Thẻ Ghi nợ Debit – Thẻ Tín dụng Credit là gì, ưu nhược điểm?

25
7458

Thẻ ghi nợ debit card là gì, thẻ tín dụng credit card là gì. Ưu và nhược điểm của 2 loại thẻ này, tại sao lại phải phân biệt ra 2 loại như thế? Thẻ tín dụng là debit hay credit? Nên làm thẻ tín dụng credit hay thẻ ghi nợ debit? Hãy cùng tìm lời giải đáp tại ngôi nhà kiến thức nhé.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Thẻ trả trước prepaid card là gì

Thẻ ghi nợ Debit card là gì?

Thẻ ghi nợ hay còn biết với tên gọi khác là thẻ debit card đây là loại mà thẻ bạn chỉ có thể sử dụng khi trong tài khoản ngân hàng của bạn còn đủ tiền. Nói một cách đơn giản là còn đủ tiền trong tài khoản ngân hàng cho giao dịch mà bạn sử dụng thẻ để thanh toán thì sẽ sử dụng được.

Thẻ này buộc phải có 1 liên kết với 1 tài khoản ngân hàng. Nếu không có liên kết thì sẽ không còn được gọi là thẻ ghi nợ debit nữa mà sẽ sang 1 loại thẻ khác rồi.

Chữ ghi nợ ở đây có thể hiểu là ghi nợ vô tài khoản ngân hàng của bạn, chứ không phải ngân hàng cho bạn nợ đâu. Nhiều bạn cứ nghe tên là thẻ ghi nợ có nghĩa là thẻ này được nợ tiền ngân hàng, thực ra không phải nhé.

Thẻ mà bạn được nợ tiền ngân hàng là thẻ tín dụng hay còn biết với tên gọi khác là thẻ credit.

Để hiểu hơn về thẻ debit hãy đi vào ví dụ dưới đây

Chẳng hạn tài khoản ngân hàng bạn có 10 triệu. Bạn đi mua con laptop 9 triệu hay 9 triệu 9 thì vô tư. Hoặc tối đa là 10 triệu. Chứ nếu bạn mua vượt hơn khoảng tiền 10 triệu trong tài khoản ngân hàng của bạn là không thể thanh toán được.

Nếu như muốn thanh toán cho các giao dịch trên 10 triệu thì bạn trong tài khoản ngân hàng của bạn phải có số tiền trên 10 triệu và từ đủ cho tới dư số tiền bạn cần thanh toán mới thanh toán được.

Nếu như tài khoản ngân hàng của bạn hết hoặc không đủ tiền thì khỏi sử dụng, muốn sử dụng thì vui lòng ra ngân hàng nạp tiền hoặc chuyển khoản tiền vào tài khoản của thẻ ghi nợ debit card đó.

Tóm lại tiền trong tài khoản ngân hàng bạn có bao nhiêu thì thẻ ghi nợ được phép sử dụng tối đa bao nhiêu đó. Có 1 triệu sử dụng 1 triêu, có 10 triệu sử dụng tối đa 10 triêu. Có 10 tỷ thì được dùng tối đa 10 tỷ.

Tất nhiên giao dịch quá lớn thẻ thi sẽ không được. Theo mình biết thì mỗi ngân hàng sẽ có 1 giới hạn giao dịch của thẻ trong 1 ngày.

Như thẻ debit nội địa của ACB là tầm tối đa chỉ giao dịch được 50 triệu 1 ngày. Hơn thì phải chờ qua ngày khác nhé. Ko thì ra quầy mà rút tiền từ tài khoản ngân hàng ra. Chứ rút qua cây hay giao dịch mua hàng online qua thẻ chỉ 50 triệu tối đa trong ngày thôi.

Thẻ ghi nợ debit card dùng được cho những việc nào?

Thẻ này có thẻ quẹt thẻ tại cái Pos ở các nhà hàng, cửa hàng, siêu thị. Khi quẹt thẻ xong thì nhập mã PIN và ký tên xác nhận giao dịch.

Thẻ này có thể thanh toán online nếu như bạn có đăng ký cho phép thẻ giao dịch trực tuyến. Bạn có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn điện nước, Internet, bảo hiểm,…. Mua vé xem phim, ca nhạc này nọ….

Thẻ này có rút tiền tại cây ATM bình thường. Và rút tại cái cây ATM có thể sẽ miễn phí phí rút tiền hoặc thu có thu phí tùy vô cái ngân hàng cấp thẻ cho bạn có chính sách như thế nào và loại thẻ của bạn là loại thẻ quốc tế hay nội địa nữa.

Thẻ này được cấp thay cho thẻ sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng, …

…..

Thẻ ghi nợ debit card có mấy loại?

Thẻ ghi nợ là tên gọi chung. Bên trong nó lại có 2 loại nhỏ nữa. Đó chính là:

Thẻ ghi nợ debit card nội địa

Thẻ này phạm vi hoạt động chỉ ở trong nước phát hành đó mà thôi. Do các ngân hàng phát hành trong 1 quốc gia nào đó phát hành. Phía trên in tên của ngân hàng đó chứ không in thêm mấy cái tổ chức thẻ quốc tế gì cả.

Những thẻ này sẽ mang thương hiệu của ngân hàng trên thẻ, cũng có loại thẻ đồng thương hiệu nhầm quảng cáo về dịch vụ của một công ty nào đó.Ví dụ:Thẻ ghi nợ do các ngân hàng Việt Nam phát hành như ACB, Đông Á, Vietcom bank, Agribank, Exim,….

Thẻ ghi nợ debit card quốc tế

Thẻ này thì phạm vi hoạt động rộng hơn. Bạn mang thẻ này ra nước ngoài vẫn sử dụng được. Tùy mỗi tổ chức thẻ quốc tế mà có phạm vi hoạt động của thẻ khác nhau.Đặc điểm nhận dạng loại thẻ này là có in logo của các thương hiệu thẻ quốc tế trên đó như: Visa, Mastercard, American express, JCB, Unionpay,…

Các thẻ ghi nợ quốc tế vẫn được phát hành thông qua kênh ngân hàng.Thay vì mỗi ngân hàng phải phát triển hệ thống thanh toán riêng, họ ký kết làm đối tác với tổ chức dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế nhằm giảm thiểu chi phí và tăng thu dịch vụ.

Ưu điểm của thẻ ghi nợ debit card

Hiện nay, đây là loại thẻ có thể nói là chiếm phần đông nhất trong thị trường thẻ tại Việt Nam. Bởi vì những lý do sau đây:

Dễ dàng làm thẻ. Tiền làm thẻ không quá nhiều. Nhiều ngân hàng còn miễn phí cả làm thẻ.
Phí duy trì thẻ thấp. Nhiều ngân hàng còn chẳng thu luôn.

Được các ngân hàng đẩy mạnh khách hàng sử dụng thẻ này. Và chủ yếu nhất là loại thẻ ghi nội địa. Lý do rất đơn giản, thẻ này do ngân hàng đó phát hành không trả phí cho các tổ chức thẻ quốc tế. Tư vấn khách hàng cũng tiện hơn, như có thể rút tiền tại các cây ATM khác ngân hàng với mức phí rất thấp so với thẻ ghi nợ quốc tế.

Nhận tiền dễ qua số thẻ áp dụng cho loại thẻ nội địa nhé. Cái này do các ngân hàng phát hành thẻ ở Việt Nam đều nằm chung liên minh Napas nên chỉ cần biết số thẻ là có thể chuyển tiền hay nhận tiền rồi. Ko cần phải biết số tài khoản ngân hàng như trước khi có liên minh Napas này.

An toàn hơn vì quản lý được tiên bạc chi tiêu của bản thân, tránh việc vung tay quá trán như thẻ tín dụng. Vì tiền được cho mượn sài trước mà, nhiều khi sài không cảm thấy xót đâu.

Thẻ này không có thời gian hết hạn. Nên cứ dùng hoài thôi. Còn mấy loại thẻ quốc tế là có thời hạn sử dụng đó. Dạng tín dụng cũng phải được ngân hàng review lại coi có còn đủ tiêu chuẩn để sử dụng tiếp không chứ không có được dùng vĩnh viễn đâu.
….

Nhược điểm của thẻ ghi nợ debit card

Thiếu an toàn nếu như toàn bộ số tiền bạn điều để trong tài khoản ngân hàng ở phần tài khoản thanh toán. Bởi vì thẻ này nó liên kết trực tiếp với tài khoản thì có thể rút ra tiền trong tài khoản thanh toán của bạn.

Nên tiền mà muốn để dành tiết kiệm thì nên chuyển qua tài khoản tiết kiệm hay mở sổ tiết kiệm cho an tâm nhé. Dồn 1 cục mà mất thẻ thì đúng kiểu ăn cám thật. Hạn mức tối đa thì thường 1 ngày là 50 triệu.

Nếu mất mà không biết thì coi như bạn bay ít nhất 50 triệu. Nếu rút vào lúc khuya tới gần qua ngày mới. Thì có thể rút thêm 50 triệu nữa. Như vậy là có thể bay tối đa 100 triệu.

Do đó bạn phải đăng ký Sms banking để nếu có biến động thay đổi gì liên quan tới tiền bạc trên tài khoản là bạn biết ngay còn mà ngăn chặn. Đừng tiết kiệm 1 tý tiền cho dịch vụ này mỗi tháng mà mất cả đống tiền.

Còn nếu như bạn là kiểu người có bao nhiêu tiền trong thẻ thì rút cả thì khỏi đăng ký làm gì. Vì có còn tiền đâu để kẻ xấu nó rút -,-

Thẻ debit card và credit card là gì

Thẻ tín dụng Credit card là gì?

Thẻ tín dụng hay còn biết với tên gọi khác là thẻ credit card là một loại thẻ chẳng dính dáng gì tới tài khoản ngân hàng của bạn cả.

Với thẻ này bạn sẽ được ngân hàng cung cấp cho 1 số tiền để sử dụng trước, bạn sẽ được sử dụng tối đa là số tiền được cấp này. Số tiền được cấp này còn được gọi với tên khác là hạn mức của thẻ tín dụng.

Tóm lại sử dụng thẻ tín dụng hay credit card thì giống như là bạn được ngân hàng cho vay 1 khoản tiền để sử dụng trước mà không cần phải nạp vào như là thẻ ghi nợ debit card.

Ví dụ

Hạn mức thẻ 50 triệu thì có nghĩa là thẻ được dùng trước 50 triệu từ ngân hàng. Sau đó phải trả lại.

Thường thì hạn mức thẻ tín dụng sẽ gấp vài lần thu nhập của bạn. Như mình lương 10 củ thì có thể sở hũu thẻ 30 củ dễ dàng.

Nếu như có thể chứng minh thu nhập, khả năng chi trả. Thường là phải sao kê bản lương gửi cho bên ngân hàng để tiến hành xác minh rồi quyết định có cấp cho bạn thẻ tín dụng hay không.

Lưu ý

Nói thật, ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho bạn càng lớn. Thì bạn càng nên lo đi, vì lỡ mất thẻ mà không báo kịp thì mất tiền.

Vì ngân hàng Việt Nam thường đẩy phần trách nhiệm về phía bạn. Chưa kể hạn mức thẻ càng cao, bạn mà không quản lý tốt chi tiêu của bạn. Cứ mua sắm ầm ầm thì sẽ sớm làm con nợ của thẻ tín dụng.

Thẻ hạn mức càng cao, càng phải cồng lưng lên mà trả nợ. Mình cũng chỉ nhận thẻ gấp 2 3 lần thu nhập mình cho an toàn.

Bạn sẽ dùng trước tiền trong thẻ sau đó thì trả lại tiền sau cho ngân hàng. Nếu trả hết số tiền đã dùng trong thời gian miễn lãi thì sẽ chằng tốn gì cả. Qua thời gian đó không trả hết số tiền đã dùng thì sẽ bắt phải trả lãi khoảng lẫn số tiền bạn còn nợ lại.

Tối thiếu mỗi tháng 5% số nợ bạn nợ và lãi suất. Lãi suất thẻ tín dụng thì tầm 26% 1 năm trở lên. Tương đương nếu dùng 10 triệu mà chưa trả dứt ngay mà ké tới 1 năm thì số tiền phải trả với lãi suất 26% là 2 triệu 6 nhé.

Thẻ tín dụng credit dùng được cho những việc nào?

Thẻ credit này chủ yếu chỉ dành cho việc quẹt thẻ, thanh toán online, mua hàng trả góp là chủ yếu. Vì họ cho khoảng thời gian trả nợ có thể lên tới tối đa là 55 ngày. (Tùy vô thời gian bạn sử dụng thẻ thời gian cho nợ có thể ngắn hơn nhé. 55 ngày là con số cao nhất thôi.).

Chưa kể với thẻ tín dụng bạn có thể tham gia các chương trình trả góp 0% nữa. Chỉ cần quẹt trước rồi trả từng tháng là xong.

Chứ nếu bạn nghĩ sẽ dùng rút tiền từ thẻ tín dụng này ra sử dụng. Thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi khoản tiền bạn đã rút ra ngay. Nên từ bỏ ý định này đi nhé.

Thực ra cũng có mấy dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng nữa. Bạn có thể Google để xem. Cái này thì về quy định nguyên tắc dùng thẻ thì bạn vi phạm. Còn thực tế thì nhiều ngân hàng cũng mắt nhắm mắt mở làm lơ cho người dùng.

Ví dụ:

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng trước, mà không cần phải đi vay mượn người khác.  Như đi siêu thị mua đồ ăn, đồ tiêu dùng. Mua sắm online trên các trang thương mại điện tử. Hay đi quẹt thẻ trả góp 1 cái điện thoại đời mới.

Thì sau khi thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn, thì bạn đã chính thức vay ngân hàng nơi phát hành thẻ cho bạn.

Khoản vay này của bạn sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy vào ngân hàng nếu bạn trả hết tiền trong thời gian miễn lãi. Nếu qua thời gian này không trả hết số tiền đã vay thì bạn sẽ bị tính lãi.

Ngoài ra nếu như bạn cố tình không trả nợ thẻ hay thanh toán nợ không đúng hạn thì sẽ khiến bạn có tên trong bảng phong thần CIC. Hãy vào đây để tìm thêm CIC là gì nhé.

Nếu bạn đã lên đây và được xếp vào nhóm nợ xấu rồi thì bạn khỏi đi vay tiền ngân hàng hay mở thêm thẻ tín dụng ở nơi khác cho đến khi bạn trả hết nợ nhé.

Thẻ tín dụng credit card có mấy loại?

Thẻ tín dụng được chia ra 2 loại gồm:

Thẻ tín dụng credit card nội địa

Cái này thẻ thì phạm vi sử dụng chỉ trong nước. Thẻ tín dụng nội địa hay credit card nội địa là loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng trong một quốc gia nào đó.

Như ở Việt Nam là các ngân hàng như Á Châu, Đông Á, Vietcombank,… Phía trên thẻ in tên của ngân hàng cấp thẻ chứ không có mấy logo của mấy tổ chức thẻ quốc tế đâu.

Thẻ tín dụng credit card quốc tế

Tên gọi quốc tế nói lên ý nghĩa. Có thể dùng ở nước ngoài, còn phạm vi bao nhiêu nước thì tùy vào cái thương hiệu của thẻ bạn làm nhé.Phạm vi hổ trợ nhiều nước nhất là 2 loại Visa, Mastercard.

Ngoài 2 loại đó còn nhiều loại khác như American express, JCB, Discover, Unionpay, ….

Ưu điểm của thẻ tín dụng credit card

Được ngân hàng cấp tiền dùng trước. Cần mua cái gì mà không có tiền mua có thể dùng thẻ này mua rồi trả lại ngân hàng sau.

Được tham gia nhiều chương trình trả góp 0%. Như có thể mua sắm đồ đạc cho gia đình hay các thiết bị phục vụ đời sống công việc bằng cách trả góp dễ dàng.

Kẹt tiền quá có thể lấy tiền trong này ra để xoay trở.

Được tham gia các chương trình ưu đãi dành riêng chủ thẻ tín dụng. Các chương trình này thực ra là nhầm kích thích khách hàng sử dụng thẻ nhiều hơn.
…..

Nhược điểm của thẻ tín dụng credit card

Chi phí duy trì thẻ cao bèo nhất cũng vài trăm ngàn 1 năm. Có loại lên đến cả triệu.

Dễ thành con nợ khi sài không kiềm chế, vung tay quá trán.

Rủi ro cao hơn thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Bởi vì, chỉ cần lượm được thẻ rồi quẹt là thanh toán được rồi. Mặc dù phía sau thẻ có chổ để bạn ký tên mẫu, nhưng cũng có thể bắt chước mà.

Nếu có kiện cáo về khoản tiền không phải do bạn sử dụng đó thì cũng phải trả trước cho ngân hàng khoản tiền đã dùng, cho dù không phải bạn sử dụng. Sau đó chờ ngân hàng tra soát, này nọ để xem có trả lại tiền không.

….

So sánh 2 loại thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card khác nhau như thế nào

Thủ tục đăng ký hai loại thẻ này

Thẻ ghi nợ debit card

Đối với thẻ ghi nợ để đăng ký thì chỉ cần bạn đủ tuổi và giấy tờ thì bất kỳ ai cũng có thể đăng ký dễ dàng nhanh chóng. Hầu như ngân hàng nào cũng có làm thẻ này cho khách hàng.

Chỉ cần có một trong các giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu là có thể làm thẻ một cách dễ dàng.

Kèm với thẻ ghi nợ là 1 tài khoản ngân hàng được cấp cùng. Mở thẻ ghi nợ, tương đương với việc mở tài khoản ngân hàng nếu như bạn chưa có tài khoản tại ngân hàng đó.

Thẻ tín dụng credit card

Đối với thẻ tín dụng để làm thì cần tốn nhiều thời gian rườm rà vì phải chứng minh thu nhập. Coi bạn phải người có khả năng trả nợ hay không?

Chứ cấp cho bạn cái thẻ, được phép sử dụngtiền trước mà bạn lại chẳng có khả năng trả nợ thì khác gì vứt tiền qua cửa sổ. Ngân hàng họ làm ăn kiếm lời chứ không phải từ thiện. Nên nếu có rủi ro với khoản tiền của họ thì họ sẽ chẳng để nó xảy ra.

Tiện ích

Thẻ debit card

Thẻ ghi nợ debit ít được hưởng ưu đãi khuyến mãi này nọ.

Thẻ credit card

Thẻ credit card được hưởng nhiều ưu đãi điển hình như các chương trình trả góp 0% lãi suất, hoàn tiền thẻ khi tiêu dùng gì đó, mục đích chính là khuyến khích sử dụng thẻ credit cần nhiều càng tốt..

Phạm vi sử dụng

Thẻ debit và credit đều có 2 dạng là dạng thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế. Nếu bạn làm thẻ thanh toán nội địa bạn chỉ có thể thanh toán trong nước mà thôi.

Còn nếu làm thẻ thanh toán quốc tế bạn có thể sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng phải tốn thêm chi phí sử dụng thẻ quốc tế.

Thẻ thanh toán quốc tế thì không như thẻ thanh toán nội địa. Thẻ này do các đơn vị thẻ hàng đầu thế giới cung cấp như: Visa, Mastercard, American express, JCB,…

Ví dụ:

Một số loại thẻ phổ biến như: Thẻ visa debit, thẻ visa credit, mastercard debit, matercard credit. Đây thuộc 2 nhà cung cấp thẻ được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn các nhà cung cấp thẻ khác như American express, JCB, …

Nên làm thẻ debit hay thẻ credit?

Giữa 2 loại thẻ thì đối với 1 người bình thường. Mình khuyên làm thẻ ghi nợ debit card trước nhé. Sau này có nhu cầu mua trả góp này nọ thì hãy tính tới làm thẻ tín dụng. Vì thủ tục làm thẻ tín dụng nó tốn thời gian nhiều hơn và cần chứng minh nhiều thứ nữa.

Thẻ debit, credit có thanh toán online quốc tế được không?

Câu trả lời là được nếu như thẻ đó là thẻ mang tên các tổ chức nước ngoài như thẻ Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, Thẻ American Express, Thẻ JCB,… Những thẻ này gọi là thẻ thanh toán quốc tế.

Ví dụ:

Như thẻ Visa credit, Visa debit, Mastercard credit, Mastercard debit,….

Còn nếu thẻ chỉ in tên của ngân hàng không thôi thì sẽ không thanh toán quốc tế được nhé. Thì dạng này thì thường được gọi với tên là thẻ ATM (hay gọi chính xác hơn là thẻ thanh toán nội địa).

Ngoài ra bạn cũng cần phải lưu ý, là phải tìm hiểu xem người bán hay website bán có hổ trợ loại thẻ bạn sử dụng hay không.

Ví dụ như web đó có hổ trợ thanh toán qua thẻ Visa, Mastercard hay không? Nếu như đã có hổ trợ mà bạn vẫn không thanh toán được. Thì có thể chiều thanh toán quốc tế của thẻ bạn bị chặn hoặc thẻ của bạn chưa được kích hoạt.

Hãy liên hệ với tổng đài của ngân hàng quản lý thẻ của bạn. Yêu cầu mở ra để bạn thanh toán.

Hy vọng bài viết Thẻ Ghi nợ Debit – Thẻ Tín dụng Credit là gì, ưu nhược điểm đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về 2 loại thẻ này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Cảm ơn các bài đã dành thời gian đọc bài viết này.

Tư liệu tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Debit_card

https://en.wikipedia.org/wiki/Credit_card

Từ các bạn bè người quen làm ngân hàng.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt đánh giá: 5

Hãy là người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!

Bài trướcThẻ trả trước Prepaid card là gì, ưu và nhược điểm của thẻ?
Bài tiếp theoThẻ thanh toán quốc tế là gì, ưu và nhược điểm của thẻ?
Trần Duy Thuận
Học về IT rất mê lập trình mà số phận đưa đẩy giờ đi làm Seo và Marketing Online. Hay viết lách, chia sẻ những kiến thức mà bản thân biết được đến với mọi người. Thích đọc những thứ chưa biết để bổ sung kiến thức cho bản thân.

25 BÌNH LUẬN

  1. Anh cho em hỏi thêm vấn đề liên quan với ạ!
    TRÍCH:
    “1. Phí chuyển đổi trả góp: 1.1%/giao dịch (tối đa 150K).
    2. Giao dịch sẽ được chuyển đổi trả góp trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chủ thẻ hoàn tất đầy đủ điều kiện tham gia trả góp.”
    1. Phí chuyển đổi này là tính khi mình ko trả thẳng mà làm thủ tục trả góp phải ko ạ? tối đa 150k tức mình mua trả góp 0% gì cũng tối đa 150K ạ?
    2. Vậy khi hoàn tất chuyển sang trả góp thì mình sẽ được tính ngày trả góp từ lúc xong hay từ khi bắt đầu làm thủ tục ạ?

    • Vấn đề 1: Chính xác khi bạn yêu cầu đổi qua trả góp thì mới có phí chuyển đổi này. 150k là mức tối đa của phí chuyển đổi. Ví dụ như 10 triệu thì phí chuyển đổi 1.1% chỉ là 110k. Nếu 20 triệu thì đáng lẽ 220k nhưng ở đây đã chọn mốc tối đa là 150k, nên chỉ cần 150k tiền phí chuyển đổi thôi.
      Vấn đề 2: Số tiền trả góp sẽ được chia ra đều. Mỗi tháng tới kỳ sao kê bạn sẽ phải trả đủ khoản đó. Ví dụ 6 triệu chia 6 tháng thì mỗi tháng bạn phải trả 1 triệu. Nói chung trả góp hay dùng thẻ trả trực tiếp thì cũng nhận sao kê rồi mới bắt đầu mới trả tiền. Dùng thẻ thì chỉ 45 ngày miễn lãi, còn nếu dùng thẻ mà chuyển sang dạng trả góp thì được thời gian miễn lãi suất lâu hơn.

      Thân

  2. vâng, giờ em hiểu rồi ạ! Cái nói chung em lại hiểu hơn cái chi tiết hihi. Em cám ơn anh nhiều ạ
    Đây đúng là ngôi nhà kiến thức, chúc anh khỏe có nhiều bài hay giúp ích cho mọi người còn bỡ ngỡ (gà mờ) như em

  3. Em hiểu thế này, tức là ngày 20 sao kê là sao kê của tháng trước đấy, hay ngày sao kê là 30 ngày đúng ko ạ?
    trên anh có viết là mua hàng 21/10 rồi 20/11 nhận sao kê, nhưng anh vừa bảo là lấy vd ngày 19/10, rồi 20/10 nhận sao kê? Em ko rõ , làm phiền anh giải thích hộ em với ạ (em hơi kém khoản tiền nong này, em học kỹ thuật ạ 🙁
    Hay anh lấy vd tổng quát, kiểu x ngày y ngày ấy ạ
    Cám ơn anh!

    • Nói chung dễ hiểu là thời gian sao kê là khoản thời gian từ 20 tháng này đến 19 tháng sau. Ví dụ là từ 20/9 => 19/10 nếu tiền sử dụng trong thời gian này thì sẽ được liệt kê ở sao kê nhận ngày 20/10. Nếu sử dụng ngày 20/10 trở đi thì số tiền sử dụng sẽ được liệt kê ở sao kê 20/11

      Còn cái ví dụ 20 hay 21 gì cũng thế 45 hay 44 ngày chỉ chênh 1 ngày thôi.

  4. Anh lấy vd bên Timo ngày sao kê hàng tháng là ngày 20, và có 15 ngày từ mốc sao kê để trả nợ. Cái ngày sao kê này là tùy từng NH hay chung hết a? và hạn 15 ngày cũng vậy? Anh giải thích rõ hơn cho em với!

    Trích: “Nếu như mình mua hàng vào ngày 21 tháng 10 chẳng hạn thì đến tận 20/11 mình mới nhận được sao kê và mình có 15 ngày để trả nợ. Đó gọi là 45 ngày. Tuy nhiên ai mà không nắm vững cái này. Trước ngày sao kê còn cố sài thì sẽ không được hưởng max 45 ngày mà chỉ tầm 15 ngày mà thôi. Ví dụ như ngày 19 mình sài thì 20 có sao kê trong đó có khoản tiền mình vùa sài hôm 19.”
    Cái 45 ngày này là tính theo kiểu tháng trước tháng sau (tháng 10 mua, tháng 11 sao kê, ko cần biết đủ 30ngay ko) và +15ngay từ sao kê hả anh? Em hiểu vậy ko biết đúng ko?
    Cái ngày 19 anh vd mua hàng là 19 tháng 10 hay 11 vậy?
    Nếu được anh có thể phân tích cụ thể hơn cho em hiểu đc ko ah? Chỗ này em ko hiểu lắm
    Còn mục trả góp thì em tìm hiểu đc rồi ạ, có vụ em đang hỏi anh là ko rõ thế nào thôi
    Cám ơn anh nhiệt tình giúp đỡ em và mọi người!

    • Mỗi ngân hàng sẽ có ngày sao kê khác nhau nhé. Lúc làm thẻ bạn nên rõ ngày này để tính toán sử dụng cho chính xác. Cái ngày 19 mình lấy ví dụ là 19/10 trong tháng. Ví dụ ngày mai 20/10 là ngày gửi sao kê, hôm nay 19/10 mình còn ráng sài thì khoản tiền sử dụng hôm nay, sẽ bị tính vô sao kê ngày mai mình nhận. Và mình chỉ có 15 ngày để trả. Nếu mình để qua 20 mới sài thì mới hưởng đủ 45 ngày. Do đó cái 45 ngày chỉ là thời gian tối đa thôi, nếu nắm không chính xác ngày sao kê mà sử dụng lung tung sẽ không tận dụng đủ 45 miễn lãi đâu.

      Hầu hết ngân hàng là thế, có một số ngân hàng thì có thể hơn 45 ngày. Nhưng đa số đều là 45 ngày cả.

      Thân

  5. Ad cho em hỏi rõ thêm câu hỏi của bạn @Thanh Thảo: tức là rút tiền mặt với thẻ Credit là bị tính phí ngay chứ ko cần quá hạn 45 ngày ạ? Và lãi suất tính này có công khai trên website của NH ko? Gỉa sử em muốn kiểm tra lại này của Techcombank thì là bao nhiêu?
    Hình như nếu ko rút tiền mặt mà mua trả góp thì ko bị tính phí trong khoảng thời gian quy định (thường 6 tháng) phải ko a?

    • Chào bạn, khi bạn dùng thẻ mua hàng online này nọ. Thì lãi suất sẽ chưa áp ngay. Nó phụ thuộc vào ngày bạn mua và ngày sao kê của ngân hàng bạn. Ví dụ mình đang sài thẻ tín dụng bên Timo. Ngày sao kê là ngày 20 và mình có 15 ngày kể từ ngày sao kê để trả nợ. Tức là hạn chót thường là ngày 5 của tháng sau.

      Nếu như mình mua hàng vào ngày 21 tháng 10 chẳng hạn thì đến tận 20/11 mình mới nhận được sao kê và mình có 15 ngày để trả nợ. Đó gọi là 45 ngày. Tuy nhiên ai mà không nắm vững cái này. Trước ngày sao kê còn cố sài thì sẽ không được hưởng max 45 ngày mà chỉ tầm 15 ngày mà thôi. Ví dụ như ngày 19 mình sài thì 20 có sao kê trong đó có khoản tiền mình vùa sài hôm 19.

      Đó là đó với việc thanh toán không rút tiền mặt mà chỉ cà thẻ hoặc thanh toán online. Còn rút tiền ra thì ngân hàng sẽ tính lãi suất ngay lập tức, lãi này là lãi suất của thẻ tín dụng lúc bạn làm thì họ cũng đã có thông báo lãi suất rồi.

      Vụ trả góp 0 bị tính lãi là do các ngân hàng liên kết với bên bán hàng. Thường bạn cà thẻ thanh toán xong, rồi gọi điện báo lên tổng đài ngân hàng để họ chuyển đổi khoản tiền bạn sử dụng sang trả góp. Do đó muốn mua trả góp 0 bị tính lãi thì bạn nên tìm hiểu trước nơi bán có hổ trợ trả góp với thẻ của ngân hàng của bạn không rồi mới mua nhé.

      Thân

  6. Ad cho em hỏi loại thẻ mà mình dùng để mua hàng trong siêu thị va có thể rút tiền mặt tại ATM để sử dụng trước sau đó trả trong thời gian qui định mà k tính lãi là thẻ Debit card hay Credit card? Mỗi lần mình rút tiền như z có bị tính phí k?Giả sử trong thời qui định mình trả từ từ có được k.?

    • Thẻ này lúc bạn làm có chứng minh thu nhập gì hay không? Nếu có thì là thẻ credit còn không thì sẽ là debit hoặc prepaid. Rút tiền thì h hầu như thẻ nào rút cũng sẽ bị thu phí rút tiền 1k1 đối với ATM của ngân hàng phát hành thẻ, 3k3 đối với ATM khác ngân hàng phát hành thẻ. Còn thẻ quốc tế thì rút khác cây sẽ bị phí cao hơn. Đối với thẻ credit bạn rút tiền ra là đã tính bạn vay của ngân hàng lúc bạn rút rồi. Không cần phải đến 45 ngày nhé. Nếu bạn thanh toán online hay qua các máy thì trong thời gian quy định tối đa là 45 ngày bạn có thể trả từ từ cho hết cũng đc. Nếu không thanh toán hết thì ngân hàng sẽ tính số tiền bạn còn thiếu chưa trả mà áp dụng lãi suất.

  7. AD cho mình hỏi là ví dụ làm thẻ visa debit Vietinbank thì thẻ debit này tiêu tiền từ đâu có phải lấy từ tk ATM Vietinbank đang sử dụng không?

    • Chào bạn, lúc bạn làm thẻ debit nếu như chưa có tài khoản ngân hàng đó. Thì ngân hàng sẽ tạo luôn cho bạn luôn, do đó số tài khoản thường khác số thẻ là vậy. Còn nếu đã có rồi thì sẽ liên kết với tài khoản đã có của bạn và rút tiền từ tài khoản đó ra.

  8. Cảm ơn bạn rất nhiều rất có hữu ích những tôi còn thắc mắc nếu như tôi không có thẻ tín dụng tôi phải làm sao đây

    • Không có thẻ tín dụng cũng không sao cả. Vẫn dùng thẻ debit bình thường thôi, hiện nay thì số lượng thẻ ghi nợ vẫn áp đảo thẻ tín dụng. Do thẻ tín dụng thủ tục làm không dễ nên số người đạt yêu cầu cũng không cao.

  9. Chân thành cám ơn trang web NGOI NHÀ KIẾN THỨC đã giúp tôi nhiếu hiểu biết sau khi đọc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây