Tìm hiểu Google Analytics là gì và dùng để làm gì?

Tìm hiểu Google Analytics là gì và dùng để làm gì?

Google Analytics là gì? Google Analytics dùng để làm gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức trả lời giúp bạn qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Search Console (Webmasters Tools) là gì và dùng để làm gì?

Google Analytics là gì?

Google Analytics là 1 sản phẩm của Google. Sản phẩm này nếu như bạn không sử dụng tới giới hạn của Google đặt ra thì miễn phí. Nếu quá giới hạn, thì Google sẽ đề nghị bạn nâng cấp lên trả phí.

Nếu như bạn đang sở hữu 1 website hay 1 ứng dụng điện thoại nào đó. Thì mình đã bảo bạn sẽ cần đến Google Analytics. Lý do vì sao cần tới hãy tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.

Tìm hiểu Google Analytics là gì và dùng để làm gì?

Google Analytics dùng để làm gì?

Google Analytics được Google cung cấp để cho người dùng có thể theo dõi tình hình hoạt động liên quan đến website, ứng dụng điện thoại của họ.

Cụ thể như có bao nhiêu truy cập Website, người truy cập có độ tuổi bao nhiêu, là nam hay nữ, đến từ quốc gia nào, đến từ nguồn nào (facebook, google tìm kiếm, zalo, website nào đó…..), dùng thiết bị nào để truy cập, trung bình 1 lượt truy cập người dùng xem bao nhiêu trang, thời lượng xem 1 trang trung bình là bao nhiêu, sở thích của người dùng là gì, hành vy của người dùng khi truy cập sẽ ra sao….

Đối với các trang bán hàng trực tuyến thì theo dõi sản phẩm nào bán chạy nhất, số lượng bán là bao nhiêu, danh mục mặt hàng nào bán chạy nhất. Doanh thu từ các sản phẩm bán trên web là bao nhiêu.

Phần thời gian thực để theo dõi vào thời điểm bạn đang xem, thì web hay ứng dụng bạn có bao nhiêu sử dụng truy cập vào. Đến từ nguồn nào.

Analytics có cả ứng dụng trên điện thoại để bạn có thể theo dõi website bạn bất kỳ lúc nào một cách thuận tiện nhất. Cá nhân mình cài lên chủ yếu chỉ để quan sát web cố sự cố gì ko. Vì nếu mà tự nhiên không có ai truy cập ở phần thời gian thực thì khả năng rất cao web bạn bị sập mất tiêu rồi.

Web nhỏ thì ảnh hưởng không lớn có khi chả sao cả, nhưng nếu là website lớn như kiểu thế giới di động, tiki sập càng lâu thì thiệt hại càng nhiều. Website cty mình doanh thu chủ yếu từ trực tuyến nên càng phải theo dõi, sập là báo giải quyết ngay.

Ví dụ cụ thể

Bạn muốn biết tháng này website bạn có bao nhiêu truy cập. Nếu không dùng analytics thì bạn sẽ lập trình web hay ứng dụng của bạn để đếm có thể đếm người truy cập. Rồi sau đó phải phân loại ra tá lả. Thời gian để đầu tư cái bộ đếm đó, bạn chỉ cần dùng Google Analytics là giải quyết được.

Đối với các cty thì càng quan trọng cái này. Họ cần theo dõi tình hình truy cập ra sao. Đơn hàng phát sinh từ nguồn nào nhiều nhất. Sản phẩm nào bán chạy nhất, sản phẩm nào được người dùng quan tâm nhất. Trang nào người dùng ở lại lâu nhất, người dùng thường click chuột vào đâu trên trang web hay ứng dụng nhiều nhất….

Biết được những thông tin đó từ đó có thể cải thiện để mang lại hiệu quả hơn. Như sản phẩm nào được truy cập nhiều mà lại bán không bao nhiêu. Thì xem lại giá cả, hay mô tả lợi ích, quyền lợi khi mua sản phẩm đó có đủ hấp dẫn người ta mua hàng không, ….

Theo dõi được truy cập từ các nguồn khác qua mã theo dõi UTM. Cái này mình sẽ nói ở bài viết khác. Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu như thuê báo viết bài quảng cáo hay fanpage người nổi tiếng nào đó quảng cáo về Website, hay ứng dụng của bạn.

Thì làm sao mà theo dõi người dùng đến từ cụ thể báo nào, fanpage nào được. Câu trả lời là dùng Utm cho từng báo, fanpage. Sau đó vào Google Analytics xem là bạn có thể nắm được hiệu quả ra sao. Việc này có thể giúp bạn quyết định sau này sẽ hợp tác với ai hiệu quả, bên nào kém hiệu quả….

Google Analytics hầu như thống kê đầy đủ các thông tin bạn cần. Nếu những mục mà Google đưa sẵn không thích hợp cho bạn dùng bạn có thể dùng báo cáo tùy chỉnh để xem các thông tin cần thiết theo ý của bạn một cách dễ dàng.

Cách đăng ký Google Analytics?

Để đăng ký Google Analytics thì bạn cần 1 tài khoản Google. Nếu bạn có tài khoản gmail thì đó cũng là tài khoản Google rồi.

Tiếp theo hãy truy cập vào

https://analytics.google.com/

Và đăng nhập tài khoản Google nếu có, chưa thì tạo và đăng nhập vào. Sau đó tiếp hành Thiết lập thuộc tính trong tài khoản Analytics của bạn. Thuộc tính thể hiện trang web hoặc ứng dụng của bạn và là điểm thu thập dữ liệu từ trang web hoặc ứng dụng của bạn trong Analytics.

Lưu ý web bạn dùng http hay https thì nên chọn cho đúng để việc theo dõi được chính xác nhé. Về ứng dụng điện thoại thì mình chưa có cái nào để thử add, mà bạn là dân lập trình ứng dụng di động thì mấy cái này chỉ là muỗi đối với bạn rồi.

Thiết lập chế độ xem báo cáo trong thuộc tính của bạn. Chế độ xem cho phép bạn lọc và xem dữ liệu; ví dụ: tất cả dữ liệu ngoại trừ từ liệu từ các địa chỉ IP nội bộ của công ty hoặc tất cả dữ liệu được liên kết với một khu vực bán hàng cụ thể.

Làm theo hướng dẫn để thêm mã theo dõi vào trang web, giúp bạn có thể thu thập dữ liệu trong thuộc tính Analytics của mình.

Nói theo kiểu đơn giản thì tạo tài khoản, điền các thông tin cần thiết liên quan đến web, ứng dụng cần theo dõi. Sau đó lấy mã được cấp chèn vào web, ứng dụng cần theo dõi. Thế là xong.

Nếu bạn không nắm rõ cách để chèn thì có thể search google để tìm các bài viết hướng dẫn các chèn mã analytics vào website: https://www.google.com.vn/search?q=c%C3%A1ch+c%C3%A0i+%C4%91%E1%BA%B7t+google+analytics+cho+website

Google Analytics theo dõi bằng mã javascript, nên nếu trình duyệt chặn javascript hay các tiện ích chặn theo dõi Analytics thì số liệu sẽ có sai sót.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này. Hy vọng bài viết Tìm hiểu Google Analytics là gì và dùng để làm gì này sẽ giúp các bạn được 1 công cụ theo dõi website, ứng dụng hiệu quả mà miễn phí. Hẹn gặp các bạn ở 1 bài viết khác nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *