Nội dung trên website của bạn bị 1 ai đó báo cáo là bạn ăn cắp nội dung của họ? Kết quả là bạn bị dính DMCA? Vậy nếu như bạn bị oan thì làm sao mà gỡ, hay khiếu nại đây? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm: DMCA là gì – Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA
Cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google
Trước hết mình xin nói rõ, bài viết này chỉ hướng dẫn gỡ DMCA khi bạn tự tin là nội dung của bạn có bằng chứng đầy đủ, hay có sự hiểu lầm nào giữa bên báo cáo vi phạm bản quyền đó với bạn. Hoặc bạn có thể chứng minh người khiếu nại bạn không phải chủ sở hữu bản quyền nội dung đó Thì bạn mới có thể kháng cáo, khiếu nạn thành công.
Còn nếu rõ ràng bạn đã cố tình vi phạm thì bài viết này sẽ không giúp ích được gì cho bạn đâu. Vì bạn không thể chứng minh được bạn không vi phạm bản quyền.
Bài viết này được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình. Do mình vừa bị dính DMCA cho 2 cái web của công ty mình. Hai bài viết trên 2 web của công ty mình, bị 1 bên khác nhận là sao chép nội dung của họ.
Tất nhiên, bên mình có nhân viên biên tập nội dung rõ ràng. Vì việc đi sao chép copy nội dung đối thủ cùng nghành là việc tối kỵ rồi.
Do đó sau khi ăn cái án phạt DMCA. Mình đã tiến hành kháng cáo ngay.
Khi bị dính DMCA thì sẽ có email thông báo về cái email đang quản trị Webmaster Tool của Web bạn.
Email sẽ giống như hình bên dưới:
Còn để kháng cáo thì hãy vào đây nhé: https://support.google.com/legal/contact/lr_counternotice?product=websearch&hl=vi
Mình sẽ lướt qua các thông tin cần điền nhé:
Ở trên là phần giới thiệu về DMCA là gì. Ở dưới là phần nói rất rõ, là khiếu nại của bạn kiểu gì cũng chuyển qua cho bên kiện bạn để họ xem xét.
Đó là lý do mình bảo. Bạn cần phải chứng minh bạn không vi phạm hay đây chỉ là sự hiểu nhầm. Chứ cố cãi sẽ không giúp gì bạn trong vụ DMCA này đâu.
Ở dưới là các phần bạn cần phải điền vào cụ thể:
Tên: Nhập đầy đủ họ tên của bạn. Ví dụ mình tên Trần Duy Thuận thì nhập đầy đủ hết vô.
Chức danh: Trong cty của bạn. Bạn giữ vai trò gì. Mình đang giữ vị trí Leader thì ghi Leader vô đây
Tên công ty: Tên của công ty bạn.
Địa chỉ: bạn hãy điền địa chỉ của công ty bạn vào phần này. Cụ thể tới phường xã, tỉnh thành phố nhé.
Quốc gia: bài viết của mình toàn tiếng Việt. Thì hầu hết ai ở phần này cũng chọn Việt Nam mà thôi.
Số điện thoại: Nhập số điện của bạn hoặc công ty vào. Mà mình thì khuyên nhập số của bạn. Có gì dễ điện thoại nói chuyện 2 bên
Tiếp theo đây là phần quan trọng nhất.
URL của nội dung đang được đề cập đến: Phần này bạn hãy điền Url(đường link tới bài viết của bạn bị report). Giả dụ ngôi nhà kiến thức của mình bị report bài Ceo ở đường dẫn chẳng hạn: https://ngoinhakienthuc.com/ceo-co-nghia-la-gi-va-ceo-lam-gi.html Thì bạn sẽ copy đầy đủ cái url bảo vào chổ này. Nếu bị report nhiều Url thì bạn nhấn vào chữ bổ sung thêm, để thêm 1 ô cho bạn điền Url vào nhé.
Tại sao bạn lại yêu cầu khôi phục? Phần này cực kỳ quan trọng. Bạn lưu ý nhé.
Chọn một trong các tùy chọn bên dưới
Tôi là chủ sở hữu nội dung: Nếu bạn là người sáng tạo nội dung. Mà bị người khác chơi xấu. Thì bạn hãy chọn mục này nhé. Lưu ý bạn phải nhớ chứng minh làm để có xác định nội dung của bạn có trước người report bạn. Cách chứng minh mình sẽ có bài viết sau. Tham khảo cách chứng minh bài viết này nhé: https://ngoinhakienthuc.com/internet-archive-wayback-machine-la-gi-va-dung-de-lam-gi.html
Tôi không phải là chủ sở hữu nhưng tôi được phép sử dụng nội dung: Cái này thường để kháng cáo mấy nội dung tuy bạn không phải chủ sở hữu bản quyền. Nhưng bạn được quyền sử dụng. Ví dụ như ca sỹ hát nhạc của 1 nhạc sỹ nào đó. Thì đa số họ đã mua quyền sử dụng bài hát đó rồi.
Người khiếu nại không có quyền gửi yêu cầu này: Cái này là để kháng lại, người report báo cáo bạn chẳng phải người nắm bản quyền nội dung. Mình dùng cái này để chống lại người report mình vừa rồi. Mình biết rõ họ nhận vơ là bản quyền của họ thôi. Nội dung họ tự nhận của họ, thực ra là của 1 trang web khác. Họ và web bên mình điều sử dụng 1 nội dung của bên khác. Nhưng họ lại ko biết hiểu nhầm hay cố tình mà lại đi report mình và tự nhận nội dung đó là của họ. Luật Việt Nam lỏng lẻo vụ bản quyền này. Chứ ở Mỹ, mà nhận ẩu thế này dễ được ra tòa lắm.
Cách tôi sử dụng nội dung là sử dụng hợp lý (Sử dụng hợp lý là gì?): Cái này thì mình không rành lắm. Bạn hãy đọc cái link sử dụng hợp lý nhé. Mà thường ở Việt Nam report lẫn nhau thì tùy chọn này chả bao h dùng được đâu.
Tôi chưa bao giờ sử dụng nội dung: Cái này cũng giống cái nãy, nghe vô lý chưa bao giờ sử dụng mà report được à. Trường hợp này thì có thể Website bị hack này nọ chèn nội dung bản quyền rồi bị report. Mà trường hợp này chắc rất ít. Nên tùy chọn này cũng giống ở trên gần như không chọn nhé.
Khác: Chọn cái này nếu bạn cho rằng có sự hiểu lầm giữa bên report với bạn. Mục đích chọn cái này là để 2 bên còn đối thoại qua lại. Giải quyết vấn đề.
Vui lòng cung cấp thêm chi tiết để xác minh yêu cầu của bạn: Cái này bạn ghi vào các thông tin như khiếu nại. Hay thông tin liên hệ để 2 bên giải quyết với nhau.
Lời tuyên thệ: Bạn check hết nhé. P/S tự tin thì check. Ko tự tin chắc chắn thì đừng có check ẩu tả có ngày ra nước ngoài bị hốt vô tù vì tội vi phạm bản quyền nhé.
Phần cuối cùng:
Chữ ký: Bạn điền đầy đủ họ tên bạn đã điền ở trên. Sau đó nhấn Gửi là xong. Google sẽ xem xét khiếu nại của bạn sau vài ngày.
Như đây là các ảnh chụp nội dung Email mình trao đổi với DMCA của Google.
Đây là Email bảo là nhận được kháng cáo của mình rồi. Mà giải quyết nhiều quá, chờ nhé.
Email phản hồi. Bảo là cần thêm thông tin về yêu cầu kháng cáo của mình.
Tiếp theo mình cung cấp nội dung phản hồi lại cho họ. Vì tránh đụng chạm không cần thiết mình sẽ làm mờ hết các liên kết, thông tin liên quan đến kiện cáo mình.
Bên Google phản hồi lại sẽ gửi khiếu nạn cho bên kiện cáo mình. Nếu trong 10 ngày bên kia không phản bác thì nội dung bị report DMCA của bên mình sẽ được khôi phục.
Chẳng biết Google có lây bệnh giờ dây thun của người Việt nam không. Mà tận 14 ngày mình mới xong vụ này. Hai url bị report DMCA của bên mình đã được khôi phục.
Qua vụ DMCA này, mình chỉ muốn nói 1 câu. Cái trò report DMCA xấu để triệt hại đối thủ, thì người report quá bán rẻ lương tâm vì đồng lương đấy. Mình chỉ report ai thực tế copy của bên mình thôi. Còn tận dụng để chơi xấu đối thủ là hành vi cực kỳ đáng lên án. Lương đáng bao nhiêu phải bán rẻ lương tâm như thế.
Việc kháng cáo DMCA cũng không khó nếu như bạn bị oan. Nên bạn cũng chẳng cần tốn tiền cho mấy cái dịch vụ kháng cáo DMCA của mấy bạn quảng cáo trên forum, facebook nhé.
Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google đã giúp bạn biết cách tự kháng cáo DMCA khi gặp phải. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Hướng dẫn viết tờ khai nhập cảnh Đài Loan của mình nhé.
Nếu họ kháng dmca thành công. Nhưng họ thật sự là kẻ ăn cấp. Thì mình sẽ xử lý thế nào.
Thật buồn là DMCA sơ hở ở chổ này. Nếu bạn muốn xử dứt họ họ lại cần phải kiện cáo ra pháp luật. Có văn bản pháp luật gửi cho bên Google. Thì mới xử được không có văn bản này thì họ sẽ được thả ra. Mình cũng bị 1 bên chày cố vụ này rồi. Mà Việt Nam đưa nhau ra kiện cáo thì hiếm ai làm thế. Mỹ thì việc kiện cáo là bình thường. Nên họ kháng lại mà bạn ko có văn bản đã kiện cáo họ thì họ cũng lại đc thả ra à.
Thân