Brainstorm là gì nghe có vẻ quen? Bạn đã từng nghe nó rất nhiều về brainstorm khi có chủ đề liên quan tới teamwork hay làm việc nhóm. Vậy những sai lầm thường gặp khi brainstorm là gì? Cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về nó nhé!

Có thể bạn quan tâm: Cách phát hiện Email giả mạo – 3D Secure là gì

Brainstorm là gì?

Brainstorm hay Brainstorming là từ tiếng Anh rất thông dụng trong hoạt động sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng hoặc . Dịch tạm sang tiếng Việt thì Brainstorm là động não, công não hay não công, nghĩa là tấn công não và bắt hoạt động nhiều hơn. Có nơi dịch khá sát nghĩa là bão não, nhưng ít ai dùng.

Người dùng thường dùng gọn chữ brainstorm nghe nó vẻ chuyên nghiệp hơn so với từ động não trong tiếng Việt. Vì từ động não này giống như để nói đến 1 cá nhân nào đó thôi.

Não công hay brainstorm là phương pháp làm việc nhóm để tìm ý tưởng mới cho một vấn đề, một thương hiệu hay chương trình truyền thông. Mục đích để tìm sự khác biệt, khơi gợi những nhu cầu tiềm ẩn hoặc những khát khao độc đáo chưa ai từng thể hiện.

Trong brainstorm, một người bình thường hay một người chuyên sáng tạo có vai trò như nhau. Một cuộc họp brainstorm là dịp để mọi người nói ra những gì mình nghĩ, không giới hạn, không tôn giáo, không địa vị và quên luôn cả vấn đề giới tính nếu có thể.

4 - Tìm hiểu Brainstorm là gì và những lỗi thường gặp khi áp dụng?

Cách tổ chức cuộc họp brainstorm đơn giản

Phòng họp như bình thường. Chỉ cần mang theo bút chì, bút màu, gôm hoặc 1 tờ giấy A0 to bự để ghi nhận các ý tưởng.

Ghi nhận theo mô hình sơ đồ tư duy kiểu mạng nhện, với trung tâm ghi tên chủ đề cần thảo luận để mọi người tập trung.

Mỗi người nói lần lượt, không ai được ngắt ý, không đánh giá, chỉ trích hoặc đưa giới hạn vào.

Ai có ý gì nói liền, không ngại ngần khi đưa ra ý kiến, có là nói hoặc mình thích thì mình nói thôi. Tóm lại cứ nói không sợ sai, không sợ chê cười.

5 - Tìm hiểu Brainstorm là gì và những lỗi thường gặp khi áp dụng?

Mục tiêu của cuộc họp brainstorm

  • Ra một danh sách ý tưởng để gạn lọc.
  • Tận dụng nguồn lực tư duy của não trái.
  • Tạo cơ hội tỏa sáng cho bất kỳ ai.
  • Tăng hiệu quả làm việc nhóm hơn các cuộc họp thông thường.
  • Tìm kiếm ý tưởng đột phá, khác biệt và gợi nhu cầu tiềm ẩn.

Những điều sai lầm khi dùng brainstorm

  1. Không có người làm chủ một cuộc họp brainstorm, không ghi chép hay tóm tắt lại ý tưởng: điều này dễ dẫn đến sẽ có nhiều ý kiến trùng được nêu ra hoặc phát biểu lệch chủ đề cần hướng đến.
  2. Bình luận chen ngang vào cuộc họp: đại loại như những câu
    – Ý tưởng gì như hạch
    – Cái này không phù hợp yêu cầu của khách.
    – Vô lý quá
    – Cái này không khả thi
    – Nhân lực, Ngân sách không đủ
    – ….
  3. Cả nể việc phát biểu theo chức vụ, vai vế.
    – Mời giám đốc A cho ý kiến.
    – Anh B trưởng phòng có ý kiến gì không?
  4. Chia đều việc phát biểu hay đặt ra giới hạn số lượng cho ý tưởng của từng người: mỗi người phải được 50 ý tưởng sau cuộc họp brainstorm, tạo một áp lực khiến cho các ý tưởng trùng lắp. Cái này nên để tự do, người ta nghĩ được bao nhiêu thì cứ đưa ra thôi. Đưa ra con số cụ thể sẽ làm họ áp lực về số lượng hơn là sự sáng tạo.
  5. Cảm thấy thỏa mãn về số ý tưởng và tự ngừng lại dù thời gian họp vẫn còn: Mặc dù số lượng có thể nhiều, nhưng chưa chắc chất lượng ý tưởng tốt nên việc ra càng nhiều ý tưởng trong lần brainstorm đầu vẫn tốt hơn làm nhiều lần.

Phương pháp làm brainstorm không khó, vấn đề khó chính là văn hóa người Việt vẫn chưa quen với hình thức này. Đây là phương pháp tìm ý tưởng đầu vào trước khi có những quyết định lựa chọn ý tưởng cho những cuộc họp sau.

Hiện tại, các công ty quảng cáo và truyền thông tại Việt Nam đang áp dụng phổ biến khi tìm một ý tưởng đột phá để đi trình bày cho khách hàng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Brainstorm là gì và những lỗi thường gặp khi áp dụng? đã giúp bạn biết thêm về cách thực hiện brainstorm trong doanh nghiệp. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *