Tết Nguyên Đán, Tết ta là gì?
Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho 1 thời khắc chuyển giao vụ mùa mới trong 1 năm. Nguyên thủy bắt nguồn từ tập quán làm nông của cư dân vùng Đông Á có cả Việt Nam. Họ đã chia 1 năm có 24 tiết, đọc chại đi thành Tết. Như thế, Tết Đoan Ngọ hay Tết Trung Thu chính là 1 tiết trong âm lịch.
Có thể bạn quan tâm: Coupon là gì – Voucher là gì – Aurora là gì
Tết Nguyên Đán còn có nhiều tên gọi khác tùy vào khu vực như tại Việt Nam gọi là Tết Ta, tại Trung Quốc gọi là Tết Tàu. Theo lịch dùng thì gọi là Tết Âm lịch, tiếng Anh hay dịch nghĩa là Lunar New Year Day. Ngoài ra để khẳng định truyền thống người ta gọi là Tết cổ truyền, Tết Cả…
Người Hàn Quốc gọi Tết này là Seollal. Họ cũng nghỉ dài ngày và mặc đồ truyền thống Hanbok để thăm hỏi và chúc Tết nhau.
Nguồn gốc thì rõ ràng rồi, khởi phát từ khu vực là Trung Hoa ngày nay và lan ra những nước khác xung quanh. Chỉ có Nhật Bản đã bỏ từ lâu để theo Tết Dương Lịch.
Tên gọi Tết Nguyên Đán theo từng năm
Tên gọi Tết Nguyên Đán theo hệ Thiên Can và Địa Chi đi với con số năm Dương Lịch để phân biệt. Vì có những năm tên gọi sẽ lặp lại và giống nhau.
Thiên Can 10 tên gồm có: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý
Địa Chi 12 tên gồm có: Tý – Sửu – Dần – Mẹo (Mão) – Thìn – Tỵ – Ngọ – Thân – Dậu – Tuất – Hợi
Ví dụ năm nay:
- Tết Nguyên Đán có tên là Đinh Dậu 2017
- Năm tới sẽ là: Mậu Tuất 2018
- Quý Hợi 2019…
- Nhâm Dần 2022
Tết Nguyên Đán diễn ra khi nào?
Theo cách tính của Âm Lịch, ngày tháng và sự vận hành theo chuyển động của mặt trăng. Có những tháng sẽ được nhuần, tất nhiên sẽ không có nhuần tháng Giêng mà chỉ có các tháng trong năm. Vì thế Tết Nguyên Đán không có ngày cố định theo Âm Lịch như những ngày Tết khác. Ta chỉ có thể chắc rằng Tết Nguyên Đán không bao giờ trước 14/1 và sau 19/2 Dương Lịch.
Năm nay, Tết Nguyên Đán Nhâm Dần sẽ bắt đầu vào 01/02/2022.
Các địa phương tại Việt Nam hay có truyền thống bắn pháo hoa vào dịp này. Tham khảo Các địa điểm bắn pháo hoa tại TP.HCM dịp Tết Đinh Dậu 2017.
Nhập chung Tết Tây hay Tết Ta có nên không?
Khoảng 10 năm trở lại, có ý kiến cho rằng việc nghỉ 1 lúc 2 dịp tết là Tết Tây và Tết Nguyên Đán là quá lãng phí. Văn hóa Tết cổ truyền bị biến đổi, văn hóa nông nghiệp bị thay thế dần do quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, nhóm bảo lưu cũng có ý kiến riêng của họ. Hãy tham khảo qua 2 ý kiến sau:
Đồng ý nhập chung
Vì những lý do sau:
- Lệch nhịp làm việc với thế giới khiến cho cơ hội giao thương bị trôi qua.
- Văn hóa tết không phù hợp với hoàn cảnh sống đô thị.
- Nghỉ quá nhiều ngày khiến cho việc sắp xếp công việc sau Tết xáo trộn.
- Đất nước còn nghèo không nên nghỉ quá nhiều.
- Tết là gánh nặng với phụ nữ khi việc nhà tăng lên gấp bội.
- …
Quan điểm này được ủng hộ bởi cô Phạm Chi Lan và Giáo sư Võ Tòng Xuân.
Phản đối nhập chung
Vì lý do sau:
- Âm lịch là khoa học mùa màng, tài sản chung của nhân loại.
- Nghỉ nhiều hay ít chả quan trọng bằng năng suất làm việc. Do Thái nghỉ thứ 6, thứ 7 hàng tuần, dân Đức làm có 6h/ngày… Ai dám bỏ 2 nước này mà giao thương với nước khác?
- Văn hóa tết bị biến dạng do chính con người không hiểu rõ văn hóa.
- Những ai xa nhà cả năm mới có dịp này để về.
- Thời buổi nam nữ bình đẳng tự ôm gánh nặng vào người là thiếu khôn ngoan.
- …
Chưa có nhân vật nổi bật nào ủng hộ quan điểm này.
Còn bạn? Bạn muốn nhập hay giữ nguyên?
Hy vọng qua bài viết Ngày Tết Nguyên Đán hay Tết ta là gì và có nên giữ lại hay nhập chung với Tết Tây? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ebay là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.