Sừng tê giác có tác dụng trị bệnh thực sự là gì?

Sừng tê giác là gì?

Sừng tê giác là một bộ phận mọc trên đầu của con tê giác, được cấu thành bởi chất keratin (tương tự cấu trúc móng tay người, móng chân ngựa, mỏ con vẹt hay mai con rùa). Sừng tê giác được hình thành từ việc thải loại tế bào chết từ da của con tê giác, tương tự như việc hình thành móng tay người.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao quả ớt lại cay – Phenol là gì – Tia cực tím là gì

Ngoài ra, sừng tê giác còn có một ít hợp chất sulfur amino acid như cysteine, but also tyrosine, histidine, lysine, và arginine. Bên cạnh đó, sừng tê giác còn chứa hợp chất muối phổ biến bao gồm: Can xi Các bô nát (CaCO3) hay Can xi Phốt phát (Ca3PO4).

SUNG-TE-GIAC-THUC-SU-CHUA-BENH-LA-GI

Sừng tê giác có giá trị gì trong y học cổ truyền của Trung Hoa và những tin đồn quanh nó?

Y học cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng sừng tê giác trong trị bệnh từ hơn 2000 năm trước. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, sừng tê giác có tính hàn nên thường dùng để trị sốt, bệnh thấp khớp, bệnh gout (gút) hoặc một số bệnh rối loạn khác.

Ngoài những phương pháp trị bệnh trên, sừng tê giác còn được dùng để chữa trị vết rắn cắn, nhức đầu (chưa rõ nguyên nhân), ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, thương hàn… Cách chế biến thành dược liệu thường mài sừng thành bột, đun sôi rồi cho bệnh nhân dùng.

Ngoài những cách chữa đã được kiểm chứng, sừng tê giác còn được đồn thổi về khả năng chữa trị ung thư, hỗ trợ khả năng sinh sản. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho những khả năng này. Nhưng đáng tiếc là, nhiều người châu Á, đặc biệt là người Việt lại đang tăng cường việc mua bán sừng tê trong những năm gần đây vì tin vào những thông tin đồn thổi không thật này.

Sự thật về khả năng hỗ trợ cho sức khỏe sinh sản của sừng tê giác

Với cấu trúc như móng tay hoặc vỏ ngoài của một số động vật phổ biến, những hợp chất amino acid và các hỗn hợp muối hoàn toàn không có tác dụng bổ trợ cho việc cường dương, tăng khả năng chăn gối hay “ông uống bà khen”. Đó là những thông điệp hoàn toàn là dối trá.

Sừng tê giác đã bị cấm mua bán theo một hiệp định quốc tế CITES (viết tắt của Convention on International Trade in Endangered Species of Fauna and Flora – Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật).

Ngoài ra, các tổ chức quốc tế đang nỗ lực tuyên truyền cho tác dụng thực sự của sừng tê giác nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ quốc tế đối với sản phẩm từ động vật này. Các vườn thú còn có phương pháp tiêm thuốc độc vào sừng nhằm làm chùn tay bọn săn bắt lậu, đồng thời cảnh báo cho những người có tư tưởng sai lệch về sừng tê giác.

Hy vọng qua bài viết Sừng tê giác có tác dụng trị bệnh thực sự là gì? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Đi ngoài ra nước có ý nghĩa là gì? nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Bài viết có tham khảo thông tin của Save The Rhino, Anh Quốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang