Bạn thường nghe nói đến vấn đề tẩy tế bào chết cho da mặt hay toàn thân. Vậy có sự khác biệt nào khi thực hiện việc tẩy da chết cho các vùng cơ thể khác nhau không? Có phải mỗi loại da đều có thể dùng chung các sản phẩm tẩy tế bào chết và có sự phân biệt nào hay không? Các bước tẩy tế bào chết đúng cách được thực hiện như thế nào và những lưu ý chăm sóc da mặt sau khi làm sạch da để bạn có thêm kiến thức làm đẹp mỗi ngày.

Trong bài viết này, Ngôi nhà kiến thức sẽ chia sẻ đến bạn “tất tần tật” các vấn đề và câu hỏi liên quan đến tẩy tế bào chết để chúng ta có thể hiểu đúng và thực hiện hiệu quả ngay tại nhà nhé.

Tẩy da chết/ tẩy tế bào chết là gì?

Tẩy tế bào chết hay còn được gọi là tẩy da chết là phương pháp làm sạch da dùng cơ chế vật lý hoặc hóa học để loại bỏ lớp da chết, lớp sừng da bong tróc ở ngoài cùng da,… nhằm thúc đẩy khả năng tự tái tạo da và cho da khỏe mạnh hiệu quả.

Việc tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các tuyến bã nhờn, bụi bẩn và tạp chất có trong lỗ chân lông, làm sạch đi lớp da chết bên ngoài và góp phần cải thiện các vấn đề của da. Một số lợi ích của việc tẩy tế bào chết mà bạn nên biết:

Tẩy tế bào chết/ tẩy da chết là gì?
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp sừng da chết và thúc đẩy khả năng tái tạo da mới
  • Làm sạch da chuyên sâu, hỗ trợ da sáng khỏe từ bên trong, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo tế bào da cách tự nhiên.
  • Loại bỏ các tạp chất và lớp sừng da chết, hạn chế được sự tắc nghẽn của lỗ chân lông và sự bí bách da, từ đó ngăn ngừa được sự hình thành và phát triển của viêm mụn.
  • Ngoài ra việc tẩy da đúng cách với tần suất thích hợp cũng giúp da mịn màng hơn, giúp tăng cường sự hấp thụ các dưỡng chất từ kem dưỡng, serum vào da nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Việc tẩy tế bào chết cho da mặt và cơ thể cũng có những sự phân biệt nhất định về tần suất, thời gian thực hiện hay sử dụng sản phẩm phù hợp. Vì thực tế cấu tạo từng vùng da không giống nhau và còn tùy thuộc vào làn da của bạn thuộc loại nào nữa nhé.

Như vậy, tẩy tế bào chết là bước làm sạch da rất quan trọng trong chu trình skincare mà bạn nên biết. Vậy làm thế nào để bạn biết cách phân biệt các loại tẩy da chết và sử dụng thế nào thích hợp với làn da của mình?

Khi nào bạn nên tẩy da chết và có sự khác biệt nào giữa các loại da không?

Đối với từng loại da và môi trường tiếp xúc khác nhau sẽ cho ra tần suất tẩy tế bào chết riêng, để đảm bảo phù hợp và an toàn cho làn da của bạn:

Đối với làn da thường và khỏe mạnh, bạn có thể tẩy da chết khoảng 1-2 lần/ tuần để da đủ sức tự tái tạo nhanh chóng, từ đó mà chúng ta không cảm thấy da bị khô ráp, sần hay sẫm màu.

Với những bạn thường xuyên làm việc trong môi trường nắng nóng và khói bụi nhiều thì da sẽ bị bít tắc và đổ mồ hôi hơn, dễ lên mụn thì bạn nên tẩy tế bào chết cho da mặt khoảng 2-3 lần/ tuần để hỗ trợ làm sạch da chuyên sâu hiệu quả cao.

Ngoài ra, những người có làn da nhạy cảm và dễ gặp kích ứng thì chỉ nên tẩy da chết khoảng 1 lần/ tuần hoặc 1-2 tuần/ lần, hạn chế tần suất quá lớn khiến da không đủ thời gian phục hồi nhé.

Tần suất tẩy tế bào chết hợp lý
Nên tẩy tế bào chết đúng tần suất và phù hợp với mỗi loại da

Lưu ý:

Bạn không nên lạm dụng tẩy da chết quá nhiều lần vì có thể làm cho da dễ gặp kích ứng, da mỏng hơn và bị bào mòn quá nhanh do các chất khác nhau trong sản phẩm mang lại. Tẩy tế bào chết quá nhiều lần cũng khiến da mất đi hàng rào bảo vệ da tự nhiên trước tác động của môi trường xung quanh.

Nên nhớ tẩy tế bào chết chỉ là cách hỗ trợ làn da của bạn tự làm sạch và tái tạo tốt hơn chứ không phải loại bỏ đi khả năng tự phục hồi của da nhé.

Tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học, loại nào an toàn hơn cho da?

Tẩy tế bào chết vật lý hoạt động dựa trên cơ chế dùng các hạt scrub nhỏ nhuyễn tạo nên lớp ma sát trên bề mặt da, nhờ các động tác chuyển động trong quá trình thực hiện như: xoa, massage, kỳ,.. để loại bỏ tạp chất và lớp sừng da chết nhanh chóng.

Ngược lại tẩy tế bào chết hóa học sử dụng các hợp chất hóa học như: Salicylic Acid (BHA), Glycolic Acid, Mandelic Acid, Lactic Acid và enzyme… giúp triệt tiêu được bụi bẩn, bã nhờn hay tạp chất ẩn sâu trong lỗ chân lông cách hiệu quả.

Ưu điểm 

Tẩy da chết vật lý hay còn gọi là tẩy tế bào chết dạng cơ học vì nó giúp làm sạch da dựa trên các tác động vật lý chứ không có sự can thiệp của các thành phần hóa học lên da. Do đó mà phương pháp này được xem là an toàn, tránh gây kích ứng hay xảy ra các hiện tượng châm chích, ngứa rát da.

Tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy da chết vật lý được xem là phương pháp lành tính và an toàn

Tẩy tế bào chết hóa học chứa các hoạt chất như AHA, BHA có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm da và ngăn ngừa được sự phát triển của mụn viêm. Đây cũng được xem là cách hỗ trợ trị mụn được nhiều người yêu thích và khá an toàn cho da.

Nhược điểm

Tẩy tế bào chết dạng vật lý thường chỉ làm sạch được bề mặt da bên ngoài, bong tróc lớp sừng nhanh mà không có sự can thiệp và làm sạch da chuyên sâu như tẩy tế bào chết hóa học. Do đó mà hiệu quả làm sạch da chuyên sâu không được đánh giá quá cao.

Tẩy da chết hóa học có nồng độ AHA, BHA khác nhau tùy theo từng sản phẩm, nếu như bạn không tìm được loại thích hợp và sử dụng khi da nhạy cảm, da yếu thì sẽ gặp tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ và lên mụn nhiều hơn.

Tẩy tế bào chết hóa học
Tẩy tế bào chết hóa học giúp triệt tiêu bã nhờn và bụi bẩn dưới da nhanh chóng

Như vậy, dạng tẩy tế bào chết hóa học sẽ thích hợp với những bạn có làn da dầu mụn, da hỗn hợp thiên dầu vì sản phẩm sẽ giúp triệt tiêu tạp chất và mụn đầu đen tốt hơn. Ngược lại, làn da quá khô hoặc nhạy cảm thì bạn sẽ không cảm nhận được sự lành tính trong sản phẩm này.

>>> Tìm hiểu thêm:

  1. Những điều cần biết về các sản phẩm chăm sóc da
  2. Lotion khác gì so với Toner?
  3. Cách chọn kem chống nắng theo chỉ số SPF, PA

Nên chọn tẩy da chết dạng hạt (Scrub) hay dạng kỳ (Peeling Gel)?

Dạng tẩy tế bào chết Peeling Gel hoặc Scrub thuộc loại tẩy da chết vật lý được nhiều người khuyên dùng nếu như bạn thuộc loại da nhạy cảm và không hợp với sản phẩm tẩy da chết hóa học.

Thông thường với dạng Scrub các hạt này sẽ lấy từ thành phần như: hạt jojoba, tinh thể pumice crystals, cám gạo, yến mạch, các loại bột từ quả óc chó, oliu,… giúp chà xát và làm sạch da nhẹ nhàng. Tuy nhiên nên chọn các sản phẩm có kết cấu hạt mịn nhuyễn, tránh hạt quá cứng và lớn vì có thể làm trầy xước da.

Tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt
Tẩy tế bào chết dạng hạt và dạng kỳ thuộc loại tẩy da chết vật lý

Với dạng Peeling Gel sẽ hoạt động giữa trên phản ứng giữa các sợi Polymer trong sản phẩm (cụ thể là Silicon) và dầu (có trong cả sản phẩm và bã nhờn trên da) tạo thành các vón cục và lấy đi bã nhờn, tạp chất nhanh chóng. Công thức này khá dịu nhẹ vì không có thành phần hóa học lớn hoặc tác động chà xát lớn nên được nhiều người tin dùng.

Nếu như làn da của bạn khá yếu và mỏng thì loại Peeling Gel sẽ phù hợp hơn, ngược lại nếu da khá khỏe thì có thể chọn dạng Scrub để làm sạch da an toàn nhé.

Những lưu ý khi chọn mua tẩy tế bào chết cho làn da tốt nhất

Để giúp làn da được sạch khỏe và hạn chế được những kích ứng trong quá trình tẩy tế bào chết thì bạn phải chọn được sản phẩm thích hợp theo những tiêu chí gợi ý dưới đây:

Nồng độ thích hợp

Nếu bạn chọn loại tẩy da chết hóa học thì vấn đề nồng độ AHA hoặc BHA có trong sản phẩm quyết định đến khả năng làm sạch và tái tạo da rất quan trọng.

Đối với nồng độ AHA:

  • Nồng độ từ 2% – 5%:  thích hợp để loại bỏ các tế bào chết trên da cách dịu nhẹ, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
  • Nồng độ từ 5% – 10%: giúp cải thiện các vấn đề da xỉn màu, thâm sạm cho da khỏe mạnh và mịn màng hơn. Tuy nhiên nếu làn da bạn khá yếu thì cũng nên cân nhắc nồng độ AHA này khá cao.

Đối với nồng độ BHA:

  • Nồng độ 1%: phù hợp với làn da nhạy cảm hoặc những người mới bắt đầu chuyển qua dùng sản phẩm này, da còn mới và cần nồng độ thấp để làm quen từ từ.
  • Nồng độ 2%: hỗ trợ điều trị mụn, vết thâm và thông thoáng lỗ chân lông giúp làn da bạn trông sáng khỏe và mịn màng hơn.
  • Nồng độ 4%: đây là nồng độ cao chỉ thích hợp với người có làn da khỏe mạnh và đã quen với sản phẩm tẩy da chết hóa học thời gian dài, để đẩy nhanh hiệu quả làm sạch da chuyên sâu hiệu quả.
Nồng độ tẩy tế bào chết phù hợp với làn da
Lựa chọn nồng độ có trong tẩy tế bào chết hóa học phù hợp với làn da

Nên chọn AHA vì nó là hóa chất chiết xuất từ trái cây nên sẽ nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên BHA với nồng độ phù hợp cũng được khuyến khích để điều trị mụn viêm hiệu quả nhanh hơn.

Lưu ý: Khi chọn tẩy tế bào chết hóa học bạn nên ưu tiên sử dụng từ nồng độ thấp đến cao để làn da quen dần nhé, hạn chế được kích ứng cho da ngay từ lần dùng đầu tiên.

Thành phần an toàn

Thành phần có trong tẩy tế bào chết quyết định rất lớn đến hiệu quả làm sạch da mà sản phẩm mang lại, do đó mà bạn cần cân nhắc và xem xét thành phần có thích hợp và an toàn cho da hay không.

Các thành phần có chiết xuất từ tự nhiên như: đường nâu, hoa cúc La Mã, cây phỉ, trà xanh, nha đam, hương thảo, bạch quả, hay mật ong, đu đủ, ngọc trai, hoa mẫu đơn, lúa mạch lên men,… giúp làm sạch, sáng da, kháng viêm và ngăn ngừa mụn hình thành.

Hoặc dạng tẩy tế bào chết bằng enzyme với cơ chế sinh học, được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên cũng được khuyến khích sử dụng đối với làn da mụn nhạy cảm.

Nên tránh loại có chứa nhiều hương liệu, paraben, cồn hoặc dầu khoáng với hàm lượng lớn vì khiến da dễ bị bào mòn, gây kích ứng và tổn thương về lâu dài trong quá trình sử dụng.

Kết cấu dịu nhẹ không kích ứng

Kết cấu của mỗi loại tẩy tế bào chết rất khác nhau như dạng hạt, dạng gel hay dạng lotion lỏng, cực lỏng hoặc các dạng kem tẩy da chết,… thích hợp dùng cho các loại da và tình trạng da khác nhau. Bạn nên hiểu rõ về làn da của mình và tìm kết cấu sản phẩm dịu nhẹ, an toàn cho da hơn là sử dụng theo số đông vì chưa chắc da bạn đã thích hợp.

Chọn kết cấu tẩy tế bào chết dịu nhẹ
Chọn kết cấu tẩy tế bào chết dịu nhẹ và an toàn cho da

Lưu ý kết cấu phải thấm nhanh, mỏng nhẹ mà không gây bí bách da, không gây ngứa rát hay đổ dầu quá nhiều với các dạng tẩy da chết hóa học. Kết cấu không quá đặc sệt, khó thoa lên da, gây nặng mặt hoặc đau rát khi thực hiện tẩy da chết đối với dạng vật lý.

Chọn sản phẩm theo mục đích làm đẹp

Đẩy mụn ẩn và trị thâm

Nếu mục đích của bạn là làm sạch da đi kèm với hiệu quả đẩy mụn và trị thâm sạm thì nên chọn tẩy da chết hóa học sẽ có chức năng này, đối với dạng vật lý thì không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cần tìm hiểu đúng loại có khả năng trị mụn vì không phải bất cứ loại hóa học nào cũng có công dụng này bạn nhé.

Se khít lỗ chân lông và làm sáng da

Bạn cũng có thể chọn các loại tẩy da chết có khả năng làm sáng da từ bên trong hoặc cho công dụng se khít lỗ chân lông hiệu quả. Ngoài ra cần chọn loại có khả năng cấp ẩm và tránh làm khô da để da được mịn màng chứ không bị quá căng hoặc nặng mặt khi sử dụng.

Ưu tiên các thương hiệu uy tín

Các sản phẩm tẩy tế bào chết thuộc những thương hiệu uy tín được nhiều người tin dùng đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao. Bạn có thể tham khảo một số hãng như: The Face Shop, The Body Shop, La Roche-Posay, Vichy, Innisfree, Avene, Bioderma, Simple, Laneige, Shiseido, Caudalie, Skinfood,… đang được nhiều người yêu thích.

Nên tránh các loại tẩy da chết không rõ nguồn gốc, loại sản phẩm tự làm hoặc chứa nhiều hóa chất dễ gây kích ứng, làm mài mòn da. Ưu tiên các sản phẩm bán chạy trên thị trường, các loại tẩy tế bào chết được đánh giá cao, nhận được phản hồi tích cực và được ưa chuộng trong thời gian dài để an tâm hơn khi chăm sóc da mặt nhé.

Nên tẩy tế bào trước hay rửa mặt trước, cách nào đúng?

Nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên dùng sữa rửa mặt trước hay tẩy tế bào chết trước mới đúng cách. Vậy hai bước này cơ bản có sự ưu tiên nào hay không?

Câu trả lời là bạn nên bắt đầu làm sạch da mặt với sữa rửa mặt trước. Sữa rửa mặt sẽ có tác dụng rửa trôi bụi bẩn, bã nhờn có trên da mặt, từ đó da nhẹ nhàng hơn và sẵn sàng đón nhận các chất từ sản phẩm tẩy da chết cách dễ dàng.

Sau khi da đã được rửa sạch thì các thành phần hóa học như AHA, BHA hoặc các hạt, lớp gel kỳ mới dễ dàng thẩm thấu vào bên trong bề mặt da mà không có sự ngăn cản nào của tạp chất, từ đó triệt tiêu được các vi khuẩn và lớp sừng da nhanh chóng.

Ngược lại, nếu như bạn dùng tẩy tế bào chết xong mới rửa mặt thì thành phần có trong sữa rửa mặt sẽ khiến da bị khô, mất đi khả năng cân bằng độ ẩm và độ pH tự nhiên. Thay vào đó, dùng sữa rửa mặt xong mới tẩy da chết thì làn da sẽ tiếp nhận được dưỡng chất từ serum, kem dưỡng ở bước chăm sóc da về sau dễ dàng và hiệu quả hơn.

Chăm sóc da như thế nào sau khi tẩy tế bào chết?

Sau khi tẩy da chết làn da của bạn cũng mất đi độ ẩm tự nhiên và khá yếu, do đó mà cần có những bước chăm sóc da mặt đúng cách để dưỡng da an toàn hơn.

Chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy tế bào chết
Chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy tế bào chết

Bạn có thể dùng mặt nạ đất sét, bùn khoáng hoặc mặt nạ giấy có chiết xuất từ tự nhiên để giúp da thêm mềm mịn và hấp thụ dưỡng chất cần thiết, tránh da khô căng và bong tróc sau khi tẩy tế bào chết. Nếu như không có đủ thời gian đắp mặt nạ thì bạn có thể dùng toner/ nước hoa hồng để hỗ trợ làn da tự cân bằng lại độ ẩm tốt hơn nhé.

Sau đó hãy dùng thêm các loại kem dưỡng da dạng cream hoặc gel mỏng nhẹ và thoa một lớp đều lên da mặt. Việc dưỡng ẩm cho da rất quan trọng, đặc biệt khi da bạn mới phải chịu qua tác động lớn từ việc chà xát vật lý hoặc thành phần hóa học với nồng độ cao.

Cuối cùng, hãy thoa kem chống nắng đầy đủ trước khi ra ngoài để bảo vệ da trước tia UVA, UVB gây hại từ ánh nắng mặt trời, môi trường khói bụi ô nhiễm để tránh thâm sạm.

Dùng tẩy tế bào chết đúng cách như da vẫn bị kích ứng do đâu?

Trong quá trình sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết, một số bạn gặp tình trạng da lên mụn li ti, nổi mẩn đỏ và sưng căng, ngứa rát rất khó chịu mặc dù đã thực hiện đúng cách theo từng bước skincare. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Hoặc là bạn chọn sản phẩm có thành phần dễ gây kích ứng, nồng độ quá cao không hợp với loại da. Sau khi dùng thời gian ngắn da không thể làm quen và tiếp nhận được dưỡng chất dẫn đến các phản ứng khó chịu mà bạn thường thấy.

Hay trường hợp bạn chọn sản phẩm phù hợp với loại da và tình trạng da của mình, nhưng sau một thời điểm sử dụng cơ địa mình thay đổi (do lối sinh hoạt, ngủ nghỉ, chế độ ăn uống) dẫn đến những phản ứng khác nhau trên da, khiến da bị châm chích và không thể sử dụng được loại tẩy tế bào chết đó nữa.

Hoặc có trường hợp bạn chọn tẩy tế bào chết theo lời khuyên và hướng dẫn đúng loại mình cần, nhưng khi về chăm sóc da theo chu trình skincare, thành phần có trong tẩy da chết xung đột với các thành phần dưỡng da khác như toner, sữa rửa mặt, serum hoặc kem dưỡng,… dẫn đến sau thời gian sử dụng bạn bị lên mụn, châm chích và không đạt hiệu quả làm sạch da như mong đợi.

Da bị kích ứng sau khi tẩy tế bào chết
Ngưng sử dụng tẩy tế bào chết khi da gặp kích ứng

Nếu như trong quá trình tẩy da chết gặp phải các tình trạng kích ứng như trên, bạn nên tạm ngưng sử dụng sản phẩm, tìm hiểu rõ nguyên nhân và thay thế bằng các sản phẩm tẩy tế bào chết lành tính và an toàn hơn nhé.

Thông qua các thông tin về cách lựa chọn và hướng dẫn cách tẩy tế bào chết đúng cách phù hợp với từng loại da, chắc hẳn chúng ta đã có thêm những thông tin và kiến thức quan trọng liên quan đến mảng này rồi nhé. Chúc các bạn lựa chọn được sản phẩm thích hợp và chăm sóc da an toàn, đạt hiệu quả cao ngay tại nhà.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *