Trước thông tin lan truyền về việc son chứa lượng chì vượt mức cho phép gây ra nhiều tác dụng xấu đến sức khỏe, phái đẹp bỗng trở nên hoang mang với loại mỹ phẩm luôn có mặt trong túi của mình. Đó cũng là lí do các chị em chuyển hướng sang dùng son handmade có nguồn gốc từ “nguyên liệu thiên nhiên”. Thế nhưng trên thị trường Việt Nam, thật sự những thỏi son thiên nhiên hoặc hữu cơ ấy lại chưa được kiểm định và công nhận về chất lượng, trong đó phải nói đến thành phần cấu tạo là màu khoáng.
Vốn dĩ, màu khoáng là sản phẩm dạng bột có nguồn gốc từ đá khoáng núi lửa và các chất tạo màu được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên, an toàn đến mức có thể ăn được. Đồng thời, màu khoáng được FDA (Cục Quản lý dược và thực phẩm Mỹ) công nhận không gây hại cho da, mắt, môi,… Màu khoáng rất đa dạng và chỉ cần một chút nước, bạn đã có thể tạo ra nhiều màu sắc ấn tượng.
Chủ đề liên quan: Các màu son môi – Tác dụng của mật ong – Lợi ích của chuối
Chất lượng là thế nhưng màu khoáng lại dễ trôi màu trong quá trình sử dụng nên một số người sản xuất thay thế bằng màu tổng hợp nhằm đạt hiệu quả bền màu hơn, giá lại thấp hơn nhiều. Đó cũng là lí do một số chủ shop vì lợi nhuận mà sử dụng màu tổng hợp/màu hóa chất không rõ nguồn gốc, giá rẻ, dùng không đúng khuyến cáo, dễ gây nguy hại cho người dùng. Một số phản ứng mà bạn có thể nhận thấy được đó là da nổi mẩn li ti, ngứa, khô da,… Chính vì thế, thừa còn hơn thiếu, bạn nên cẩn trọng đối với các sản phẩm được quảng cáo 100% nguyên liệu tự nhiên hay sản phẩm hữu cơ,… Với những bạn muốn tự làm son handmade, hãy biết đặt câu hỏi cho sự chênh lệch giá giữa một nhà cung cấp màu khoáng an toàn được nhập khẩu và các shop bán lẻ với giá thành thấp đáng ngờ.
Phân biệt giữa màu khoáng và màu khoáng hóa học:
– Màu khoáng nếu dính vào tay sẽ dễ rửa hơn màu khoáng hóa học rất nhiều. Hơn nữa, cho dù dùng các chất tẩy rửa thì bạn vẫn mất khá nhiều thời gian để làm sạch hoàn toàn màu khoáng hóa học.
– Màu khoáng cần một lượng nhất định mới có thể lên đúng màu sắc mong muốn cho thỏi son còn màu khoáng hóa học chỉ cần lượng nhỏ cũng đủ để làm được sản phẩm như ý.
– Khi sử dụng, son làm bằng màu khoáng sẽ không khiến bạn bị khô môi hoặc có vị hơi đắng, còn son làm bằng màu khoáng hóa học thì ngược lại.
Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu màu khoáng trong thành phần làm son handmade đã giúp các bạn hiểu được tác dụng của màu khoáng khi làm son handmade cùng cách sử dụng sao cho đúng. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Màu Sáp – Sẽ Rất Nguy Hiểm Nếu Dùng Làm Son Môi nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.