Posts tagged DMCA

DMCA là gì và Tại sao làm Seo phải biết?

DMCA là gì? DMCA dùng để làm gì, có công dụng gì?  Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Meta Description là gì – Từ khóa trong SEO là gì

DMCA là gì?

DMCA là viết tắt của chữ The Digital Millennium Copyright Act. Tạm dịch là đạo luật bản quyền số thiên niên kỷ. Nghe có vẻ dữ dội thật, vì nó được hiệu lực vào năm 1998, còn 2 năm nữa tới thiên niên kỷ mới.

Đây là định nghĩa về bản quyền do Google đưa ra:

Bản quyền là gì?

Loại tác phẩm nào tuân theo bản quyền?

Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.

Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, ví dụ:

  • Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
  • Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
  • Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
  • Trò chơi video và phần mềm máy tính
  • Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc

Mục đích dự luật ra đời là hiện thực hóa những hiệp ước quốc tế về quyền sở hữu, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ. Và những năm 90, khi internet manh nha phát triển, DMCA đã ra đời như là một bước tiến trước để bảo vệ quyền sở hữu tác giả trên không gian số.

Video tổng quan về DMCA.

Qua năm 2000, nội dung số bùng nổ. Nhiều cuộc tranh chấp bắt đầu diễn ra. Đỉnh điểm của sự kiện này là trang chia sẻ nhạc Snapter phải đóng cửa sau nhiều năm tồn tại. Chấm dứt kỷ nguyên chia sẻ vô tội vạ trên internet.

DMCA là gì và tại sao làm Seo phải biết?

Dùng DMCA khi làm SEO như thế nào?

Bạn làm Seo đương nhiên sẽ biết rõ thuật ngữ này. Nó có tầm quan trọng chả kém backlink, web vệ tinh hay PBN hoặc source code web. Bạn seo gì lên? Tất nhiên là nội dung, nhưng nội dung thì không phải ai cũng sáng tạo được.

Chuyện “cầm nhầm” hay gọi vui là ăn cắp nội dung nhau là phổ biến như là sống phải thở vậy. Tất nhiên, nội dung bạn làm ra mà bị đối thủ cướp và hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Bạn sẽ làm gì đây?

DMCA sẽ giúp bạn giải quyết chuyện này. Khi có đối thủ cướp nội dung và xếp thứ hạng, còn web bạn gần như mất tích, hãy gửi ngay báo cáo có nội dung tùy theo mẫu của từng web search. Mà mình nghĩ là báo cáo của Google là trang mọi người thường dùng nhất.

Và còn ghê hơn, bảo chứng DMCA dễ mua nên nhiều web cứ nghĩ rằng có nó rồi chôm chỉa sẽ dễ hơn. Nhưng không dễ đâu bạn, bài tới bạn Thuận sẽ giới thiệu cách báo cáo DMCA chi tiết khiến cho web dù có gắn bất kỳ bảo chứng nào đi nữa cũng phải biến khỏi Web search hay Google.

Hy vọng qua bài viết DMCA là gì và tại sao làm seo website phải biết? đã có thể giúp bạn hiểu được tại sao người làm seo hay seoer phải hiểu và nắm rõ về DMCA. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google nhé.

Hướng dẫn cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google

Nội dung trên website của bạn bị 1 ai đó báo cáo là bạn ăn cắp nội dung của họ? Kết quả là bạn bị dính DMCA? Vậy nếu như bạn bị oan thì làm sao mà gỡ, hay khiếu nại đây? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: DMCA là gìCách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA

Cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google

Trước hết mình xin nói rõ, bài viết này chỉ hướng dẫn gỡ DMCA khi bạn tự tin là nội dung của bạn có bằng chứng đầy đủ, hay có sự hiểu lầm nào giữa bên báo cáo vi phạm bản quyền đó với bạn. Hoặc bạn có thể chứng minh người khiếu nại bạn không phải chủ sở hữu bản quyền nội dung đó Thì bạn mới có thể kháng cáo, khiếu nạn thành công.

Còn nếu rõ ràng bạn đã cố tình vi phạm thì bài viết này sẽ không giúp ích được gì cho bạn đâu. Vì bạn không thể chứng minh được bạn không vi phạm bản quyền.

Hướng dẫn cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google

Bài viết này được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình. Do mình vừa bị dính DMCA cho 2 cái web của công ty mình. Hai bài viết trên 2 web của công ty mình, bị 1 bên khác nhận là sao chép nội dung của họ.

Tất nhiên, bên mình có nhân viên biên tập nội dung rõ ràng. Vì việc đi sao chép copy nội dung đối thủ cùng nghành là việc tối kỵ rồi.

Do đó sau khi ăn cái án phạt DMCA. Mình đã tiến hành kháng cáo ngay.

Khi bị dính DMCA thì sẽ có email thông báo về cái email đang quản trị Webmaster Tool của Web bạn.

Email sẽ giống như hình bên dưới:

Thông báo vi phạm DMCA từ Google

Còn để kháng cáo thì hãy vào đây nhé: https://support.google.com/legal/contact/lr_counternotice?product=websearch&hl=vi

Mình sẽ lướt qua các thông tin cần điền nhé:

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA

Ở trên là phần giới thiệu về DMCA là gì. Ở dưới là phần nói rất rõ, là khiếu nại của bạn kiểu gì cũng chuyển qua cho bên kiện bạn để họ xem xét.

Đó là lý do mình bảo. Bạn cần phải chứng minh bạn không vi phạm hay đây chỉ là sự hiểu nhầm. Chứ cố cãi sẽ không giúp gì bạn trong vụ DMCA này đâu.

Ở dưới là các phần bạn cần phải điền vào cụ thể:

Tên: Nhập đầy đủ họ tên của bạn. Ví dụ mình tên Trần Duy Thuận thì nhập đầy đủ hết vô.

Chức danh: Trong cty của bạn. Bạn giữ vai trò gì. Mình đang giữ vị trí Leader thì ghi Leader vô đây

Tên công ty: Tên của công ty bạn.

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 2
Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 2

Địa chỉ: bạn hãy điền địa chỉ của công ty bạn vào phần này. Cụ thể tới phường xã, tỉnh thành phố nhé.

Quốc gia: bài viết của mình toàn tiếng Việt. Thì hầu hết ai ở phần này cũng chọn Việt Nam mà thôi.

Số điện thoại: Nhập số điện của bạn hoặc công ty vào. Mà mình thì khuyên nhập số của bạn. Có gì dễ điện thoại nói chuyện 2 bên

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 3

Tiếp theo đây là phần quan trọng nhất.

URL của nội dung đang được đề cập đến: Phần này bạn hãy điền Url(đường link tới bài viết của bạn bị report). Giả dụ ngôi nhà kiến thức của mình bị report bài Ceo ở đường dẫn chẳng hạn: https://ngoinhakienthuc.com/ceo-co-nghia-la-gi-va-ceo-lam-gi.html Thì bạn sẽ copy đầy đủ cái url bảo vào chổ này. Nếu bị report nhiều Url thì bạn nhấn vào chữ bổ sung thêm, để thêm 1 ô cho bạn điền Url vào nhé.

Tại sao bạn lại yêu cầu khôi phục? Phần này cực kỳ quan trọng. Bạn lưu ý nhé.
Chọn một trong các tùy chọn bên dưới

Tôi là chủ sở hữu nội dung: Nếu bạn là người sáng tạo nội dung. Mà bị người khác chơi xấu. Thì bạn hãy chọn mục này nhé. Lưu ý bạn phải nhớ chứng minh làm để có xác định nội dung của bạn có trước người report bạn. Cách chứng minh mình sẽ có bài viết sau. Tham khảo cách chứng minh bài viết này nhé: https://ngoinhakienthuc.com/internet-archive-wayback-machine-la-gi-va-dung-de-lam-gi.html

Tôi không phải là chủ sở hữu nhưng tôi được phép sử dụng nội dung: Cái này thường để kháng cáo mấy nội dung tuy bạn không phải chủ sở hữu bản quyền. Nhưng bạn được quyền sử dụng. Ví dụ như ca sỹ hát nhạc của 1 nhạc sỹ nào đó. Thì đa số họ đã mua quyền sử dụng bài hát đó rồi.

Người khiếu nại không có quyền gửi yêu cầu này: Cái này là để kháng lại, người report báo cáo bạn chẳng phải người nắm bản quyền nội dung. Mình dùng cái này để chống lại người report mình vừa rồi. Mình biết rõ họ nhận vơ là bản quyền của họ thôi. Nội dung họ tự nhận của họ, thực ra là của 1 trang web khác. Họ và web bên mình điều sử dụng 1 nội dung của bên khác. Nhưng họ lại ko biết hiểu nhầm hay cố tình mà lại đi report mình và tự nhận nội dung đó là của họ. Luật Việt Nam lỏng lẻo vụ bản quyền này. Chứ ở Mỹ, mà nhận ẩu thế này dễ được ra tòa lắm.

Cách tôi sử dụng nội dung là sử dụng hợp lý (Sử dụng hợp lý là gì?): Cái này thì mình không rành lắm. Bạn hãy đọc cái link sử dụng hợp lý nhé. Mà thường ở Việt Nam report lẫn nhau thì tùy chọn này chả bao h dùng được đâu.

Tôi chưa bao giờ sử dụng nội dung: Cái này cũng giống cái nãy, nghe vô lý chưa bao giờ sử dụng mà report được à. Trường hợp này thì có thể Website bị hack này nọ chèn nội dung bản quyền rồi bị report. Mà trường hợp này chắc rất ít. Nên tùy chọn này cũng giống ở trên gần như không chọn nhé.

Khác: Chọn cái này nếu bạn cho rằng có sự hiểu lầm giữa bên report với bạn. Mục đích chọn cái này là để 2 bên còn đối thoại qua lại. Giải quyết vấn đề.

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 4Tiếp theo

Vui lòng cung cấp thêm chi tiết để xác minh yêu cầu của bạn: Cái này bạn ghi vào các thông tin như khiếu nại. Hay thông tin liên hệ để 2 bên giải quyết với nhau.

Lời tuyên thệ: Bạn check hết nhé. P/S tự tin thì check. Ko tự tin chắc chắn thì đừng có check ẩu tả có ngày ra nước ngoài bị hốt vô tù vì tội vi phạm bản quyền nhé.

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 5

Phần cuối cùng:

Chữ ký: Bạn điền đầy đủ họ tên bạn đã điền ở trên. Sau đó nhấn Gửi là xong. Google sẽ xem xét khiếu nại của bạn sau vài ngày.

Như đây là các ảnh chụp nội dung Email mình trao đổi với DMCA của Google.

Nội dung email DMCA kháng cáo

Đây là Email bảo là nhận được kháng cáo của mình rồi. Mà giải quyết nhiều quá, chờ nhé.
Nội dung email DMCA kháng cáo 2Email phản hồi. Bảo là cần thêm thông tin về yêu cầu kháng cáo của mình.

Nội dung email DMCA kháng cáo 3Tiếp theo mình cung cấp nội dung phản hồi lại cho họ. Vì tránh đụng chạm không cần thiết mình sẽ làm mờ hết các liên kết, thông tin liên quan đến kiện cáo mình.

Nội dung email DMCA kháng cáo 4

Bên Google phản hồi lại sẽ gửi khiếu nạn cho bên kiện cáo mình. Nếu trong 10 ngày bên kia không phản bác thì nội dung bị report DMCA của bên mình sẽ được khôi phục.

Nội dung email DMCA kháng cáo 5Chẳng biết Google có lây bệnh giờ dây thun của người Việt nam không. Mà tận 14 ngày mình mới xong vụ này. Hai url bị report DMCA của bên mình đã được khôi phục.

Qua vụ DMCA này, mình chỉ muốn nói 1 câu. Cái trò report DMCA xấu để triệt hại đối thủ, thì người report quá bán rẻ lương tâm vì đồng lương đấy. Mình chỉ report ai thực tế copy của bên mình thôi. Còn tận dụng để chơi xấu đối thủ là hành vi cực kỳ đáng lên án. Lương đáng bao nhiêu phải bán rẻ lương tâm như thế.

Việc kháng cáo DMCA cũng không khó nếu như bạn bị oan. Nên bạn cũng chẳng cần tốn tiền cho mấy cái dịch vụ kháng cáo DMCA của mấy bạn quảng cáo trên forum, facebook nhé.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google đã giúp bạn biết cách tự kháng cáo DMCA khi gặp phải. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Hướng dẫn viết tờ khai nhập cảnh Đài Loan của mình nhé.

Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Làm sao có thể báo cáo vi phạm bản quyền DMCA đến Google để loại các kết quả vi phạm bản quyền của bạn? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: DMCA là gì – FIX là gì

Báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Bạn có bài viết, hình ảnh, nội dung thuộc sở hữu của bạn hoặc của công ty bạn. Nhưng bỗng 1 ngày đẹp trời. Bạn phát hiện ra có người copy y chang nội dung của bạn. Hoặc copy mà thay thế tên công ty, website của bạn bằng của họ.

Vậy phải giải quyết như thế nào?

Cách giải quyết đầu tiên là liên hệ trực tiếp với họ để yêu cầu họ gỡ xuống, hoặc ghi nguồn đầy đủ.  Nhưng nếu đã thực hiện rồi mà họ vẫn không hợp tác thì sao?

Vậy thì phải nhờ Google loại bỏ họ ra khỏi kết quả tìm kiếm mà thôi. Ở bài viết này mình chỉ hướng dẫn báo cáo vi phạm bản quyền để loại ra khỏi tìm kiếm xuất hiện trên Google thôi nhé. Còn đối với các sản phẩm khác của Google như Blogspot, Youtube sẽ có nơi báo cáo khác nhé.

Còn đây là định nghĩa của Google về bản quyền nhé:

https://support.google.com/legal/answer/3463239?hl=vi

Nếu bạn thấy bị xâm phạm cứ mạnh dạn mà báo cáo theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Hướng dẫn cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Hướng dẫn cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Bạn hãy truy cập vào đây nhé:

https://www.google.com/webmasters/tools/dmca-notice?hl=vi

Hãy đăng nhập tài khoản Gmail hoặc tài khoản Google của bạn nhé.

Bạn sẽ thấy giao diện như thế này:

Giao diện form báo cáo vi phạm bản quyền DMCA

Do giao diện báo cáo vi phạm bản quyền cũng tiếng Việt rất dễ hiểu rồi. Nên mình lướt sơ qua những điểm trọng tâm như sau:

Những trường có dấu * là bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin vào.

Các trường này gồm:

Tên: 

Họ: 

Hai trường này là họ tên đầy đủ của người đứng ra báo cáo vi phạm bản quyền.

Chủ bản quyền mà bạn đại diện:

Đơn vị bạn đại diện. Nếu không có thì chọn Bản thân người dùng. Trang ngôi nhà kiến thức của mình do có thêm CTV nữa. Nên mình sẽ chọn là đại diện Ngôi nhà kiến thức. Bạn có thể thêm bằng cách nhấn vào Thêm chủ bản quyền được đại diện để thêm vào.

Địa chỉ email: Bạn hãy điền địa chỉ của bạn hoặc công ty bạn vô. Hãy điền chính xác, vì thường Google sẽ liên hệ lại để hỏi thêm thông tin xác minh bản quyền có phải của bạn không.

Quốc gia/Vùng: Cái này thì chọn Việt Nam. Nếu bạn hay công ty bạn ở nơi khác, quốc gia khác thì chọn cho đúng nhé.

Phần quan trọng nhất là đây:

Xác định và mô tả tác phẩm có bản quyền: Ở phần này bạn phải đưa ra những nội dung. Mà bạn bị sao chép bất hợp pháp. Lưu ý chỉ có 500 ký tự thôi nhé. Có sao chép nhiều hơn cũng chỉ đưa được 500 ký tự vào đây mà thôi.

Chúng tôi có thể xem mẫu được cấp phép của tác phẩm ở đâu?: Phần này bạn sẽ đưa đường dẫn chính về Web của bạn hay là nơi chính thức sở hữu nội dung bản quyền này. Ví dụ có người sao chép bài trên Ngôi nhà kiến thức này. Lại không ghi nguồn, mình sẽ đưa đường dẫn bài viết bị sao chép hay đường dẫn hình ảnh bị sao chép vào đây. Để bên Google xem xét.

Vị trí của tài liệu vi phạm: Ở phần này bạn đưa địa chỉ chính xác trang web cụ thể nơi đang vi phạm bản quyền của bạn. Ví dụ web abc.com/a.html chẳng hạn

Phần LỜI TUYÊN THỆ

Phần này chủ yếu là bắt buộc đánh dấu hết nhé. Nếu bạn là chủ bản quyền. Chả có gì phải suy tư ở phần này cả. Cứ mạnh dạn mà đánh dấu

Phần CHỮ KÝ

Phần này thì bạn ghi đầy đủ lại họ tên của như đã điền như ở trên. Như mình ở trên điền là tên là Duy Thuận họ là Trần ở đây sẽ điền lại đầy đủ là Trần Duy Thuận.

Đã ký vào ngày này: Cái này thì bạn nhập theo dạng tháng/ngày/năm nhé. Ví dụ ngày 20 tháng 01 năm 2018 thì bạn phải nhập là 01/20/2018 nhé.

Cuối cùng là đánh dấu vào phần tôi không người máy rồi sau đó gửi mẫu đơn khiếu nại.

Lưu ý:

Thời gian giải quyết đơn khiếu nại thường rất lâu. Có khi sẽ liên hệ với bạn qua email bạn đã điền ở trên để yêu cầu bằng chứng xác thực bản là chủ sở hữu tài liệu bị vi phạm bản quyền. Lúc đó bạn cần trả lời lại email để có thể tiếp tục quá trình giải quyết vi phạm bản quyền nhé. Nếu bạn bỏ ngang thì coi như báo cáo vô tác dụng.

Tất cả các bảng báo cáo vi phạm bản quyền sẽ được lưu trữ trên trang này:

https://www.lumendatabase.org/

P/S: Nếu bạn thấy mấy trang có copy nội dung của bạn. Mà có đặt logo DMCA gì đó. Bạn lo lắng sẽ bị phản tác dụng. Mình xin khẳng định, cái logo chỉ là trò do 1 công ty dựa vào đạo luật DMCA làm ra để bán dịch vụ liên quan đến đạo luật bản quyền DMCA mà thôi.

Nếu bạn chứng minh được bản quyền của bạn, thì dù site đó có gắn DMCA Pro(tức bản trả phí thì vẫn bị Google chém như thường nhé). Do đó cứ an tâm mà báo cáo. Chứ đừng có nhìn thấy có biểu tượng DMCA hay DMCA Pro lại sợ không dám báo cáo bảo vệ bản quyền cho mình, thì chỉ tiếp tay cho kẻ cắp ngày càng lấn tới mà thôi.

Báo cáo vi phạm này chỉ giúp loại bỏ ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google thôi nhé. Chứ không có tác dụng xóa nội dung vi phạm bản quyền.

Các bạn có thể xem những báo cáo vi phạm bản quyền mà mình từng gửi cho Google để yêu cầu loại bỏ ra Google tìm kiếm.

https://www.lumendatabase.org/faceted_search?sender_name=Ng%C3%B4i+nh%C3%A0+ki%E1%BA%BFn+th%E1%BB%A9c

Hy vọng thông qua bài viết Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google này. Bạn đã có thể nắm được cách để báo cáo vi phạm bản quyền tới Google. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chuyển đổi file bất kỳ với trang web zamzar mà không cài phần mềm khác nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.