Tin Phóng sự trong báo chí là gì và làm sao phân biệt?

Phóng sự là gì?

Tin phóng sự trong báo chí là dạng tin phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng bằng nhiều câu chuyện khác nhau. Các câu chuyện này quy về một điểm để giải thích nguyên nhân, hệ quả, tác động và thôi thúc sự quan tâm và hành động của toàn xã hội. Thông qua lập luận, dẫn chứng, tác giả bài viết dùng lý lẽ chủ quan để hướng mọi người đồng ý với suy nghĩ của tác giả.

Có thể bạn quan tâm: Nằm mơ thấy mây – Trang Amazon là gì – Tổng hợp những bài hát hay nhất về Giáng Sinh

Phóng sự được giải thích theo nghĩa Hán Việt như sau: Phóng là phóng to, sự là sự vật – sự việc. Ý nghĩa ngắn gọn là soi chiếu sự vật và sự việc để làm rõ nguyên nhân, kết quả của nó.

Một tin phóng sự cơ bản luôn phải có: thời gian, địa điểm, con người liên quan đến sự vật và hiện tượng đó. Cấu trúc cơ bản thì bạn có thể quy vào 5 câu hỏi sau:

  1. Muốn nói về chủ đề gì
  2. Xảy ra khi nào và ở đâu?
  3. Diễn tiến xảy ra thế nào?
  4. Tại sao?
  5. Ảnh hưởng thế nào đến công chúng

tin-phong-su-bao-chi-la-gi

Đặc điểm tin phóng sự so với thể loại ký báo chí là gì?

Ký cũng dùng lập luận như phóng sự, nhưng không chú trọng vào bằng chứng. Phóng sự thuyết phục người đọc bằng kiến thức, lập luận, dẫn chứng. Phóng sự mang hiểu biết đến người đọc. Ký ít dùng dẫn chứng hay bằng chứng, chủ yếu lôi kéo cảm xúc người đọc theo quan điểm người viết. Đặc điểm cụ thể thì phóng sự có đặc điểm sau:

  • Ngôn ngữ phóng sự là diễn đạt bằng cái tôi trần thuật.
  • Bằng chứng đưa ra phải khoa học và kiểm chứng rõ ràng.
  • Ngôn ngữ mang tính định hướng chính trị bằng thủ pháp văn học, không ủy mị.
  • Đưa ra giải pháp cho vấn đề.
  • Tuyệt đối cấm: hư cấu, thêm thắt, suy diễn, viết không chứng cứ, chưa xác minh, viết toàn bộ thông tin và gặp mặt đối tượng khi bài viết đã xuất bản.
  • Khóa thời gian rõ ràng để tránh sự việc thay đổi ngoài tầm kiểm soát.

Chuẩn bị tin phóng sự như thế nào?

  1. Xác định đề tài
  2. Tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu và thông tin theo phương pháp quan sát và kiểm chứng.
  3. Phỏng vấn đối tượng liên quan để có lý lẽ và chứng minh cho lập luận.
  4. Sắp xếp thông tin: dàn ý, thứ tự thông tin, logic của vấn đề
  5. Viết bài: biết 10 viết 6. Tạo lối thoát và bảo vệ an toàn nếu có rủi ro với đối tượng.
  6. Không tham gia trực tiếp gặp đối tượng liên quan đến bài viết khi có khiếu nại.

Lịch sử thể loại tin phóng sự tại Việt Nam

Thể loại phóng sự tại Việt Nam chính thức được công nhận vào đầu thế kỷ 19. Giai đoạn này các kiến thức và công nghệ của Phương Tây theo chân thực dân Pháp vào nước ta. Báo chí hiện đại của Phương Tây bắt đầu phát triển với các bài viết của những người làm báo đầu tiên như: Trương Vĩnh Ký, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…

Phóng sự cũng phát triển mạnh mẽ trong nền báo chí cách mạng những ngày đầu đấu tranh cho nền độc lập giải phóng dân tộc. Các tác phẩm phóng sự của báo chí cách mạng có nội dung thôg tin cao, giàu tính chiến đấu, kêu gọi hành động. Khởi đầu cho phóng sự của báo chí cách mạng là các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.

Tuy nhiên, xét về khách quan, tác phẩm Tôi kéo xe ra đời năm 1932 của Tam Lang Vũ Đình Chí được coi là tác phẩm phóng sự tiêu biểu đầu tiên của nền báo chí Việt Nam.

Hy vọng qua bài viết Tin Phóng sự trong báo chí là gì và làm sao phân biệt đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu những điều cần biết về những hoạt động nhân dịp ngày Lễ Noel nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang