Các mô hình kinh doanh cơ bản là gì và nên chọn cái nào?

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là cách thức tổ chức, vận hành và kiểm soát của một công ty để mang lại doanh thu. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau, định nghĩa trên chỉ mang tính tham khảo ngắn gọn để các bạn dễ hình dung. Nói bình dân nhất, bạn làm sao để bạn mang lại lợi nhuận về cho tổ chức thì đó chính là việc thực hiện một mô hình kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Coupon là gì – Voucher là gì – Bắc cực quang là gì

Mô hình kinh doanh cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp hay startup. Mô hình đúng sẽ giúp công ty phát triển và tồn tại, mô hình sai sẽ giết dần giết mòn công ty cho tới ngày đóng cửa.

Vậy thế nào là một mô hình kinh doanh đúng? Chả thế nào có câu trả lời chính xác cho bạn. Vì tùy vào nguồn lực đang có, mục tiêu kinh doanh, nhu cầu thị trường… và nhiều yếu tố khác. Để chọn đúng mô hình kinh doanh, hãy xác định rõ mục tiêu và tầm nhìn khi bạn khởi nghiệp hoặc mở công ty. Đó là cách dễ nhất để giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp và kinh doanh.

Có những mô hình kinh doanh nào?

Có nhiều mô hình và lý thuyết về việc chọn, ở đây xin giới thiệu mô hình kinh doanh theo tiêu chí: nguồn lực, sản phẩm và độ uy tín. Dựa theo 3 yếu tố đó, chúng ta tạm có 5 mô hình kinh doanh cơ bản sau:

1. Theo sản phẩm hoặc dịch vụ đơn nhất

  • Quán phở, quán cơm tấm, quán cafe, quán sinh tố…
  • Dịch vụ massage, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ship hàng,…
  • Tiệm sắt, tiệm mộc, tiệm hàn…

Ship hàng có nghĩa là gì và Free ship là gì?

Khi chọn mô hình này, bạn có chuyên môn về 1 lĩnh vực cụ thể. Về khả năng mở rộng thì mô hình này có giới hạn tùy vào thị trường xunh quanh.

2. Theo dòng sản phẩm/dịch vụ liên quan

  • Nhà hàng đặc sản vùng miền.
  • Dịch vụ du lịch giải trí trọn gói: lưu trú, khám phá, massage, spa, vé máy bay…
  • Siêu thị nội thất

Mô hình này kinh doanh dựa theo các sản phẩm liên quan đến nhau. Sự mở rộng thường chỉ giới hạn trong 1 lĩnh vực như ẩm thực, du lịch, nội thất… Còn mở ra lĩnh vực khác phải cẩn thận vì thiếu chuyên môn sẽ dễ dẫn tới mất kiểm soát hệ thống.

3. Giải pháp/Tư vấn/Trung gian kết nối giao thương

  • Giải pháp phần mềm ERP.
  • Tư vấn chiến lược và giải pháp thực hiện.
  • Hội chợ hàng Việt, hàng công nghiệp, hàng Thái Lan…

Khả năng kết nối tốt cả nguồn lực bên trong doanh nghiệp lẫn bên ngoài. Khả năng mở rộng tương đối, chủ yếu doanh cho các doanh nghiệp.

4. Nền tảng (platform)/Kinh tế chia sẻ (sharing economics)

Khả năng mở rộng gần như vô hạn. Nguồn lực doanh nghiệp và cộng đồng được thu hút vào đây và tạo ra lợi nhuận cho tất cả mọi người.

5. Uy tín/Tổ chức/Hội đoàn/Cộng đồng

  • Hội doanh nhân ngành nghề.
  • Tổ chức phi chính phủ cho mục đích cụ thể.
  • Cộng đồng khởi nghiệp công nghệ.
  • Cộng đồng khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội như tổ chức LIN.

Chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân của chủ doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp phải đủ lớn để có tiếng nói lãnh đạo. Mô hình này thường chỉ có nhà nước đứng ra tổ chức tại Việt Nam. Mô hình này lôi kéo cả các tổ chức xã hội vào tham gia. Quy mô và sự mở rộng gần như vô tận.

Xây dựng mô hình kinh doanh tham khảo sách nào?

  • Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn.
  • Business Model Generation.
  • Mô hình kinh doanh Khởi phát nghiệp thành.

Hy vọng qua bài viết Các mô hình kinh doanh cơ bản là gì và nên chọn cái nào? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ngày Tết Nguyên Đán hay Tết ta là gì và có nên giữ lại hay nhập chung với Tết Tây? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang