Tìm hiểu APEC là gì và APEC gồm những nước nào?

APEC là gì, là viết tắt của từ gì? APEC gồm có những nước nào nào? Nhiệm vụ, chức năng của APEC ra sao? Thẻ APEC là gì, có công dụng gì, đi được bao nhiêu nước? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: EU – European Union là gì 

APEC là gì, là viết tắt của từ gì?

APEC là viết tắt của cụm từ Asia-Pacific Economic Cooperation trong tiếng Anh. Theo báo chí, và truyền thông thì APEC dịch sang tiếng Việt là diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Mục tiêu hoạt động là duy trì, hợp tác tăng trưởng kinh tế bền vững trong khu vực. Sáng lập có 11 nền kinh tế, đến này đã có hơn 21 nền kinh tế.

Tuy có tên là châu Á, nhưng các quốc gia thuộc châu Mỹ và cả châu Úc cũng có mặt trong tổ chức này. Đến nay đã có mặt đầy đủ các thành viên của các quốc gia cùng khu vực Thái Bình Dương.

APEC được ra đời vào năm 1989. Từ ý tưởng của thủ tướng Úc Bob Hawke. Có trụ sở chính ở Singapore. Các nước có trong APEC từ lúc khi mới sáng lập là Úc, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái LanMỹ.

Đến năm 1991 thì Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan gia nhập. Riêng đối với Đài Loan, thì họ không được sử dụng tên Đài Loan hay Trung Hoa Dân Quốc mà phải sử dụng tên Trung Hoa Đài Bắc.

Cái này theo mình là do áp lực từ phía Trung Quốc với chính sách một Trung Quốc. Nếu bạn đang thắc mắc sao Hồng Kông không nằm trong đây. Thì do thời điểm này Hong Kong vẫn nằm trong tay của nước Anh nhé. Đến năm 1997 đặc khu Hồng Kông mới được trả về cho Trung Quốc.

Đến năm 1993 thì Mexico và Papua New Guinea gia nhập vào APEC.  Đến năm 1994, thì đến lượt Chi lê gia nhập. Năm 1998 thì đến Peru, NgaViệt Nam chúng ta cũng gia nhập vào APEC. Đến đây thì APEC có số lượng thành viên đã đạt 21.

Tìm hiểu APEC là gì và APEC gồm những nước nào?

Các nền kinh tế trong APEC

Tại sao lại gọi là nền kinh tế mà không phải là quốc gia? Vì thành viên của tổ chức này có Hong Kong và Đài Loan là những vùng lãnh thổ.

  • Hong Kong là đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
  • Còn Đài Loan thì không được tính là một quốc gia.
 Châu Á  Châu Mỹ  Châu Úc
 Nhật Bản  Hoa Kỳ  Australia
 Singapore  Canada  New Zealand
 Hàn Quốc  Mexico  Papua New Guinea
 Brunei Darussalam  Chile
 Indonesia  Peru
 Malaysia
 Trung Quốc
 Hong Kong
 Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan)
 Việt Nam
 Philippines
Nga
Thái Lan

Video giới thiệu về APEC

APEC có nhiệm vụ làm gì?

APEC ra đời nhầm để thúc phát triển kinh tế, tăng cường sự hợp tác liên kết giữa các quốc gia trong khu vực tạo sự thịnh viện cho các quốc gia trong APEC bằng cách đề cao sự phát triển trong bình đẳng, đổi mới, ổn định và sáng tạo.

Nhiệm vụ của APEC là đảm bảo sự thông thương xuyên biên giới dễ dàng mọi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và đi lại của mọi người.

Hằng năm, người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC sẽ gặp nhau một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là “Hội nghị Lãnh đạo APEC”, được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. APEC 2017 đến lượt Việt Nam chúng ta tổ chức hội nghị.

Nhắc đến APEC thì phải kể đến lợi ích nhất cho người dân của các nước trong APEC. Đó chính là thẻ APEC.

Việt Nam là thành viên APEC vào năm nào?

Việt Nam chính thức gia nhập APEC vào năm 1998. Cùng gia nhập có các nước như: Peru, Nga.

Đến nay, Việt Nam đã tổ chức được 1 hội nghị APEC vào năm 2006. Và tháng 11/2017, Việt Nam đăng cai lần thứ 2.

APEC họp hàng năm tại một quốc gia thành viên. Trước khi cuộc gặp chính thức của các lãnh đạo quốc gia, sẽ có nhiều cuộc họp cấp thứ trưởng, bộ trưởng hoặc các chuyên viên về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thẻ APEC là gì?

APEC là thẻ đi lại của doanh nhân APEC (APEC Business Travel Card viết tắt thẻ ABTC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình.

Người mang thẻ  ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có Visa (thị thực) của các nước và vùng lãnh thổ đó.

Do đó có thể xem như có thẻ này thì doanh nhân không cần lo lắng xin visa mỗi khi qua các nước nằm trong khối APEC nữa.

Tuy nhiên điều kiện để có thẻ APEC thì bạn phải đạt yêu cầu sau:

Doanh nhân Việt Nam mang hộ chiếu còn giá trị sử dụng (thời hạn sử dụng còn trên 12 tháng).

Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác trong các nền kinh tế thành viên tham gia thẻ ABTC được thể hiện thông qua các hợp đồng kinh tế, thương mại, các dự án đầu tư và các hợp đồng dịch vụ cụ thể.

Doanh nhân làm việc tại các doanh nghiệp được thể hiện bằng hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm chức vụ và tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ tại doanh nghiệp đang làm việc.

Doanh nhân phải là người từ 18 tuổi trở lên; người không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Không thuộc các trường hợp chưa được phép xuất cảnh quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.

Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp đã có hoạt động từ 06 (sáu) tháng trở lên.

Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động và bảo hiểm xã hội.

Thẻ APEC đi được bao nhiêu nước?

Với thẻ ABTC, bạn dễ dàng nhập cảnh 19 quốc gia thành viên và 2 vùng lãnh thổ (Hong Kong và Đài Loan).

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu APEC là gì và APEC gồm những nước nào đã có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về APEC. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Dữ liệu trong bài viết được tham khảo từ:

http://www.apec.org/About-Us/About-APEC/History

https://en.wikipedia.org/wiki/Asia-Pacific_Economic_Cooperation

https://lanhsuvietnam.gov.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang