Hack là gì – Hacker là ai và làm những gì?

Hack là gì? Hacker là ai và làm những gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về hack có nghĩa  là gì và hacker là ai họ làm những gì?

Có thể bạn quan tâm: PR là gì – Soái ca là gì – Ngôn tình là gì hay GATO là gì

Hack là gì?

Hack là để nói về hành động xâm nhập lợi dụng khai thác những điểm yếu trên máy tính gồm phần mềm và phần cứng, website, hệ thống máy tính, mạng máy tính (Internet cũng là một mạng máy tính rộng lớn).  Việc hack còn tùy vào mục đích của người hack có thể họ hack cho vui, cũng có thể nhầm để trục lợi cho bản thân.

Ví dụ

Ở bài viết Tại sao phải bảo mật email, mình có nói để những rủi ro khi mất email. Người Việt Nam chúng ta thường mất email, thông tin được sử dụng trên máy tính do không cẩn thận cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc rồi bị lấy cắp thông tin. Rồi sau đó cứ nói là bị hack email hay bị hack facebook này nọ.

Thực ra gọi như thế là sai hoàn toàn. Bởi vì gọi kiểu này gọi là nâng tầm của những người lấy cắp thông tin. Bởi vì họ lấy được thông tin email, facebook là do sai sót của bản thân người sử dụng không bảo vệ tốt tài khoản. Chứ không phải do nhà cung cấp dịch vụ yếu kém để bị hack tài khoản. Những tình huống này gọi là bị chiếm đoạt thông tin thì chính xác hơn.

Hack là gì - Hacker là ai và làm những gì?

Hacker là ai và làm những gì?

Hacker là những người thực hiện hack. Họ sử dụng những kiến thức của họ để khai khác lỗi hỏng, điểm yếu.

Hacker có thể được coi là những chuyên gia về công nghệ thông tin, biết cách phát hiện và khắc phục các lỗi, vấn đề trong các hệ thống máy tính.

Công việc của hacker phụ thuộc vào mục tiêu và động cơ của họ. Một số hacker làm việc để nâng cao kiến thức, kỹ năng và sáng tạo của họ, hoặc để giúp đỡ các tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ an ninh thông tin. Một số hacker lại làm việc để phá hoại, lợi dụng hoặc tấn công các hệ thống thông tin của người khác, để trộm cắp dữ liệu, tiền bạc hoặc danh tiếng.

Một số việc mà hacker có thể làm là:

– Tấn công các hệ thống bảo mật để chiếm quền kiểm soát hoặc lấy cắp dữ liệu.

– Phát triển các công cụ và phần mềm để giúp cho việc hack dễ dàng hơn.

– Tham gia vào các cuộc thi hoặc thử thách về an ninh mạng để kiểm tra kỹ năng và kiếm tiền.

– Thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) để làm cho các trang web hoặc máy chủ không hoạt động.

– Thực hiện các cuộc tấn công ransomware để mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để giải mã.

– Thực hiện các cuộc tấn công phishing để lừa đảo người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản.

– Thực hiện các cuộc tấn công social engineering để lợi dụng lòng tin hoặc sự thiếu hiểu biết của người dùng để lấy được thông tin hoặc quyền truy cập.

– Thực hiện các cuộc tấn công malware để lây nhiễm hoặc kiểm soát các thiết bị của người dùng.

– Thực hiện các cuộc tấn công man-in-the-middle để nghe lén hoặc can thiệp vào giao tiếp giữa hai bên.

– Thực hiện các cuộc tấn công SQL injection để truy vấn hoặc thay đổi cơ sở dữ liệu của các ứng dụng web

Hacker cũng được phân ra nhiều loại.

Cụ thể như sau:

Hacker mũ trắng là gì?

Hacker mũ trắng hay còn gọi là white hat hacker đây là dạng thân thiện nhất. Họ là những người làm về bảo mật hay về máy tính. Mục đích hack của họ là tìm ra lỗ hổng và khắc phục vá nó lại để tránh bị người khác lợi dụng trục lợi.

Hacker mũ đen là gì?

Ngược lại với hacker mũ trắng là hacker mũ đen hay còn gọi là black hat hacker những người này thì xâm nhập trái phép nhầm mục đích trục  lợi cho bản thân là chính.

Cho dù họ thuộc mũ đen hay mũ trắng thì họ cũng là những người rất giỏi. Hiểu biết rất rõ về máy tính nên có thể tìm cách mà xâm nhập được.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Hacker bị hãy tìm xem bộ phim MR. Robot nhé.

Vậy làm sao để hạn chế bị hack?

Để hạn chế bị hack, bạn hãy nên nâng cấp các phần mềm máy tính lên phiên bản càng mới càng tốt. Tránh sử dụng những phần mềm không rõ nguồn gốc. Máy tính nên cài đặt 1 phần mềm để diệt virus. Khi lướt web thấy các trang lạ có cảnh báo độc hại thì không nên cố gắng để vào làm gì.

Phần mềm bảo mật là công cụ hữu ích để phát hiện và ngăn chặn các mã độc, virus, trojan, ransomware… có thể gây hại cho máy tính của bạn hoặc lấy cắp dữ liệu của bạn. Bạn nên cài đặt phần mềm bảo mật uy tín và cập nhật phiên bản mới nhất để có thể đối phó với các loại mã độc mới. Bạn cũng nên quét máy tính thường xuyên để loại bỏ các tập tin nghi ngờ hoặc nguy hiểm.

Ngoài ra nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành XP thì nên nâng cấp lên hệ điều hành mới hơn nhé. Vì XP hiện nay đã quá cũ không còn được hổ trợ bảo mật từ Microsoft nữa rồi.

Hãy sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi thường xuyên.  Bởi vì mật khẩu là cơ sở đầu tiên để bảo vệ tài khoản của bạn trên các dịch vụ trực tuyến như email, mạng xã hội, ngân hàng điện tử…

Nếu bạn sử dụng mật khẩu yếu, dễ đoán hoặc trùng nhau cho nhiều tài khoản khác nhau, bạn sẽ dễ bị hack hoặc bị lấy cắp thông tin. Do đó, bạn nên sử dụng mật khẩu mạnh, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Bạn cũng nên thay đổi mật khẩu thường xuyên, ít nhất là 3 tháng một lần, để tránh bị lộ hoặc bị đánh cắp.

Không truy cập các trang web không an toàn hoặc không rõ nguồn gốc. Một trong những cách phổ biến để hack là sử dụng các trang web giả mạo hoặc chứa mã độc để lừa đảo người dùng. Khi bạn truy cập vào các trang web này, bạn có thể bị yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc tải về các tập tin độc hại.

Để tránh điều này, bạn nên kiểm tra kỹ địa chỉ URL của trang web trước khi truy cập. Bạn cũng nên sử dụng các công cụ kiểm tra an toàn của trình duyệt hoặc phần mềm bảo mật để phát hiện các trang web nguy hiểm.

Không mở các email hoặc tệp đính kèm từ người gửi không quen biết

Hy vọng qua bài viết Hack là gì – Hacker là ai và làm những gì này đã có thể giúp bạn hiểu về hack là gì và hacker làm gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Google là gì nhé.

3 bình luận trong “Hack là gì – Hacker là ai và làm những gì?”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang