Posts tagged Nga

Tìm hiểu APEC là gì và APEC gồm những nước nào?

APEC là gì, là viết tắt của từ gì? APEC gồm có những nước nào nào? Nhiệm vụ, chức năng của APEC ra sao? Thẻ APEC là gì, có công dụng gì, đi được bao nhiêu nước? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: EU – European Union là gì 

APEC là gì, là viết tắt của từ gì?

APEC là viết tắt của cụm từ Asia-Pacific Economic Cooperation trong tiếng Anh. Theo báo chí, và truyền thông thì APEC dịch sang tiếng Việt là diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Mục tiêu hoạt động là duy trì, hợp tác tăng trưởng kinh tế bền vững trong khu vực. Sáng lập có 11 nền kinh tế, đến này đã có hơn 21 nền kinh tế.

Tuy có tên là châu Á, nhưng các quốc gia thuộc châu Mỹ và cả châu Úc cũng có mặt trong tổ chức này. Đến nay đã có mặt đầy đủ các thành viên của các quốc gia cùng khu vực Thái Bình Dương.

APEC được ra đời vào năm 1989. Từ ý tưởng của thủ tướng Úc Bob Hawke. Có trụ sở chính ở Singapore. Các nước có trong APEC từ lúc khi mới sáng lập là Úc, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái LanMỹ.

Đến năm 1991 thì Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan gia nhập. Riêng đối với Đài Loan, thì họ không được sử dụng tên Đài Loan hay Trung Hoa Dân Quốc mà phải sử dụng tên Trung Hoa Đài Bắc.

Cái này theo mình là do áp lực từ phía Trung Quốc với chính sách một Trung Quốc. Nếu bạn đang thắc mắc sao Hồng Kông không nằm trong đây. Thì do thời điểm này Hong Kong vẫn nằm trong tay của nước Anh nhé. Đến năm 1997 đặc khu Hồng Kông mới được trả về cho Trung Quốc.

Đến năm 1993 thì Mexico và Papua New Guinea gia nhập vào APEC.  Đến năm 1994, thì đến lượt Chi lê gia nhập. Năm 1998 thì đến Peru, NgaViệt Nam chúng ta cũng gia nhập vào APEC. Đến đây thì APEC có số lượng thành viên đã đạt 21.

Tìm hiểu APEC là gì và APEC gồm những nước nào?

Các nền kinh tế trong APEC

Tại sao lại gọi là nền kinh tế mà không phải là quốc gia? Vì thành viên của tổ chức này có Hong Kong và Đài Loan là những vùng lãnh thổ.

  • Hong Kong là đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
  • Còn Đài Loan thì không được tính là một quốc gia.
 Châu Á  Châu Mỹ  Châu Úc
 Nhật Bản  Hoa Kỳ  Australia
 Singapore  Canada  New Zealand
 Hàn Quốc  Mexico  Papua New Guinea
 Brunei Darussalam  Chile
 Indonesia  Peru
 Malaysia
 Trung Quốc
 Hong Kong
 Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan)
 Việt Nam
 Philippines
Nga
Thái Lan

Video giới thiệu về APEC

APEC có nhiệm vụ làm gì?

APEC ra đời nhầm để thúc phát triển kinh tế, tăng cường sự hợp tác liên kết giữa các quốc gia trong khu vực tạo sự thịnh viện cho các quốc gia trong APEC bằng cách đề cao sự phát triển trong bình đẳng, đổi mới, ổn định và sáng tạo.

Nhiệm vụ của APEC là đảm bảo sự thông thương xuyên biên giới dễ dàng mọi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và đi lại của mọi người.

Hằng năm, người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC sẽ gặp nhau một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là “Hội nghị Lãnh đạo APEC”, được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. APEC 2017 đến lượt Việt Nam chúng ta tổ chức hội nghị.

Nhắc đến APEC thì phải kể đến lợi ích nhất cho người dân của các nước trong APEC. Đó chính là thẻ APEC.

Việt Nam là thành viên APEC vào năm nào?

Việt Nam chính thức gia nhập APEC vào năm 1998. Cùng gia nhập có các nước như: Peru, Nga.

Đến nay, Việt Nam đã tổ chức được 1 hội nghị APEC vào năm 2006. Và tháng 11/2017, Việt Nam đăng cai lần thứ 2.

APEC họp hàng năm tại một quốc gia thành viên. Trước khi cuộc gặp chính thức của các lãnh đạo quốc gia, sẽ có nhiều cuộc họp cấp thứ trưởng, bộ trưởng hoặc các chuyên viên về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thẻ APEC là gì?

APEC là thẻ đi lại của doanh nhân APEC (APEC Business Travel Card viết tắt thẻ ABTC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình.

Người mang thẻ  ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có Visa (thị thực) của các nước và vùng lãnh thổ đó.

Do đó có thể xem như có thẻ này thì doanh nhân không cần lo lắng xin visa mỗi khi qua các nước nằm trong khối APEC nữa.

Tuy nhiên điều kiện để có thẻ APEC thì bạn phải đạt yêu cầu sau:

Doanh nhân Việt Nam mang hộ chiếu còn giá trị sử dụng (thời hạn sử dụng còn trên 12 tháng).

Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác trong các nền kinh tế thành viên tham gia thẻ ABTC được thể hiện thông qua các hợp đồng kinh tế, thương mại, các dự án đầu tư và các hợp đồng dịch vụ cụ thể.

Doanh nhân làm việc tại các doanh nghiệp được thể hiện bằng hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm chức vụ và tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ tại doanh nghiệp đang làm việc.

Doanh nhân phải là người từ 18 tuổi trở lên; người không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Không thuộc các trường hợp chưa được phép xuất cảnh quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp đã có hoạt động từ 06 (sáu) tháng trở lên.

Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động và bảo hiểm xã hội.

Thẻ APEC đi được bao nhiêu nước?

Với thẻ ABTC, bạn dễ dàng nhập cảnh 19 quốc gia thành viên và 2 vùng lãnh thổ (Hong Kong và Đài Loan).

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu APEC là gì và APEC gồm những nước nào đã có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về APEC. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Dữ liệu trong bài viết được tham khảo từ:

http://www.apec.org/About-Us/About-APEC/History

https://en.wikipedia.org/wiki/Asia-Pacific_Economic_Cooperation

https://lanhsuvietnam.gov.vn/

Hệ thống định vị toàn cầu Gps – Glonass – Galileo – Beidou là gì?

GPS là gì? Glonass là gì? Có thể bạn từng nghe qua hệ thống định vị toàn cầu Gps hoặc các hệ thống định vị khác như Glonass, Galileo, Bắc Đẩu, IRNSS, QZSS . Vậy những hệ thống định vị toàn cầu này là gì và chúng được dùng để làm gì? Tại sao lại có nhiều hệ thống định vị như thế trên thế giới? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ www là gì – Hacker là gì

Hệ thống định vị toàn cầu là gì, dùng để làm gì?

Hệ thống định vị toàn cầu là tên gọi chung các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay. Hệ thống định vị toàn cầu có tên tiếng Anh là Global Navigation Satellite System thường được viết tắt là GNSS.

Hiện nay, các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay gồm có: Gps của Mỹ, Glonass của Nga, Galileo của Châu Âu, IRNSS của Ấn Độ, Bắc Đẩu hay còn gọi là Beidou của Trung Quốc), QZSS của Nhật Bản.

Hệ thống định vị được dùng cho các mục đích sau: định vị trên xe hơi, định vị điều hướng máy bay, tàu thuyền, leo núi, không gian vũ trụ, xác định vị trí để dẫn đường… Ngoài ra việc các nước phát triển hệ thống định vị toàn cầu như thế không chỉ phục vụ cho mục đích dân sự nói trên mà còn cho các mục đích quân sự.

Chẳng hạn định vị tọa độ của địch, xác định tọa độ để thả bom công kích này nọ. Khi chiến tranh nếu mà xảy ra, nếu bạn lệ thuộc về hệ thống định vị của nước nào đó, chẳng may họ cố tình tắt không để bạn sử dụng thì coi như tiêu rồi.

Do đó hầu như các nước lớn, có tiềm lực quân sự điều phát triển hệ thống định vị riêng của mình ngoài mục đích phục vụ dân sự còn để cho việc quốc phòng quân sự để không lệ thuộc vào bất kỳ hệ thống của một nước nào cả.

Hệ thống định vị toàn cầu ngày nay được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Từ chỉ dẫn đường đi cho tới xác định vị trí. Trên các mẫu xe tự lái, giúp những người mù đường có thể đi lại dễ dàng nhờ luôn định dạng vị trí trên bản đồ.

Giả định những hệ thống mà đồng loạt gặp trục trặc thì đảm bảo thế giới sẽ hỗn loạn ngay vì rất nhiều hệ thống, con người đang sử dụng làm việc liên quan, dính dáng tới nó.

Mà khi nhắc đến hệ thống định vị toàn cầu thì đa số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến GPS. Vậy GPS là gì? GPS là của nước nào? Tại sao nó lại được dùng phổ biến như thế? Hãy cùng tìm hiểu tiếp về GPS là gì ở bên dưới nhé.

GPS là gì?

GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. GPS chính là viết tắt từ Global Positioning System. Hệ thống này được phát triển vào năm 1978, tên trước đây của nó là Navstar

Nó là một hệ thống bao gồm rất nhiều các vệ tinh. Từ lúc ra đời cho đến nay đã có 69 vệ tinh được phóng lên. Nhưng hiện nay, số lượng vệ tinh hoạt động chỉ còn 30 vệ tinh. Hai vệ tinh đang được thử nghiệm hoặc dùng để dự phòng thay thế các vệ tinh bị hư hỏng.

Một vệ tinh ở tình trạng không hoạt động tốt. Số lượng vệ tinh đã bị thay thế hoặc không còn hoạt động nữa là 34. Và có 2 vệ tinh thất bại trong khi phóng lên vũ trụ.

Sự ra đời của Gps ban đầu nhầm phục vụ cho quân sự. Sau này được mở rộng để sử dụng cho thiết bị dân sự. Điều hướng dẫn đường trên toàn cầu. Chính nhờ sự chính xác trong việc định vị vị trí của mình nên có nhiều thiết bị tích hợp Gps.

Phổ biến nhất là điện thoại, vì để bản đồ trên điện thoại có thể xác định chính xác vị trí người sử dụng đang ở cần phải sử dụng định vị. Nên hầu như điện thoại có sử dụng được bản đồ đều có định vị Gps trên thiết bị đó cả.

Điều này khiến Gps ngày càng trở nên phổ biến, càng nhiều người biết tới. Ở Việt Nam hầu như khi nhắc Gps ai cũng đều biết đó như hệ thống định vị toàn cầu mà không biết còn có các hệ thống định vị của các nước khác.

Gps là gì

 

Gps thì sử dụng vệ tinh để định vị trí. Cụ thể để xác định được vị trí của bạn cần phải có 4 vệ tinh. Và để nhận đủ 4 vệ tinh cần tốn thời gian. Đôi khi không xác định được do bị cản trở. Nên do đó có sự phát triển A-Gps trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị định vị cầm tay một phiên bản nâng cấp của Gps.

Vậy A-Gps có ưu điểm gì? A-Gps có những ưu điểm sau đây. Định vị cực nhanh, không lo bị các vật cản trở sóng vệ tinh. Bằng cách truyền dữ liệu đến các trạm trung gian. Từ đó có tính khoảng cách từ vị trí truyền dữ liệu đến các trạm trung gian.

Có thể xác định vị vị trí nhanh chóng. Tuy nhiên để định vị A-Gps thiết bị bắt buộc phải truyền dữ liệu nền buộc phải dùng wifi, gprs, 2g, 3g, 4g,… Đây cũng là nhược điểm vì không có mạng thì không định vị được. Bản thân tác giả vẫn thích Gps cổ điển hơn vì ra ngoài trời, lựa nơi thông thoáng là có thể định vị được.

Video giải thích về GPS và cách hoạt động của GPS:

GLONASS là gì?

Glonass là hệ thống định vị toàn cầu do Xô Viết trước đây phát triển, giờ là Xô Viết đã tan rã nên chỉ còn là Nga.

Glonass có tên đầy đủ là Globalnaya navigatsionnaya sputnikovaya sistema hoặc GLObal NAvigation Satellite System

Mục đích rõ ràng là Nga không muốn bị lệ thuộc vào Gps của Mỹ. Tất nhiên rồi, 2 nước đối chọi nhau suốt mà thì làm sao để mình lệ thuộc đối phương được.

Tuy gọi là đối trọng của Gps nhưng thực ra hệ thống Glonass của Nga có số lượng hoạt động ít so với Gps. Cụ thể  hiện nay có 24 vệ tinh Glonass đang hoạt động so với 30 của Gps. Tổng cộng đã có 132 vệ tinh được phóng lên.

Nhưng đã có 12 vệ tinh thất bại khi phóng lên. Số vệ tinh không còn hoạt động đã cho về hưu là 92 cái và phóng lên như không sử dụng được là 4 cái.

Hiện nay hầu như các điện thoại thông minh(smartphone) đều có tích hợp Glonass kèm với Gps để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống. Hệ thống nào định vị gặp trục trặc thì sử dụng hệ thống định vị còn lại để định vị.

Galileo là gì?

Galileo đây là tên hệ thống định vị do Châu Âu phát triển. Được lấy theo tên của nhà thiên văn học, vật lý học, triết học người Ý Galileo. Người với câu nói nổi tiếng rằng trái đất quay quanh mặt trời vào thời điểm mà tất cả mọi người đều tin trái đất mới là trung tâm và mặt trời, mặt trăng hay các hành tinh khác để phải quay quanh trái đất.

Hệ thống định vị Galieleo được lập ra để nhầm không phụ thuộc vào Gps của Mỹ và Glonass của Nga. Đây là hệ thống miễn phí phục vụ tất cả mọi người. Hệ thống định vị này dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2019.

Vào thời điểm mình sửa lại bài viết này. Thì hệ thống này đã hoạt động với tổng cộng 22 vệ tinh đang hoạt động. Chỉ sau các hệ thống định vị: GPS, Beidou, Glonass mà thôi.

Video về hệ thống định vị Galileo và cách thức hoạt động

Hiện nay vào năm 2020 hệ thống định vị Galileo đã có trên tỷ người dùng.

Hệ thống định vị Bắc Đẩu Beidou là gì?

Beidou tên gọi tiếng Việt là Bắc Đẩu đây là hệ thống định vị do Trung Quốc phát triển. Để phục vụ họ, giống như các hệ thống khác. Lý do ra đời để tránh lệ thuộc vào một hệ thống định vị của một nước nào. Ngoài ra Trung Quốc còn dự định sẽ phát triển hệ thống định vị toàn cầu Compass vào năm 2020.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống này chưa phủ khắp toàn cầu. Hiện nay nhiều điện thoại xuất xứ từ Trung Quốc đã có tích hợp hệ thống định vị Beidou này. Các hãng điện thoại Trung Quốc ở đây có thể kể đến như Xiaomi, Oppo, Huawei,…. Tất nhiên không phải dòng nào có cũng nhé. Không mất công lại bảo mình chém gió.

Video về hệ thống định vị Bắc Đẩu Beidou của Trung Quốc

Ngoài ra còn có các hệ thống định vị của Nhật Bản là QZSS và Ấn Độ là IRNSS.

QZSS là gì?

