Hùng Vương và vị vua đầu tiên của nước ta là ai?

Hùng Vương và vị vua đầu tiên của nước ta là ai?

Hùng Vương và vi vua đầu tiên của nước Việt Nam ta chính là một. Tuy nhiên, điều khẳng định này chỉ nằm ở các văn bản chưa chính thức. Vì trước Hùng Vương còn có Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cũng được coi là lãnh đạo đầu tiên của nước Việt. Sau này có quan điểm cho rằng, tính cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân chúng ta mới có đủ 18 vị.

Có thể bạn quan tâm: Logistics là gì – VIP là gì – KKK là gì

Vậy tại sao chỉ có Hùng Vương được coi là những vị vua đầu tiên?

Câu chuyện bắt nguồn từ huyền thoại, xin nhấn mạnh là huyền thoại Âu Cơ và Lạc Long Quân kết duyên cùng nhau, đẻ ra trăm trứng sau đó thành trăm con. Ngày xưa trăm có tiếng Hán Việt là bách. Bách Việt cũng có thể liên quan đến truyền thuyết này.

Sau khi sinh con, Âu Cơ và Lạc Long Quân chia tay và mỗi người dắt theo 50 con. 50 con xuống biển theo cha, 50 con lên núi theo mẹ. Người con cả của 100 người con ấy lên ngôi hoặc được sắc phong lên làm vua và lãnh đạo những người con còn lại.

Hùng Vương lên ngôi với quốc hiệu là Văn Lang. Văn Lang được sử gia Việt cho là nhà nước đầu tiên trên thế giới, nhưng xét về tiêu chuẩn nhà nước thực sự, Văn Lang còn thiếu thông tin chính thức về tổ chức hành chính, luật pháp quản lý xã hội. Vì thế, Văn Lang đã là nhà nước hay chưa và nó vận hành như thế nào là một ẩn số vì thông tin quá thiếu thốn trong giai đoạn này.

Screenshot_15

Hùng Vương tương truyền có 18 đời và danh sách từng tên bao gồm:

1. Hùng Vương thứ 1 húy là Lộc Tục hiệu Kinh Dương Vương.
2. Hùng Vương thứ 2 húy Hùng Hiển, tước Lạc Long Quân, hiệu Sùng Lãm.
3. Hùng Vương thứ 3 húy là Hùng Quốc.
4. – thứ 4 – Hùng Hiệp
5. – thứ 5 – Hùng Hy
6. – thứ 6 – Hùng Huy
7. – thứ 7 – Hùng Chiêu
8. – thứ 8 – Hùng Vỹ
9. – thứ 9 – Hùng Định
10. – thứ 10 – Hùng Vy
11. – thứ 11 – Hùng Trịnh
12. – thứ 12 – Hùng Quỳ
13. – thứ 13 – Hùng Việt
14. – thứ 14 – Hùng Anh
15. – thứ 15 – Hùng Triệu
16. – thứ 16 – Hùng Tạo
17. – thứ 17 – Hùng Nhi
18. – thứ 18 – Hùng Duệ
Về thông tin tổ chức quản lý cả nước, có sách ghi rằng chúng ta có 15 bộ, giống như đơn vị đạo, tỉnh của các triều đại sau này. Tuy nhiên, do không có sự khẳng định chắc chắn nên một số tên bộ của thời Hùng Vương rất giống với tổ chức thời Bắc thuộc. Danh sách 15 bộ bao gồm:
1) Văn Lang (Bạch Hạc, thuộc tỉnh Vĩnh yên) (Theo như truyền thuyết đây là tên cả nước)
2) Châu Diên (Sơn Tây),
3) Phúc Lộc (Sơn Tây),
4) Tân Hưng (Hưng Hóa, Tuyên Quang),
5) Vũ Định (Thái Nguyên, Cao Bằng),
6) Vũ Ninh (Bắc Ninh),
7) Lục Hải (Lạng Sơn),
8) Ninh Hải (Quảng Yên),
9) Dương Tuyền (Hải Dương),
10) Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình),  (Giống thời Bắc thuộc)
11) Cửu Chân (Thanh Hóa), (Giống thời Bắc thuộc)
12) Hoài Nam (Nghệ An),
13) Cửu Đức (Hà Tĩnh),
14) Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị) (Theo sử liệu nhà Chu thì khi vua Hùng tới thăm đã xưng là Việt Thường, chưa rõ đây có phải là tên nước không)
15) Bình Văn (??).

Vậy giỗ tổ Hùng Vương xuất xứ từ đâu và có ý nghĩa gì?

Trước 1917, việc viếng thăm đền Hùng là việc tự phát thường diễn ra vào mùa xuân. Tuy nhiên, do việc lễ lạc và tổ chức khiến cho việc tôn nghiêm bị xao nhãng nên năm 1917, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế. Kể từ đó mới có câu cả dao là:

Và lẽ đương nhiên, câu ca dao mà ta tưởng là có lâu rồi, thật ra là mới có từ đầu thế kỷ 20.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Trẻ trâu có nghĩa là gì nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang