Facebook bạn chỉ có quyền sử dụng, tạo nội dung, tự sướng, sống ảo. Nhưng Mark mới là người sở hữu tài khoản của bạn. Nếu có lỡ bị chụp lại sau khi xóa thì hãy đổ cho bác Mark cướp tài khoản hại bạn. Thế là xong!

Bạn nên nhớ. Like chỉ là ảo, nhưng bạn thực hiện theo cam kết mà gây hậu quả, hay ép người ta làm cho bằng được thì bạn sẽ bị truy tố. Hy vọng các bạn hãy sống ảo đúng cách, đừng để like ảo mang lại án tù thật cho bạn.

Hy vọng qua bài viết Việt Nam nói là làm là phong trào gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết J/Secure ™ là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Influencer là gì, là ai và làm gì để trở nên nổi tiếng?

Influencer là gì, là ai?

Influencer là người, nhóm có sức ảnh hưởng trong tiếng Anh. Sự ảnh hưởng này khiến cho người ta hành động, thay đổi quyết định, đồng cảm hoặc khơi lên cảm xúc.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ Teresa là ai – CMO làm gì – CEO là gì – Mật ong là gì

Tại Việt Nam, influencer trên Facebook là nhóm có ảnh hưởng nhất đến khách hàng. Các chiến dịch truyền thông đều xuất phát từ mạng xã hội này tại Việt Nam. Influencer trên Facebook khá tự do, họ có thể ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực đến những người theo dõi (follower) và lớn nhất đến nhóm chấp nhận ảnh hưởng (influencee).

influencer-la-ai-lam-gi

Làm gì để trở thành một Influencer nổi tiếng?

Để trở thành 1 influencer, bạn cần phải làm tốt 4 khả năng sau:

  • Hát (các ca sỹ thường là những người có khả năng này)
  • Nói (hình thức phổ biến là Vlog)
  • Viết (các nhà văn, blogger, nhà báo hoặc những người có chuyên môn về một lĩnh vực)
  • Diễn (làm cho người ta thích, làm người ta thương hay ghét bằng hành động)
  • Kết hợp 4 hình thức trên.

Tuy nhiên, dù có làm tốt một hoặc nhiều khả năng trên, không phải ai cũng có thể trở thành 1 influencer. Người tài năng không thiếu, nhưng chỉ khoảng 20% số tài năng nhận ra mình có tài, 20% dám thử luyện tập để trở thành influencer và cũng chỉ khoảng 20% thành công và có doanh thu.

Điều này đơn giản tuân theo quy luật 20/80 chứ không phải dựa trên số liệu thống kê chính thức.

Phân loại Influencer trên mạng xã hội và những đặc trưng cần biết

Có 4 loại influencer

  1. Celebrities: ca sỹ, diễn viên, nghệ sĩ có tên tuổi. Ví dụ: Trấn Thành, Hariwon, Phi Nhung, Phạm Hương…
  2. KOL hay còn gọi là Key opinion leader: những người có chuyên môn. Ví dụng: Anh Tư Sang, Dưa Leo, Nguyễn Ngọc Thạch…
  3. Fictional character hay còn gọi là nhân vật hư cấu: do nhóm họa sĩ hoặc một họa sĩ tự vẽ và xây dựng cốt truyện quanh nhân vật này. Ví dụ: Thỏ 7 màu, Đậu đỏ tung tăng, Bà già khó tính…
  4. Nhóm cộng đồng: Hội những người thích đùa, Hội những người khó đỡ, Táo Xanh của cộng đồng LGBT…
 Đặc tính/Phân loại Celebrities  KOL  Fictional Character Nhóm cộng đồng
Giá  Cao Trung bình  Thấp  Thấp
Lĩnh vực Tùy khả năng Theo chuyên môn  Đa dạng  Đa dạng
Tương tác  Rất cao  Tùy vào khả năng xây dựng nội dung Trung bình Trung bình
Sáng tạo  Thấp Cao  Cao  Cao
Độ uy tín  Vừa –> không có chính kiến rõ ràng Cao –> có chính kiến Thấp –> Vui là chính Cao –> Gói gọn trong cộng đồng
Mục đích Tăng độ nhận biết Tạo uy tín thương hiệu Lan truyền trào lưu mới Lan truyền trào lưu mới
    Ghi chú về giá
  • Cao: tầm 20 triệu đồng đến 60 triệu đồng
  • Trung bình: xung quanh 10 triệu đồng
  • Thấp: tầm 5 triệu đồng trở xuống

Giá tham khảo của một số influencer

  • Hariwon: 30 triệu
  • Anh Tư Sang: 5 triệu; Gào: 10 triệu
  • Tuyết Bitch collection: 5 triệu
  • Nhóm Táo Xanh: 3 triệu

Đây chỉ là giá tham khảo, nếu muốn có giá tốt bạn nên liên hệ trực tiếp bằng Facebook sẽ tốt hơn. Nhớ nói rõ mục đích và sản phẩm bạn muốn hợp tác nhé. Các influencer sẽ có nhiều kiểu hợp tác khác nhau, làm việc trực tiếp sẽ giúp bạn có được giá tốt nhất.

Tùy vào mục đích của chiến dịch mà bạn hãy vận dụng influencer marketing một cách khéo léo. Sản phẩm/thương hiệu của bạn sẽ đạt hiệu quả truyền thống tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết Influencer là gì, là ai và làm gì để trở nên nổi tiếng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Cổ tức là gì và tại sao người đầu tư chứng khoán quan tâm nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Thánh là ai và làm gì để được phong thánh?

Thánh là ai?

Thánh có 3 ý nghĩa trong cách dùng ngày nay: Thánh theo truyền thống văn hóa, thánh của các forum online và thánh của bên Thiên Chúa giáo La Mã (Công Giáo).

thanh-la-ai-lam-gi-de-duoc-phong

Thánh trong truyền thống văn hóa Việt Nam

Thánh trong truyền thống là các bậc đạo hạnh của Khổng giáo. Họ là những người dạy chữ, dạy lễ cho mọi người. Dân gian gọi họ là các thánh nhân. Tại Việt Nam, Chu Văn An hay Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là các thánh nhân. Hai ông đã cống hiến nhiều cho sự phát triển của giáo dục nho học tại Việt Nam và là người có tính cách ngay thẳng.

Thánh là những con người có thiện tâm, cảm hóa được người khác và khiến mọi người noi theo, tin tưởng. Trong lịch sử Việt Nam, có 2 nhân vật đặc biệt được phong thánh và thần nhờ tài học rộng, hiểu nhiều là Cao Bá Quát và Nguyễn Siêu. Dân gian có cầu Thần Siêu – Thánh Quát là khởi nguồn từ đó.

Để được phong, cá nhân phải là người đóng góp cho quốc gia, dân tộc. Họ giúp cho làng xóm, thành trì được bình yên về mặt vật chất và là chỗ dựa tâm linh.

Thánh của haivl, forum online, voz… và của cộng đồng mạng

Thánh trong các diễn đàn, forum hay các trang hài kiểu haivl là những người có khả năng đặc biệt về tạo nội dung, hành vi hay hành động ngớ ngẩn.

Việc phong thánh ở các trang này khá vô tội vạ, đến nỗi người ta có câu cửa miệng là muốn gặp thánh vào haivl hoặc voz forum. Các thể loại thánh có thể thấy là:

  • thánh thơ: sau mỗi bài comment lại bằng thơ
  • thánh cưới: hát bài túp lều lý tưởng tại đám cưới người yêu
  • thánh phồng: do Voz đặt với câu khẩu hiệu nổi tiếng “Đấm phát chết luôn”
  • thánh chế: photoshop hình ra thảm họa thay vì siêu phẩm.

Bạn có biệt tài gì? Tham gia các diễn đàn đi để được phong thánh nhé.

Thánh của Giáo hội Công Giáo

Thánh của Giáo hội Công Giáo được tôn vinh tương đương với thánh theo truyền thống Việt Nam. Các vị này đa số đóng góp cho Giáo hội về giáo lý hoặc việc bác ái. Mẹ Tê rê xa Calcutta là một người được tôn vinh thành Thánh do việc bác ái đã làm.

Để được phong thánh của Giáo hội Công Giáo phức tạp hơn nhiều so với các diễn đàn tào lao trên mạng. Các quy trình phong thánh cơ bản bước đầu là:

  • Người đó đã qua đời.
  • 5 năm sau bắt đầu hồ sơ gửi lên cha quản lý địa phận người đó hoạt động
  • Xem xét tại Vatican.
  • Tuyên phong lên Á Thánh, người ta thường dùng chữ Chân Phước.
  • Tuyên phong lên hàng hiển Thánh.

Quy trình sớm nhất có thể cũng phải mất 30 năm. Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đang xem xét cho 2 người được tôn phong là cha Phan Xi Cô Trương Bửu Diệp và cha Phan Xi Cô Xavier Nguyễn Văn Thuận.

Quy trình siêu phức tạp nên dù đã lâu 2 vị này chưa được phong Thánh. Quy trình bạn có thể tham khảo các trang thông tin về Công giáo nhé. Còn Tin Lành thì không có phong thánh.

nha_tho_tac_say

Nhà thờ Tắc Sậy, nơi cha Diệp được an táng và là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch tới Bạc Liêu (Nguồn: wikipedia)

Hy vọng qua bài viết Thánh là ai và làm gì để được phong thánh đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Từ share có nghĩa là gì và dùng ra sao nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.