Bảo hiểm là gì và nó lừa đảo hay mang lại lợi ích?

0
697

Bảo hiểm là gì? Bảo hiểm là lừa đảo hay mang lại lợi ích thật sự? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ponzi là gì và có lừa đảo khôngĐa cấp và Bán hàng Đa cấp là gì? 

Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm trong kinh doanh là một dịch vụ tài chính chia sẻ rủi ro không lường trước được của cá nhân, tổ chức.

Bảo hiểm còn có cách hiểu đơn giản giống như khi chơi họ (hụi). Tức có khoảng 100 người (càng nhiều càng tốt) cùng tham gia và đóng tiền theo định kỳ. Ví dụ như mỗi người 1 năm đóng khoảng 20 triệu như thế sau 1 năm sẽ có khoảng 20 tỉ.

Số tiền này được gọi là quỹ bảo hiểm; và nhiệm vụ chính của nó là trong trường hợp ko may, tức 1 hay vài người trong số 100 thành viên bị tai nạn hay bệnh tật bất thường gì đó. Số tiền này sẽ dc trích ra để trang trải chi phí bệnh tật cho thành viên xấu số đó.

Tính ra mỗi năm đóng khoảng 15-20 triệu mà đảm bảo an toàn mai kia không may bị bệnh tật kiểu ung thư hoặc tai nạn. Llúc đó được bảo hiểm hỗ trợ mới thấy giá trị của bảo hiểm như thế nào.

2 - Bảo hiểm là gì và nó lừa đảo hay mang lại lợi ích?

Nguồn gốc ra đời của bảo hiểm

Dịch vụ tài chính này ra đời vào thế kỷ 17 tại Anh. Lúc đó, nước Anh đang phát triển mạnh về hàng hải. Việc du hành trên biển đem lại rủi ro cũng như lợi nhuận. Các chủ tàu mới hội họp và sáng chế ra một quỹ chung để bù đắp rủi ro và giúp người thất bại sớm trở lại với biển.

Kể từ đó, dịch vụ này lan rộng trên khắp châu Âu. Đến nay, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới chính là một công ty của Anh. Công ty này cũng đã từng trả phí cho nhiều nạn nhân tàu Titanic.

Vậy dịch vụ tài chính bảo hiểm vận hành ra sao để có lợi nhuận?

Dĩ nhiên bằng các công cụ tính toán thì các công ty bảo hiểm sẽ tính xác xuất người tham gia bị tai nạn ở một tỉ lệ % nào đó; rồi sẽ suy ra số tiền mà mỗi thành viên phải đóng để đủ giải quyết những trường hợp ko may kia. Nói qua như vậy để ta thấy mô hình bảo hiểm khác với mô hình đóng tiền ngân hàng ở chỗ:

    • Mục đích của bảo hiểm là để phòng rủi ro có khả năng xảy tới trong tương lai; chứ không phải sinh lợi nhuận.
    • Không có chuyện đóng tiền vào bảo hiểm 1,2 năm đầu rồi bỏ đó không đóng nữa. Sau đó 3,4 năm sau mới đòi rút tiền lại (như trong ngân hàng).
    • Bởi quỹ bảo hiểm muốn tồn tại cũng như quỹ họ phải có ng đóng tiền liên tục. Nếu ai cũng giở trò khôn lỏi không đóng tiền hay đóng rồi rút thì sẽ sinh vỡ quỹ; ảnh hưởng tới hàng ngàn người khác cùng tham gia mua bảo hiểm.
    • Do đó, đã tham gia bảo hiểm là phải đóng tiền (khỏi thắc mắc).

Đương nhiên vì cơ chế của bảo hiểm khác ngân hàng, do đó khi bị bệnh tật thì người đóng sẽ dc hưởng số tiền rất lớn gấp hàng trăm, ngàn lần số tiền mình đã đóng.

Không có tiền gửi ngân hàng, hay lãi suất nào có thể chi trả được nhiều như bảo hiểm cả. Cho nên đừng có so sánh bảo hiểm với ngân hàng rồi nghĩ thích rút tiền lúc nào thì rút, rồi lại còn đóng bảo hiểm đòi lãi suất cao như ngân hàng.

Tất nhiên, người tham gia mua bảo hiểm cần phải đọc kĩ mọi điều khoản trong hợp đồng để hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình làm gì. Ví dụ mỗi năm đóng theo gói bao nhiêu tiền? Và đến khi mình bị bệnh thì sẽ dc hưởng bao nhiêu tiền?… Tất cả mọi thứ đều đc ghi rõ trong hợp đồng để tạo ra sự sòng phẳng tuyệt đối.

Bảo hiểm là lừa đảo có phải là sự thật?

Bảo hiểm không xấu như mọi người nghĩ. Ngược lại, bảo hiểm có tính nhân văn. Nhưng chính những nhân viên tư vấn thiếu đạo đức hoặc chạy theo đồng tiền. Họ muốn có hợp đồng bằng mọi giá nhưng quên mất việc phải tư vấn làm sao để cả 3 bên cùng có lợi: khách hàng được bảo vệ tốt, bản thân ký được hợp đồng, xây dựng tốt hình ảnh công ty.

Chúng ta cần phải hiểu rõ việc mua bảo hiểm chỉ chia sẻ gánh nặng tài chính, không phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài chính khi rủi ro xảy ra. Những bệnh nào đã tồn tại trước khi mua bảo hiểm sẽ không được bồi thường.

Không riêng gì nhân viên tư vấn bảo hiểm, nhân viên sales các ngành khác cũng vậy, để chốt được hợp đồng, nhiều bạn mất đi tính trung thực, khách hàng hỏi gì cũng có cũng hứa hẹn. Đến khi gặp chuyện thì đùn đẩy trách nhiệm.

Bạn là khách hàng. Bạn phải chịu trách nhiệm với chính quyết định của bản thân, đừng đổ lỗi vì tin người này người kia khi sự việc không như mong muốn. Để tránh chuyện tiền mất tật mang. Bạn nên bỏ chút thời gian lắng nghe nhân viên tư vấn (NVTV) nói gì, ghi chú lại, đặt câu hỏi cho NVTV về những quan tâm, những mong muốn cũng như thắc mắc.

Yêu cầu NVTV giải quyết vấn đề cho mình, ghi chép lại những thông tin bạn quan tâm. So sánh, đối chiếu lời NVTV với bảng hợp đồng. Điều gì không rõ, yêu cầu NVTV giải thích lại. Với hợp đồng bảo hiểm, bạn có 21 ngày đổi trả hợp đồng theo quy định, tại sao không dùng quyền lợi đó để bảo vệ mình?

Bạn phải tìm hiểu rõ, 1 hợp đồng bảo hiểm khi bàn giao cho khách hàng bao gồm những gì. Vì hợp đồng và những giấy tờ đính kèm là cơ sở cho việc bồi thường mỗi khi rủi ro xảy ra.

Hiện tại, khi mua hoàn tất một hợp đồng bạn phải nhận được bảng điều khoản có ký kết và bảng minh họa dòng tiền. Cực kỳ lưu ý, thiếu 1 trong 2 giấy tờ đó, bạn không đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường, cũng chẳng biết rõ mình được bồi thường trong trường hợp nào, như thế nào.

Sau khi nhận được bộ hợp đồng bảo hiểm, bạn nên gọi lên công ty mẹ, kiểm tra lại số hợp đồng. Thao tác này để xác định bạn có thực sự được bảo vệ bởi chính công ty bảo hiểm mình đang mua hay không!

Tại sao mình nhắc nhở điều này, vì sẽ có khách hàng mua thông qua tổng đại lý, vẫn mang tư cách của công ty, vẫn con dấu khắc tên công ty nhưng là con dấu riêng của công ty tổng đại lý theo hình thức nhượng quyền sản phẩm. Hành động này kiểm tra hợp đồng của bạn có thực sự tồn tại không?

Tìm hiểu công ty bảo hiểm mình đang mua có website quản lý hợp đồng online hay không? Bạn tự theo dõi được tiến độ hợp đồng của mình trong suốt thời gian đóng phí và sau khi đóng phí.

Hãy tự bảo vệ quyền lợi của chính mình trước khi chờ nhà nước hay tòa án hỗ trợ!

Bảo hiểm có bao nhiêu loại?

Dễ phân loại nhất, chúng ta có 2 dạng bảo hiểm là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

  • Bảo hiểm nhân thọ: các rủi ro liên quan đến nhân mạng con người như bệnh hiểm nghèo, tai nạn, qua đời…
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: các rủi ro liên quan đến tài sản, nhà cửa, phương tiện và kể cả một phần thân thể như các ngôi sao mua cho đùi, ngực hay bàn tay của họ.

Hy vọng qua bài viết Bảo hiểm là gì và nó lừa đảo hay mang lại lợi ích đã giúp các bạn hiểu thêm về tính chất của bảo hiểm và cách vận hành của nghề này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình 0 / 5. Tổng lượt đánh giá: 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!

Bài trướcLạm phát là gì – Nguyên nhân gây ra lạm phát và ảnh hưởng của nó?
Bài tiếp theoCuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì và những điều cần biết?
Nguyễn Trung Kiên
Chuyên ngành marketing, quan tâm nhiều thứ linh tinh, thích làm vào giờ linh (12h). CTV của trang Ngôi nhà Kiến thức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây