Cây sâm đất là gì và có tác dụng gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về loài cây này qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cây cỏ lá xoài là gì, có tác dụng gì – Lá cây Neem là gì, có tác dụng gì

Cây sâm đất là gì?

Cây Sâm đất là loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909, từ đó mọc thành cây hoang, phát triển quanh năm, nhiều nhất là vùng Bình Thuận – Ninh Bình.

Sâm đất còn có các tên gọi khác như địa Sâm, Sâm thổ cao ly, Sâm quy bầu….

Cây sâm đất có củ tròn, dài khoảng 3cm, với thân mọc trên mặt đất cao khoảng 50 cm, hoa to có màu lam tím rất đẹp mắt.

Lá sâm đất mọc đối xứng với kích thước khác nhai, phiến xoay dài và mép lượn sống, mặt dưới của lá có nhiều lông màu trắng. Rễ và lá sâm đất có thể dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Bạn cũng có thể phơi khô cả cây để ngâm rượu làm thuốc.

Không chỉ ở Việt Nam mà cây sâm đất từ khắp nơi trên thế giới đã được nghiên cứu về dược tính và ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.

Tìm hiểu Cây sâm đất là gì, có tác dụng gì?

Cây sâm đất có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc và có khả năng tán sỏi rất tốt. Cách sử dụng sâm đất rất đa dạng, các bột phận củ, thân, lá đều hữu dụng, có thể dùng làm món ăn hay ngâm rượu, vừa thơm ngon lại rất bổ dưỡng.

Tất cả bộ phận của cây đều hữu dụng, người dân thường hái lá nấu canh, dùng rễ và củ ngâm rượu hay nấu nước uống để mát gan, giải độc. Đây là loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, thích hợp cho mọi đối tượng vì không chứa nhiều độc tính hay gây tác dụng phụ. Một vài công dụng tiêu biểu của cây sâm đất Việt Nam là:

Chữa sỏi thận

Công dụng điển hình nhất của cây sâm đất chính là chữa sỏi thận, lợi tiểu, giải độc gan. Bạn hãy dùng từ 10-25g sâm đất khô mỗi ngày, mang sắc thành thuốc hoặc tán bột rồi hòa cùng nước sôi như dùng trà. Liều lượng thích hợp để uống bột sâm đất là 10g bột trong 1 lít nước đun sôi, chờ hỗn hợp nguội là dùng được.

Chữa bệnh cao huyết áp

Dùng 12 hoa sâm đất, tươi hoặc khô đều được, nấu thành nước uống hàng ngày để điều hòa huyết áp. Ngoài ra bạn có thể ăn canh từ lá sâm đất, canh này có vị ngọt giống canh mồng tơi nhưng không nhớt, rất thơm ngon.

Chữa vết thương làm mủ

Khi dùng ngoài da, cây sâm đất giúp làm lành vết thương phát mủ và giúp liền sẹo nhanh hơn. Bạn có thể dùng thân cây đốt thành than rồi tán thành bột. Bột này mang rắc lên vết thương để sát trùng và trị liệu sưng tấy.

Ngoài ra, hạt của quả sâm đất dùng ngâm nước sẽ tạo ra một loại keo như thạch. Dùng keo này đắp lên mụn nhọt và các vết đứt, rất tốt cho vết thương, giúp mau lành.

Chữa tiểu đường

Dùng toàn cây sấy khô ngâm rượu hoặc sắc nước uống còn giúp ổn định lượng đường trong máu, góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Cây sâm đất có vị ngọt, cay, tính mát nên dùng lâu dài cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe, miễn là duy trì liều lượng thích hợp, không vượt quá 25g mỗi ngày.

Ngoài những công dụng tiêu biểu trên, người Việt Nam cũng dùng cây sâm đất để giảm cơn ho và suyễn hay hỗ trợ chữa chứng yếu sinh lý ở một số nam giới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng khi dùng liều cao thì có thể gây nôn mửa vì tính hàn và cay của nó.

Lưu ý các thông tin chức năng, cách dùng trong bài viết chỉ là sưu tập để tham khảo về công dụng mà thôi. Bạn không nên tự ý làm theo nhé. Hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi làm theo.

Mong rằng thông tin trong bài đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Tìm hiểu Cây sâm đất là gì, có tác dụng gì. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết khác.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *