Posts in Có thể bạn chưa biết

Từ P/s có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì?

P/s là gì? Ps là viết tắt của từ gì và có nghĩa là gì? Từ Ps thường thấy trên facebook hay trong email thư điện tử có ý nghĩa ra sao? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp cho bạn thắc mắc P/s hay ps là gì?

Có thể bạn quan tâm: Gato là gìRIP là gì –  ATSM là gì hay Rela là gì?

Ở bài viết trước: LOL là gì mình đã nhắc đến từ P/S có nghĩa là gì. Nay mình sẽ giải đáp thắc mắc P/S hay PS có nghĩa là gì?

P/S, PS nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì?

P/S hay PS là viết tắt của từ Postscript trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt thì postscript có nghĩa là tái bút.

Nếu như bạn nghĩ PS này là tên của thương hiệu kem đánh răng PS thì bạn đã nhầm rồi nhé. Kem đánh răng PS thì quá nổi tiếng rồi. Chắc hầu như người Việt Nam nào ở trong nước cũng từ sử dụng qua loại kem đánh răng này.

P/S hoặc PS mà bạn thường thấy trên facebook hay trên thư, thư điện tử (email) thực ra là từ viết tắt của từ postscript trong tiếng Anh. Nên bạn phải hiểu từ P/s ở mấy nơi này có nghĩa là tái bút nhé.

Ngoài ra nếu theo chuyên nghành ngôn ngữ của máy in. Nếu PS = postscript thì đó là ngôn ngữ đồ họa, hỗ trợ in các file định dạng PDF và đặc biệt là hình ảnh rất sắc nét và sống động. (Cảm ơn bạn Công Nghệ Siêu Việt đã đóng góp ý kiến)

P/S là gì

Vậy tái bút có nghĩa như thế nào và dùng khi nào:

Tái bút là dòng thường được ghi thêm sau khi bạn đã ký tên trên thư viết tay ngày xưa. Mục đích của tái bút thường để nhấn mạnh hay gửi gắm nhắn nhở người nhận thư.  Ngoài ra có thể khi người viết thư xong chợt nhớ ra họ sót quên ghi 1 thứ gì trong thư, nên họ ghi tái bút để bổ sung.

Hiện nay, thì P/S được rất nhiều trên facebook khi bình luận (comment). Mục đích cũng tương tự như tái bút ở trên là để nhấn mạnh ý nghĩa chính họ muốn nhắn gửi đến người nhận bình luận này. Trên thư điện tử thì ngày nay cũng vẫn còn sử dụng rất nhiều.

Ví dụ về cách dùng:

Thứ 7 này đi ăn sinh nhật bạn C nhé mọi người.

P/s: Ai cho mình đi quá giang với không 🙂

Sắp tới trung thu rồi.

P/s: Cần tìm gấu đi chơi trung thu.

Cuối tháng rồi đói quá.

P/s: Có bạn nào cho vay tiền qua tháng trả ngay.

Hy vọng qua bài viết Từ P/s có nghĩa là gì, là viết tắt của từ gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc ý nghĩa từ P/S là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp các bạn ở bài viết tiếp theo của mình KLQ là gì.

Thẻ American Express – JCB – Discover card là gì, có mấy loại?

Thẻ American Express card là thẻ gì? JCB card và Discover card là thẻ gì, chức năng ra sao? Các loại thẻ vừa nêu có tất cả mấy loại thẻ nữa? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm lời giải đáp tại đây nhé.

Có thể bạn quan tâm: ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì – Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất, lấy thẻ nhanh nhất?

Thẻ American Express Card là gì?

Thẻ American Express hay còn gọi là Amex card có trụ sở tại Manhattan, New York Mỹ.  Đây là thương hiệu dịch vụ thẻ thanh toán nổi tiếng toàn cầu của Mỹ. Niềm tự hào của những người dùng dịch vụ thẻ ngân hàng.

So với thẻ master card và visa thì thẻ american express thì độ phổ biến và nổi tiếng của thẻ American express tại Mỹ và trên thế giới không hề kém cạnh. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta thì Visa và Mastercard vẫn áp đảo hơn rất nhiều so với Amex card.

Cũng giống như thẻ mastercard và visa. Thẻ american express ở Việt Nam cũng có 2 loại thẻ được sử dụng nhiều là: American express debit và thẻ American express credit.

Ngoài ra có thêm American express prepaid. Nhưng ở Việt Nam thì không có cung cấp loại thẻ này. Amex cũng có dòng sản phẩm là séc du lịch hỗ trợ cho du khách. Tuy nhiên, do séc dễ làm giả nên ít ai dùng dịch vụ này mà dùng thẻ nhiều hơn

Như mình đã từng nói ở bài viết thẻ debit và thẻ credit là gì. Thì chức năng của debit và credit cũng giống như thế.

Thẻ American express debit là gì?

Thẻ American debit là loại thẻ ghi nợ quốc tế. Tức là có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng thì được phép sử dụng bao nhiêu đó.

Thẻ American express credit là gì?

Thẻ American express credit là loại thẻ tín dụng quốc tế. Tức là bạn có thể sử dụng thẻ kể cả khi không có tiền trong thẻ.

Vì mặc định thẻ này dựa vào thu nhập hay tài sản thế chấp sẽ cấp cho bạn một hạn mức sử dụng. Nếu bạn sử dụng dưới định mức đó thì cứ việc thoải mái thanh toán.

Thẻ American express prepaid là gì?

Thẻ American express prepaid là loại thẻ trả trước quốc tế. Tức là bạn có chỉ có thể sử dụng thẻ dựa vô số tiền có trong thẻ. Khác với debit được liên với tài khoản ngân hàng. Thẻ này hoàn toàn cách biệt với tài khoản ngân hàng.

Nếu bạn muốn làm thẻ American Express ở Việt Nam thì bạn phải ra ngân hàng Vietcom bank để làm. Vì đây là ngân hàng độc quyền tại Việt Nam cho phép làm thẻ Amex card.

Những điều thú vị về thẻ Amex chưa chắc bạn đã biết

  • American Express (Amex) có tuổi đời hơn 150 năm tại nước Mỹ. Ban đầu, Amex kinh doanh dịch vụ vận chuyển, bưu điện. Chữ Express là tên phổ biến của các hãng vận chuyển thời Miền Tây hoang dã của nước Mỹ.
  • Trước khi vào thị trường Việt Nam, Amex đã xuất hiện trên phim hài của Mr. Bean. Trong phim bạn có thể thấy ông ta tự hào với khuôn mặt rất khó đỡ.

mr-bean-american-express-amex

Mr.Bean và chiếc thẻ Amex đáng tự hào (Hình chụp từ clip)

  • Thẻ Amex có số lượng phát hành lớn nhất thế giới, nhưng lại ít phổ biến tại Việt Nam do điều kiện phát hành khắt khe và chỉ 1 ngân hàng độc quyền phát hành.
  • Thương hiệu thẻ này là một kho bài học cho những ai làm dịch vụ khách hàng, marketing, phân khúc và chính sách sản phẩm đặc quyền.
  • Chàng trai trên những chiếc thẻ của hãng này chính là vị thần Hermes của Hy Lạp. Vị thần chuyên đưa thư cho các vị thần trên đỉnh Olympia huyền thoại.

Cách để đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ của Amex tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thẻ này. Đặc biệt, khi dùng thẻ tín dụng quốc tế Amex, bạn sẽ phải trả khoản nợ trước trong vòng 50 ngày. Số ngày trả nợ của Amex nhiều hơn Visa và Mastercard tới 5 ngày.

Còn nếu như bạn không thể đáp ứng yêu cầu làm thẻ tín dụng Amex, bạn vẫn có thể làm thẻ ghi nợ Amex (thẻ debit Amex)

Thủ tục làm như sau

Bạn hãy bất kỳ 1 chi nhánh hay phòng giao dịch của Vietcombank, và nói muốn làm thẻ American Expess nhé, đọc tắt Amex có khi họ sẽ không biết đâu.

Lưu ý điều kiện phát hành thẻ
  • Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Chủ thẻ chính phải đủ 18 tuổi trở lên và Chủ thẻ phụ phải đủ 15 tuổi trở lên.
  • Chủ thẻ chính có tài khoản thanh toán tại Vietcombank. Nếu chưa có tài khoản thì đăng ký luôn lúc làm thẻ.
  • Mang theo CMND bản gốc hoặc căn cước công dân còn thời hạn sử dụng hoặc hộ chiếu bản gốc để làm thủ tục nếu chưa có tài khoản ở Vietcombank

Sau đó họ sẽ đưa bạn giấy tờ để làm thủ tục mở tài khoản và mở thẻ American Express. (Nếu như bạn đã có tài khoản ở Vietcombank rồi thì chỉ cần điền vào giấy xin mở thẻ mà thôi).

Hiện tại thì phí phát hành thẻ American Express là miễn phí. Ngân hàng sẽ thu của bạn 50.000 đồng để làm số dư tối thiểu. Sô dư tối thiểu này bạn không được rút ra cho đến khi nào không còn nhu cầu sử dụng và bạn đến ngân hàng hủy thẻ.

Lưu ý khi làm xong thẻ thì nên cạo bỏ hay dán lại mã CID là 4 con số được in phía trước của thẻ, mục đích là để an toàn hơn cho thẻ.

Ngoài ra thẻ Amex còn có cung cấp dịch vụ American Express Safekey để an toàn khi giao dịch trực tuyến. Nhưng đáng tiếc dịch vụ này ở Việt Nam vẫn chưa có.

Thẻ JCB Card là gì?

Thẻ JCB card được phát hành bởi Japan Credit Bureau đây là tổ chức có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản. JCB được thành lập vào tháng 1 năm 1961. Thẻ JCB đến Việt Nam vào năm 2011. Tính đến năm 2015, thì JCB đã có hơn 20 triệu chủ thẻ bên ngoài Nhật Bản.

Đây cũng là một loại thẻ phổ biến trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì còn khá nhiều nơi họ vẫn quen dùng visa và mastercard hơn. Tuy nhiên nếu dùng thẻ này tại Nhật hay các cửa hàng Nhật tại Việt Nam thì đa số đều được chấp nhận.

JCB cũng rất hay có các chương trình khuyến mãi áp dụng cho khách hàng sử dụng thẻ JCB

 

Tìm hiểu thẻ JCB là thẻ gì và dùng để làm gì

Biểu tượng JCB bao gồm các chữ S được cách điệu với 3 màu sắc thể hiện Sự hỗ trợ (Support), Sức mạnh (Strength) và Sẻ chia (Sharing).

Ý nghĩa logo JCB

Nguồn www.vn.jcb

Tương tự như các loại thẻ thanh toán quốc tế khác thì JCB cũng có 2 loại thẻ tín dụng credit và ghi nợ debit. Ngoài ra có thêm thẻ trả trước JCB prepaid nữa. Để an toàn cho việc giao dịch trực tuyến thì JCB cũng có dịch vụ J/Secure™ nhầm bảo vệ cho khách hàng của mình tránh khỏi các rủi ro khi giao dịch trực tuyến.

Thẻ JCB debit card là gì?

Thẻ JCB Debit card hay còn gọi dưới tên gọi khác là thẻ ghi nợ JCB. Đây là một loại thẻ thanh toán quốc tế của JCB. Thẻ này được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn.

Do đó thẻ này sẽ được quyền sử dụng toàn bộ số tiền bạn đang có trong tài khoản ngân hàng.

Ví dụ:

Mình đang có một tài khoản ngân hàng, và tài khoản này đang có 300 triệu. Do nhu cầu cần giao dịch với quốc tế. Mình buộc phải có thẻ thanh toán quốc tế, do đó Mình sẽ ra làm 1 thẻ JCB debit card để giao dịch quốc tế.

Lúc này thẻ JCB Debit card vừa được cấp sẽ được phép sử dụng tối đa 300 triệu có trong tài khoản của Mình. Vì thẻ vừa làm là loại debit hay còn được gọi dưới tên thẻ ghi nợ.

Thẻ JCB debit này đây là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng và được sử dụng số tiền có trong đó. Như ở đây là tài khoản có 300 triệu thì được phép dùng tối đa 300 triệu.

Tóm lại thẻ JCB debit card là một loại thẻ thanh toán quốc tế cho phép bạn sử dụng số tiền mà bạn đang có trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Nếu như tài khoản của bạn hết tiền hay không còn đủ tiền để thanh toán thì bạn việc thanh toán qua thẻ JCB debit card sẽ thất bại, giao dịch sẽ thất bại.Phân biệt Thẻ JCB Debit – JCB Credit – JCB Prepaid card là gì?

Thẻ JCB Credit card là gì?

Thẻ JCB Credit hay còn gọi là thẻ tín dụng JCB đây là loại thẻ thanh toán quốc tế và thuộc dạng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng là loại thẻ mà bạn được ngân hàng cấp tiền theo hạn mức cho phép. Với thẻ tín dụng thì bạn có thể sử dụng tiền trong thẻ tín dụng trong vòng 45 ngày mà không bị tính lãi suất. Nếu như qua 45 ngày thì bạn sẽ phải trả thêm tiền lãi trên số tiền còn nợ nếu như chưa thanh toán hết số tiền đã dùng trong thẻ tín dụng.

Khi nợ tiền thẻ tín dụng mà bạn không trả hay trả không lãi không đúng hạn thường xuyên thì bạn sẽ được đưa tên vào bảng phong thần CIC. Hậu quả của việc được đưa tên lên bảng phong thần CIC là sau này rất khó để bạn có thể vay tiền ở ngân hàng. Bởi vì bạn đã bị đưa vô danh sách đen. Hãy vào đây để tìm hiểu thêm về thẻ tín dụng là gì.

Để được ngân hàng cấp thẻ JCB credit card thì bạn phải chứng minh được thu nhập hằng tháng. Sau đó để ngân hàng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ của bạn, nếu được thì họ sẽ cấp thẻ cho bạn. Thẻ này thường được các ngân hàng cấp với hạn mức của 3 lần tiền lương.

Ví dụ lương bạn 9 triệu 1 tháng thì thẻ sẽ có hạn mức 27 triệu gấp 3 lần tiền lương của bạn. Như đã nói ở trên về CIC nếu tên bạn có tên trên CIC thì đảm bảo sẽ không được duyệt cho dù bạn đủ điều kiện để làm thẻ.

Ví dụ:

Mình được thẻ JCB Credit với hạn mức 27 triệu. Mình có thể dùng thẻ JCB Credit trong phạm vi 27 triệu được cấp để mua hàng và thanh toán tiền. Và trong vòng 45 ngày Mình sẽ không bị tính lãi suất số tiền đã sử dụng. Nếu qua 45 ngày mà Mình vẫn chưa trả hết số tiền đã sử dụng, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất.

Ưu điểm lớn nhất của thẻ JCB Credit là sẽ được cấp tiền để sử dụng. Giống như được ngân hàng cho vay tiền trong 45 ngày mà không phải trả tiền lãi. Đặc biệt thẻ JCB thường được hưởng ưu đãi khi chi tiêu tại cửa hàng siêu thị Nhật. Điển hình như Aoen hay các cửa hàng của Nhật chẳng hạn

Thẻ JCB Prepaid card là gì?

Thẻ JCB Prepaid card còn đươc gọi dưới tên là thẻ trả trước JCB. Đây là loại thẻ thanh toán quốc tế và thẻ này là dạng thẻ trả trước quốc tế.

Điểm nổi bật và tuyệt vời nhất của loại thẻ trả trước này là thẻ này được tách biệt hoàn toàn, không được liên kết với tài khoản ngân hàng. Do đó sẽ phòng tránh được những rủi ro về khi mất thẻ so với Debit card và Credit card.

Ở thẻ Prepaid card này có bao nhiêu tiền thì bạn chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi. Không như thẻ debit được liên kết với tài khoản ngân hàng, hay thẻ credit được ngân hàng cấp tiền để sử dụng.

Thì thẻ Prepaid chỉ được sử dụng số tiền đang có trong thẻ mà thôi. Nếu lỡ bạn có mất thẻ thì cũng chỉ mất số tiền có trong thẻ chứ không phải mất toàn bị tiền trong tài khoản ngân hàng đối thẻ debit hay là toàn bộ khoản tiền được ứng trước đối với thẻ Credit.

Ví dụ:

Mình có tài khoản ngân hàng 6 triệu. Mình cũng có 1 thẻ JCB Prepaid card cùng ngân hàng với tài khoản. Khi cần giao dịch mua hàng, Mình sẽ chuyển khoản tiền từ trong tài khoản Mình vào tài khoản thẻ JCB Prepaid để mua hàng.

Ví dụ

Mình chuyển 2 triệu vào thẻ JCB Prepaid. Sau khi chuyển xong tiền vào thẻ JCB Prepaid của Mình thì thẻ này sẽ có tiền 2 triệu trong thẻ. Và khi tiêu hết 2 triệu này thì thẻ JCB Prepaid card này sẽ không thể sử dụng được nữa, mặc dù Mình vẫn còn 4 triệu trong tài khoản.

Nhưng bởi vì đây là thẻ Prepaid card, nên thẻ này sẽ không có sự liên kết với tài khoản ngân hàng bởi sẽ không thể nào sử dụng được số tiền 4 triệu này

 JCB Debit JCB Credit JCB Prepaid card
 Thủ tục làm thẻ Rất đơn giản dễ dàng Khó, phải chứng minh thu nhập hoặc tài sản để làm thẻ. Rất đơn giản dễ dàng
Tiền Rút tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng được liên kết với thẻ Được ngân hàng cấp tiền cho sử dụng. Dựa vào hạn mức của thẻ Chỉ được sử dụng số tiền có trong thẻ mà thôi.
Khuyến mãi Ít  Nhiều ưu đãi cho người sử dụng thẻ JCB Credit  Ít
Phạm vi sử dụng Nơi nào có hổ trợ JCB là dùng được

 

Để làm thẻ JCB ở Việt Nam bạn có thể đăng ký làm thẻ tại các ngân hàng sau đây:

  • VietinBank
  • Vietcombank
  • Sacombank
  • EXIMBANK
  • TECHCOMBANK
  • ACB
  • Agribank
  • Ngân hàng Quân đội

Thẻ American Express card - JCB card - Discover card là gì?

Thẻ Discover Card là gì?

Discover card là thẻ do tập đoàn Discover Financial phát hành tại Mỹ. Được sử dụng phổ biến Mỹ từ năm 1985. Hiện tại, tổ chức thẻ Discover có mạng lưới rộng khắp tại hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên thì ở Việt Nam chúng ta thẻ Discover không được thông dụng cho lắm.

Tương tự thì thẻ này cũng có 2 dạng debit và credit. Ngoài có dạng ít người sử dụng là thẻ trả trước prepaid. Nói chung về thẻ này thì tác giả không dùng qua nên không thể cho nhận xét chuẩn xác được.

Chức năng thì cũng giống mấy loại thẻ của thương hiệu khác như Amex, Jcb mình kể ở trên rồi. Nên sẽ không đi về giải thích chi tiết nữa.

Discover là thương hiệu thẻ sinh sau đẻ muộn nhất của Mỹ. Công ty được thành lập vào năm 1986. Năm 2008, công ty đã mua lại thương hiệu thẻ Diners Club International từ ngân hàng Citibank.

Sau khi hợp nhất thì DFS sở hữu 3 thương hiệu thanh toán lớn là Discover, Diners Club International và cổng thanh toán điện tử PULSE. Hiện tại có 61 triệu người dùng thẻ của tập đoàn này, chưa rõ là có bao nhiêu là của Diner và bao nhiêu là thẻ còn lại.

Thẻ Discover đã có mặt ở Việt Nam chưa?

Giống như thẻ Diners Club International, Discover chưa có mặt tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chủ thẻ Discover an tâm là hệ thống chuyển mạch thẻ Việt Nam đã chấp nhận thẻ này và cả thẻ Diners Club vào năm 2012.

Chủ thẻ chỉ cần tìm các máy ATM có biểu tượng của Discover là thanh toán được, đương nhiên là không thể thiếu thương hiệu Diners Club International đi cùng. Vì 2 thương hiệu này đồng sở hữu của DFS cả.

Những điều đặc biệt chỉ có ở thẻ Discover card

Do chỉ phát hành thông qua ngân hàng điện tử Discover Bank. Thẻ này chỉ duy nhất có người Mỹ sở hữu. Thẻ này có tỉ lệ hoàn tiền mặt cao hơn tất cả các dòng thương hiệu thẻ của Mỹ khác như Visa, Mastercard, Amex.

Các dịch vụ thẻ của thương hiệu này hoàn toàn là thẻ tín dụng credit. Đối tượng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: du lịch, vay học phí, doanh nhân, ẩm thực hoặc giao dịch trực tuyến. Thương hiệu này không có Thẻ debit. Mã số giao dịch an toàn là CVV hay CVV2 giống như thẻ Visa.

Bạn có thể thấy phần so sánh lợi thế so với các hãng thẻ khác trên thị trường theo link sau:

https://www.discover.com/credit-cards/compare/#

the-discover-card-la-gi-co-o-vn-chua

Lưu ý: 

Nếu bạn có thẻ tín dụng. Thì sau khi thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card) này, thì bạn đã chính thức vay ngân hàng, nơi phát hành thẻ cho bạn.

Và khoản vay này sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy thuộc vào ngân hàng nếu bạn trả trước 45 ngày. Nếu qua thời gian này không trả hết số tiền đã vay thì bạn sẽ bị tính lãi. Do đó bạn hãy nhớ mà trả sớm nếu như có điều kiện để tránh bị đóng lãi phạt nhé.

Ngoài những loại thẻ mà tác giả đã nêu như Mastercard, Visa, Amex, JCB, Discover còn có nhiều loại thẻ khác nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Như UnionPay, Dinner Club…

Hy vọng bài viết Thẻ American Express – JCB – Discover card là gì, có mấy loại? đã giúp các bạn tìm hiểu thêm về các loại thẻ này. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.

Ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Paypal là gì. Mong các bạn dành thời gian để đọc.

Tổng hợp mã SWIFT code của các ngân hàng ở Việt Nam

Bạn đang thắc mắc mã ngân hàng, SWIFT code của ngân hàng ACB, ANZ, Agribank, Sacombank, Vietcombank, Vietinbank… là bao nhiêu? Hay SWIFT code của một ngân hàng nào đó ở tại Việt Nam là bao nhiêu? Hãy để ngôi nhà kiến thức mang lại câu trả lời của bạn qua bài viết tổng hợp SWIFT code ngân hàng Việt Nam này nhé.

Có thể bạn quan tâm: SWIFT code là gì – Thẻ thanh toán quốc tế là gì, ưu và nhược điểm của thẻ

Tổng hợp mã SWIFT code của các ngân hàng ở Việt Nam:

Bên dưới đây là bảng tổng hợp mã SWIFT của các ngân hàng đang có mặt tại Việt Nam. Bảng bên dưới đây trình theo 4 cột gồm số thự tự, Tên ngân hàng trong tiếng Anh, Tên ngân hàng được trong tiếng Việt – Mã SWIFT code của ngân hàng đó.

Để có thể từ nước ngoài chuyển tiền về tài khoản ở ngân hàng Việt Nam thì bạn phải có phải SWIFT code của ngân hàng. Bởi vì từ mã SWIFT code thì sẽ biết được ngân hàng cần chuyển ở đâu.

Bên dưới là bảng tổng hợp SWIFT code các ngân hàng ở Việt Nam, nếu như có người thân cần chuyển tiền về thì bạn hãy xem qua nhé.

Bảng tổng hợp mã SWIFT code của các ngân hàng ở Việt Nam

STT Tên tiếng Anh của ngân hàng Tên tiếng Việt của ngân hàng SWIFT code
1 AN BINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng An Bình ABBKVNVX
2 ANZ BANK(VIETNAM) LIMITED Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) ANZBVNVX
3 ASIA COMMERCIAL BANK Ngân hàng Á Châu(ACB) ASCBVNVX
4 BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV BIDVVNVX
5 BAOVIET JOINT STOCK COMMERCIAL BANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt BVBVVNVX
6 CITIBANK N.A. Citibank Việt Nam CITIVNVX
7 COMMONWEALTH BANK OF AUSTRALIA HO CHI MINH CITY Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia – Chi nhánh Tp. HCM CTBAVNVX
8 DONGA BANK Ngân Hàng TMCP Đông Á EACBVNVX
9 Global Petro Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí toàn cầu – GP Bank GBNKVNVX
10 Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – HDBank HDBCVNVX
11 HSBC BANK (VIETNAM) LTD. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) HSBCVNVX
12 INDOVINA BANK LTD. Ngân hàng TNHH Indovina IABBVNVX
13 JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank BFTVVNVX
14 KIEN LONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long – Kienlongbank KLBKVNVX
15 KOOKMIN BANK HO CHI MINH CITY BRANCH Ngân hàng Kookmin Chi nhánh Tp HCM CZNBVNVX
16 LIEN VIET POST JOINT STOCK COMMERCIAL BANK Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt LVBKVNVX
17 MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng Quân đội – MBBank MSCBVNVX
18 NAM A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng TMCP Nam Á – Nam A Bank NAMAVNVX
19 NATIONAL CITIZEN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng Quốc Dân – NCB NVBAVNVX
20 NORTH ASIA COMMERCIAL JOINT – STOCK BANK Ngân hàng TMCP Bắc Á – BAC A BANK NASCVNVX
21 OCEAN COMMERCIAL ONE MEMBER LIMITED LIABILITY BANK Ngân hàng Đại Dương – OceanBank OJBAVNVX
22 ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng TMCP Phương Đông(OCB) ORCOVNVX
23 PETROLIMEX GROUP COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) PGBLVNVX
24 SAI GON-HA NOI COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) SHBAVNVX
25 SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – SAIGONBANK SBITVNVX
26 SAIGON COMMERCIAL BANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB SACLVNVX
27 SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (SACOMBANK) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank SGTTVNVX
28 SHINHAN BANK VIETNAM Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam SHBKVNVX
29 SOUTHEAST ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank SEAVVNVX
30 STANDARD CHARTERED BANK Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) SCBLVNVH
31 TIENPHONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – TPBank TPBVVNVX
32 VID PUBLIC BANK Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Public Việt Nam VIDPVNV5
33 VIET CAPITAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank VCBCVNVX
34 VIET NAM THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng Việt Nam Thương Tín – VietBank VNTTVNVX
35 VIETNAM ASIA COMMERCIAL JOINT-STOCK BANK Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á – VietABank VNACVNVX
36 VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank VBAAVNVX
37 VIETNAM EXPORT IMPORT COMMERCIAL JOINT-STOCK BANK Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank EBVIVNVX
38 VIETNAM INTERNATIONAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng VIB VNIBVNVX
39 VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Vietin Bank ICBVVNVX
40 VIETNAM MARITIME COMMERCIAL STOCK BANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) MCOBVNVX
41 VIETNAM PROSPERITY JOINT STOCK COMMERCIAL BANK Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank VPBKVNVX
42 VIETNAM RUSSIA JOINT VENTURE BANK Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) VRBAVNVX
43 VIETNAM TECHNOLOGICAL AND COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Ngân hàng Techcombank VTCBVNVX
44 VIETNAM PUBLIC JOINT STOCK COMMERCIAL BANK (PVCOMBANK) Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) WBVNVNVX
45 CONSTRUCTION BANK Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam GTBAVNVX

Nếu bạn thấy bảng tổng hợp SWIFT code ở trên có thiếu ngân hàng nào thì hãy bạn bình luận để mình tìm thử và bổ sung vào thêm vào bài viết nhé.

Tổng hợp mã ngân hàng SWIFT code của các ngân hàng ở Việt Nam

 

Hy vọng qua bài viết Tổng hợp mã SWIFT code của các ngân hàng ở Việt Nam, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc như mã ngân hàng, SWIFT code của ngân hàng này, ngân hàng nọ là bao nhiêu . Hẹn gặp ở bài viết  Tìm hiểu về phần mềm gián điệp Spyware là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Mã số Bank SWIFT code ngân hàng là gì, dùng để làm gì?

SWIFT code là gì? Mã số SWIFT code của ngân hàng dùng làm để gì, có công dụng gì? Mã SWIFT code của agribank, sacombank, vietcombank, vietinbank, Acb là bao nhiêu?

Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Mã SWIFT code là gì qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Bitcoin là gì – Thẻ tín dụng là gì – ATM là gì  hay Thẻ Visa là gì

Bank SWIFT code là gì?

Bank SWIFT code là một mã định dạng được để nhận diện một ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào đó trên thế giới. Swift code thường có độ dài từ 8 cho đến 11 ký tự gồm số và chữ.

Mã Swift được quản lý bởi tổ chức SWIFT. Cụ thể là mã này được quản lý bởi một bộ phận là SWIFT Standards (Tiêu chuẩn mã SWIFT).

SWIFT là tên viết tắt của cụm từ “Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication” (tạm dịch là Hiệp hội Liên ngân hàng và tài chính toàn cầu). Tổ chức này có trụ sở chính đặt tại Bỉ.

Tổ chức này được thành lập tại Brussels vào năm 1973 dưới sự lãnh đạo của Carl Reuterskiöld, và được hỗ trợ bởi 239 ngân hàng tại 15 quốc gia. Tổ chức này bắt đầu thiết lập các tiêu chuẩn chung cho các giao dịch tài chính và một hệ thống xử lý dữ liệu chung và mạng truyền thông toàn cầu được thiết kế bởi Logica và được phát triển bởi Tập đoàn Burroughs .

Tính đến năm 2015 , tổ chức này đã liên kết với hơn 11.000 tổ chức tài chính ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mã Swift cũng có thể được biết với gọi khác là BIC, BIC viết tắt của chữ Business Identifier Codes.

Cả 2 mã swift hãy mã BIC đều cùng ý nghĩa và công dụng cả. Nó dùng để xác minh tổ chức tài chính hoặc chi nhánh của nó khi tham gia chuyển tiền toàn cầu.

Cụ thể quy ước về mã SWIFT code sẽ có dạng như sau

AAAA BB CC DDD

Bốn ký tự đầu AAAA này là đặc điểm để phân biệt các ngân hàng và tổ chức tài chính với nhau. Ở vị trí 4 ký tự đầu tiên AAAA này chỉ cho phép dùng ký tự là chữ từ A->Z mà thôi, không cho phép sử dụng số ở đây. Nếu sử dụng số ở đây thì sẽ không phù hợp chuẩn. Nếu bạn thấy có số ở đây thì đây không phải là mã Swift code nhé.

Hai ký tự tiếp theo là BB. Hai ký tự này là để nhận biết quốc gia nào. Ở 2 ký tự BB này được sử dụng theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2. Như đối với các ngân hàng Việt Nam chúng ta thì 2 ký tự này luôn luôn là VN. Do đó khi nhìn vào mã SWIFT code mà thấy vị trí thứ 5,6 có chữ VN thì chứng tỏ ngân hàng đó ở Việt Nam chúng ta.

Còn nếu bạn không nhìn thấy 2 ký tự VN thì hiểu rằng cái mã Swiftcode nó không thuộc về 1 ngân hàng hay tổ chức tài chính ở Việt Nam mà nó ở 1 nước nào đó.

Tiếp theo là 2 ký tự CC, hai ký tự này được dùng để xác định vị trí. Ở 2 ký tự này được phép sử dụng cả số lẫn chữ.

Ba ký tự cuối cùng DDD dùng để xác định rõ ngân hàng, chi nhánh ngân hàng tham gia. Ở 3 ký tự này cho phép sử dụng cả số lẫn chữ. Đây là lựa chọn tự nguyện.

Mã số SWIFT code ngân hàng là gì và dùng để làm gì?

SWIFT code dùng làm gì?

SWIFT code là thứ không thể thiếu  khi bạn chuyển tiền quốc tế. Bởi vì như đã nói ở trên SWIFT code được dùng để xác định ngân hàng, quốc gia. Khi có mã SWIFT code thì dễ dàng biết được ngân hàng đó tên gì, ở quốc gia nào, chi nhánh nào, địa chỉ là gì?

Ở Việt Nam, đa số các ngân hàng thường sử dụng SWIFT code loại 8 ký tự là phổ biến nhất. Bởi vì loại 11 ký tự có thêm mã chi nhánh này nọ. Mà một ngân hàng thì có rất nhiều chi nhánh do đó các ngân hàng thường đưa SWIFT code 8 ký tự trên web của họ.

Để có thể chuyển tiền đến 1 tài khoản ngân hàng nào đó ở nước ngoài bạn cần các thông tin sau:

Mã Swiftcode của ngân hàng bạn muốn chuyển tiền tới: Cái này quan trọng nhất. Bắt buộc phải biết.

Tên ngân hàng đó: Ở chuẩn tiếng Anh nhé. Ví dụ Ngân hàng ACB có tên tiếng Anh là ASIA COMMERCIAL BANK.

Số tài khoản của người nhận tiền.

Tên của người nhận tiền.

Đây là những thông tin bắt buộc phải có. Trong đó cái Swiftcode và cái số tài khoản là quan trọng nhất.

Ví dụ:

ASCBVNVX đây là mã SWIFT code của ngân hàng ACB. Như đã phân tích trên ta có thể tách SWIFT code ra như sau:

Bốn ký tự đầu ASCB đây để nhận dang tên ngân hàng.

Hai ký tự tiếp theo là VN để nhận dạng quốc gia. Ở đây là Việt Nam.

Hai ký tự cuối cùng là VX để xác định vị trí.

Một vài mã Swift code của các ngân hàng Việt Nam:

SWIFT code của Agribank: VBAAVNVX

SWIFT code của Sacombank: SGTTVNVX

SWIFT code của Vietcombank: BFTVVNVX

SWIFT code của Vietinbank: ICBVVNVX

Video về cách hoạt động và vận hành

Hy vọng qua bài viết Mã số SWIFT code ngân hàng là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu thêm về SWIFT code là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tổng hợp mã ngân hàng SWIFT code của các ngân hàng ở Việt Nam nhé.

Thông tin được tham khảo từ:

https://en.wikipedia.org/wiki/Society_for_Worldwide_Interbank_Financial_Telecommunication

Hướng dẫn thủ tục cách mở, làm thẻ ATM ngân hàng từ A->Z

Thủ tục, cách làm mở thẻ ATM ngân hàng ra sao? Làm thẻ ATM có dễ dàng hay không, làm ở đâu, cần phải có những giấy tờ để làm thẻ ATM? Hãy để ngôi nhà kiến thức giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất, lấy thẻ nhanh nhất?

Hướng dẫn thủ tục, cách mở làm thẻ ATM

Đầu tiên, thẻ ngân hàng hay thẻ ATM mà mình nói đến trong bài viết hướng dẫn cách làm thẻ ATM này là về cách làm thẻ ghi nợ nội địa.

Lý do là trước đây, do thẻ thanh toán quốc tế vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Có khi còn chưa vào Việt Nam, nên hầu như thẻ ngân hàng được phát hành là thẻ thanh toán nội địa. Dần dần, người dân hiểu nhầm sang thẻ ATM là thẻ nội địa.

Nói chung là do hiểu nhầm của người Việt Nam chúng ta nên thẻ ghi nợ nội địa thường được gọi là thẻ ATM. Nếu bạn không biết thẻ ghi nợ là gì có thể tìm hiểu qua bài viết thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card là gì.

Giờ vô trọng tâm chính là hướng dẫn những thủ tục giấy tờ, yêu cầu phải có để có thể mở thẻ ATM tại bất cứ ngân hàng tại Việt Nam:

Độ tuổi làm thẻ ATM là bao nhiêu?

Để có thể được chấp thuận làm thẻ. Thì người đăng ký thẻ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Thì thường tới năm đó đủ 18 tuổi là làm được rồi. Không cần phải chờ tới ngày sinh nhật đâu nhé.

Làm thẻ ATM cần mang theo những gì?

Đây là giấy tờ bạn cần phải có mới làm được thẻ:

Bạn phải có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn thời hạn hoặc sử dụng passport(hộ chiếu) còn thời hạn cái này thì tùy ngân hàng. Cái này bắt buộc phải có, không có mấy giấy tờ này thì không thể làm được thẻ đâu nhé.

Tiền phí làm, mở thẻ là bao nhiêu?

Mang theo tiền phí từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng để nộp tiền mở thẻ hay để đóng phí. Nếu muốn nạp tiền vô tài khoản thì luôn thì sẵn mang số tiền đó luôn để lúc mở nhờ nạp vô tài khoản luôn cho tiện. Nạp phí làm thẻ xong dư tiền đi ăn đồ vặt hay uống nước cũng được 🙂

– Chọn ngân hàng mà bạn muốn làm thẻ. Xem địa chỉ chi nhánh nào gần bạn nhất và đến làm thủ tục.

– Khi đi mang theo tiền như mình đã nói ở trên và chứng minh nhân dân bản gốc hay hộ chiếu( cái này thì tùy ngân hàng).

– Vô gặp nhân viên ngân hàng nói là muốn mở hay làm thẻ ATM. Họ sẽ yêu cầu bạn điền vào mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thẻ và yêu cầu bạn đưa chứng minh nhân dân để họ xem kiểm tra và làm thủ tục.

Lưu ý là nếu nhu cầu của bạn chỉ để nhận lương, tiêu dùng mua hàng trong nước thì không cần phải mở thẻ thanh toán quốc tế như: Visa – Mastercard, Amex – JCB,…. đâu. Bởi vì bạn sẽ phải thêm phí duy trì thẻ quốc tế nữa đây.

Có lưu ý này là bởi các nhân viên tư vấn sẽ giới thiệu, đề nghị với bạn là đang có chương trình khuyến mãi này nọ, làm thẻ miễn phí, ưu đãi gì khi làm thẻ quốc tế này.

Lúc đó bạn sẽ dễ xiêu lòng và làm thẻ quốc tế, trong khi nhu cầu bạn lại không cần. Thế là bạn phải tốn một khoảng phí để duy trì thẻ, và lỡ như bạn quên thẻ bạn là thẻ quốc tế đi rút cây ATM khác ngân hàng là bạn bị trừ phí khá nặng đấy.

Thêm một lưu ý nữa nếu bạn nhận lương qua thẻ hay thường mua sắm online thì nên đăng ký thêm dịch vụ Internet banking SMS banking để dễ cập nhật về biến đổi số tiền trong tài khoản cũng như thanh toán tiền. Cái Internet banking này có ngân hàng miễn phí, có ngân hàng sẽ thu phí. Bạn có thể lên website của ngân hàng bạn muốn làm thẻ mà tìm hiểu về phí dịch vụ phải trả.

– Sau khi điền đầy đủ, ký tên này nọ. Nhân viên của ngân hàng sẽ nhận đơn đăng ký của bạn, yêu cầu bạn đóng lệ phí mở thẻ( cái này tùy ngân hàng) hay nạp 50 ngàn đồng vào tài khoản sau đó cho bạn giấy hẹn ngày lấy thẻ (Thường là 1 tuần là sẽ có thẻ). Có một số ngân hàng thì bạn chỉ cần đăng ký online là vẫn có thẻ như thường không cần phải đi ra làm thủ tục này nọ.

Có ngân hàng thì lại có thể phát hành thẻ chỉ trong vòng 15 phút kể từ khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ mà bạn nộp.

Lưu ý

Bạn ký tên kiểu gì thì ráng mà nhớ, không thì chụp hình chữ ký lại. Không sau này, khi bạn cần làm thủ tục ký tên bạn sẽ gặp phải tình trạng như mình quên mất tiêu hồi xưa ký cái kiểu gì. Vì mình làm văn phòng toàn tiếp xúc với máy tính cả ngày. Còn ký tên này nọ chắc cả năm ký không quá 10 chữ ký quá.

Sau khi đến ngày hẹn thì bạn mang theo chứng minh nhân hay hộ chiếu lên chi nhánh ngân hàng mà bạn đã đăng ký làm thẻ để nhận thẻ về. Nhận thẻ xong thì nhớ ra cây ATM đổi mã PIN cho an toàn nhé 🙂

Nói tóm lại làm thẻ ATM thì cực kỳ dễ chỉ cần Chứng minh nhân dân bản gốc, Tiền đi làm thủ tục mở thẻ là có thể làm thẻ ATM dễ dàng.

Hướng dẫn thủ tục cách làm thẻ ATM ngân hàng

Cảnh báo đặc biệt phải nhớ

-Nếu không có nhu cầu sử dụng thẻ nữa thì hãy hủy thẻ. Bởi vì nếu bạn không sử dụng ngân hàng cũng sẽ tính tiền đó mà thôi. Đừng để phải tốn tiền trả các chi phí dịch vụ khi mà bạn không sử dụng đến nó.

– Không được tự ý bán thẻ ATM khi không dùng. Bởi vì hiện nay có rất nhiều người rao mua thẻ ATM. Bạn thấy bạn không cần dùng nữa và bán lấy tiền. Như thế là bạn đã hại mình rồi  đó.

Bởi vì thẻ đó mang tên của bạn, bạn phải chịu trách nhiệm với nó. Nếu những người mua thẻ ATM của bạn, dùng thẻ bạn để nhận tiền bất chính, tiền phạm pháp rồi dùng thẻ bạn rút ra. Thì nếu có cơ quan điều tra vào cuộc bạn sẽ được mời lên để điều tra đấy.

Bởi vì chính thẻ của bạn đã nhận tiền và rút tiền. Nên bạn sẽ dễ dàng bị nghi ngờ nằm trong đường dây tội phạm. Do đó tuyệt đối được bán thẻ ATM của mình hay cho một người không tin tưởng sử dụng nhé.

– Không nên cho những người không tin tưởng mượn thẻ. Nguyên nhân thì cũng đã nói ở trên rồi.

– Làm mất thẻ thì tra cứu ngay số tổng đài và báo mất ngay. Ngân hàng sẽ khóa thẻ bạn lại. Nếu may mắn tìm lại được thì chịu khó mang giấy tờ ra để mở thẻ. Không thì chịu tốn 1 chút phí để làm lại. Phí làm lại thẻ khoảng 50 ngàn đồng.

– Nếu được chọn làm thẻ để lĩnh lương thì ưu tiên: máy ATM ngân hàng nào gần nhà, ngân hàng trả lương mà công ty hay dùng, ngân hàng nào ưu đãi dịch vụ cộng thêm và nếu sử dụng online tốt, chọn ngân hàng có thể giúp bạn thực hiện nhiều giao dịch online cho tiết kiệm thời gian.

– Khi làm thủ tục mở thẻ ATM, nhớ hỏi rõ về phí duy trì tài khoản. Mỗi ngân hàng sẽ có tính phí khác nhau nếu bạn không có đủ số tiền thường xuyên trong thẻ. Thường số dư duy trì là 500 ngàn đồng.

Một số câu hỏi liên quan đến việc làm thẻ ATM

Làm thẻ atm mất bao lâu, bao lâu sẽ có thẻ?

Thời gian làm thẻ hiện nay nhanh nhất là tầm 30 phút làm thủ tục và ra thẻ. Bạn mình làm thẻ ở ngân hàng TPBank qua cây livebank. Trước đây mình làm ở ngân hàng ABC thì tầm 1 giờ cho đến hơn 1 tý là có thẻ.

Có ngân hàng thì phải chờ 3 ngày cho đến 2 tuần. Mình hiếm khi nào thấy ngân hàng nào thời gian phát hành thẻ lâu hơn 2 tuần cả.

Nên thời gian nhận thẻ giao động từ 30 phút đến 14 ngày nhé.

Làm thẻ atm ngân hàng nào không mất phí?

Trước đây thì mình quảng bá Timo với ưu đãi này. Hiện nay năm 2021 thì có khá nhiều ngân hàng miễn phí vụ này rồi. Bạn chịu khó Google tý là sẽ ra, mình thì đang dùng TPBank mở thẻ này nọ hoàn toàn miễn phí.

Ngân hàng này thì hoàn toàn miễn phí tất cả các loại phí từ làm thẻ, chuyển khoản, Internet Banking, SMS Banking… Truy cập qua app trên điện thoại hoặc web. Có thể rút tiền ở tất cả các cây ATM của ngân hàng khác mà không mất phí.

Làm thẻ atm nhanh nhất ở ngân hàng nào?

Cá nhân mình thấy ngân hàng ACB và ngân hàng TPBank là 2 ngân hàng cấp thẻ nhanh nhất hiện nay. Nếu các bạn biết thêm ngân hàng nào thì bình luận bên dưới để mình bổ sung thêm vô bài nhé. Cảm ơn các bạn.

Nợ xấu có làm thẻ atm được không?

Làm bình thường nhé. Trừ khi bạn đòi làm thẻ tín dụng thì không làm được. Vì loại này ngân hàng sẽ cấp tiền cho bạn dùng trước. Mà bạn bị nợ xấu thì lịch sử không tốt, nên họ sẽ không làm thẻ tín dụng cho bạn.

Còn các loại thẻ khác như thẻ ghi nợ, thẻ trả trước thì làm vô tư nhé.

Làm thẻ atm có mất tiền không?

Cái này tùy thuộc vô ngân hàng mà bạn muốn làm thẻ. Bạn nên lên website của ngân hàng bạn muốn làm tìm hiểu thêm về phí nhé.

Nếu bạn ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ thì mình khuyên bạn làm thẻ Timo. Miễn phí hoàn toàn, bạn lên lấy thẻ còn được miễn phí ly nước uống nữa.

Làm thẻ atm dùm được không?

Đối với trường hợp không có giấy ủy quyền thì câu trả lời là không, vì dính tới tiền bạc. Ngân hàng họ sẽ không bao giờ chấp nhận đi làm dùm. Trừ khi bạn có giấy ủy quyền cho người kia. Mà thời gian bạn đi làm giấy ủy quyền thì bạn lên làm thẻ cho lẹ.

Bận quá thì ra kiếm mấy ngân hàng số của TPBank. Vì ở mấy chổ này bạn có thể làm thẻ qua máy ATM của họ.

Thông tin về LiveBank

https://tpb.vn/livebank

Bản thân mình cũng đi làm thử 1 thẻ để trải nghiệm thì tầm 30 phút là xong hết thủ tục và có thẻ trên tay.

Thẻ Visa Debit TPBank
Thẻ Visa Debit TPBank

Phía trên là tấm thẻ mình làm tại LiveBank của họ vào ngày chủ nhật. Mình đánh giá cao vụ làm qua máy này. Vì không cần xin nghỉ làm để đi làm thẻ.

Video quảng cáo của LiveBank của họ:

Video trải nghiệm thực tế việc làm thẻ tại LiveBank của tinhte:

Thẻ ATM phụ là gì?

Là 1 một thẻ có công dụng như thẻ ATM chính. Lý do phát sinh cái thẻ ATM là kiểu vợ chồng, ba mẹ con cái với nhau.

Chẳng hạn: Khi lẽ lúc nào người vợ cũng phải lấy thẻ của chồng để lấy tiền sinh hoạt phí này nọ. Lỡ những lúc chồng đi công tác xa thì sao. Ko lẽ phải chuyển khoản từ tài khoản chồng qua vợ để rút tiền. Nếu đã là vợ chồng với nhau thì làm luôn cho vợ cái thẻ phụ để vợ khi cần thể rút tiền từ máy ATM mà sử dụng.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn thủ tục cách mở, làm thẻ ATM ngân hàng từ A->Z đã giúp bạn có thể làm cho mình một thẻ ATM một cách dễ dàng nhất.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Nếu có vướng mắc hay thắc mắc gì các bạn đừng ngại hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận bên dưới. Mình hứa sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất có thể.

Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Thẻ thanh toán nội địa là gì, có mấy loại, ưu và nhược điểm?

Thẻ thanh toán nội địa là gì? Thẻ nội địa và thẻ quốc tế khác nhau như thế nào? Nên mở thẻ nội địa hay thẻ quốc tế? Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa có khác biệt gì? Thẻ có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Ở bài viết Thẻ thanh toán quốc tế là gì? Mình từng nhắc đến thẻ thanh toán nội địa. Nay mình sẽ giải thích cho các bạn rõ thẻ thanh toán nội địa có chức năng gì, giữa nó và các thẻ khác như Visa – Mastercard, Amex-JCB – Discover card thì có gì khác biệt?

Thẻ ATM thanh toán nội địa là gì?

Thẻ atm thanh toán nội địa như tên gọi đã nói lên một phần công dụng của nó. Thẻ thanh toán nội địa là loại thẻ chỉ dành để thanh toán trong nước ta mà thôi. Thẻ này do các ngân hàng thương mại tại một quốc gia phát hành ra và chỉ sử dụng tại quốc gia đó.

Và cũng như thẻ thanh toán quốc tế. Thẻ thanh toán nội địa cũng có loại là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa. Ngoài ra có 1 dạng rất ít người sử dụng là thẻ trả trước prepaid card.

Lưu ý thẻ ATM là tên gọi chung của các loại thẻ thanh toán nội địa lẫn thẻ thanh toán quốc tế mà thôi.

Để có thể dễ dàng hình dung về thẻ thanh toán nội địa như thế nào. Thì hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ về thẻ thanh toán nội địa bên dưới nhé.

Ví dụ:

Ở Việt Nam hiện nay thì có các ngân hàng của Việt Nam theo mình thì có liệt ra gồm những ngân hàng sau:

  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
  • Ngân hàng TMCP Vietcombank (VCB)
  • Ngân hàng TMCP xây dựng (CB Bank)
  • Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB)
  • Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEAB)
  • Ngân hàng TMCP An Bình (ABB)
  • Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB)
  • Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
  • Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
  • Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
  • Ngân hàng TMCP Kiên Long (KLB)
  • Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB)
  • Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank).
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
  • Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG)
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Ngân hàng TMCP Đầu Khí Toàn Cầu (GP Bank)
  • Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB)
  • Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB)
  • ….

Nếu bạn ra những ngân hàng được kể ở trên thì khi bạn làm thẻ mà chỉ có in mỗi thương hiệu của ngân hàng đó trên thẻ mà không có các logo biểu tượng của các công ty thẻ quốc tế như Visa card, Mastercard, JCB, American Express, China Union Pay…. thì đây là thẻ thanh toán nội địa do ngân hàng đó phát hành cho bạn.

Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ là debit card là là loại thẻ do các ngân hàng thương mại tại một quốc gia phát hành ra và chỉ sử dụng tại quốc gia đó. Và phạm vi sử dụng của thẻ chỉ hoạt động tại chính quốc gia phát hành thẻ đó. Như thẻ ghi nợ nội địa được phát hành ở Việt Nam thì chỉ sử dụng được ở Việt Nam mà thôi

Dạng thẻ này bạn phải nạp tiền mới sử dụng được. Tương tự điện thoại di động trả trước. Hết tiền thì khỏi sử dụng nhé. Lưu ý thêm một số ngân hàng không cho rút hết số tiền trong thẻ. Như yêu cầu phải để lại 50 ngàn đồng trong thẻ chẳng hạn. Như tiền ở đây là tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn chứ không phải tiền trong thẻ.

Thẻ ghi nợ nội địa này hay còn được gọi dưới tên gọi khác ở Việt Nam là thẻ ATM. Nhưng thực ra gọi như vậy là sai. Vì thẻ ATM là tên gọi chung cho tất cả các loại thẻ. Hãy xem thêm thông tin về thẻ ATM là gì tại đây nhé.

Công dụng của thẻ này là rút tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của bạn. Ví dụ tài khoản ngân hàng của bạn đang có 100 triệu thì thẻ này được sử dụng tối đa là 100 triệu. Số tiền sử dụng sẽ bị trừ vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Nếu ai có thẻ ATM rồi sẽ thấy, lúc làm thẻ xong sẽ được cấp thêm 1 mã số gọi là số tài khoản. Đây mới chính là nơi thực sự quản lý tiền bạn của bạn. Thẻ ATM hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa chỉ là phương tiện giúp bạn rút tiền qua các máy ATM mà thôi.

Thủ tục làm thẻ ghi nợ nội địa hay còn gọi là thẻ ATM thì rất đơn giản. Bạn có nhu cầu làm thẻ này có thể đọc bài viết này nhé: Hướng dẫn thủ tục cách làm, mở thẻ ATM ngân hàng

Thẻ ghi nợ nội địa và Thẻ tín dụng nội địa là gì?

Thẻ tín dụng nội địa là gì?

Thẻ tín dụng nội địa là loại thẻ cho phép bạn thanh toán mà không cần phải có tiền trong thẻ. Thẻ này do các ngân hàng thương mại tại một quốc gia phát hành ra và chỉ sử dụng tại quốc gia đó.

Thẻ này còn có tên gọi khác là thẻ credit card nội địa. Tương tự như thẻ ghi nợ nội địa ở trên nếu thẻ tín dụng nội địa phát hành ở Việt Nam thì chỉ được sử dụng tại Việt Nam mà thôi.

Tất nhiên giới hạn cho phép này hay còn gọi là hạn mức thì bắt buộc bạn phải chứng minh thu nhập mới có thể làm được thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng nội địa là thẻ được cấp dựa vào bảng kê lương hàng tháng hoặc tài sản thế chấp. Về thủ tục mở thẻ đa phần ngân hàng sẽ thích dựa vào bảng kê lương hàng tháng chuyển khoản qua ngân hàng.

Hiếm lắm họ mới cần khách hàng chứng minh bằng tài sản khác như sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm hay tài sản dễ quy ra tiền. Còn nhà cửa, căn hộ chung cư hay đất ít khi nhận do khó thanh lý hơn.

Nói đến tài sản thế chấp thì chắc bạn đã hiểu ra là đây là chiếc thẻ để cho bạn vay tiền dùng trước rồi trả sau. Thời hạn trả của thẻ tín dụng thống nhất trên toàn thế giới là 45 ngày.

Sau 45 ngày bạn không trả sẽ bị tính lãi và phí khá cao. Và bạn cũng nên thận trọng khi muốn trốn nợ.

Vì thông tin của bạn sẽ được lưu tại Trung tâm tín dụng CIC và nó sẽ ngăn bạn không thể vay được bất kỳ khoản nào nữa cho tới khi qua đời. Cho dù bạn có trả hết sau này vay lại sẽ bị tính lãi cao hơn bình thường.

Tuyệt đối không nghe bất kỳ ai xúi giục trốn nợ ngân hàng bằng thẻ tín dụng.

Thẻ trả trước nội địa là gì?

Thẻ trả trước nội địa hay thẻ prepaid card nội địa là loại thẻ mà bạn chỉ được quyền sử dụng tiền có trong thẻ mà thôi. Khác với ghi nợ debit được liên kết tài khoản ngân hàng, còn thẻ này chỉ được phép sử dụng số tiền mà bản thân thẻ đó đang có.

Nếu hết tiền hay không đủ tiền thì phải chuyển vào thêm chứ không tự động lấy tiền  trong tài khoản ngân hàng như debit được.

Xem thêm chi tiết về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng qua bài viết Thẻ ghi nợ debit và thẻ tín dụng credit card là gì?

Thẻ thanh toán nội địa là gì?

Vậy giữa thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế có gì khác nhau và lợi ích như thế nào?

Ưu điểm của thẻ thanh toán nội địa:

– Phí duy trì thẻ thấp hơn so với việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế. Bởi vì không tốn phí trả dịch vụ cho các tổ chức quốc tế.

– Dễ dàng rút tiền tại các máy rút tiền ATM trong nước với mức phí rẻ hơn so với thẻ thanh toán quốc tế.

– Liên kết với các đơn vị trong nước để tích điểm, nhận ưu đãi, ưu tiên thanh toán…

– Không bị đánh cắp cho mục tiêu mua hàng quốc tế, nhưng rút tiền nội địa vẫn có thể bị mất tiền.

– Liên kết với các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam để thay thế thẻ sinh viên thông thường.

– Có thể thanh toán mua hàng trực tuyến trên các trang web Việt Nam. Tuy nhiên thường ngân hàng sẽ khóa việc thanh toán online này. Bạn phải yêu cầu họ mở ra, có khi phải đăng ký thêm với ngân hàng các dịch vụ để thanh toán như Internet Banking thì mới thanh toán được.

– Quẹt thẻ được ở máy POS vô tư nhé.

– Một số ngân hàng ưu đãi miễn phí nhiều dịch vụ hoặc lấy phí thấp như rút tiền, thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào,…

– Chuyển tiền nhanh qua được số thẻ. Bởi vì hầu như các ngân hàng hiện nay điều đã nằm trong Napas cả rồi. Nên chuyển tiền qua số thẻ bao nhanh lại tiện vì không phải ai cũng nhớ được số tài khoản ngân hàng của họ cả.

Ví dụ thực tế:

Nếu dùng thẻ thanh toán nội địa bạn khi rút tiền ở cây ATM khác ngân hàng mức phí rút khác ngân hàng thì mức phí chỉ vài ngàn đồng. Tuy nhiên phải để ý cây ATM của ngân hàng khác bạn định rút có liên kết với ngân hàng của bạn không nhé.

Không là bị nuốt thẻ đó =.=!. Vào năm 2020 khi mình sửa bài viết được viết năm 2015. Thì bạn có thể an tâm về vụ rút tiền nhé. Chỉ cần ngó trên thẻ bạn có chữ Napas không và cây ATM bạn định rút có chữ Napas không. Có là rút vô tư, còn không có thì nên mở điện thoại Google xem rồi hãy đút thẻ vào máy ATM nhé.

Còn đối với thẻ thanh toán quốc tế, nếu bạn mà đi rút cây ATM khác với cây của ngân hàng cấp thẻ của bạn thì mức phí bạn phải trả lên rất cao. Do cây ATM khác hiểu đây là thẻ quốc tế chứ không còn là thẻ nội địa trong nước nữa. Thường phí rẻ nhất cũng phải từ 60k trở lên.

Nhược điểm của thẻ thanh toán nội địa:

– Không thể sử dụng để thanh toán quốc tế được. Như muốn mua hàng trên mấy trang Amazon, Ebay, Aliexpress, Alibaba, Walmart là không sử dụng được đâu nhé.

– Không thể sử dụng được khi ra nước ngoài. Bạn nào hay đi du lịch hay công tác nước ngoài thì nên mở thẻ quốc tế nhé.

– Không được nhiều hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như khi sử dụng thẻ quốc tế.

Vậy nên mở thẻ thanh toán nội địa hay thẻ quốc tế?

Nên làm thẻ thanh toán nội địa nếu như:

Bạn là người chỉ giao dịch trong nước. Không có đi ra nước ngoài thường xuyên. Thì thẻ nội địa lợi hơn thẻ quốc tế. Vì có thể dễ dàng rút tiền ở nhiều cây ATM khác nhau. Phí rút tiền cũng rẻ hơn so với thẻ quốc tế.

Chuyển tiền cũng dễ dàng hơn giữa các ngân hàng. Vì chỉ cần đưa số in trên thẻ nội địa là người khác có thể chuyển tiền cho bạn rồi.

Bạn là người đi làm nhận lương. Có tiền lương xong là rút ra dùng luôn, không có nhu cầu mua sắm hàng trên các trang web quốc tế.

Bạn không muốn đóng quá nhiều phí cho thẻ.

Nên làm thẻ thanh toán quốc tế nếu như

Bạn là người hay đi công tác hay du lịch nước ngoài.

Bạn là người hay mua hàng trên các trang web nước ngoài.

Bạn thích quẹt thẻ và ký tên hơn là quẹt thẻ nhập mã Pin rồi ký tên. (Lưu ý thẻ nào cũng quẹt được nhé, thẻ nội địa thì phải nhập thêm Mã Pin của thẻ vào.)

Một số câu hỏi liên quan đến thẻ nội địa:

Thẻ nội địa có quẹt được không?

Câu trả lời quẹt vô tư ở Việt Nam nhé. Còn quẹt ở nước ngoài thì không được.

Thẻ ghi nợ nội địa có quẹt thẻ được không?

Thẻ ghi nợ nội địa quẹt vô tư nhé.

Thẻ nội địa có thanh toán online được không?

Thanh toán được nhé, nhưng phải yêu cầu ngân hàng kích hoạt việc thanh toán online. Vì có 1 số ngân hàng thường khóa việc thanh toán online này.

Hy vọng qua bài viết Thẻ thanh toán nội địa là gì, có mấy loại, ưu và nhược điểm? đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết tiếp theo của mình về Thẻ ATM là gì nhé.

Máy ATM là gì và cha đẻ của máy ATM là người nước nào?

Máy ATM là gì và dùng để làm gì? Cha đẻ của máy ATM là người nước nào có phải người Việt Nam hay không? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ ATM là gìHướng dẫn làm thẻ ATMHướng dẫn làm thẻ quốc tế

Máy ATM là gì, dùng để làm gì?

Máy ATM là máy rút tiền tự động theo cách thường gọi dân gian. ATM là từ viết tắt tiếng Anh của 3 chữ Automated Teller Machine, hay còn gọi là máy giao dịch ngân hàng tự động.

Máy ATM được tạo ra tại Anh và Mỹ, là 2 nước có nền tài chính phát triển. Ban đầu, nó được sử dụng như một cỗ máy phát tiền mặt. Qua sự phát triển của công nghệ, máy ATM có thể thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào, chuyển khoản và thậm chí có thể gửi tiền vào ATM.

Khi nhắc tới máy ATM thì công dụng chính mà người dùng quan tâm nhất là rút tiền từ máy ra.

Tại Việt Nam, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai máy ATM vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng lúc đó chỉ phục vụ cho người nước ngoài. Qua năm 2004, thị trường dịch vụ thẻ ngân hàng bùng nổ với sự cạnh tranh quyết liệt từ ngân hàng Đông Á.

Mình nhớ ATM của Đông Á là có chức năng nạp tiền từ rất sớm so với các ngân hàng khác. Ngày nay thì cũng chẳng nhiều ngân hàng cung cấp ATM có thể nạp được tiền. Có thể do chi phí vận hành cao hơn so với cây ATM thông thường.

MAY-ATM-LA-GI-VA-PHAT-MINH-LA-AI

Để giao dịch được với máy ATM thì cần phải có thẻ ATM. Vậy Thẻ ATM là gì ra sao thì hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là thẻ do ngân hàng làm cho khách hàng của họ. Thẻ ATM là tên gọi gộm chung của 2 loại thẻ ngân hàng là thẻ thanh toán quốc tếthẻ thanh toán nội địa.

Trong 2 loại thẻ thanh toán quốc tế và nội địa này thì mỗi loại thẻ đều có 3 loại thẻ nữa là thẻ trả trước prepaid card, thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card.

Bạn hãy nhìn cái bảng bên dưới cho dễ hiểu nhé.

ATM Thẻ thanh toán quốc tế Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ trả trước quốc tế
Thẻ thanh toán nội địa Thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ tín dụng nội địa
Thẻ trả trước nội địa

 

Hiểu đơn thì thẻ ATM là cái thẻ bạn có thể cho vào máy ATM ở trên để giao dịch. Không có thẻ ATM thì không giao dịch được với máy ATM.

Đó là trước đây, còn bây giờ thì nhiều máy ATM hiện đại có thể quét khung mặt để giao dịch, quét vân tay để giao dịch nhé.

Thẻ ATM là loại thẻ do các ngân hàng hay tổ chức tài chính cấp. Loại thẻ này có 2 dạng là loại thẻ từ và thẻ sử dụng chip để lưu trữ thông tin về thẻ như số tài khoản, ngày hết hạn, tên chủ thẻ,… Trong đó thẻ từ loại phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên loại thẻ này lại là loại thẻ dễ bị sao chép nhất và không bảo mật bằng thẻ chip.

Có thể nhận dạng thẻ chip và thẻ từ: Rất đơn giản thẻ chip thì trên thẻ sẽ có một miếng màu vàng nhìn như thẻ sim điện thoại vậy. Còn thẻ từ chỉ là 1 dãy từ màu đen. Thông cảm tác giả không có các thẻ nào dùng chip cả nên không có ảnh minh họa được.

Thẻ ATM có kích thước chuẩn là 85.60 × 53.98 mm. Kích thước này theo chuẩn ISO/IEC 7810 ID-1. Đây kích thước chung cho các loại thẻ hiện nay. Kích thước này áp dụng cho thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế luôn.

Về vật liệu làm thẻ thì hiện nay phổ biến nhất vẫn là các dạng thẻ nhựa. Đối với các loại thẻ VIP thì vật liệu làm bằng kim loại nhìn rất sang trọng quý phái.

Trên thẻ ATM thường có in 1 dãy số, tên chủ thẻ, tên đơn vị phát hành thẻ, tên của thẻ, 1 chip màu vàng, 1 dãy từ màu đen phía sau…

Cha đẻ của máy ATM là ai và là người nước nào?

Cha đẻ của ATM là ai vẫn còn là điều tranh cãi. Vì sự trùng hợp trong phát minh không hiếm, máy ATM cũng là một ví dụ điển hình. Hiện nay cả 2 nước Anh và Mỹ đều tự nhận là nơi phát minh ra ATM đầu tiên.

Ở Mĩ, ông Luther George Simjian nộp bằng sáng chế vào 1960 và đã tiến hành lắp tại một ngân hàng ở New York, nhưng chỉ được sử dụng trong nửa năm rồi gỡ bỏ vì không ai dùng. Tại Anh, ông Barron và Goodfellow cũng được coi là cha đẻ đầu tiên của việc phát minh ra máy này.

Dù muộn hơn Mĩ nhưng tại Anh mới là nơi khởi phát sự mạnh mẽ cho việc phát triển máy ATM sau này.

Năm 2005, John Shepherd-Barron, lúc này đã được 79 tuổi, người Scotland, được tặng Huân chương đế chế Anh (OBE) nhờ phát minh ra chiếc máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine – ATM). Ngay cả sách Guiness cũng ghi nhận ông là người đầu tiên sáng tạo ra máy ATM dù người Mĩ vẫn cho rằng họ mới là người đầu tiên làm ra nó.

Tại Việt Nam, có luồng thông tin cho rằng một người Việt cũng tham gia vào việc phát minh ra máy ATM nhưng không có bằng chứng cụ thể. Vậy thực chất của luồng thông tin ấy có độ chính xác thế nào? Và ông Đỗ Đức Cường liên quan thế nào?

Đỗ Đức Cường là ai và có thực sự phát minh ra máy ATM?

Ông Đỗ Đức Cường là chuyên gia người Việt từng công tác tại WB, Citibank. Năm 2002, ông về nước làm việc cho các công ty và ngân hàng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ông không phải là người phát minh ra ATM, ông chỉ có 1 bằng sáng chế liên quan đến cải tiến thiết kế và cấu trúc ATM vào năm 1996. Bạn có thể tra cứu phát minh của ông tại link dưới đây:

http://patft.uspto.gov/netacgi/nph-Parser?Sect2=PTO1&Sect2=HITOFF&p=1&u=%2Fnetahtml%2FPTO%2Fsearch-bool.html&r=1&f=G&l=50&d=PALL&RefSrch=yes&Query=PN%2FD386883

DO-DUC-CUONG-LA-AI

Do đó thông tin bảo cha đẻ máy ATM là người Việt Nam là thông tin không chính xác nhé.

Các loại máy ATM đặc thù từng xuất hiện tại Việt Nam

  1. ATM có khe gửi tiền
  2. ATM di động
  3. ATM rút vàng
  4. ATM đổi ngoại tệ trực tiếp

Tất cả các máy ATM trên đều do Ngân hàng Đông Á trước đây triển khai. Mặc dù có thu hút ảnh hưởng của truyền thông, nhưng việc khuyến khích rút tiền đã khiến hành vi dùng tiền mặt của người Việt không giảm.

Hy vọng qua bài viết Máy ATM là gì và cha đẻ của máy ATM là người nước nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Sơn Đoòng là hang động gì và ở đâu nhé.

Branding hay xây dựng thương hiệu là gì và Trademark khác gì Brand?

Bạn biết rằng khi ra kinh doanh, không nhãn mác hay xuất xứ, thương hiệu thì cầm chắc giá trị sản phẩm thiếu tin tưởng. Thậm chí tạo ra một thương hiệu tồi, bạn muốn xóa đi cái hình ảnh tiêu cực trong suy nghĩ khách hàng rất khó khăn.

Vì thế, có kiến thức về thương hiệu chỉ là khởi đầu cho hành trình chinh phục khách hàng bằng xây dựng thương hiệu. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu chút thông tin cơ bản qua bài viết này nhé.

5 - Branding hay xây dựng thương hiệu là gì và Trademark khác gì Brand?

Thương hiệu là gì và Brand là gì?

Thương hiệu là nghĩa tiếng Việt của chữ Brand trong tiếng Anh. Thương hiệu tên tuổi, là danh tiếng, là tình cảm của khách hàng dành cho công ty…

Nhưng trước khi trước khi có tên tuổi, có được danh tiếng, tình cảm của khách hàng. Công ty phải bán sản phẩm đúng như nhu cầu khách hàng. Sản phẩm ít ra cũng phải đúng chất lượng kỳ vọng, không treo đầu dê bán thịt chó. Và đương nhiên duy trì và cải tiến theo năm tháng. Bạn từng bước có một thương hiệu mạnh.

Thương hiệu không phải là những thứ hào nhoáng ta thấy bên ngoài. Thương hiệu cũng không thể có trong 1 – 2 ngày. Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình dài

Thương hiệu là một tài sản vô hình tuy không thể hiện trên giá trị sổ sách. Nhưng để bạn hình dung được nó có giá trị thế nào, mình xin trích dẫn câu nói của CEO Coca Cola Roberto Goizueta:

“Toàn bộ nhà máy và cơ sở của chúng tôi ngày mai có thể cháy trụi, nhưng không có gì có thể chạm đến được giá trị của công ty chúng tôi vốn thực sự nằm trong danh tiếng của thương hiệu và tri thức tập thể trong công ty chúng tôi.”

Nhãn hiệu hay Trademark là gì?

Nhãn hiệu là nghĩa tiếng Việt của từ trademark. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản đây là một biểu tượng, dấu mộc hoặc hình vẽ để phân biệt tài sản của mình với tài sản người khác.

Trademark hay đánh dấu hàng hóa có từ lâu đời. Khi con người chăn nuôi gia súc với số lượng lớn, họ có nhu cầu làm dấu con vật bằng cách in một dấu nung bằng sắt vào da con vật. Bò là loại động vật bị áp dụng cách đánh dấu này nhiều nhất.

Tất nhiên, để không ăn gian số gia súc của nhau, những người chăn nuôi đã thỏa thuận rằng dấu ai làm ra người đó dùng. Không ai được làm giả dấu hiệu của nhau. Thời hiện đại, thỏa thuận  miệng đó đã được luật hóa thành việc bảo hộ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ theo địa lý sản xuất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc giải pháp mới…

Nếu bạn đã thiết kế ra một nhãn hiệu để bắt đầu kinh doanh, bạn đừng tiếc chi phí cho việc đăng ký sở hữu. Vì kiện tụng giành lại quyền sở hữu tốn kém nhiều lần hơn.

6 - Branding hay xây dựng thương hiệu là gì và Trademark khác gì Brand?

Nhằm để các bạn hiểu về ý thức trong việc bảo hộ nhãn hiệu, tránh việc bị giả mạo mà không làm gì được. Các bạn hãy biết một trường hợp đáng tiếc sau để coi đó mà rút kinh nghiệm:

Bánh canh Trảng Bàng Hoàng Ty là một tên nhà hàng rất quen thuộc với dân Sài Gòn. Nhưng khi truy nguyên nguồn gốc thì chả quản nào chung 1 chủ cả. Nguyên do quán đầu tiên khi mở ra đã không kịp đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nên tình trạng bây giờ khi đi trong Sài Gòn có rất nhiều quán với quy mô khác nhau.

Câu chuyện mất tên vào tay người khác là có thật. Còn quán đầu tiên được cho là mở tại Thanh Đa. Nếu được bảo hộ đúng lúc, thương hiệu Hoàng Ty Trảng Bảng có lẽ sẽ có cơ hội hiện diện tốt hơn trong trí nhớ khách hàng. Còn bây giờ thì liệu mấy ai biết được quán nào là gốc, quán nào là đầu tiên?

So sánh Brand hay Trademark

 Brand – Thương hiệu  Trademark – Nhãn hiệu
 – Vô hình

– Không bảo hộ

– Tạo lợi thế kinh doanh

– Quy ra giá trị bằng tiền

– Độ nhận diện – liên tưởng

– Trở thành tài sản vô hình

 – Hữu hình

– Có bảo hộ

– Tạo sự phân biệt

– Giá trị của thẩm mỹ

– Độ bắt mắt – hài hòa

– Trở thành yếu tố nhận diện

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ khi khách hàng khởi phát nhu cầu. Nó như là một cuộc tâm lý chiến tranh giành ảnh hưởng trong tâm trí hữu hạn của khách hàng.

Và chiến thắng thuộc về thương hiệu nào thành công trong việc xây dựng cái hiệu cho người ta thương. Tiếng Anh chỉ có cụm từ ngắn ngủi là branding. Đây là một trong những yếu điểm chết người của đa số doanh nghiệp Việt.

Thương hiệu có xuất phát điểm từ ngành marketing. Vì thế, hoạt động xây dựng thương hiệu gần giống như 1 quy trình marketing 4P cơ bản.

Ở các công ty hàng tiêu dùng lớn, hoạt động khảo sát và nghiên cứu thị trường luôn thực hiện thường xuyên để thay đổi theo thị hiếu người dùng. Từ những số liệu nghiên cứu, thực hiện sản phẩm là hoạt động nội bộ.

Hoạt động dễ dàng nhận thấy nhất là hoạt động quảng bá cho thương hiệu. Tất nhiên, đi kèm với nó là một sản phẩm cụ thể hữu hình hoặc vô hình.

Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt để khiến cho người tiêu dùng phải ghi nhớ, phải tạo ra hành vi mua hàng. Một câu nói nổi tiếng trong ngành ai cũng biết là câu “Khác biệt hay là chết”.

Xây dựng thương hiệu phải dựa trên chiến lược kèm theo. Chiến lược của một thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố trong đó như về mặt: cấu trúc phát triển (brand architeture), tính cách (brand personel), hệ thống nhận diện (Brand Identity System hay Corporate Identity Profile), nhận diện (brand awareness) phân khúc thị trường, định vị, thông điệp, kênh truyền thông…

Các thành tích, chứng chỉ cũng là một yếu tố được tính vào để giúp cho thương hiệu có giá trị, tạo niềm tin như chứng chỉ Hàng Việt Nam chất lượng cao hay Thương hiệu quốc gia, Giải mai vàng…

Những thuật ngữ quan trọng khác trong xây dựng thương hiệu

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là tạo một hình ảnh/thuộc tính ngắn gọn để khách hàng dễ liên tưởng nhất.

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu là nhân cách hóa thương hiệu để thương hiệu phản ánh chính tính cách khách hàng mục tiêu, tạo sự gần gũi.

Bộ nhận diện thương hiệu (CIP) là gì?

CIP hay bộ nhận diện thương hiệu là tài liệu phối logo với các vật phẩm quảng cáo tạo sự đồng nhất trong truyền thông.

Thương hiệu tập đoàn là gì?

Thương hiệu tập đoàn là tên của một công ty có sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau đang kinh doanh.

Thương hiệu con là gì?

Thương hiệu con là thương hiệu thuộc sở hữu của một công ty lớn. Các thương hiệu này phát triển độc lập với nhau theo định hướng từ công ty.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là việc tạo dựng niềm tin và uy tín cho cá nhân nhằm mục đích quảng bá, bán hàng hoặc gây ảnh hưởng lên cộng đồng…

Thương hiệu bảo chứng là gì?

Thương hiệu bảo chứng là thương hiệu lớn đi kèm với tên một thương hiệu nhỏ hoặc ghi chú là thương hiệu nhỏ là sở hữu của thương hiệu lớn nhằm tạo niềm tin và thúc đẩy cho thương hiệu nhỏ đó phát triển.

ABM và BM là gì, viết tắt của từ gì?

ABM, BM viết tắt của từ Assitant to Brand Manager và từ Brand Manager, đây là 2 người chủ chốt trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là giá trị của nó tính ra bằng tiền theo đánh giá của những tổ chức chuyên nghiên cứu và đo lường về thương hiệu như Intebrand hay BrandZ.

Danh sách này thương đo các thương hiệu cấp toàn cầu. Còn ở từng quốc gia thì chưa có do điều kiện kinh doanh khác biệt, gây khó cho việc đánh giá giá trị của một thương hiệu.

Hy vọng qua bài viết Branding hay xây dựng thương hiệu là gì? đã có thể giúp bạn hiểu cơ bản khải niệm xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng thế nào. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Blogspot là gì nhé.

Tìm hiểu ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì?

ATM là gì? Thẻ ATM là gì? Hay ATM viết tắt của chữ gì? Nếu đó là những thắc mắc của bạn, thì hãy để ngôi nhà kiến thức chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết này.

ATM là gì?

ATM là viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng Anh. ATM hay Automated Teller Machine, Automatic Teller Machine dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là máy rút tiền tự động.

Nghĩa Automated Teller Machine, Automatic Teller Machine này được hiểu phổ biến ở Mỹ, Úc, Singapore, Ấn Độ, Cộng hòa Maldives, Sri Lanka.

Ngoài ra ATM còn có thể hiểu như Automated Banking Machine ở Canada. Dịch ra tiếng Việt sát nghĩa thì có hơi khó nghe một tý là Máy ngân hàng tự động.

máy rút tiền tự động ATM

Công dụng của ATM thì như mình đã giải nghĩa về từ ATM ở trên. Thì đây là một máy rút tiền tự động. Còn bạn tò mò hơn về máy ATM thì hãy qua bài viết này nhé: Máy ATM là gì và cha đẻ của máy ATM là người nước nào?

Điều này có nghĩa là bạn có thể rút tiền bất cứ khi nào bạn cần mà không phải vào ngân hàng để rút tiền. Và để sử dụng bạn cần có thẻ và mã pin thẻ ATM. Hãy cùng tìm hiểu tiếp về Thẻ ATM là gì nhé?

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là thẻ do ngân hàng làm cho khách hàng của họ. Thẻ này tên gọi gộm chung của 2 loại thẻ là thẻ thanh toán quốc tếthẻ thanh toán nội địa. Trong 2 loại thẻ thanh toán quốc tế và nội địa thì mỗi loại thẻ đều có 3 loại thẻ nữa là thẻ trả trước prepaid card, thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card.

Nhìn cái ảnh này cho dễ hình dung nhé. Chứ diến tả ra cũng hơi lủng củng.

8 - Tìm hiểu ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì?

Hiểu đơn thì thẻ ATM là cái thẻ bạn có thể cho vào máy ATM ở trên để giao dịch. 

Thẻ ATM là loại thẻ do các ngân hàng hay tổ chức tài chính cấp. Loại thẻ này có 2 dạng là loại thẻ từ và thẻ sử dụng chip để lưu trữ thông tin về thẻ như số tài khoản, ngày hết hạn, tên chủ thẻ,… Trong đó thẻ từ loại phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam.

Tuy nhiên loại thẻ này lại là loại thẻ dễ bị sao chép nhất và không bảo mật bằng thẻ chip.

Có thể nhận dạng thẻ chip và thẻ từ: Rất đơn giản thẻ chip thì trên thẻ sẽ có một miếng màu vàng nhìn như thẻ sim điện thoại vậy. Còn thẻ từ chỉ là 1 dãy từ màu đen. Thông cảm tác giả không có các thẻ nào dùng chip cả nên không có ảnh minh họa được.

Trước đây, do thẻ thanh toán quốc tế vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Có khi còn chưa vào Việt Nam, nên hầu như thẻ ngân hàng được phát hành là thẻ thanh toán nội địa. Dần dần, người dân hiểu nhầm sang thẻ ATM là thẻ nội địa.

Vì thời điểm đó làm gì có phổ biến thẻ thanh toán quốc tế mà biết. Những thương hiệu thẻ thanh toán quốc tế như Visa – Mastercard hay Amex… còn chưa vào hay chưa phổ biến nữa. Nên cái tên thẻ ATM sẽ khiến rất nhiều người cho gần đó là thẻ thanh toán nội địa. Thực tế thì không phải như vậy nhé..

Có thể bạn chưa biết: Thẻ ATM đầu tiên được phát vào năm 1967 và 1969 bởi Barclays ở Luân đôn và ngân hàng Chemical ở Long Island, New York.

ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì?

Thẻ ATM có kích thước chuẩn là 85.60 × 53.98 mm. Kích thước này theo chuẩn ISO/IEC 7810 ID-1. Đây kích thước chung cho các loại thẻ hiện nay. Kích thước này áp dụng cho thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế luôn.

Về vật liệu làm thẻ thì hiện nay phổ biến nhất vẫn là các dạng thẻ nhựa. Đối với các loại thẻ VIP thì vật liệu làm bằng kim loại nhìn rất sang trọng quý phái.

Trên thẻ ATM thường có in 1 dãy số, tên chủ thẻ, tên đơn vị phát hành thẻ, tên của thẻ,…

Công dụng hay tác dụng của thẻ ATM là để rút tiền hay chuyển khoản hay dùng để thanh toán hóa đơn qua các máy ATM. Thường thì nếu làm cho các công ty hay cơ quan xí nghiệp thì tiền lương sẽ được chuyển vào thẻ ATM chứ không nhận trực tiếp.

Khi làm thẻ ATM bạn sẽ được cấp thẻ ATM, số tài khoản, tên chủ tài khoản, chi nhánh ngân hàng của bạn( cái này tùy ngân hàng), Mã Pin. Nếu bạn có đăng ký internet banking, thì sẽ có thêm tên tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào trang web của ngân hàng, để kiểm tra tiền, chuyển khoản hay thanh toán mua hàng online.

Nếu bạn đăng ký SMS banking thì số điện thoại của bạn đăng ký sẽ nhận được thay đổi khi biến động tài khoản như tiền chuyển vô, bị trừ,….

Mình sẽ có một bài viết hướng dẫn cách làm ATM sau nhé.

Những loại máy ATM Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay thì theo mình quan sát có 2 loại mà bạn thường gặp.

Loại 1 Phổ thông thường gặp

Máy ATM cơ bản chỉ có các chức năng cơ bản rút tiền và truy vấn số dư. Chuyển khoản này nọ mà thôi. Loại này không có chức năng nạp tiền.

Loại 2 CDM các máy ATM có khả năng nạp tiền

Máy ATM này thì hiện đại hơn, tích hợp nhiều chức năng hơn. Như bạn có thể nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM luôn.

Như TP Bank họ có máy ATM hay đúng hơn gọi là CDM. Bạn có thể giao dịch với nhân viên TPBank qua máy đó. Bạn có thể mở tài khoản và nhận ngay thẻ qua máy ATM này luôn.

Hướng dẫn cách rút tiền trong thẻ ATM qua máy ATM

Cách rút tiền thì cũng dễ dàng thôi. Quan trọng bạn phải có thẻ, và tới cái máy ATM để rút tiền nhé. Sau đây là các bước thực hiện.

Bước 1 Bạn hãy đưa thẻ ATM vào khe đọc thẻ

Lưu ý hãy nhìn trên thẻ có dấu mũi tên. Bạn hãy đưa đúng mũi tên ở mặt trên vào khe đọc thẻ nhé.

Bước 2 Lựa chọn ngôn ngữ nếu có

Tùy vô máy ATM bạn sử dụng có loại sẽ hỏi ngôn ngữ. Có loại thì không. Nếu có hỏi thì bạn chọn Tiếng Việt cho dễ nhé.

Bước 3 Nhập mã PIN của thẻ ATM bạn vào

Mã PIN ATM thông thường là 4 con số. Một số ngân hàng phát hành thẻ thì cái này lên 6 con số. Bạn hãy nhận nhập chính xác vào nhé. Nhập chính xác hết thì nhấn Enter để tiếp tục.

Lưu ý: Nếu bạn lỡ nhập sai thì đừng có nhấn Enter nhé. Hãy nhấn nút Clear để nhập lại đúng Mã PIN là được. Nhập đúng rồi thì Enter.

Không nên nhập sai quá 3 lần, máy sẽ giữ thẻ ATM của bạn lại. Hay dân tình còn gọi là nút thẻ không nhả.

Lúc nhập thì hãy che chắn để tránh bị các camera kẻ xấu gắn để lấy mã PIN của bạn.

Bước 4 Chọn loại giao dịch

Sau khi nhập thành công mã PIN. Lúc này máy sẽ chuyển qua màn hình khác. Bạn cần lựa chọn việc bạn sắp làm là gì. Sau đây là những cái ATM hay hiện ra.

  • Rút tiền mặt
  • Tra cứu số dư tài khoản
  • Đổi mã pin
  • Chuyển khoản
  • Thanh toán hoá đơn

Tùy máy ATM, tùy ngân hàng mà sẽ có những tùy chọn khác nhau. Nhưng cái chung là rút tiền thì máy nào cũng có. Mà đây cũng là mục đích chính của bạn thôi.

Bước 5 Lựa chọn tài khoản thanh toán

Nếu bạn chọn rút tiền thì máy ATM sẽ yêu cầu bạn chọn loại tài khoản để tiến hành giao dịch như: Tài khoản thanh toán (tài khoản mặc định tài khoản thẻ), tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm….

Mặc định thì bạn cứ chọn tài khoản thanh toán hay tài khoản thẻ nhé. Chọn xong là tới bước nhập số tiền mà rút thôi.

Bước 6 Bạn hãy nhập số tiền cần rút

Thường thì các ATM sẽ hiển thị các mốc tiền để bạn có thể chọn nhanh để rút như 100k VND,  200k VND, 500k VND, 1 triệu VND, 2 triệu, 3 triệu, 5 triệu… Số tùy chọn (Số khác).

Bạn hãy chọn Số tùy chọn(Số khác) nhập số tiền bạn cần rút. Sau đó nhấn Enter và tiếp tục hiển thị là có muốn in hóa đơn không. Bạn cần thì Enter tiếp là được.

Nếu bạn rút cây ATM khác ngân hàng với thẻ bạn dùng thì thường chỉ rút tôi đa 1 lần được 3 triệu mà thôi. Còn rút đúng máy của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn, thì bạn có thể rút 5 đến 10 triệu có khi còn nhiều hơn.

Sau đó bạn chờ tý để máy xử lý.

Lưu ý: Là bạn phải có tiền trong thẻ mới rút được nhé. Không có tiền thì rút bằng niềm tin. Trừ thẻ tín dụng thì mình không nói =.=!

Bước 7 Nhận tiền và thẻ

Tùy vô máy ATM, có máy sẽ nhả thẻ ra trước và trả tiền sau. Có máy thì nhả tiền và thẻ vẫn giữ trong máy.

Đối với loại máy nhả thẻ ra, thì bạn lưu ý lúc nhả thẻ ra thì hãy lấy ngay nhé. Để lâu máy nuốt thẻ vô lại đó. Lấy thẻ xong chờ tý là tiền ra thôi.

Còn với loại thẻ đang giữ thẻ, thì tiền sẽ ra. Và sẽ in hóa đơn nếu bạn có chọn. Xong nó sẽ hỏi bạn muốn giao dịch tiếp không. Nếu tiếp thì Enter để rút tiếp. Không thì Cancel lấy lại thẻ nhé.

Lưu ý: Nhớ kiểm tra lại tiền bạc, thẻ trước khi rời máy ATM nhé. Có gì còn khiếu nại qua hotline ở trên máy ATM.

Tổng hợp và giải đáp một số thắc mắc về thẻ ATM:

Mã số, dãy số in nổi, ghi trên thẻ ATM là gì?

Đây là mã số do ngân hàng đặt ra đối với thẻ thanh toán nội địa. Mã số này là số thẻ của bạn chứ không phải số tài khoản của bạn nên bạn không thể gửi tiền vào tài khoản dựa vào in trên thẻ.

Số này được tạo ra do một nguyên tắc mà chỉ nguyên tắc mà các ngân hàng thống nhất với nhau. Nói chung mã số ghi trên thẻ này bạn có thể không cần quan tâm đến nó nếu bạn không mua hàng online tại Việt Nam. Và ngược lại nếu là thẻ quốc tế thì con số rất quan trọng đấy.

P/s: Hiện nay thì số thẻ nội địa có thể dùng để chuyển tiền nhanh nhé. Sử dụng số thẻ trên thẻ nội địa để chuyển tiền đảm bảo nhanh hơn so với chuyển tiền qua số tài khoản.

Cụ thể như sau:

– Để thanh toán mua hàng online trên các trang nước ngoài bằng thẻ quốc tế ta cần phải nhập các thông tin sau để thanh toán là: Tên chủ thẻ, mã số thẻ, số CVV được in mặt sau của thẻ( có loại thẻ thì in đằng trước), thời hạn hết hạn của thẻ hay còn gọi là Valid thru.

Ảnh minh họa về vị trí của số CVV trên thẻ Visa và Mastercard

Số cvv trên thẻ visa và mastercard

Xem thêm: CVV là gì

– Do đó nếu thẻ bạn mà làm thẻ nội địa thì không cần quan tâm. Còn thẻ quốc tế thì hãy quan tâm và giữ thẻ cho kỹ nhé. Kẻo có người sử dụng thẻ giùm bạn đấy. Vì thẻ quốc tế chỉ cần mấy thông tin được in trên thẻ là đủ để sử dụng mua hàng online rồi.

Mã số PIN thẻ ATM là gì?

Mã PIN đây là viết của từ personal identification number trong tiếng Anh. Dịch ra tiếng  Việt thì PIN có nghĩa là mã số nhận dạng cá nhân. Mã số này được ngân hàng cung cấp đưa thẻ cho bạn. Bạn nên ra cây ATM cho thẻ vào và nhập mã PIN được cung cấp sau đó đổi mật khẩu cho an toàn.

Thường thì tuy các ngân hàng khác nhau mã Pin sẽ có độ dài khác nhau. Như có nơi sử dụng mã PIN chỉ gồm 4 số, có ngân hàng lại sử dụng mã pin đến 6 số. Lưu ý nếu đổi mã Pin thì phải ráng mà nhớ mã Pin vừa đổi.

Nếu bạn mà quên và nhập sai mã pin quá 3 lần là bị nuốt thẻ vô máy ATM. Lúc đó lại phải mất thời gian và tiền bạc để lấy lại. Mã PIN này cũng dùng để nhập khi bạn cà thẻ qua máy POS.

Số dư tài khoản atm là gì?

Đây là số tiền có trong thẻ của bạn. Một số ngân hàng có yêu cầu số dư tối thiểu như 50 ngàn đồng. Có nghĩa là bạn bắt buộc phải để lại 50 ngàn đồng trong thẻ mà không thể nào rút được. Có thể xem như tiền đặt cọc. Khi bạn hủy không dùng nữa sẽ được lấy lại tiền này.

Ngày hiệu lực thẻ atm là gì?

Cái này cái Issue date được in mặt trước của thẻ ATM bạn. Cái này đối với thẻ nội địa mình chỉ thấy in là tháng và năm phát hành thẻ thôi. Bạn sẽ cần thông tin này nếu như bạn thanh toán online bằng thẻ nội địa này.

Mình có nghe nói là thẻ thanh toán nội địa cũng có hết hạn. Nên bạn cũng có thể xem cái này để tính ra thời gian để đi làm lại thẻ.

Rất tiếc là mấy cái thẻ nội địa của mình làm toàn là loại không có thời hạn cả, chưa gặp cái nào có thời hạn để khẳng định chắc chắn hơn.

Valid thru trên thẻ ATM là gì?

Valid thru là thời gian hết hạn của thẻ. Cái Valid thru này chỉ có mặt trên các thẻ thanh toán quốc tế mà thôi. Như các thẻ Visa, Mastercard,…. Còn thẻ nội địa không có cái này đâu.

Dãy số in trên thẻ ATM là gì?

Dãy số được in trên thẻ của bạn. Đây chính là số thẻ. Bạn sẽ cần thông tin này để thanh toán online.

Nếu như là thẻ nội địa, thì bạn có thể đưa dãy số in trên thẻ này cho người cần chuyển tiền cho bạn. Tiền sẽ vô rất nhanh so với việc chuyển qua số tài khoản.

Thẻ phụ ATM là gì?

Thẻ này tương tự như thẻ chính, có thể dùng để rút tiền hay quẹt thẻ. Thường là thẻ giữa vợ chồng, gia đình với nhau.

Như chồng làm thêm 1 thẻ phụ cho vợ có thể dùng tiền trong thẻ của mình mà không cần phải lấy thẻ của chồng.

ATM CDM là gì?

Đây là loại cây ATM mới nhiều chức năng hay các cây ATM thông thường. Có thể nạp tiền thông qua cây ATM này mà không cần phải vô ngân hàng nạp hay người ai đó chuyển khoản vào.

Rút tiền atm khác ngân hàng được không?

Vào thời điểm năm 2021 khi mình cập nhật lại bài viết này. Thì bạn rút tiền ATM khác ngân hàng vô tư nhé. Bởi vì thẻ ở Việt Nam gôm về liên minh Napas hết rồi. Nên bạn thoải mái rút ở bất kỳ ATM nào cũng được.

Lưu ý thẻ Visa, Mastercard, JCB gì đó thì phải nhớ rút đúng ngân hàng nhé. Ngân hàng khác thì vẫn tốn phí ác lắm. Rút vẫn được mà xong sẽ sót tiền thôi

Hy vọng qua bài viết ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết tiếp theo của mình về cách làm thẻ ATM nhé.

Tìm hiểu Mã số PIN thẻ ATM là gì và dùng để làm gì?

Mã PIN trên thẻ ngân hàng, thẻ ATM, thẻ Visa, Mastercarrd… là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: CVV, CVC, CAV là gì

Mã PIN là gì?

PIN là viết tắt của từ Personal Identification Number trong tiếng Anh. PIN là tên gọi lấy từ 3 chữ đầu tiên mà ghép lại. Mã PIN đây là một mã số rất quan trọng với các loại thẻ ngân hàng (Thẻ ATM). Cụ thể là các thẻ thanh toán nội địa lẫn thẻ thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên ở thẻ quốc tế thì nếu bạn không có nhu cầu rút tiền ra thì cũng không quá quan trọng. Nói vậy, chứ cũng phải biết, chứ tới hồi khi cần lại chả nhớ thì mệt đó.

Mã PIN sẽ được cấp cho bạn khi bạn làm thẻ ngân hàng. Mã này sẽ được niêm phong trong phong bì (bao thư). Bạn phải tự mở ra xem, trong đó có 1 tờ giấy có in mã PIN của thẻ ngân hàng của bạn, kèm theo các hướng dẫn.

Nếu bạn làm các thẻ dạng như thẻ ghi nợ debit, thẻ trả trước prepaid thì sẽ thường được cấp cùng lúc với bạn làm thẻ luôn. Thường mã PIN sẽ có độ dài từ 4 đến 6. Bao gồm các con số.

Còn nếu bạn làm thẻ tín dụng thì mình đoán có thể do nguyên tắc an toàn của thẻ này. Thì bạn sẽ nhận mã PIN của thẻ tín dụng sau khi nhận thẻ. Việc nhận thẻ và nhận mã là 2 lần riêng biệt. Không gộm chung 1 lần như loại thẻ ghi nợ và thẻ trả trước.

Mỗi khi bạn làm 1 thẻ ngân hàng, bất kể là thẻ thanh toán nội địa hay thẻ thanh toán quốc tế. Thì khi làm xong thẻ lúc đưa thẻ cho bạn, bạn sẽ được cấp mã PIN của thẻ. Mã này sẽ được in trong 1 tờ giấy để trong bao thư. Bạn phải xé bao thư này ra để lấy mã PIN của thẻ.

Vậy mã PIN này có tác dụng gì? Hãy tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.

Tìm hiểu Mã số PIN thẻ ATM là gì và dùng để làm gì?

Mã PIN dùng để làm gì?

Mã PIN được dùng chủ yếu trong trường hợp bạn cần giao dịch tại máy ATM, máy POS. Khi bạn cho thẻ vào máy ATM thì sẽ được hỏi mã PIN. Bạn phải nhập vào chính xác. Đừng chơi dại, kiểu mà nhấn sai linh tinh nhé. Sai 3 lần là máy ATM nuốt thẻ luôn đó.

Do đó khi giao dịch với máy ATM nhớ mã PIN thì nhập, không nhớ chính xác thì đừng có mà kiểu đi dò. Nuốt thẻ mất công đi làm thủ tục này nọ lấy thẻ ra lắm.

Nếu bạn nhập mã PIN của thẻ chính xác thì sẽ được truy cập vào màn hình giao dịch của máy ATM. Hầu như ai lại máy ATM cũng để rút tiền. Nên chắc chắn trong màn hình này có chổ để bạn chọn rút tiền rồi.

Ngoài ra còn các chức năng khác chuyển khoản cùng ngân hàng, Xem số dư tài khoản, Thanh toán hóa đơn, Nạp tiền vào thẻ(chỉ có một số cây ATM của 1 số ngân hàng mới có khả năng rồi. Và nó được gọi chính xác là CDM), Lựa chọn Đổi Mã PIN sẽ xuất hiện nếu cây ATM bạn đưa vào thẻ là của ngân hàng phát hành cho thẻ…

Ngoài ra điều quan trọng của mã PIN đối với thẻ thanh toán nội địa là khi bạn cà thẻ ở các máy POS. Như bạn đi ăn, đi siêu thị cà thẻ chẳng hạn. Với thẻ nội địa, bạn buộc phải nhập mã để xác minh thanh toán nhé.

Như nạp tiền vào Grab Moca mình dùng thẻ nội địa mỗi lần nạp điều phải nhập mã PIN của thẻ cả. Không nhập thì khỏi thanh toán, không như thẻ thanh toán quốc tế như như thẻ Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, thẻ Amex,… chỉ cần quẹt ký tên là xong.

Bây giờ mã PIN của thẻ thanh toán quốc tế chỉ còn sử dụng chủ yếu cho việc giao dịch ở máy ATM mà thôi. Mà cũng ít ai rút tiền ra lắm, vì là thẻ quốc tế nếu bạn rút cây ATM khác ngân hàng sẽ bị thu phí giao dịch quốc tế.

Còn ra nước ngoài thì đa số quẹt thẻ cho lẹ rồi, trừ khi bạn hụt tiền mới cần rút ra mà thôi. Mà rút ra thì lại tốn phí rút nên không quá cần thiết thì đừng rút tiền từ thẻ thanh toán quốc tế ra nhé.

Một số câu hỏi liên quan đến mã PIN

Hướng dẫn cách đổi mã pin thẻ ATM

Để đổi được mã PIN của thẻ ATM. Trước đây thì chỉ có 1 cách mà thôi. Sau này công nghệ phát triển hơn nên việc đổi mã cũng dễ dàng.

Sau đây là những cách mà bạn có thể đổi nhé:

Cách 1

Ra cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ của bạn. Đưa thẻ vào, nhập mã PIN trước đó nếu là thẻ mới làm thì mã này đã được ngân hàng cung cấp qua bao thư hoặc thông tin nhắn điện thoại SMS(Cái SMS này thì mình thấy ít ngân hàng nào nhắn lắm).

Sau đó chọn vào lựa chọn Đổi mã PIN. Tùy vào cây ATM, nếu cây ATM cảm ứng thì bạn chỉ tay vào chổ Đổi mã PIN. Nếu gặp cây ATM không có cảm ứng, bạn sẽ để ý xung quanh cái màn hình sẽ có những nút nhấn. Bạn hãy nhấn nút nằm kế bên cái Đổi mã PIN là được.

Tiếp đó thường máy ATM sẽ yêu cầu bạn nhập lại Mã cũ. Xong sẽ tới bước nhập mã PIN mới, thường cái này sẽ yêu cầu nhập lại 2 lần để tránh vụ sai sót cho người dùng.

Sau khi xác nhận thay đổi PIN trên máy ATM xong. Thì lúc này mã PIN của thẻ bạn đã được thay đổi, bạn hãy sử dụng mã PIN mới vừa thay đổi theo ý của bạn nhé.

Cách 2

Hiện nay một số ngân hàng cho phép khách hàng có thể tự đổi mã PIN của thẻ trên ứng dụng điện thoại của ngân hàng đó.

Mình đang dùng thẻ nội địa của Timo, mình có thể đổi mã này dễ dàng trên app. Cái này thì tùy thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ cho bạn.

Nên mình vẫn khuyến nghị nên dùng cách 1 cho nhanh và chắc ăn nhất.

Nhập sai mã PIN ATM 3 lần phải làm sao?

Trường hợp nhập sai 3 lần thì hầu như thẻ ATM của bạn bị máy ATM nuốt luôn rồi. Cái này bạn phải liên hệ với cái ngân hàng của cây ATM bạn đang rút để lấy lại thẻ.

Rồi làm thủ tục này nọ để nhận lại thẻ của bạn. Nói chung tốn thời gian lắm. Bởi vậy mình cũng nói ở phía trên rồi, đừng dại đi mà đi mò mã này nhé.

Ngoài cách liên hệ ngân hàng của cây ATM bạn bị nuốt thẻ, thì còn 1 cách nữa là bỏ thẻ đó đi.

Tức là làm lại thẻ khác, bạn sẽ lên ngân hàng phát hành thẻ của bạn. Làm lại thẻ mới, trước đó thì nhớ gọi lên tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn nhờ họ khóa thẻ trước để an toàn. Còn cái thẻ bị kẹt bạn có thể bỏ luôn cũng được. Vì nó cũng bị vô hiệu hóa rồi.

Mã PIN ATM có mấy số?

Mã PIN cho thẻ ngân hàng thì thường có độ dài từ 4 đến 6 ký tự.

Ví dụ:

Mã PIN 0000 cái này có độ dài 4 ký tự đây.

Mã PIN 99999 cái này có độ dài 6 ký tự đây.

Tùy thuộc vào ngân hàng sẽ có độ dài mã này sẽ có độ dài khác nhau. Phổ biến nhất vẫn 4 ký tự.

Quên, bị mất mã PIN thẻ ATM?

Đối với các trường hợp quên, làm mất, bị mất mã pin thẻ atm ngân hàng,…

Bạn nên lên trực tiếp ngân hàng cấp thẻ cho bạn để lấy lại Mã PIN. Tùy vào chính sách của ngân hàng, có ngân hàng sẽ cấp lại mã PIN mới cho bạn miễn phí. Cũng sẽ có ngân hàng sẽ thu phí việc cấp lại mã PIN cho bạn.

Ngoài ra có một số ngân hàng có thể cấp lại mã PIN cho bạn qua tin nhắn SMS, mà số này hầu như rất ít. Vì liên quan tới bảo mật, nên hầu như các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải ra phòng giao dịch để yêu cầu cấp lại.

Cách lấy lại mã PIN ATM?

Nếu như bạn cần lấy lại mã PIN thì buộc phải lên ngân hàng nhé. Thường thì chả tổng đài ngân hàng nào hổ trợ cấp lại mã PIN cho bạn đâu. Vì cái này liên quan đến bảo mật, lỡ ai lượm được thẻ của bạn, mà không biết mã PIN họ gọi giả danh lên để lấy mã PIN rồi rút tiền sau.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Mã số PIN thẻ ATM là gì và dùng để làm gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu Tài khoản ngân hàng, Số tài khoản ngân hàng là gì nhé.