QZSS là hệ thống định vị của Nhật Bản. QZSS là viết tắt của từ Quasi-Zenith Satellite System. Bạn nào quan tâm về hệ thống định vị này có thể xem thông tin ở đây:

https://en.wikipedia.org/wiki/Quasi-Zenith_Satellite_System

Nhìn qua thì chưa thấy đủ sức đối đầu với các hệ thống định vị mình kể trên vì hiện nay mới có 4 vệ tinh hoạt động mà thôi. Có lẽ theo đánh giá cá nhân của mình, hệ thống này của Nhật họ làm ra chủ yếu để phục vụ cho chính họ mà thôi. Chứ hiện tại họ chưa có ý định mở rộng ra để cho người dùng toàn cầu có thể sử dụng hệ thống định vị của họ.

Nếu bạn quan tâm hơn về QZSS thì hãy vào đây để xem video nhé. Do họ không cung cấp mã nhúng video nên mình không thể cho video hiển thị luôn trong bài được.

https://nettv.gov-online.go.jp/eng/prg/prg5309.html

IRNSS là gì?

IRNSS là hệ thống định vị của Ấn Độ. IRNSS là viết tắt từ Indian Regional Navigation Satellite System. Xét về số lượng vệ tinh đang hoạt động thì có 7 cái. Hệ thống định vị IRNSS của Ấn Độ này hơn nhiều so với hệ thống định vị QZSS của Nhật Bản.

Tuy nhiên nếu so sánh với các hệ thống định vị toàn cầu khác như GPS, Glonass, Galileo, Beidou thì số lượng vệ tinh đang hoạt động của IRNSS còn kém xa.

https://en.wikipedia.org/wiki/Indian_Regional_Navigation_Satellite_System

Video về hệ thống định vị IRNSS

Kết luận tuy có nhiều hệ thống định vị trong bài viết. Nhưng hiện nay thì chỉ có 4 hệ thống định vị toàn cầu đang cung cấp là Gps, Glonass, Beidou, Galileo. Các hệ thống còn lại đang trong quá trình hoàn thiện hoặc chỉ phục vụ một khu vực, một đất nước nào đó mà thôi.

Có lẽ tương lai, vì những mục đích khác nhau sẽ xuất hiện thêm những hệ thống khác nữa. Nhưng hiện nay, sự thống trị của Gps là vẫn chưa thể có hệ thống định vị nào soán ngôi được cả.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài Hệ thống định vị toàn cầu Gps – Glonass – Galileo – Beidou là gì?. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về các hệ thống định vị hiện có trên thế giới. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ

https://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_(satellite_navigation)

http://en.wikipedia.org/wiki/Global_Positioning_System

http://en.wikipedia.org/wiki/GLONASS

Ông già Noel dễ thương tặng quà em nhỏ là ai và có thật không?

Ông già Noel là ai, sống ở đâu?

Ông già Noel là nhân vật được cho là tốt bụng và dễ thương với trẻ em. Mỗi mùa đông ông cưỡi xe nai hay gọi là tuần lộc. Ông đi từng nhà và vào nhà bằng ống khói. Ông phát quà cho những bé ngoan và bé nào chưa ngoan thì khỏi có quà.

Ông già Noel thường được miêu tả là một ông lão với thân hình mập mạp, mặc áo khoác màu đỏ và có râu trắng. Ông già Noel có một cái túi lớn chứa đầy quà và đi trên một xe trượt tuyết do những chú tuần lộc kéo.

Có thể bạn quan tâm: El Nino là gì – Theo dõi đường đi phát quà của ông già Noel – Donald Trump là ai

Nghe đâu ông sống nơi nào đó miền Bắc Cực chứ không phải Nam Cực. Giúp ông còn có những cô chú tiểu yêu tinh. Đến giờ ông vẫn độc thân vui tính, bụng thì phê, râu dài bạc trắng, chơi bộ đồ đỏ ít có nổi và khi vào nhà nào, ông cũng có một câu quen thuộc: “Ho ho ho, Merry Christmas!”

Một số người khác lại cho rằng ông sống ở Phần Lan, nơi có một làng gọi là Rovaniemi được coi là quê hương của ông. Một số người nữa lại cho rằng ông sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có thành phố Antalya từng là nơi sinh của Thánh Nicholas, người được coi là nguyên mẫu của ông già Noel.

Đó là câu chuyện tóm tắt về ông già Noel thời hiện đại. Vậy câu chuyện về ông ấy có nguồn gốc từ đâu?

ong-gia-noel-tot-bung-la-ai

Nguồn gốc và câu chuyện về ông già Noel

Đối với cộng đồng Thiên Chúa giáo, ông già Noel có nguyên mẫu từ vị tu sĩ nổi tiếng là Nicholas. Tiếng Việt phiên âm là Ni cô la. Đây là vị tu sĩ được phong thánh nổi tiếng, được thờ kính tại Nga, Hà Lan.

Ông được thừa kế và dùng số tiền đó cứu giúp người nghèo, người hoạn nạn, người mắc nợ… Và cách ông giúp họ là gửi số tiền cho họ qua ống khói. Đây là cảm hứng cho việc chui ống khói của ông già Noel. Một số địa phương tại Đức tin rằng ông khoác áo tím, cầm roi phạt trẻ em hư và tặng quà cho trẻ em ngoan.

Sau phong trào Tin Lành, câu chuyện về ông dần lãng quên. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một biểu tượng tinh thần cho mùa Noel. Những nguyên mẫu về Papa Noel hay Father Noel ra đời. Nhưng cũng chả tồn tại lâu vì nó thiếu sức sống và đương nhiên, thiếu cả sự kế thừa nên ít ai biết tới. Chỉ còn lại chút hoài niệm trong bài hát nổi tiết Le Patit Papa Noel.

Thế kỷ 17, sự phát triển của nước Mỹ kéo theo nhiều di dân. Ông già Noel được sống lại trong cộng đồng Hà Lan với cái tên “Sinterklaas” và từ từ thành “Santa Claus” như ngày nay. Santa Claus hay Sinterklaas cũng từ chữ Saint Nicholas mà ra.

Báo chí phát triển, nhân vật ông già Noel được họa hình trên 1 tờ báo tên là Harper Weekly. Hãng coca khi làm truyền thông đã vô tình mượn 1 ý tưởng của báo. Thế là ông già Noel ngày nay chúng ta thường thấy đã ra đời. Sự phát triển kinh doanh ra toàn cầu của Coca đã đưa hình ảnh ông già Noel đi khắp nơi.

Ông già Noel có thật không?

Chúng tôi không muốn trả lời trực tiếp. Bạn hãy nghĩ đơn giản là: “Trẻ con khó dạy bảo và uốn nắn. Chúng cần có những nhân vật hư cấu, tưởng tượng và đáng sợ để kiềm chế hành vi một cách ôn hòa.

Bạn thường dọa chúng bằng người này hay người khác thì có thể dùng ông già Noel như người Đức dùng thánh Nicholas. Với lại hãy để các bé sống với sự tưởng tượng tốt đẹp về 1 người đàn ông xa xa nào đó nơi Bắc Cực. Nó giúp các bé sống tốt hơn. Bạn có cần phải lật tẩy sự thật về ông già Noel không? Chúng tôi nghĩ bạn hiểu những gì chúng tôi nói.”

Hy vọng qua bài viết Ông già Noel dễ thương tặng quà em nhỏ là ai và có thật không? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Cả nguồn sống bỗng chốc bé lại vừa bằng một cô gái là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Sharapova Băng Ky là câu chuyện gì của nghề báo?

Sharapova Băng Ky là gì?

Sharapava Băng Ky là một câu chuyện hài hước của nghề báo. Nguyên nhân bắt nguồn từ một câu chuyện cười mỉa mai trên báo Tuổi Trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Mục Kiền Liên là ai – Mạc Tư Khoa ở đâu – Thẻ tín dụng nội địa là gì

Một tờ báo khác tưởng thật đã dẫn giải câu chuyện đi rất xa. Xa đến nỗi nhiều người bị chửi oan, nhiều ban ngành thể dục thể thao bị chỉ trích. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi báo Tuổi Trẻ ra thông báo xác minh về câu chuyện Sharapova Băng Ky.

TRUNG-TAM-SHARAPOVA-BANG-KY-LA-GICâu chuyện gốc tạo nên sự kiện Sharapova Băng Ky

Câu chuyện được đăng trên báo giấy Tuổi Trẻ vào ngày 20/02/2008, sau đó được đăng trên báo trực tuyến là Tuổi Trẻ Online. Câu chuyện gốc như sau:

Trung tâm đào tạo Sharapova Bangky

TT – Một ngày đẹp trời đầu năm Đinh Hợi, kiều nữ Sharapova – cô gái Nga cực kỳ xinh đẹp, chơi quần vợt rất giỏi – đã âm thầm đến VN du lịch. Cô yêu cầu bác tài lái chiếc Limousine chở mình không đi các đường lớn, tránh bị dân chúng phát hiện gây phiền toái.

Tuân thủ theo yêu cầu của kiều nữ, trên đường chở cô đi Lái Thiêu tham quan vườn cây ăn trái nổi tiếng của VN, bác tài không đi đường chính mà rẽ vào Nơ Trang Long, chạy băng băng qua cầu Băng Ky đi đường tắt.

Xe đang bon bon, Sharapova bỗng nhiên nhảy dựng lên reo vui, chỉ sang hai bên đường. Cô phấn khích khi thấy cảnh già trẻ, gái trai đông nghìn nghịt, ai cũng cầm trên tay một cây vợt ra sức tập luyện.

Kiều nữ tỏ ra hết sức khâm phục tinh thần đam mê quần vợt của người VN, nhưng cô hơi ngạc nhiên hỏi người phiên dịch rằng sao họ chơi banh quần mà không có bóng? Cô gái phiên dịch đỏ mặt, lúng túng một hồi rồi bảo: “Người dân chúng tôi mê quần vợt lắm, nhưng do nghèo nên không có tiền mua bóng, chỉ múa cho thỏa thích thôi”.

Một tháng sau, Liên đoàn Quần vợt VN bỗng dưng nhận một tập hồ sơ dày cui, bên ngoài ghi: Dự án thành lập trung tâm đào tạo VĐV quần vợt Sharapova Bangky.

Các quan chức nhà ta chẳng hiểu mô tê gì, bèn đi hỏi cô phiên dịch ngày nào. Cô này cười ngất bảo: “Ôi, hôm ấy xe chạy ngang cầu Băng Ky, em giải thích cảnh người dân rần rần cầm vợt bắt muỗi là tập luyện quần vợt cho đỡ thẹn. Chỉ thế thôi mà Sharapova nghĩ đến việc thành lập trung tâm đào tạo VĐV quần vợt mang tên cô ấy gắn với cầu Băng Ky ấy mà”!

Nghe đâu một năm sau, nghĩa là đầu năm Mậu Tý, không thấy động tịnh gì, Sharapova bèn cử trợ lý sang tìm hiểu vì sao VN không trả lời về dự án của mình. Người trợ lý đã gọi điện báo cáo như sau: “Người dân VN vẫn còn hăng say tập luyện quần vợt không bóng. Nhưng không hiểu vì sao họ vẫn không mặn mà với dự án”?

-Hết trích-

Bài học nghiệp vụ nhà báo sau câu chuyện Sharapova Băng Ky

Nhà báo không hiểu thể loại báo chí dẫn đến việc hiểu nhầm một bài tiểu phẩm là bài phóng sự. Tiểu phẩm có thể hư cấu và khác xa sự thật, nhưng nhà báo hiểu lầm đã khiến cho mọi người cùng hiểu sai về câu chuyện Sharapova Băng Ky.

Tính chất bầy đàn hùa vào chửi chung và không chịu xác minh khi Trung tâm Sharapova Bangky không được mở. Thực ra nó không có để mà mở khiến cho các quan chức thể thao bị chửi oan.

Câu chuyện được thêu dệt bởi nhiều tờ báo lớn, đến ngay cả BBC và VOA cũng lầm. Báo Nga cũng có bài nói về việc này. May mắn là cô Sharapova chẳng bận tâm nhiều nên mọi chuyện chìm vào im lặng.

Sharapova là ai?

Sharapova là một nữ vận động viên quần vợt người Nga. Cô có tài năng và sắc đẹp khiến cho người hâm mộ thán phục. Cô đã giành 5 giải grand slam ở thể loại đơn nữ. Với thân hình 1m88 và 58 kg, cô là một người mẫu ảnh đắt giá bên cạnh những thành tích về quần vợt. Hiện nay, cô mới chỉ 29 tuổi.

Maria Sharapova_31272-1920x1200

Vận động viên Maria Sharapova (Nguồn: Free HD Wallpaper)

Hy vọng qua bài viết Sharapova Băng Ky là câu chuyện gì của nghề báo đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Hách từ trong nôi là gì? nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Mạc Tư Khoa là gì, ở đâu và thuộc nước nào?

Mạc Tư Khoa là gì, ở đâu, hiện nay thuộc nước nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Xem thêm: Tân Tây Lan là nước nào, ở đâuTân Gia Ba là nước nào, ở đâu – Nam Vang ở đâu

Mạc Tư Khoa là gì?

Mạc Tư Khoa là tên gọi theo Hán Việt của Mát-xcơ-va hay tiếng Anh là Moscow. Mạc Tư Khoa trước đây là thủ đô của liên bang Xô Viết. Sau khi liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, thì ngày nay Mạc Tư Khoa hay Mát-xcơ-va là thủ đô của Liên bang Nga.

Mạc Tư Khoa được thành lập vào năm 1147 bởi công tước Yuri Dolgorukiy của Đại công quốc Vladimir-Suzdal. Ban đầu, Mạc Tư Khoa chỉ là một thị trấn nhỏ bên bờ sông Moskva, nhưng dần dần trở thành một thành phố thịnh vượng và hùng mạnh, từng là thủ đô của Đại công quốc Moskva, Sa quốc Nga, Đế quốc Nga (trước khi chuyển sang Sankt-Peterburg), Nga Xô viết và Liên Xô. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Mạc Tư Khoa tiếp tục là thủ đô của Liên bang Nga mới được thành lập.

Đây là một trong những thành phố lớn nhất và đẹp nhất của châu Âu, có lịch sử hơn 800 năm và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học của Nga.

Việt Nam chúng ta cũng có 1 bài hát liên quan tới địa điểm này:

Đó là bài Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh. Nghe đâu là sáng tác vì nhớ nước Nga gì dó.

Mạc Tư Khoa ở đâu, thuộc nước nào?

Mạc Tư Khoa như ở trên đã nói là nằm ở Nga hiện nay. Cụ thể là thuộc về khu vực Châu Âu hiện nay. Đến với Mạc Tư Khao thì bạn không thể bỏ qua những công trình kiến trúc vĩ đại như cung điện Kremli ( điện Cẩm Linh), Quảng trường Đỏ,…

Mạc Tư Khoa là gì và ở đâu?

Ngoài ra còn có những nơi khác nên ghé để thăm quan như:

  • Tổ hợp Nhà hát Lớn và Nhà hát Nhỏ.
  • Kolomenskoye
  • Trang viên Kuskovo
  • Manezh
  • Tháp Ostankino, tháp truyền hình cao nhất châu Âu
  • Trang viên Ostankino
  • Trang viên Tsaritsyno
  • Trang viên Kuzminki
  • Viện bảo tàng Pushkin – bảo tàng mỹ thuật
  • Nhà thờ lớn Vasily Blazhenny
  • Tháp phát thanh Sukhov
  • Nhà thờ Chúa Cứu thế
  • Viện bảo tàng Tretyakov
  • Trung tâm triển lãm toàn Nga
  • Vườn bách thú Moskva
  • Tòa nhà trường Lomonosov và phong cảnh.

Hy vọng qua bài viết Mạc Tư Khoa là gì, ở đâu và thuộc nước nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Mạc Tư Khoa Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Pitching là gì nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ nhé.