Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

4 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

Tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer đang bị than phiền là quá khó và tìm không ra nhân lực có chất lượng? Đi dạo các diễn đàn tuyển dụng thấy than phiền rất nhiều về người làm SEO. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

5 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

Tìm hiểu lại SEO là gì?

Trước đây, bạn Trần Duy Thuận đã từng trình bày rất thực tế trong bài Seo là gì và nghề seo là làm cái gì Mình chỉ tóm tắt sơ lại như sau:

  • SEO là tối ưu hóa thứ hạng trên các web tìm kiếm nhằm tăng lưu lượng truy cập, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cuối cùng.
  • Web tìm kiếm hay công cụ tìm kiếm để làm SEO tập trung lớn nhất là Google. Mặc dù các trang khác như Bing, Ask hay Cốc Cốc theo nguyên tắc cũng có thể áp dụng SEO. Nhưng lượng truy cập không đáng kể. Vì thế nhiều người tưởng lầm SEO chỉ làm trên Google.
  • SEO đa phần là lách luật cả. Và nhiều người ngây thơ đến độ kháng cáo với công cụ tìm kiếm như là tố lại chính mình. Luật hay được lách nhiều nhất là tạo backlink về trang muốn SEO. Nguyên tắc cơ bản của Google hay các trang tìm kiếm khác là backlink được tạo tự nhiên chứ không phải do can thiệp nhé.
  • Mọi thứ hạng không do ai làm SEO quyết định. Người quyết định chính thứ hạng chính là công cụ tìm kiếm. Vì thế, không có thứ hạng tuyệt đối. Tất cả sẽ thay đổi khi công cụ tìm kiếm cập nhật thuật toán.
  • Chả ai biết được thực sự thuật toán của Google hay công cụ tìm kiếm là gì. Vì nếu lộ ra chắc chắn sẽ bị khai thác.
  • Mọi cách chiếm vị trí cao(chiếm top) là bí quyết riêng của người làm SEO.
  • Mọi lời cam kết thứ hạng chỉ mang ý nghĩa truyền thông. Còn giữ hạng thì không ai dám cam kết.

SEOer là ai và chân dung người làm SEO

SEOer hay SEO-er hoặc là người phụ trách thứ hạng web công ty trên công cụ tìm kiếm. Làm SEO có nhiều công đoạn: Phân tích từ khóa, Đi link, tạo web vệ tinh, on page, off page, seeding, social…

Nội dung và bài viết đôi khi người làm SEO cũng phải làm. Nhưng nội dung là mảng quan trọng và đòi hỏi nhiều chất xám không kém gì từng công đoạn của SEO. Trong Seo hay có câu khẩu hiệu Content is king tức là nội dung là vua thì cũng không sai.

Vì nội dung tốt hấp dẫn mới có thể thu hút người dùng, khách hàng. Vì thế, các công ty thường tuyển riêng đội làm SEO và nội dung, hoặc kết hợp nhưng nội dung và SEO là hai người làm.

Tuy nhiên ở các công ty nhỏ thì Seoer kiêm luôn vai trò viết bài cập nhật nội dung cho web.

Người làm SEO hiện nay chủ yếu học từ chuyên ngành CNTT. Chuyên môn IT không áp dụng nhiều khi làm SEO. Nếu có dùng thì chỉ là áp dụng Html, CSS đã học mà thôi. Tất nhiên ai giỏi lập trình như Php, Asp thì đều tốt cho Seo. Nhưng những người này nếu đã giỏi thì họ đi làm lập trình luôn rồi, sẽ hiếm khi chuyển qua làm Seo lắm.

Một số ít từ chuyên ngành quảng cáo và marketing qua. Nhưng số lượng ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức phân tích từ khóa hoặc hành vi tìm kiếm người dùng. Đa phần đóng góp nhiều nhất là nội dung cho việc SEO.

Vì thế, người làm SEO giỏi thì thường được đánh giá cao về kỹ thuật IT nhiều hơn, kết quả thể hiện rõ theo thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Còn phần việc phân tích người dùng thì khó cho kết quả cụ thể, nhưng thiếu nó thì chắc chắn không có một thứ hạng tốt được.

Vậy SEOer là người am hiểu những ứng dụng liên quan đến lập trình tối ưu cho web thân thiện với kết quả tìm kiếm, có kha khá tài sản là backlink chất lượng hoặc web vệ tinh có thứ hạng từ khóa cao. Và anh ta sẽ được đánh giá rất cao nếu có chút kiến thức chuyên môn về marketing và phân tích hành vi khách hàng.

Vậy tại sao nhân sự khó tuyển được người làm SEO giỏi?

Có nhiều nguyên nhân, mình chỉ nhắc đến vài nguyên nhân cơ bản thôi, vì sai cơ bản nên đừng đòi hỏi tuyển đúng người.

Nguyên nhân về chuyên môn

  • Không hiểu SEO là gì và hiểu sai nghiêm trọng: do có quá nhiều thánh khoác lác, dẫn đến nhiều thông tin nhiễu. Đó là lý do tại sao mở đầu bài này mình muốn bạn hãy hiểu đúng về SEO.
  • Không hiểu từng công việc để đạt được thứ hạng tốt: làm nghề này gần như sống ảo, màn hình toàn các con số, diễn đàn forum trực tuyến, trình duyệt mở gần như hết thanh taskbar, danh sách tên miền lúc nào cũng mở trường trực… Có câu chuyện vui là một người sếp đã sa thải toàn bộ đội SEO chỉ vì thấy họ tối ngày toàn vào các diễn đàn comment linh tinh.
  • Đưa ra những yêu cầu mà dân làm Seo nhận thấy như điệp vụ bất khả thi. Chẳng hạn 1 tháng phải lên top từ này, 3 tháng phải lên top từ kia. Nếu dân mới chập chừng vô nghề thì có thể gọi là điếc không sợ súng, cứ vô rồi tính sau. Còn người đã làm lâu thi thông qua phỏng vấn mà gặp yêu cầu kiểu đó thì xin hồ sơ về cho khỏe, để khỏi phải mất thời gian sau này của 2 bên.

Nguyên nhân về chính sách đãi ngộ

  • Coi nhẹ và đánh giá quá thấp: với công ty lớn, mỗi người nhận một khâu là làm cũng vất vả. Với việc cập nhật thuật toán không ngừng khiến cho SEOer luôn phải cắm mặt mày mò. Nếu mất top quá lâu đồng nghĩa với mất việc. Còn trắng đêm tìm ra cách giữ top cũng khó chứng minh được nó mang lại giá trị cụ thể gì cho công ty.

    Mặc dù giữ top tăng cơ hội bán hàng rất nhiều. Bấp bênh như thế, vất vả tốn nhiều chất xám như thế có lẽ khó mà chấp nhận một thu nhập ngang với giúp việc nhà hay lao động phổ thông. Và tất nhiên, tùy vào khối lượng công việc và quy mô công ty. Hãy đề ra một mức thu nhập hợp lý và nhiều lợi ích khác ngoài lương.

6 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

  • Kiểm tra khả năng đầu vào sai cách: đây không chỉ riêng cho SEO. Tại sao lại kiểm tra việc lập kế hoạch? Họ biết công ty có tài nguyên gì mà lập? Đừng cầm nhầm ý tưởng nhau mãi thế!

7 - Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy?

  • Đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn để sang công ty mới: SEOer làm lâu ở công ty đã xây dựng một hệ thống vững chắc để giữ hạng trên google. Nếu nghỉ thì đương nhiên hệ thống này cũng không được sử dụng vì nó là tài sản công ty. Qua công ty mới là hành trình xây dựng lại từ đầu khá vất vả. Một công ty chưa có hệ thống tốt cho SEO và thu nhập không xứng đáng thì SEOer khó mà bỏ công ty cũ mà đi.

Nguyên nhân khách quan

  • Người làm giỏi với hệ thống mạnh mẽ đã mở công ty và tự làm: Đôi khi có những yêu cầu tuyển SEO rất cao về danh sách từ khóa lọt top, số lượng web vệ tinh hay PBN cả trăm hoặc kỹ năng viết bài + trình bày đi kèm. Các tiêu chuẩn này đôi khi chỉ phù hợp với những người đang mở công ty kinh doanh dịch vụ SEO. Họ đã có kinh nghiệm, hệ thống và cả mối quan hệ tốt với Google. Họ có về làm nhân viên hay không?
  • Ngại thay đổi, mỗi khi đến 1 nơi làm việc mới. Gần như là phải bắt đầu dựng lại từ đầu. Cho nên nếu đã làm ở chổ cũ yên ổn, lương không thấp thì rất ít Seo nhảy việc đi nơi khác cả.
  • [và mình sẽ còn cập nhật]…

Hy vọng qua bài viết Tại sao tuyển dụng nhân viên SEO hay SEOer lại khó như vậy đã có thể giúp bạn hiểu được tại sao bây giờ tuyển người làm SEO hay SEOer khó thế. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Fix là gì nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *