Chia sẻ kinh nghiệm nên mua máy ảnh hay điện thoại chụp ảnh

Bạn đang có 1 số tiền, và đang lăn tăn là nên mua máy ảnh hay điện thoại? Hãy để ngôi nhà kiến thức chia sẻ cho bạn 1 số kinh nghiệm qua bài viết này, rồi bạn sẽ quyết định mua máy ảnh hay mua điện thoại chụp ảnh nhé.

Có thể bạn quan tâm: Mua Giao diện (theme), Plugin WordPress bản quyền ở đâu uy tín?

Những lý do chọn mua máy ảnh thay vì mua điện thoại

Dưới đây mình sẽ liệt kê ra những lý do bạn nên lựa chọn mua máy ảnh thay vì mua điện thoại nhé. Từng đó rút ra nhu cầu của bạn có thực sự cần phải mua hay không.

Muốn đi sâu hơn về nhiếp ảnh

Không còn là chụp chơi chơi cho vui nữa. Mà sẽ đi vào chụp các loại thể loại ảnh khác như Macro, xóa phông, phơi sáng, đường phố, phong cảnh, động vật chim chóc,….

Sử dụng lâu dài

Tuổi đời máy ảnh nếu so với điện thoại dùng tầm 2 3 năm thì chụp ảnh đã thua xa các điện thoại đời mới hơn. Thì ở máy ảnh sự chênh lệch không nhiều, thường 1 2 năm các hãng mới ra 1 dòng máy mới.

Và quan trọng nhất, chất lượng ảnh trên máy ảnh. Là nằm ở chất lượng ống kính, yếu tố này quyết định nhiều hơn là máy ảnh. Nên đã chơi máy ảnh thì họ thường đầu tư cả 1 dàn ống kính, sau này đổi máy khác vẫn dùng lại dàn ống kính đó đc. (Mỗi hãng máy ảnh sẽ có cái ngàm gắn ống kính khác nhau nhé. Đầu tư ở đây là cùng hãng hoặc cùng ngàm. Chứ khác thì chả sài đc gì đâu).

Ống kính thì cũng phong phú đa dạng, không tiền mua đồ mới thì có thể mua đồ cũ cũng được. Ống kính nào không dùng có thể đem bán lại, hoặc trao đổi để lên 1 ống kính khác. Nếu bạn nghiên cứu về nhiếp ảnh sẽ thấy có những ống kính máy ảnh ra đời từ thâp niên 90 rồi. Mà ngày nay vẫn được tiếp tục sản xuất bán đó. Bạn không tin mình nói ư vậy vô đây xem nhé: https://www.dpreview.com/reviews/canon-50-1p4-c16

Con Canon EF 50mm F1.4 này đang bán ở Việt Nam giá hơn 6 triệu. Bạn có thể Google xem giá nhé.

Điều kiện kinh tế tốt có khả năng đầu tư cho nhiếp ảnh

Tại sao có câu này là vì, bởi mua máy ảnh thôi chưa đủ đâu bạn nhé. Sẽ có nhiều cái phát sinh đi kèm. Như để bảo quản máy ảnh và ống kính thì cần tủ chống ẩm hoặc hộp chống ẩm. Sau đó 1 thời gian lại muốn mua thêm phụ kiện đồ chơi cho máy ảnh.

Mới chơi thì thường sẽ chơi dòng máy ảnh Crop, sau 1 thời gian sẽ cảm thấy chưa phê sẽ dòm ngó tới máy ảnh full frame.

Mà máy ảnh full frame và ống kính giá không rẻ đâu nhé. Mình sẽ so sánh 2 loại máy ảnh này ở 1 bài viết khác nhé.

Liệt ra thì tầm giá sẽ khoảng như sau

1) Tiền mua tủ chống ẩm hay hộp chống ẩm. Cái này thì dao động từ vài trăm k cho đến hơn vài triệu, chục triệu. Tủ chống ẩm thì hầu như trên 1 triệu cả. Tủ càng lớn thì giá càng cao, nhiều ống kính thiết bị thì cần tủ lớn.

Cái này bắt buộc phải mua. Không mua thì độ ẩm cao sẽ bị sinh ra nấm mốc bám lên trên ống kính, cảm biến. Mà dính thì coi xong phim thiết bị của bạn rồi.

2) Mua thêm pin máy ảnh để chụp. Pin kèm theo máy ảnh có trâu cỡ nào thì cũng cần mua thêm để backup. Một cục pin rẻ lắm cũng vài trăm k. Một số dòng máy ảnh mới có vụ sạc qua cổng truyền dữ liệu. Tận dụng vụ sạc qua cổng này thì cũng đỡ tiền mua thêm Pin.

Nhưng nó lại vướng dây sạc, cầm chụp sẽ không thoải mái. Nên hầu như ai có máy ảnh cũng phải sắm thêm pin thôi. Mình sắm thêm 2 cục pin đây. Bao chụp khỏe ru 1 ngày. Mà thực tế cá nhân mình chụp giải trí không để kiếm tiền thì cao lắm từng sử dụng là 1 ngày 2 cục pin thôi. Tối về khách sạn đã cắm sạc để mai chụp tiếp rồi.

3) Mua thêm ống kính để có thể chụp các thể loại khác nhau. Như chụp chân dung, phong cảnh, động vật,…. Ống kính kèm theo máy ảnh. Hay dân tình còn gọi với ống kit hay lens kit. Cái này khẩu độ bé. Nên gần như ai muốn chụp xóa phông, mua máy ảnh xong lại phải đi tốn tiền đi mua 1 cái ống kính có khẩu độ lớn để có thể chụp xóa phông. Thường phổ biến là các ống kính tiêu cự 50mm khẩu độ từ 1.8 đổ xuống.

Lưu ý số khẩu f càng nhỏ càng mắc tiền. Khẩu độ số càng nhỏ tức là độ mở càng lớn, càng cho nhiều ánh sáng vào, xóa phông mịt mù. Như khẩu độ 1.4 sẽ lớn hơn khẩu độ 1.8 nhé. Mà ống kính chụp xóa phông rẻ cũng các hãng, nếu không tính chơi ống kính thủ công, đây là loại ống kính không tự động lấy nét, bạn phải vặn tay để lấy nét.

Thì hầu như ống kính của các hãng có giá từ 2 triệu trở lên. Nói thật từ lúc sắm máy ảnh tới h, mình cũng mới sắm được 1 cái ống kính 50mm đi chụp xóa phông linh tinh thôi. Chưa dư tiền để mua thêm ống kính khác.

Đây là ảnh chụp từ ống kính 50mm mình mua. Xóa phông và sử dụng dây đèn phía sau và giấy phía trước ống kính để tạo ra bokeh trái tim.

4) Mua các loại phụ kiện để hổ trợ cho việc chụp ảnh như chân máy ảnh, đèn flash rời, đèn trợ sáng, tấm hắt sáng, balo túi đựng máy ảnh, các khóa học nhiếp ảnh, chỉnh sửa ảnh, tiền đi đến chổ đẹp để chụp ảnh,…

Khoảng này tùy khả năng của bạn, tự học thì đỡ tiền đi học kha khá. Không chụp dịch vụ thì có thể không cần flash rời, đèn trợ sáng, tấm hắt sáng, chân máy ảnh. Nhưng kiểu gì cũng ngứa tay mua thôi. Ngân sách tầm này thì tùy vô lựa chọn của bạn. Có khi mua cả đống chỉ hơn 10 triệu.

Có khi hơn chục triệu vì cái nào bạn cũng lựa cái xịn ngon nhất. Ví dụ như cái chân máy ảnh vài trăm k cũng có mà hơn 10 triệu cũng có.

Yêu thích chụp ảnh

Cái này phải tự hỏi bản thân rất nhiều. Vì có nhiều bạn mua máy về chụp không được đẹp. Do chưa nắm rõ cách sử dụng máy, vận dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Thì đã chán không đụng tới nữa. Cái này quan trọng nhất, không có yêu thích cái này thì đúng máy ảnh nằm tủ nhiều hơn sài.

Mua chỉ phí tiền, tiền đó mua mấy cái khác còn hơn. Nói vui, mua về mà không biết cách cầm máy thì chụp ảnh bao mờ câm mất nét luôn. Tư thế cầm máy ảnh cũng phải học nữa đấy. Đừng tưởng đưa máy lên chụp là xong.

Mua để phục vụ công việc

Nếu công việc của bạn thực sực cần sử dụng máy ảnh thì mua. Nếu có thể dùng điện thoại thay thế được, chênh lệch không nhiều thì không nên mua làm gì. Mua thì có thể là cty, shop để chụp sản phẩm, dịch vụ….. Thợ chụp ảnh thì liệt kê vô dư thừa rồi =)).

Mua để chụp gái xinh, bạn gái, lấy le

Cái này mình ghi vui thôi. Trình chụp ảnh chưa cao, chưa nắm rõ cách sử dụng máy ảnh, mình nói thẳng cầm điện thoại đẹp chụp còn đẹp hơn đó. Nếu bạn nghĩ đang nghĩ lý do bạn mua dùng cho việc này thì mình khuyên cân nhắc đi. Điện thoại có nhiều thuật toán, phần mềm nên ảnh chụp ra thường nhìn rất đẹp. Còn chụp máy ảnh, bạn phải biết set thông số máy.

Mặc dù máy ảnh có chế độ tự động, mà gặp điều kiện ánh sáng phức tạp. Nó cũng chụp bao ngu à, bạn mà tin tưởng nó là đi bụi ngay. Nếu đây là lý do bạn mua máy ảnh thì tự hỏi bản thân, có sẵn sàng bỏ công chỉnh sửa ảnh, mày mò cách sử dụng máy không nhé.

Có sẵn sàng nghe người khác chê là chụp xấu không. Nếu lười thì thôi cho mình xin là đừng mua máy ảnh làm gì cả. Không lại cho rằng máy ảnh chụp thua cả điện thoại.

Chia sẻ kinh nghiệm nên mua máy ảnh hay điện thoại chụp ảnh

Những lý do chọn mua điện thoại thay vì mua máy chụp ảnh

Còn đây mình sẽ liệt kê ra những lý do bạn nên lựa chọn mua điện thoại thay vì mua máy chụp ảnh nhé. Từng đó rút ra nhu cầu của bạn có thực sự cần phải mua hay không.

Nhỏ gọn cơ động

Bạn lười mang đồ nặng theo người. Thế thì đừng chọn máy ảnh, vì mang máy ảnh thì phải mua túi đựng, ống kính, đồ vệ sinh, lau ống kính tả lả. Nên bạn nếu là 1 người thích nhanh gọn không vướng víu thì nên chọn điện thoại thay vì máy ảnh.

Chụp kiểu tự động mì ăn liền

Tức là chụp là dùng luôn, hoặc chỉ chỉnh sửa nhẹ thôi. Trên điện thoại có nhiều thuật toán, với phần mềm chụp ảnh. Nên hầu như ảnh chụp ra bao ảo. Còn ảnh máy ảnh thì cần hậu kỳ này nọ mới lung linh được. Nên nếu đang tưởng máy ảnh chụp ra là đẹp ngay thì quên đi nhé.

Chỉ có điện thoại với mấy app thần thánh B612,… mới có thể được như thế thôi. Chưa kể chụp điện thoại xong có thể tung lên mạng xã hội khoe ngay hay chia sẻ cho người khác xem ngay. Còn dùng máy ảnh thì cần phải truyền file ảnh qua điện thoại hay máy tính rồi mới đưa người khác xem hoặc lên mạng xã hội được.

Dùng ngắn hạn, chụp giải trí cho vui thôi

Vòng đời của điện thoại không lâu tầm 2 3 năm. Nên nếu bạn nghĩ chụp cho vui này nọ. Thì nên mua điện thoại. Vì vài năm sau điện thoại của bạn cũng đổi. Mà mỗi lần lên điện thoại thì hầu như camera điện sau sẽ ngon hơn con trước thôi.

Không muốn đầu tư quá nhiều tiền cho chụp ảnh

Dính tới máy ảnh thì tốn tiền lắm. Lời khuyên thật luôn. Có chăng chỉ được cái là dùng lâu dài hơn với điện thoại mà thôi.

Như đây là câu chuyện thực tế

Ông bạn mình mình dụ ổng vô chơi máy ảnh. Ổng mua máy ảnh rồi mấy đồ linh tinh chắc gần 60 củ rồi. Trong khi con máy ổng mua là Canon M50 lúc đó tầm có 13 triệu mấy thôi. Mà ổng mua thêm ống kính, tripod, mấy phụ kiện quay phim chụp ảnh tá lả lên một đống.

Còn bản thân mình sắm con máy ảnh Canon M10 6 triệu. Mua cái tủ chống ẩm hết 1 triệu mấy nữa. Ống kính xóa phông 2 triệu 5 (Canon 50 STM). Hai cục pin Wasabi kèm sạc gần 900k. Túi đựng máy ảnh 500k. Thẻ nhớ 200k. Bộ vệ sinh máy ảnh 100k+, đèn trợ sáng cầm tay 1 triệu.

Đây là cái tủ chống ẩm mình mua, máy ảnh Canon M10 mình đang dùng. Trước bài không có ảnh thực tế. Nay bổ sung thêm cho các bạn tin rằng mình là người có cả 2 thiết bị. Không mất công lại nghĩ mình chém gió.

Sơ sơ phần mình mua thêm có thể tính là bỏ thêm hơn 6 triệu để mua thêm phụ kiện phục vụ cho chụp ảnh. Mà mình còn chưa có chân máy ảnh. Chưa biết học kỳ ảnh, chưa đi học khóa nhiếp ảnh nào. Máy ảnh do mua dòng giá rẻ, nên vụ lấy nét tự động bao chán. Nếu quen lấy nét nhanh trên điện thoại qua đây lấy nét sẽ thấy bức xúc ngay.

Update thêm năm 2021. Mình mua thêm chân máy mini 300k. Monopod Carbon 700k, chân cho monopod 500k.

Giờ đang muốn lên máy cao hơn, mà máu chưa cho phép nên thôi. Mình đưa ra chi tiết này để cho các bạn thấy qua nhiếp ảnh tốn kha khá đó.

Không quá quan tâm đến chất lượng ảnh

Như chụp để đăng mạng xã hội này nọ. Chứ không phải phục vụ cho công việc hay cho in ấn này nọ. Thì điện thoại đủ sài rồi.

Những lý do trên là tổng hợp từ kinh nghiệm bản thân, cũng như từ các group nhiều chơi nhiếp ảnh. Bạn nên đọc qua để có sự cân nhắc rõ ràng trước khi quyết định nhé. Cân nhắc thật kỹ để tránh lãng phí tiền bạc.

Nếu bạn lười chỉnh chọt tìm hiểu về chụp ảnh thì mình khuyên tốt nhất vẫn nên mua điện thoại cho lẹ. Đụng tới máy ảnh là bạn phải tìm hiểu kỹ thuật để cho ra ảnh đẹp không là sẽ bị chê chụp còn xấu hơn điện thoại chụp đó.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Chia sẻ kinh nghiệm nên mua máy ảnh hay điện thoại chụp ảnh. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 một bài viết khác nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang