Tìm hiểu về IOT (Internet of things) là gì và dùng làm gì?

IOT là gì? IOT là viết tắt của từ gì? IOT có công dụng gì? Internet vạn vật là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Máy in 3D là gì–  NFC là gì

IOT là gì, là viết tắt của từ gì?

IOT thực ra là viết tắt của một thuật ngữ là Internet Of Things trong tiếng Anh. Dịch từ Internet Of Things này ra tiếng Việt thì có hiểu là internet vạn vật. Hay nói cho dễ hiểu là các thiết bị được kết nối với nhau qua Internet.

Nói kiểu là dễ hiểu nhất, chứ Internet vạn vật làm gì cho rắc rối. Ngắn gọn là nói về các thiết bị được kết nối với nhau qua Internet.

INTERNET-OF-THINGS-LA-GI

Internet of things là bao gồm 4 thành phần cơ bản đó là: thiết bị, mạch kết nối, máy chủ điện toán đám mây (cloud server), thiết bị đầu cuối điều khiển (pc hoặc thiết bị thông minh như Smartphone) và một thứ không thể thiếu đó chính là internet.

Nhiều người sẽ thắc mắc vậy Internet of Things có phải là nhà thông minh (smarthouse) như họ đã từng nghe qua, mà chính ngôi nhà của Bill Gate là một ví dụ điển hình? Smarthouse chính là internet of things, nó là một trong những ứng dụng lớn mà công nghệ này mang lại.

Ngoài smarthouse, internet of things còn có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, tự động hóa thiết bị điện tử hoặc công nghệ chế tạo robot…

Bạn có thể xem qua video này cho dễ hình dung về IOT

Internet of things ứng dụng vào thực tế

Nói chung IOT vào thực tế là để điều khiển từ xa. Hoạt động tự động qua Internet. Nếu hay coi mấy phim Mỹ. Thường có mấy vụ đánh sập Internet, vì ở các nước hiện đại. Đa số hệ thống của họ hoạt động qua Internet.

Chỉ cần Internet gặp vấn đề là xem như hệ thống bị gián đoạn rồi.

Tìm hiểu về IOT (Internet of things) là gì và dùng làm gì?

Nông nghiệp

Sự xuất hiện IOT khiến cho việc chăm sóc cây trồng trở nên dễ dàng. Với các hệ thống tưới cây tự động, đo nhiệt độ, độ ẩm của đất sẽ tự động hoạt động mà không sức người phải đi tưới thủ công nữa.

Đối với cá nhân, thì có thể bật tắt tưới cây từ xa. Cho dù bạn đang đi công tác xa không có ở nhà chẳng hạn. Chỉ cần có kết nối Internet là bạn có thể bật hệ thống tưới cây từ xa.

Với một nước thuần túy nông nghiệp như Việt Nam, internet of things ứng dụng cho nông nghiệp là xu hướng đang lên. Năm 2015, MimosaTek – một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp đã giành quán quân cuộc thi Venture Cup.

Tự động hóa

Ngày nay, có nhiều thiết bị bạn có thể hẹn giờ hoạt động cho nó. Như có những loại máy lạnh có thể kết nối Internet. Từ đó bạn có thể bật tắt máy lạnh từ xa qua Internet chẳng hạn.

Ví dụ:

Sáng đi làm vội quá quên tắt máy lanh. Bạn có thể dùng smartphone của bạn để tắt máy lanh. Hoặc trời nóng quá, khi ở công ty bạn có thể bật máy lạnh trước. Đến khi về nhà thì phòng bạn đã quá dư lạnh rồi. Không cần phải chờ làm lạnh nữa.

Các thiết bị internet of things nhờ kết nối với cloud server có thể ghi nhận thói quen và hành vi người dùng để điều chỉnh giúp cuộc sống con người tiện lợi nhất.

Ví dụ: chủ nhà thường 6h sẽ về nhà. 5h30 máy lạnh tự động chạy để cân bằng nhiệt độ, vòi nước chảy vào bồn hay đúng 6h đèn sẽ tự mở mà không cần can thiệp từ các thiết bị đầu cuối.

Ngoài ra IOT cùng ứng dụng cho những lãnh vực khác nữa…. Khó mà có thể kể hết được.

Nhà thông minh

Từ khả năng tự động hóa, các thiết bị khác trong ngôi nhà khi dùng internet of things sẽ giúp chủ nhà quản lý được đồ ăn trong tủ lạnh để lên kế hoạch mua sắm hợp lý.

Nhắc nhở việc bảo trì các thiết bị điện máy, điện tử hoặc cơ khí trong nhà.

Điều chỉnh nhiệt độ khi nấu ăn hoặc báo rò rỉ khí ga qua điện thoại.

Những hạn chế, rủi ro tiềm ẩn IOT

Dân tình có câu Hiện đại thì hại điện. Đối với IOT cũng không sai lắm. Vì do mọi thứ được kết nối với Internet cũng đặt ra nhiều vấn đề về bảo mật.

Chẳng hạn như hệ thống camera của nhà bạn. Mà bị Hack thì sao, lúc này người hack có thể theo dõi bạn từ xa. Nắm được giờ giấc đi làm của bạn, soi mói được các thông tin của bạn.

Đối là chưa kể nhà cung cấp thiết bị cho bạn. Họ có đủ khả năng bảo mật hay không?

Phụ thuộc Internet. Do gắn với hoạt động với Internet nên nếu đường truyền Internet mà có vấn đề thì đa IOT phải trở vê hoạt động thủ công mà thôi. Ở Việt Nam thì hay đứt cáp như cơm bữa. Nên trở ngại về Internet cũng không nhỏ.

Giá cả các thiết bị IOT hiện nay cũng chưa gọi là rẻ. Nên việc phổ biến IOT ở các nước đang phát triển cũng khá khó khăn.

Những thông tin khác liên quan đến Internet of things (IOT)

  • Bạn phải hiểu về lập trình, có kiến thức về phần cứng và chọn cloude server chất lượng là giải quyết được phần lớn vấn đề của IOT. Không hề dễ khi làm một thiết bị IOT.
  • Rashberry PI hay Arduino là những mạch kết nối thường được sử dụng để kết nối các thiết bị với internet hoặc tích hợp các mạch cảm biến khác.
  • Arduino là cộng đồng phát triển chuẩn hóa các thiết bị IOT để giúp các lập trình viên hay kỹ sư phần cứng có thể phát triển thiết bị IOT dễ dàng.
  • IOT chủ yếu giải quyết tiện dụng cho người dùng, mọi công nghệ dù có hiện đại nhưng thiếu tiện dụng đều bị loại bỏ khi ứng dụng IOT.
  • Zalo đang có ý định biến ứng dụng chat trở thành một hệ sinh thái IOT với 50 triệu người dùng với nhiều tiện ích như thanh toán khi mua hàng, mua sắm trực tuyến và cổng thanh toán tích hợp để giảm thiểu dùng tiền mặt…

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về IOT (Internet of things) là gì và dùng làm gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Nguồn tham khảo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet_V%E1%BA%A1n_V%E1%BA%ADt

https://en.wikipedia.org/wiki/Internet_of_things

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang