Edtech là gì? Ứng dụng của Edtech vào cuộc sống ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm: IOT là gì dùng làm gì – OS (Operating system) là gì
Edtech là gì?
Edtech là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh: Educational technology, tức là ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục, học tập.
Trong gần 10 năm trở lại, Internet ngày càng phát triển với tốc độ cao, mức độ sử dụng công nghệ và Internet cũng tăng đột biến. Edtech trở thành nhu cầu tiềm năng đem lại lợi ích tập trung vào bối cảnh lớn hơn và cá nhân hóa cho cả người học và giáo viên.
Người học sử dụng các thiết bị riêng của họ để truy cập vào tài liệu học tập không chỉ trên mạng lưới trường, mà còn bất cứ nơi nào ngoài trường. Những bài học và bài tập phù hợp để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng người học.
Các ứng dụng của edtech là gì?
Edtech là một lĩnh vực đa dạng có thể được chia thành ba khoảng ngành dọc:
Quản lý thông tin và quy trình – Management of information and processes
Ngành này ứng dụng sát hạch, các khóa học chuyên nghiệp và hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Magagement System).
Ấn Độ đã có một số edtech startup thành công trong ứng dụng này. Ở Việt Nam, một số trường đại học lớn, có uy tín đã và đang bắt đầu triển khai hệ thổng quản lý học tập trực tuyến (LMS), và trường ĐH Kinh Tế TP.HCM là một trong số những trường đại học tiên phong áp dụng phương pháp LMS này.
Hướng dẫn (tài liệu giảng dạy) – Instruction (teaching material)
Hình thức này gồm 3 loại hình khác nhau:
Khóa học trực tuyến, học theo phương pháp E-learning – việc dạy và học tương thích.
Dựa vào kết quả học tập, năng lực của mỗi người học mà phần mềm học tập online sẽ tương tác điều chỉnh tốc độ và phương pháp giảng dạy, cũng như bài tập cho phù hợp. ELSA là ứng dụng thông minh giúp người học Việt Nam phát âm chính xác và giao tiếp lưu loát như người bản xứ.
Với hơn 30 trò chơi và 3,000 từ và câu thông dụng, ELSA giúp người học thực tập và hoàn thiện phát âm tiếng Anh.
Học qua dự án
Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc giao một dự án cho người học và cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc một bài tiểu luận báo nào đó hoàn thành cuối môn học.
Cách tiếp cận này nhằm tương quan tốt hơn với công việc thực tế cuộc sống và tình huống giải quyết vấn đề và giúp các sinh viên thực hành và học cách tự quản lý và xem xét lại các kỹ năng khác.
Học qua ứng dụng thực tế ảo
Thiết bị kính thực tế ảo đang được phát triển hoàn thiện. Google phát triển ứng dụng cardboard để ứng dụng cho kiếng thực tế ảo. Microsoft cũng phát triển HoloLens thử nghiệm trong các trường y khoa trong việc quan sát trực quan cơ thể người.
Đánh giá (kiến thức học sinh và tài liệu hướng dẫn và đo lường sự tiến bộ) – Assessment (student knowledge and progress documentation and measurement)
Cập nhật đánh giá người học liên tục kết hợp với các phân tích dữ liệu, giáo viên có thể sử dụng các thông tin được tạo ra để điều chỉnh kế hoạch bài học của họ ở bất cứ đâu miễn là có dịch vụ kết nối.
Sinh viên có thể tự tin trả lời các câu hỏi của giảng viên thông qua phần mềm mà không sợ bị sai trước các bạn của mình, từ đó giảng viên có thể đánh giá chính xác hơn về kiến thức của từng sinh viên.
Những edtech startup thành công trên thế giới:
- Knewton: Knewton được thành lập vào năm 2008, với hơn 10.000 sinh viên sử dụng. Knewton cung cấp những khóa học trực tuyến của nhiều đối tác giáo dục nổi tiếng trên thế giới.
- Coursera: Coursera cung cấp những khóa học trực tuyến miễn phí theo hướng phổ cập giáo dục, và là đối tác của các trường đại học và các tổ chức giáo dục hàng đầu.
- Udemy: Udemy có hơn 40.000 khóa học online có thu phí ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với hơn 11triệu học viên.
- Duolingo: Duolingo là phần mềm học ngoại ngữ miễn phí. Mỗi bài học đều được trò chơi hóa để người học để tiếp cận hơn. Doulingo là nền tảng học tập ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, nay đã sử dụng được cho các lớp học. Hàng nghìn giáo viên đã sử dụng nó để tăng cường cho các bài học của mình.
Hy vọng thông qua bài viết Tìm hiểu Edtech là gì và ứng dụng của nó ra sao đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.