Posts tagged Nghề nghiệp

Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông?

Như trong bài marketing mình từng nói về làm marketing tại agency, nay mình sẽ giải thích rõ nghĩa từ agency hay dùng tại Việt Nam. Về tiếng Anh, agency cũng đa nghĩa và dùng trong nhiều hoàn cảnh, nhưng tại Việt Nam, agency chỉ dùng nhiều trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo hay dịch vụ PR. Trong bài này, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu những ý nghĩa cơ bản từ tiếng Anh đến cách dùng phổ biến trong tiếng Việt nhé.

2 - Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông?

Agency là gì trong tiếng Anh?

Theo từ điển Oxford thì agency gồm 4 ý nghĩa sau:

  • Một tổ chức đứng ra thương lượng hoặc giao dịch cho một tổ chức hoặc công ty khác.
  • Một tổ chức/công ty cung cấp một dịch vụ theo yêu cầu của tổ chức khác. Ít ai nói đến công ty gia công sản phẩm, chỉ hay dùng theo nghĩa dịch vụ.
  • Một cơ quan hoặc tổ chức của chính phủ. Ví dụ như thông tấn xã Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam News Agency.
  • Được dùng trong một cụm danh động từ. Hơi khó hiểu và có lẽ ít sử dụng. Ví dụng: She was freed from prison through the agency of her doctor. Tạm dịch là cô ấy được trả tự do nhờ hành động của bác sĩ riêng của cô ấy.

Agency thường dùng trong tiếng Việt là gì?

Agency dùng trong tiếng Việt hiện tại giống nghĩa thứ 2 thường dùng trong tiếng Anh. Agency được hiểu là công ty làm dịch vụ tại Việt Nam như agency quảng cáo, agency PR hay agency du lịch…

Cách nói thường dùng là:

  • Đưa qua agency cho nó làm.
  • Kêu agency gửi báo giá.
  • Nhờ agency thực hiện…

Tùy từng phòng ban sẽ dùng một agency theo lĩnh vực đó, chủ yếu là phòng marketing với các agency truyền thông như quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện event, digital ad, google ad hay Facebook ad…

Tốt nhất không nên dịch từ này ra nghĩa tiếng Việt. Vì chỉ có từ đại lý để nói về từ này, trong khi đó đại lý trong tiếng Việt lại dùng với ý nghĩa là công ty phân phối hàng hóa sản phẩm, gần với nghĩa kênh phân phối nhiều hơn.

Công ty Agency là công ty gì?

Công ty agency là công ty cung cấp dịch vụ cho một hoặc nhiều công ty khác. Nó không tính các công ty gia công linh kiện, sản phẩm cho các công ty khác.

Agency chủ yếu là dịch vụ truyền thông. Đòi hỏi nhân sự trẻ và ý tưởng dạt dào vì yêu cầu đặc thù của ngành. Áp lực công việc và cạnh tranh cũng rất lớn thậm chí các công ty lớn cũng có thể mất hợp đồng nếu ý tưởng đề xuất không được khách hàng chọn.

Với những ai còn trẻ và đam mê nghề marketing, nên thử đi lên từ một công ty agency truyền thông. Áp lực cực lớn và môi trường thay đổi liên tục khiến bạn khó nhàm chán. Việc thường xuyên không có nhà đối với các bạn làm agency event không có gì lạ, hay như bắt đầu chiến dịch truyền thông cho khách hàng bạn về nhà vào ngày hôm sau cũng bình thường luôn. Và đương nhiên, deadline cũng là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Nhưng cái gì nỗ lực và đạt thành quả thì tận hưởng cảm giác nó ngọt ngào lắm, có lẽ khó mà mô tả cho các bạn.

Agency khó thích hợp với ai cần sự ổn định và lớn tuổi, không còn linh hoạt trong suy nghĩ và ít ý tưởng. Sự đảo thải và cạnh tranh lớn có thể khiến bạn không còn ở trong ngành. Nhưng kinh nghiệm từ agency luôn giúp bạn có cái nhìn thực tế và hiểu rõ cách vận hành của ngành truyền thông, từ đó bạn sẽ làm marketing tốt hơn và thực tế hơn.

3 - Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông?

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được ý nghĩa của từ Agency trong tiếng Việt và tiếng Anh. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Review là gì nhé.

Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

Tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer đang bị than phiền là quá khó và tìm không ra nhân lực có chất lượng? Đi dạo các diễn đàn tuyển dụng thấy than phiền rất nhiều về người làm SEO. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

5 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

Tìm hiểu lại SEO là gì?

Trước đây, bạn Trần Duy Thuận đã từng trình bày rất thực tế trong bài Seo là gì và nghề seo là làm cái gì Mình chỉ tóm tắt sơ lại như sau:

  • SEO là tối ưu hóa thứ hạng trên các web tìm kiếm nhằm tăng lưu lượng truy cập, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cuối cùng.
  • Web tìm kiếm hay công cụ tìm kiếm để làm SEO tập trung lớn nhất là Google. Mặc dù các trang khác như Bing, Ask hay Cốc Cốc theo nguyên tắc cũng có thể áp dụng SEO. Nhưng lượng truy cập không đáng kể. Vì thế nhiều người tưởng lầm SEO chỉ làm trên Google.
  • SEO đa phần là lách luật cả. Và nhiều người ngây thơ đến độ kháng cáo với công cụ tìm kiếm như là tố lại chính mình. Luật hay được lách nhiều nhất là tạo backlink về trang muốn SEO. Nguyên tắc cơ bản của Google hay các trang tìm kiếm khác là backlink được tạo tự nhiên chứ không phải do can thiệp nhé.
  • Mọi thứ hạng không do ai làm SEO quyết định. Người quyết định chính thứ hạng chính là công cụ tìm kiếm. Vì thế, không có thứ hạng tuyệt đối. Tất cả sẽ thay đổi khi công cụ tìm kiếm cập nhật thuật toán.
  • Chả ai biết được thực sự thuật toán của Google hay công cụ tìm kiếm là gì. Vì nếu lộ ra chắc chắn sẽ bị khai thác.
  • Mọi cách chiếm vị trí cao(chiếm top) là bí quyết riêng của người làm SEO.
  • Mọi lời cam kết thứ hạng chỉ mang ý nghĩa truyền thông. Còn giữ hạng thì không ai dám cam kết.

SEOer là ai và chân dung người làm SEO

SEOer hay SEO-er hoặc là người phụ trách thứ hạng web công ty trên công cụ tìm kiếm. Làm SEO có nhiều công đoạn: Phân tích từ khóa, Đi link, tạo web vệ tinh, on page, off page, seeding, social…

Nội dung và bài viết đôi khi người làm SEO cũng phải làm. Nhưng nội dung là mảng quan trọng và đòi hỏi nhiều chất xám không kém gì từng công đoạn của SEO. Trong Seo hay có câu khẩu hiệu Content is king tức là nội dung là vua thì cũng không sai.

Vì nội dung tốt hấp dẫn mới có thể thu hút người dùng, khách hàng. Vì thế, các công ty thường tuyển riêng đội làm SEO và nội dung, hoặc kết hợp nhưng nội dung và SEO là hai người làm.

Tuy nhiên ở các công ty nhỏ thì Seoer kiêm luôn vai trò viết bài cập nhật nội dung cho web.

Người làm SEO hiện nay chủ yếu học từ chuyên ngành CNTT. Chuyên môn IT không áp dụng nhiều khi làm SEO. Nếu có dùng thì chỉ là áp dụng Html, CSS đã học mà thôi. Tất nhiên ai giỏi lập trình như Php, Asp thì đều tốt cho Seo. Nhưng những người này nếu đã giỏi thì họ đi làm lập trình luôn rồi, sẽ hiếm khi chuyển qua làm Seo lắm.

Một số ít từ chuyên ngành quảng cáo và marketing qua. Nhưng số lượng ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức phân tích từ khóa hoặc hành vi tìm kiếm người dùng. Đa phần đóng góp nhiều nhất là nội dung cho việc SEO.

Vì thế, người làm SEO giỏi thì thường được đánh giá cao về kỹ thuật IT nhiều hơn, kết quả thể hiện rõ theo thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Còn phần việc phân tích người dùng thì khó cho kết quả cụ thể, nhưng thiếu nó thì chắc chắn không có một thứ hạng tốt được.

Vậy SEOer là người am hiểu những ứng dụng liên quan đến lập trình tối ưu cho web thân thiện với kết quả tìm kiếm, có kha khá tài sản là backlink chất lượng hoặc web vệ tinh có thứ hạng từ khóa cao. Và anh ta sẽ được đánh giá rất cao nếu có chút kiến thức chuyên môn về marketing và phân tích hành vi khách hàng.

Vậy tại sao nhân sự khó tuyển được người làm SEO giỏi?

Có nhiều nguyên nhân, mình chỉ nhắc đến vài nguyên nhân cơ bản thôi, vì sai cơ bản nên đừng đòi hỏi tuyển đúng người.

Nguyên nhân về chuyên môn

  • Không hiểu SEO là gì và hiểu sai nghiêm trọng: do có quá nhiều thánh khoác lác, dẫn đến nhiều thông tin nhiễu. Đó là lý do tại sao mở đầu bài này mình muốn bạn hãy hiểu đúng về SEO.
  • Không hiểu từng công việc để đạt được thứ hạng tốt: làm nghề này gần như sống ảo, màn hình toàn các con số, diễn đàn forum trực tuyến, trình duyệt mở gần như hết thanh taskbar, danh sách tên miền lúc nào cũng mở trường trực… Có câu chuyện vui là một người sếp đã sa thải toàn bộ đội SEO chỉ vì thấy họ tối ngày toàn vào các diễn đàn comment linh tinh.
  • Đưa ra những yêu cầu mà dân làm Seo nhận thấy như điệp vụ bất khả thi. Chẳng hạn 1 tháng phải lên top từ này, 3 tháng phải lên top từ kia. Nếu dân mới chập chừng vô nghề thì có thể gọi là điếc không sợ súng, cứ vô rồi tính sau. Còn người đã làm lâu thi thông qua phỏng vấn mà gặp yêu cầu kiểu đó thì xin hồ sơ về cho khỏe, để khỏi phải mất thời gian sau này của 2 bên.

Nguyên nhân về chính sách đãi ngộ

  • Coi nhẹ và đánh giá quá thấp: với công ty lớn, mỗi người nhận một khâu là làm cũng vất vả. Với việc cập nhật thuật toán không ngừng khiến cho SEOer luôn phải cắm mặt mày mò. Nếu mất top quá lâu đồng nghĩa với mất việc. Còn trắng đêm tìm ra cách giữ top cũng khó chứng minh được nó mang lại giá trị cụ thể gì cho công ty.

    Mặc dù giữ top tăng cơ hội bán hàng rất nhiều. Bấp bênh như thế, vất vả tốn nhiều chất xám như thế có lẽ khó mà chấp nhận một thu nhập ngang với giúp việc nhà hay lao động phổ thông. Và tất nhiên, tùy vào khối lượng công việc và quy mô công ty. Hãy đề ra một mức thu nhập hợp lý và nhiều lợi ích khác ngoài lương.

6 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

  • Kiểm tra khả năng đầu vào sai cách: đây không chỉ riêng cho SEO. Tại sao lại kiểm tra việc lập kế hoạch? Họ biết công ty có tài nguyên gì mà lập? Đừng cầm nhầm ý tưởng nhau mãi thế!

7 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

  • Đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn để sang công ty mới: SEOer làm lâu ở công ty đã xây dựng một hệ thống vững chắc để giữ hạng trên google. Nếu nghỉ thì đương nhiên hệ thống này cũng không được sử dụng vì nó là tài sản công ty. Qua công ty mới là hành trình xây dựng lại từ đầu khá vất vả. Một công ty chưa có hệ thống tốt cho SEO và thu nhập không xứng đáng thì SEOer khó mà bỏ công ty cũ mà đi.

Nguyên nhân khách quan

  • Người làm giỏi với hệ thống mạnh mẽ đã mở công ty và tự làm: Đôi khi có những yêu cầu tuyển SEO rất cao về danh sách từ khóa lọt top, số lượng web vệ tinh hay PBN cả trăm hoặc kỹ năng viết bài + trình bày đi kèm. Các tiêu chuẩn này đôi khi chỉ phù hợp với những người đang mở công ty kinh doanh dịch vụ SEO. Họ đã có kinh nghiệm, hệ thống và cả mối quan hệ tốt với Google. Họ có về làm nhân viên hay không?
  • Ngại thay đổi, mỗi khi đến 1 nơi làm việc mới. Gần như là phải bắt đầu dựng lại từ đầu. Cho nên nếu đã làm ở chổ cũ yên ổn, lương không thấp thì rất ít Seo nhảy việc đi nơi khác cả.
  • [và mình sẽ còn cập nhật]…

Hy vọng qua bài viết Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy đã có thể giúp bạn hiểu được tại sao bây giờ tuyển người làm SEO hay SEOer khó thế. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Fix là gì nhé.

Persona non grata là gì và có ý nghĩa ra sao trong ngành ngoại giao?

Persona non grata là gì?

Nó là một cụm từ tiếng La tinh chỉ một cá nhân, một người cụ thể không được tiếp đón hoặc cho phép vào một quốc gia khác. Có thể gọi tắt là người không được chào đón.

9 - Persona non grata là gì và có ý nghĩa ra sao trong ngành ngoại giao?

Bạn có thể đoạn tạm nghĩa của nó khi qua tiếng Anh là Person non-greeting. Nhưng nghĩa chính khi dịch ra lại là person not appreciated. Cũng có ý nghĩa là người không được chào đón.

Có thể bạn quan tâm: Vãi là gìLầy là gìPKL là gìXe đò là gì Ship COD là gì

Thuật ngữ này được quy định rõ trong điều 9 của Công Ước Viên về quy tắc ngoại giao cơ bản cho thế giới. Bạn có thể tra theo từ khóa là Vienna Convention on Diplomatic Relations.

Vậy thế nào là một người Persona non grata?

Người bị gán cho danh hiệu persona non grata đương nhiên là một nhân viên nhà nước làm công tác ngoại giao. Chủ yếu là nhân viên tại sứ quán của nước sở tại. Người nhân viên sứ quán này làm việc vi phạm quy định luật pháp của nước đặt sứ quán. Nếu bị kết tội thì sẽ bị gán hoặc tuyên bố là persona non grata.

Người bị tuyên bố này sẽ phải rời khỏi quốc gia này trong thời gian 48h. Nếu sau 48h mà người này vẫn chưa đi, thì đặc quyền dành cho nhân viên ngoại giao đương nhiên mất hiệu lực theo quy định nước sở tại. Và nguy cơ sẽ bị bắt và trục xuất cao nếu bước ra khỏi sứ quán.

Dựa trên quan điểm đất sứ quán nước nào là lãnh thổ nước đó thì bạn cũng có thể suy ra xe ngoại giao nước nào cũng là lãnh thổ nước đó. Nhân viên bị persona non grata vẫn có thể đi dạo phố phường trên xe của sứ quán. Nhưng tất nhiên, thò chân xuống mặt đất là bị tóm ngay.

Thông tin thêm là máy bay quốc gia nào cũng được tính là lãnh thổ quốc gia đó luôn nhé.

Hy vọng qua bài viết Persona non grata là gì trong ngành ngoại giao đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Cushion là gì và tại sao nó là bí Mật Trang Điểm Của Hàn Quốc nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

CV là gì và làm cách nào hay và chuẩn với nhà tuyển dụng khi xin việc?

CV là gì, là viết tắt của từ gì?

CV là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Curriculum Vitae. Nghĩa hay dùng là Sơ yếu lý lịch hay sơ yếu lý lịch tự thuật. Cách đọc thông thường là Xi Vi. CV này khác hoàn toàn với Sơ yếu lý lịch theo mẫu mà bạn hay mua ở nhà sách.

Có thể bạn quan tâm: Hoàng Sa ở đâu – Mâm ngũ quả gồm những loại quả gì

CV như một thư chào hàng vắn tắt của cá nhân đối với nhà tuyển dụng. Thay vì phải đọc một bản tự thuật dài dòng, CV làm cho việc sàng lọc hồ sơ dễ dàng hơn cho nhà tuyển dụng và cũng dễ dàng cho những ai không giỏi viết.

11 - CV là gì và làm cách nào hay và chuẩn với nhà tuyển dụng khi xin việc?

CV cơ bản bao gồm những gì?

CV cơ bản nếu chưa xét đến các yếu tố trình bày thì có nhưng thông tin bạn phải điền vào như sau:

  1. Thông tin liên lạc và hình ảnh:
  2. Mục tiêu nghề nghiệp hoặc định hướng công việc
  3. Kinh nghiệm làm việc: thể hiện từ gần nhất tới xa nhất.
  4. Kỹ năng: chuyên môn và cả kỹ năng mềm. Phần này nên thể hiện bằng mức độ bằng đánh giá theo thang 5 sao hoặc biểu đồ tròn.
  5. Học vấn chuyên môn.
  6. Bằng cấp khác hỗ trợ chuyên môn.
  7. Người tham khảo: nên có cho dù nhà tuyển dụng không chú ý lắm.

CV thế nào là hay và đúng chuẩn?

  • Cân nhắc từ ngữ và chính tả. Nghe hơi cơ bản nhưng CV có nhiều lỗi chính tả bạn sẽ để lại ấn tượng kém dù có thiết kế đẹp thế nào. Content is King vẫn không sai dù bạn làm gì liên quan đến chữ nghĩa.
  • Font chữ thống nhất và rõ ràng, không làm nhiều font chữ khác nhau cho các nội dung.
  • Ngắn gọn súc tích và chỉ chọn 3 thành tích hay yếu tố nổi bật để nói về một công việc đã làm, hoặc một thành tích đã có.
  • Dùng hình ảnh và màu sắc minh họa thay thế chữ viết nếu bạn muốn nộp đơn vào những vị trí đòi hỏi sự sáng tạo cao.
  • Đừng nên bắt chước rập khuôn cho dù CV mẫu giờ đầy trên mạng, hãy luyện kỹ năng dùng phần mềm văn phòng, đồ họa để làm nó trở thành CV của bạn.
  • Nếu kinh nghiệm không quá dài, hãy ngắn gọn thông tin trong 2 trang A4 là tốt nhất.

12 - CV là gì và làm cách nào hay và chuẩn với nhà tuyển dụng khi xin việc?CV của cựu CEO Yahoo Marissa Mayer tạo bời công cụ EnhanCV
(Hãy click vào ảnh để xem đầy đủ CV)

Sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm nên làm CV thế nào?

Đối với sinh viên ngành kỹ thuật, CV đơn giản chỉ là nói về những gì bạn đã làm và làm được, không quá khó. Bạn có chuyên môn giỏi và chứng minh bằng đồ án, sản phẩm là đủ cho nhà tuyển dụng tin tưởng.

Đối với ngành kinh tế, sinh viên không trực tiếp làm ra sản phẩm thì nghiên cứu, hoạt động ngoại khóa và thành tích tham gia các cuộc thi tại trường là dấu ấn nghề nghiệp ban đầu của bạn. Bạn có thể thiếu kinh nghiệm làm việc, nhưng kinh nghiệm từ ngoại khóa là tấm gương soi bạn của nhà tuyển dụng.

Nếu thiếu tự tin, cứ nộp trước những công ty cần 1 năm kinh nghiệm. CV chỉ là thư chào đầu tiên, khi phỏng vấn nếu hợp nhau bạn có tới gần 90% cơ hội rồi. Và đừng quá tự ti khi thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế.

Thông tin thành tích, sản phẩm, nghiên cứu bạn có thể để vào mục kinh nghiệm nghề nghiệp nếu muốn. Có thể đổi tên thành Kinh nghiệm tích lũy hay kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa. Nhưng bạn đừng lo, công việc bên ngoài dành cho sinh viên không thiếu. Đừng để thời sinh viên của bạn trôi qua nhàm chán, cứ ghi vào cho dù công việc không liên quan đến vị trí cần tuyển.

Hy vọng qua bài viết CV là gì và làm cách nào hay và chuẩn với nhà tuyển dụng khi xin việc ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Táo quân là ai và khi nào về chầu trời trên thiên đình? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu về Startup – Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì?

Startup, Khởi nghiệp là gì? Startup, khởi nghiệp mục đích là làm gì? Làm Startup là làm nghề gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Startup, khởi nghiệp qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: VPN là gì – Boarding Pass là gì – Vé điện tử là gì – Domain là gì

Startup là gì?

Startup là 1 từ tiếng Anh. Startup dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là khởi nghiệp. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều startup. Nổi bật có thể kể đến như Uber, Dropbox, Snapchat,… Ở Việt Nam, thì có Foody, Lozi, Vé xe rẻ, Giao hàng nhanh, Triip.me….

Startup là làm gì?

Startup hay khởi nghiệp là để nói lên việc đứng ra lập nên công ty, doanh nghiệp để kinh doanh hoạt động. Thường những Startup được bắt đầu từ những người đi làm công ăn lương hằng tháng nghỉ việc để bắt đầu làm Startup.

Tìm hiểu về Startup là gì?

Hiện nay thì hầu như các Startup nổi bật thường là những Startup liên quan đến công nghệ thông tin. Do đó thường xảy ra ngộ nhận của một số người là Startup là để nói về khởi nghiệp của các công ty về lãnh vực công nghệ thông tin.

Thực ra, Startup có thể là bất kỳ lãnh vực nào không phải chỉ giới hạn mỗi công nghệ thông tin mà thôi. Startup có thể là bên lãnh vực du lịch, kinh doanh,…..

Còn cá nhân của mình rất phục những người làm Startup. Có những người sẵn sàng từ bỏ mức lương mà nhiều người ngưỡng mộ để bắt đầu làm Startup.

Hiện nay, nhiều Startup của Việt Nam nổi bật đã được những nhà đầu tư rót vốn vào để phát triển mở rộng thêm. Có thể kể đến như Giao hàng nhanh, Vé xe rẻ, Lozi, Foody…. Tuy nhiên, các startup thất bại cũng không ít.

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp theo nghĩa bình thường chúng ta hiểu là ngừng đi làm thuê, chuyển sang làm chủ. Cũng có trường hợp học xong ra kinh doanh luôn, cũng được tính là khởi nghiệp.

Đơn giản là bán được hàng thì ăn, còn không thì chịu lỗ vốn. Hàng ở đây là sản phẩm hữu hình hoặc vô hình như dịch vụ. Cũng không cần phải phân biệt đó là ngành truyền thống hay ngành công nghệ. Nếu phân biệt như thế, nghe nó chẳng khác gì cái thời Sĩ – Nông – Công – Thương.

Thực ra các từ khởi nghiệp, lập nghiệp hay từ vay mượn startup sẽ có nhiều kiểu định nghĩa từ nhiều tổ chức, chuyên gia hay người tham gia khởi nghiệp. Nhưng khởi nghiệp có phải là nơi để chúng ta cãi nhau nó là gì? Không phải thế!

13 - Tìm hiểu về Startup - Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì?

Khởi nghiệp từ Chợ Lớn

Một anh chàng, tạm gọi là A Châu, anh ấy sau nhiều năm làm bưng bê phục vụ nhà hàng của bác Dương. Anh ấy có một số vốn nhỏ. Nhận thấy việc phục vụ nước trong quán còn chưa hoàn hảo.

Anh muốn mở một quầy bán nước và xin bác Dương một góc nhỏ để đặt xe đẩy. Bác Dương mừng lắm vì từ nay không còn phải lo chuyện phân công ai mang nước cho khách nữa. Bác Dương cho A Châu chút vốn nữa để làm ăn. A Châu khởi nghiệp từ cái xe đẩy bán nước. Ngoài nhà hàng bác Dương, anh còn bán cho cả những quán khác trong vùng.

Khách phục vụ tăng lên. A Châu thuê một chú nhỏ mới vừa sang Việt Nam làm người phụ việc. Công việc ngày 1 tiến triển. Lượng hàng tiêu thụ lớn, A Châu thuê kho bỏ nước đóng chai cho các mối hàng tại mấy tỉnh Nam Kỳ. Con trai anh sau thời gian học tại trường kỹ nghệ quyết tâm muốn mở xưởng làm nước đóng chai.

Anh giúp nó chút vốn rồi làm cổ đông trong công ty. Sau cái xe đẩy bán nước bán đầu gọi đúng tên là khởi nghiệp, những công việc kinh doanh sau anh tích lũy mở thêm chỉ có thể gọi là mở rộng kinh doanh, chứ không còn gọi là khởi nghiệp nữa. À nếu như sự nghiệp của anh xuôi chèo mát mái, anh ấy chỉ khởi nghiệp 1 lần trong đời.

Khởi nghiệp tại Chợ Lớn, từ nhỏ thành lớn, tích nhiều thành ít, tương thân tương trợ nhau khi khởi nghiệp, giúp nhau khi hoạn nạn. Cứ thế, Chợ Lớn trở thành trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam sau khi Cù Lao Phố bị tàn phá.

Cũng những công thức thành công nghe nhàm tai, nhưng ai dám khinh thường những người Hoa Chợ Lớn trong thương trường? Họ có cãi nhau khởi nghiệp, lập nghiệp hay startup là gì không?

Bài học khởi nghiệp từ 1 bộ phim hoạt hình Sing

Bạn Koala trong 1 lần đi xem hát đã đam mê kinh doanh nghệ thuật. Tất nhiên anh không phải con nhà nghệ sĩ. Sự nghiệp kinh doanh khó khăn dần, chỉ có đam mê là không giảm dần. Anh gặp ai cũng nói về nhà hát, tiết mục và một cuộc thi tài năng âm nhạc anh đặt cược cả số phận nhà hát.

Tôi dám cá là anh ta chưa học lớp quản trị kinh doanh, chưa bỏ học Harvard hay tham gia lớp học làm giàu nào. Chỉ có đam mê và sự quyết đoán thực hiện tới cùng. Anh làm mọi cách tiếp cận nguồn vốn từ chính bà nội người bạn thân của anh.

Bà nội bạn thân thì tiền không thiếu, chỉ nhiều không có thôi. Anh thuyết phục bà tới coi buổi diễn thử để xin tài trợ. Show diễn thử ấy bể banh cả dĩa. Chắc anh ấy quên cúng tổ nghề sân khấu rồi. Phải nói thêm là không chỉ bể dĩa, cả nhà hát cũng tan nát vì lâu rồi không có tiền tu sửa.

Chả còn gì, với lớp lông dày trên người. Anh ta mạt đến nỗi phải mượn bạn thân cái quần lót. Để làm gì? À, để làm cái nghề rửa xe của ba anh ngày xưa. Anh ta làm cục chùi xe. Tất nhiên, lâu rồi không làm thì chất lượng tệ hại. Anh bạn thân quyết tâm xắn tay áo vô giúp anh ta.

Nói về người bạn thân chút, đây là chàng cừu quý sờ tộc. Anh ta có mọi thứ trừ 1 thứ. Đó là mục tiêu sống của đời mình. Ba má anh ta lo cho anh ta quá, thuê các chuyên gia đào tạo, trainer, coaching để giúp anh ta có động lực.

Nhưng anh ta chả tìm thấy động lực nào. Một lần thấy người bạn tán gia bại sản quá tội, anh nhảy vô giúp và với lớp lông cừu thiệt dày. Anh làm cục lau khô.

Những nghệ sĩ tiềm năng đam mê nghệ thuật đã kéo anh Koala lại với đam mê. Họ dựng lại nhà hát tạm. Một đài truyền hình kéo tới quay phim, chả phải mục đích tốt đẹp gì, chỉ là muốn săn những gì tệ hại hơn sẽ ập xuống đầu bạn Koala này. Khách tới xem chỉ có người nhà của các nghệ sĩ biểu diễn.

Và ô kìa kìa! Những nghệ sĩ tiềm năng ấy là những tài năng đích thực. Họ đã trình diễn một show vượt lên chính mình. Khách kéo tới coi nườm nượp, và có cả bà nội bạn thân Koala. Một khoản tài trợ sau đó đã giúp dựng lại toàn bộ nhà hát.

Các nghệ sĩ tài năng trở thành 1 phần của nhà hát và được cháy bỏng với tài năng của mình. Anh bạn Koala tiếp tục với đam mê, anh bạn cừu đã tìm được lẽ sống đời mình.

Một câu hỏi là: bạn đã sẵn sàng cầm chổi hay giẻ lau mà dọn công ty bạn những ngày đầu chưa? Và đam mê của bạn đã đúc cái bản mặt bạn đủ dày chưa? Và bạn cũng chưa cần hiểu startup, khởi nghiệp hay lập nghiệp là gì đâu! Khó khăn khi khởi nghiệp nó kinh hoàng hơn mọi định nghĩa sách vở nhiều.

14 - Tìm hiểu về Startup - Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì?

Startup là gì và có khác gì với khởi nghiệp?

Startup là 1 từ tiếng Anh. Hiểu nghĩa đơn giản thôi, bạn bắt đầu kinh doanh một sản phẩm có khả năng tăng trưởng. Kinh doanh công nghệ cũng tăng trưởng, kinh doanh truyền thống cũng tăng trưởng vậy.

Chỉ có điều phải thừa nhận là, công nghệ khi mà đáp ứng tốt nhu cầu, nó sẽ tạo ra sự tăng trưởng đột phá mà dân trong nghề hay dùng cụm từ: growth hacking.

Tại Việt Nam, giới khởi nghiệp công nghệ chỉ muốn dùng chữ startup mục đích chỉ để phân biệt và gọi cho ngắn gọn. Startup thay cho cụm từ khởi nghiệp công nghệ, vừa nhanh vừa gọn như chính bản chất của nghề này.

Vậy khởi nghiệp có thể dịch cho từ startup. Hoàn toàn được! Khởi nghiệp là từ Hán Việt hoàn hảo để dịch chữ startup. Khởi là bắt đầu như khởi nghĩa, khởi binh, khởi phát… Nghiệp là sự nghiệp, gia nghiệp, sản nghiệp…

Nếu sự nghiệp của bạn ổn định, như tôi nói ở trên, bạn khởi nghiệp chỉ 1 lần duy nhất trong đời. Còn thất bại thì cũng gọi là khởi nghiệp lại. Vì ai đã từng nói khởi nghiệp không khó, sau này gặp lại họ chỉ biết cười trừ với câu “Hồi đó lỡ lời”.

Mục đích cuối cùng của khởi nghiệp là gì?

Tạo ra sự độc lập tài chính. Bạn làm thuê thì chắc chắn bạn đủ sống nếu nền kinh tế tăng trưởng đều. Bạn không thể giàu và dễ bị tổn thương nếu có sự cố cần tài chính lớn.

Tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Thậm chí là tạo việc làm cho người thân, gia đình, bạn bè của bạn. Bạn không nhất thiết cứ phải vì cộng đồng. Tiền trong tay bạn, bạn làm gì có lợi cho bạn là được.

Giải quyết nhu cầu thị trường mà bạn khao khát. Nói trắng ra, bạn đang muốn trở thành người hùng với giải pháp độc quyền mà thị trường sẽ tung hô bạn.

Giúp cho cộng đồng có công ăn việc làm, giúp mọi người biết đến lợi ích của họ khi gia nhập vào bộ máy kinh doanh của bạn, giúp bạn thu hút mọi người cùng thực hiện ý tưởng với bạn và bạn sẽ trả lại cho cộng đồng những lợi ích khác theo mô hình cộng sinh cùng có lợi.

Lợi ích mà khởi nghiệp mang lại là gì?

Đối với nhà nước: tăng thu ngân sách, giảm trợ cấp xã hội, tạo động lực phát triển xã hội và giảm thiểu chi phí vận hành nhờ sự tiến bộ công nghệ. Thu hút những nguồn vốn lớn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Đối với cộng đồng: lợi ích từ sản phẩm mới giải quyết nhu cầu, có việc làm thì có thu nhập, doanh nghiệp có lợi nhuận thì giúp ngược lại cộng đồng.

Đối với thị trường: tạo sự đa dạng, cạnh tranh, đổi mới không ngừng cảc sản phẩm, giải pháp và tăng khả năng cạnh tranh.

Đối với nhà đầu tư: dòng tiền được sử dụng sinh ra lợi nhuận cao dù rủi ro đi kèm cao.

Và tất nhiên, có nhiều lợi ích con khác và chỉ nên tạm liệt kê như thế.

Kết lại: Hãy ngừng sa đà vào những tranh cãi không cần thiết, giải pháp và vấn đề cơ bản quanh ta rất nhiều. Đi, nghe, nói, đọc và viết nhiều hơn sẽ giúp bạn hiểu thị trường hơn. Trái tim bạn cần đập gần với nhịp của thị trường.

Khi bạn đã hiểu thị trường thì khó khăn sẽ chóng qua thôi. Vì đa phần khởi nghiệp thất bại chính từ ngay cái đầu tiên: chẳng nghiên cứu thị trường nên chẳng hiểu thị trường cần gì.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về Startup – Khởi nghiệp là gì và mục đích là làm gì đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về Startup là gì  Hẹn gặp ở bài viết Viber là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Startup tại đây nhé:

https://en.wikipedia.org/wiki/Startup_company

Yêu cầu tuyển dụng các vị trí ngân hàng thường đặt ra là gì?

Yêu cầu tuyển dụng các vị trí ngân hàng thường đặt ra là gì?

Yêu cầu cho từng vị trí tuyển dụng tại ngân hàng đã khác, từng vị trí lại cũng khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những thông tin chung sau để có thể tham khảo cho mình quyết định có nên chọn ngân hàng làm sự nghiệp cả đời hay không.

yeu-cau-cong-viec-tai-ngan-hang-la-gi

Yêu cầu chung cho tuyển dụng tại ngân hàng

Nhân viên tuyển dụng vào ngân hàng thường được lựa chọn khá kỹ. Đa số không được có tiền án, tiền sự từ trước. Hình xăm trên cơ thể cũng không được phép. Nhân viên ngân hàng phải giữ hình ảnh trong sạch.

Vì kinh doanh tiền và giữ tiền người khác không được có chút tì vết nhỏ nhất nào. Nói cho vui thì làm nghề ngân hàng luôn bảo đảm: xanh – sạch – đẹp.

Yêu cầu về trình độ cho từng vị trí khác biệt

Còn xét về trình độ, ngân hàng cũng đa dạng trình độ chứ không phải chỉ từ Đại học trở lên. Tùy vào ngân hàng đó lớn hay nhỏ, mà đôi khi điểm tổng kết học bạ cũng được xét tới đối với những vị trí cần trình độ. Đơn cử Sacom bạn muốn ứng tuyển vào thì điểm trung bình cũng phải 7 phẩy trở lên, chưa xét ngoại hình nhé.

Ngành nghề cho từng trình độ được sắp xếp như sau:

  1. Trình độ 12/12 hoặc Trung cấp: Lao động phổ thông, bảo vệ, tạp vụ, tài xế.
  2. Trình độ Cao đẳng: Giao dịch viên, quản lý tài sản, hành chính.
  3. Trình độ đại học: nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định, marketing, nhân sự, pháp chế, IT, Thẻ và các dịch vụ khác…
  4. Trình độ Cao học trở lên: các vị trí quản lý chủ chốt hoặc lãnh đạo các phòng ban. Có trình độ cao học thường được ưu tiên cất nhắc hơn với vị trí không kinh doanh. Còn với vị trí kinh doanh, hãy tìm thật nhiều khách hàng và giá trị đem lại cao, bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí lãnh đạo.

Yêu cầu về ngoại hình của từng vị trí thì sao?

Ngoại hình yêu cầu cao nhất chính là vị trí giao dịch viên ngồi tại quầy.

Ngoài ra, vị trí gặp nhiều khách hàng như nhân viên tín dụng hay quan hệ khách hàng cũng cần nhưng không gắt gao như giao dịch viên. Nữ có ngoại hình có lẽ sẽ có chút lợi thế khi gặp khách hàng nam.

Ngoài ra, vị trí lễ tân hành chính, thư ký lãnh đạo đôi khi cũng được tuyển dựa vào ngoại hình. Nhưng ngoại hình đi cùng trình độ chứ không đơn giản chỉ đẹp là xong nhé.

Các vị trí khác bạn đừng quá lo về ngoại hình, hãy chứng tỏ năng lực chuyên môn tốt để được trúng tuyển.

Không nên làm gì khi muốn xin một công việc tại Ngân hàng?

Nếu có ai đó chào bán cho bạn vị trí quan hệ khách hàng hay nhân viên tín dụng. Hãy từ chối ngay lời mời đó. Nếu bạn tinh ý bạn sẽ thấy rằng, các vị trí công việc trong ngân hàng vừa bổ trợ và vừa giám sát lẫn nhau. Nếu bạn không được tuyển dụng chính thức, bạn sẽ dễ bị cho ra rìa hoặc tệ hơn là cho nghỉ việc.

Và nếu các đồng nghiệp biết rằng bạn được đặc cách không theo quy trình, thì bạn sẽ nhận được sự tẩy chay ngầm. Không làm ngân hàng có thể không chết đói, nhưng làm trong 1 nơi chẳng ai chào đón bạn thì đừng làm tốt hơn. Bạn có trình độ và năng lực thì hãy cạnh tranh công bằng.

ngan-hang-bank-la-gi

Ngân hàng có nhiều đợt kiểm tra, thanh tra liên tục. Không những thế, Ngân hàng nhà nước cũng giám sát không ngừng. Làm ngân hàng lương muốn cao thì hiệu quả công việc bạn phải cao. Làm ngân hàng không phải là làm giàu không khó như bạn nghĩ. Số tiền bạn bỏ ra không chắc thu lại được.

Hy vọng qua bài viết Yêu cầu tuyển dụng các vị trí ngân hàng thường đặt ra là gì? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Brotherzone là gì và làm sao để thoát khỏi nó? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Influencer là gì, là ai và làm gì để trở nên nổi tiếng?

Influencer là gì, là ai?

Influencer là người, nhóm có sức ảnh hưởng trong tiếng Anh. Sự ảnh hưởng này khiến cho người ta hành động, thay đổi quyết định, đồng cảm hoặc khơi lên cảm xúc.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ Teresa là ai – CMO làm gì – CEO là gì – Mật ong là gì

Tại Việt Nam, influencer trên Facebook là nhóm có ảnh hưởng nhất đến khách hàng. Các chiến dịch truyền thông đều xuất phát từ mạng xã hội này tại Việt Nam. Influencer trên Facebook khá tự do, họ có thể ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực đến những người theo dõi (follower) và lớn nhất đến nhóm chấp nhận ảnh hưởng (influencee).

influencer-la-ai-lam-gi

Làm gì để trở thành một Influencer nổi tiếng?

Để trở thành 1 influencer, bạn cần phải làm tốt 4 khả năng sau:

  • Hát (các ca sỹ thường là những người có khả năng này)
  • Nói (hình thức phổ biến là Vlog)
  • Viết (các nhà văn, blogger, nhà báo hoặc những người có chuyên môn về một lĩnh vực)
  • Diễn (làm cho người ta thích, làm người ta thương hay ghét bằng hành động)
  • Kết hợp 4 hình thức trên.

Tuy nhiên, dù có làm tốt một hoặc nhiều khả năng trên, không phải ai cũng có thể trở thành 1 influencer. Người tài năng không thiếu, nhưng chỉ khoảng 20% số tài năng nhận ra mình có tài, 20% dám thử luyện tập để trở thành influencer và cũng chỉ khoảng 20% thành công và có doanh thu.

Điều này đơn giản tuân theo quy luật 20/80 chứ không phải dựa trên số liệu thống kê chính thức.

Phân loại Influencer trên mạng xã hội và những đặc trưng cần biết

Có 4 loại influencer

  1. Celebrities: ca sỹ, diễn viên, nghệ sĩ có tên tuổi. Ví dụ: Trấn Thành, Hariwon, Phi Nhung, Phạm Hương…
  2. KOL hay còn gọi là Key opinion leader: những người có chuyên môn. Ví dụng: Anh Tư Sang, Dưa Leo, Nguyễn Ngọc Thạch…
  3. Fictional character hay còn gọi là nhân vật hư cấu: do nhóm họa sĩ hoặc một họa sĩ tự vẽ và xây dựng cốt truyện quanh nhân vật này. Ví dụ: Thỏ 7 màu, Đậu đỏ tung tăng, Bà già khó tính…
  4. Nhóm cộng đồng: Hội những người thích đùa, Hội những người khó đỡ, Táo Xanh của cộng đồng LGBT…
 Đặc tính/Phân loại Celebrities  KOL  Fictional Character Nhóm cộng đồng
Giá  Cao Trung bình  Thấp  Thấp
Lĩnh vực Tùy khả năng Theo chuyên môn  Đa dạng  Đa dạng
Tương tác  Rất cao  Tùy vào khả năng xây dựng nội dung Trung bình Trung bình
Sáng tạo  Thấp Cao  Cao  Cao
Độ uy tín  Vừa –> không có chính kiến rõ ràng Cao –> có chính kiến Thấp –> Vui là chính Cao –> Gói gọn trong cộng đồng
Mục đích Tăng độ nhận biết Tạo uy tín thương hiệu Lan truyền trào lưu mới Lan truyền trào lưu mới
    Ghi chú về giá
  • Cao: tầm 20 triệu đồng đến 60 triệu đồng
  • Trung bình: xung quanh 10 triệu đồng
  • Thấp: tầm 5 triệu đồng trở xuống

Giá tham khảo của một số influencer

  • Hariwon: 30 triệu
  • Anh Tư Sang: 5 triệu; Gào: 10 triệu
  • Tuyết Bitch collection: 5 triệu
  • Nhóm Táo Xanh: 3 triệu

Đây chỉ là giá tham khảo, nếu muốn có giá tốt bạn nên liên hệ trực tiếp bằng Facebook sẽ tốt hơn. Nhớ nói rõ mục đích và sản phẩm bạn muốn hợp tác nhé. Các influencer sẽ có nhiều kiểu hợp tác khác nhau, làm việc trực tiếp sẽ giúp bạn có được giá tốt nhất.

Tùy vào mục đích của chiến dịch mà bạn hãy vận dụng influencer marketing một cách khéo léo. Sản phẩm/thương hiệu của bạn sẽ đạt hiệu quả truyền thống tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết Influencer là gì, là ai và làm gì để trở nên nổi tiếng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Cổ tức là gì và tại sao người đầu tư chứng khoán quan tâm nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Nghề Event hay Tổ chức sự kiện là gì và làm gì?

Nghề Event hay tổ chức sự kiện là gì?

Event trong tiếng Anh là sự kiện. Theo sự phát triển của thị trường, event được hiểu là tổ chức sự kiện. Tổ chức sự kiện là tạo ra những hoạt động quy tụ số lượng lớn công chúng hay đối tượng chuyên biệt tại một địa điểm và thời gian xác định.

Có thể bạn quan tâm: Nghề Seo là gì – Thả thính có nghĩa là gì – Tia UV là gì

Ví dụ như đám cưới, đám ma, đám hỏi… hay các thể loại đám là một event hay sự kiện. Giải thể thao, biểu diễn ca nhạc, team building, hội nghị khách hàng và thậm chí là đại hội cổ đông của một doanh nghiệp cũng được tính là event.

Việc tổ chức những hoạt động này được gọi là tổ chức sự kiện, hay còn có thể gọi vắn tắt là làm event.

EVENT-TO-CHUC-SU-KIEN-LA-GI

Làm gì để bắt đầu một event và hay những công việc cần làm cho tổ chức sự kiện là gì?

Đầu tiên, công ty hay nhóm thực hiện tổ chức sự kiện thống nhất ý tưởng với khách hàng về mục tiêu, hoạt động và concept chính của sự kiện muốn tổ chức.

Thứ 2, công ty event sẽ lên kế hoạch thực hiện, phác thảo thiết kế hình ảnh, dự trù kinh phí thực hiện.

Thứ 3, trình bày với khách hàng và chỉnh sửa kế hoạch theo yêu cầu.

Thứ 4, thiết kế, in ấn, thi công vật liệu phục vụ cho tổ chức sự kiện, kể cả tuyển dụng nhân sự để thực hiện nhiều phân đoạn công việc khác nhau.

Thứ 5, chạy chương trình, điều phối, ứng biến tại hiện trường nơi diễn ra sự kiện.

Thứ 6, dọn dẹp hiện trường, tổng kết sau sự kiện và báo cáo công việc.

Đây là 6 công đoạn cơ bản của một chương trình event kể từ khi nghĩ ra ý tưởng đến khi hoàn thành. Tùy vào công ty tổ chức sẽ có nhiều quy trình chuẩn chi tiết hóa công việc.

Các dịch vụ tổ chức sự kiện phổ biến

Dịch vụ event đa dạng và tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu khách hàng. Rất khó để nói rằng có bao nhiêu hình thức event. Theo những người trong nghề tổng hợp, hiện tại có thể tạm chia ra các hình thức sau:

  1. Sự kiện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh
  2. Sự kiện cho người tiêu dùng/khách hàng trực tiếp
  3. Sự kiện của tổ chức chính quyền, nhà nước, đoàn thể, tổ chức đoàn hội ngoài nhà nước.
  4. Sự kiện mang tính chất cá nhân, riêng tư, điển hình là đám cưới, đính hôn hay sinh nhật.

Kiến thức về nghề event còn nhiều, trong phạm vi một bài có thể khó giới thiệu hết. Bạn có thể tham khảo từ các trang khác chuyên về chủ đề này. Tại Việt Nam có nhiều trang web đã tổng hợp lại kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều hoạt động event mà họ đã tổ chức. Nghề event gắn liền khá nhiều với hoạt động marketing hay quảng bá thương hiệu.

Hy vọng qua bài viết Nghề Event hay Tổ chức sự kiện là gì và làm gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chexit có ý nghĩa là gì và xuất phát từ đâu? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Tham khảo evenchannel.vn và Wikipedia