Posts in Có thể bạn chưa biết

Fatherzone là gì và tại sao có từ này?

Fatherzone là gì?

Fatherzone là thuật ngữ tiếng Anh ám chỉ cô gái xem một chàng trai như bố mình. Cô ấy không có ý định tiến tới tình yêu hay hôn nhân với chàng trai. Cô ấy chỉ cần bạn chăm sóc cô ấy như bố mình và mối quan hệ chấm dứt khi cô ấy có chồng. Tin đi :v

Có thể bạn quan tâm: Bảo Gia Lợi là nước nào – Mục Kiền Liên là ai – Sharapova Băng ky

Fatherzone được ghép từ 2 từ tiếng Anh là Father và Zone. Father dịch nghĩa là ba, bố, cha, thầy… Zone nghĩa là khu vực. Đây là từ mới xuất hiện vào năm 2016 và chưa được cập nhật vào từ điển tiếng Anh lớn của thế giới như Oxford, Cambridge, Britanica…

Về mức độ tuyệt vọng thì Fatherzone còn kinh khủng hơn cả FriendzoneBrotherzone nhất là với các chàng trai đang FA. Vậy tại sao có chữ Fatherzone?

FATHERZONE-LA-GI

Tại sao có chữ Fatherzone?

father-zone-la-gi

Bức hình chưa rõ nguồn gốc là sự khai sinh ra chữ Fatherzone (Nguồn: ST)

Bắt nguồn từ tấm hình không rõ nguồn gốc và nguyên nhân. Bức hình chụp tin nhắn của 2 người, 1 bên là chàng trai đang quan tâm đến cô gái, 1 bên là cô gái trả lời thật như chưa thể nào thật hơn.

Chàng trai có ý muốn biết cô gái đang muốn gì, cô gái thì như phũ hết tình cảm của chàng trai. Cô gái chỉ xem anh ta như bố chứ không hề có ý gì khác. Đối với những ai đang còn FA, tin nhắn này còn hơn là dao đâm tim và không có cơ hội nào cứu vãn tình cảm. Friendzone là ít hy vọng, Fatherzone là đáy của sự tuyệt vọng.

Hy vọng qua bài viết Fatherzone là gì tại sao có từ này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết First7jobs‬ hay Firstsevenjobs là gì và tại sao nó lại hot nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Bảo Gia Lợi là nước nào và nằm ở đâu?

Bảo Gia Lợi là nước nào, nằm ở đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Phi Luật Tân là nước nào – Taiwan là nước nào – Hách từ trong nôi là gì

Bảo Gia Lợi là nước nào?

Bảo Gia Lợi là tên Hán Việt của nước Bun-Ga-Ri. Tên tiếng Anh là Bulgarie. Nhưng đừng nhầm với thương hiệu nước hoa nổi tiếng Bulgari hay Bvlgari nhé. Dù nước Bảo Gia Lợi nổi tiếng về hoa hồng, nhưng họ không có thương hiệu nước hoa nổi tiếng nào.

Tên tiếng Anh của Bảo Gia Lợi thường được đọc vui thành Bún Gà Ri vì sự trùng hợp về vần và điệu của nó. Ngôn ngữ của Bảo Gia Lợi thuộc hệ Slavo, khá giống với tiếng Nga, Ba Lan và các nước thuộc Đông Âu.

Quốc gia này từng là một cường quốc vào thế kỷ thứ 9 và 10 trước khi bị đế quốc Ottoman cai trị trong 500 năm. Thủ đô là Sofia, cái tên cực kỳ nữ tính như màu hoa hồng tại đây.

Bảo Gia Lợi nằm ở đâu?

Bảo Gia Lợi nằm ở Nam Âu. Lãnh thổ thuộc bán đảo đầy khỏi lửa Balkan (Ban-căng). Giáp với Romanie, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Serbia và phía Đông là biển Đen.

Gia nhập EU từ năm 2007 với nhiều du di về chính sách cùng với Romanie, Bảo Gia Lợi cũng là thành viên của tổ chức Hiêp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO hay OTAN).

BAO-GIA-LOI-LA-NUOC-NAO

Hoa hồng là một sản vật đặc thù của quốc gia này. Thông tin tại Việt Nam về nước này không nhiều, sách giáo khoa những năm 90 có ghi nhận bài thơ về hoa hồng Bun-ga-ri. Ngoài ra không có 1 sự kiện nào liên quan được ghi nhận.

Những thông tin thú vị khác về Bảo Gia Lợi

  • Từng có 1 lãnh đạo cộng sản được ướp xác nhưng đã được đem chôn vào năm 1990. Ông ấy là Georgi Dimitrov Mikhaylov.
  • Lăng của vị lãnh tụ này có khả năng chống bom nguyên tử với bề dày tường là 1,5m.
  • Việc xây lăng và phá lăng chỉ trong có 6 ngày. Lăng bị phá vào năm 1999.
  • Hoa hồng của nước này rất đặc trưng và được trồng tại một thung lũng rộng lớn.
  • Thông tin tiếng Việt về Bảo Gia Lợi hay Bulgarie bạn có thể tham khảo trong từng blog của đoàn du học sinh từng học tại đây.
  • Theo một thống kê của Кръстева, Анна; Евгения Мицева, người Việt tại đây khoảng 1.500 người, chủ yếu tại Sofia.

hoa-hong-bulgarie

Hình quảng bá du lịch và hoa hồng Bulgarie (Nguồn: Enbulgarie)

Hy vọng qua bài viết Bảo Gia Lợi là nước nào và nằm ở đâu đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Fatherzone là gì tại sao có từ này nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.

Hách từ trong nôi là gì?

Hách từ trong nôi là gì?

Hách từ trong nôi là từ nói lái của cụm từ hôi từ trong nách. Cụm từ này xuất hiện khá lâu trên báo Mực Tím – tờ báo tuổi teen của Sài Gòn.

Có thể bạn quan tâm: Ba Tây là nước nào – Thả thính là gì – Ngạ quỷ là gì

Hách từ trong nôi mang ý nghĩa hài hước như cụm từ nói ngược Đi ngoài ra nước vậy. Thay vì nói ai đó hôi nách hay có mùi cơ thể, bạn có thể dùng từ hách từ trong nôi để nhắc nhở, chọc cười 1 cách tế nhị để họ biết khắc phục.

HACH-TU-TRONG-NOI-LA-GI

Cách dân gian để bạn giảm bớt “hách từ trong nôi”

Đầu tiên, bạn nên hiểu là hôi nách bắt nguồn từ vi khuẩn và mồ hôi tương tác với nhau tạo nên mùi. Mồ hôi bản chất không hôi như cách gọi của chúng ta. Khi thoát ra da, các vi khuẩn tương tác với protein có trong mồ hôi gây ra mùi. Vì thế, tất cả các cách giảm mùi hôi đều tập trung vào diệt vi khuẩn.

Các phương thuốc dân gian dùng chữa hôi nách là: phèn chua, muối tinh, gừng, lá mướp đắng…

Tuy nhiên, các phương pháp chế biến khá phức tạp, mặc dù về hiệu quả có thể chứ không chắc hơn các sản phẩm hóa chất. Tùy vào điều kiện sống, cứ chọn cách nào hiệu quả nhất để tạm biệt hách từ trong nôi.

Thực ra, mùi cơ thể khó mà biến mất. Cứ giữ vệ sinh hàng ngày, có mồ hôi hay đi tắm để giảm cơ hội tạo mùi với vi khuẩn. Chẳng có phương pháp nào vĩnh viễn trừ khi bạn sống trong điều kiện vô trùng.

Hy vọng qua bài viết Hách từ trong nôi là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Bảo Gia Lợi là nước nào và ở đâu nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Sharapova Băng Ky là câu chuyện gì của nghề báo?

Sharapova Băng Ky là gì?

Sharapava Băng Ky là một câu chuyện hài hước của nghề báo. Nguyên nhân bắt nguồn từ một câu chuyện cười mỉa mai trên báo Tuổi Trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Mục Kiền Liên là ai – Mạc Tư Khoa ở đâu – Thẻ tín dụng nội địa là gì

Một tờ báo khác tưởng thật đã dẫn giải câu chuyện đi rất xa. Xa đến nỗi nhiều người bị chửi oan, nhiều ban ngành thể dục thể thao bị chỉ trích. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi báo Tuổi Trẻ ra thông báo xác minh về câu chuyện Sharapova Băng Ky.

TRUNG-TAM-SHARAPOVA-BANG-KY-LA-GICâu chuyện gốc tạo nên sự kiện Sharapova Băng Ky

Câu chuyện được đăng trên báo giấy Tuổi Trẻ vào ngày 20/02/2008, sau đó được đăng trên báo trực tuyến là Tuổi Trẻ Online. Câu chuyện gốc như sau:

Trung tâm đào tạo Sharapova Bangky

TT – Một ngày đẹp trời đầu năm Đinh Hợi, kiều nữ Sharapova – cô gái Nga cực kỳ xinh đẹp, chơi quần vợt rất giỏi – đã âm thầm đến VN du lịch. Cô yêu cầu bác tài lái chiếc Limousine chở mình không đi các đường lớn, tránh bị dân chúng phát hiện gây phiền toái.

Tuân thủ theo yêu cầu của kiều nữ, trên đường chở cô đi Lái Thiêu tham quan vườn cây ăn trái nổi tiếng của VN, bác tài không đi đường chính mà rẽ vào Nơ Trang Long, chạy băng băng qua cầu Băng Ky đi đường tắt.

Xe đang bon bon, Sharapova bỗng nhiên nhảy dựng lên reo vui, chỉ sang hai bên đường. Cô phấn khích khi thấy cảnh già trẻ, gái trai đông nghìn nghịt, ai cũng cầm trên tay một cây vợt ra sức tập luyện.

Kiều nữ tỏ ra hết sức khâm phục tinh thần đam mê quần vợt của người VN, nhưng cô hơi ngạc nhiên hỏi người phiên dịch rằng sao họ chơi banh quần mà không có bóng? Cô gái phiên dịch đỏ mặt, lúng túng một hồi rồi bảo: “Người dân chúng tôi mê quần vợt lắm, nhưng do nghèo nên không có tiền mua bóng, chỉ múa cho thỏa thích thôi”.

Một tháng sau, Liên đoàn Quần vợt VN bỗng dưng nhận một tập hồ sơ dày cui, bên ngoài ghi: Dự án thành lập trung tâm đào tạo VĐV quần vợt Sharapova Bangky.

Các quan chức nhà ta chẳng hiểu mô tê gì, bèn đi hỏi cô phiên dịch ngày nào. Cô này cười ngất bảo: “Ôi, hôm ấy xe chạy ngang cầu Băng Ky, em giải thích cảnh người dân rần rần cầm vợt bắt muỗi là tập luyện quần vợt cho đỡ thẹn. Chỉ thế thôi mà Sharapova nghĩ đến việc thành lập trung tâm đào tạo VĐV quần vợt mang tên cô ấy gắn với cầu Băng Ky ấy mà”!

Nghe đâu một năm sau, nghĩa là đầu năm Mậu Tý, không thấy động tịnh gì, Sharapova bèn cử trợ lý sang tìm hiểu vì sao VN không trả lời về dự án của mình. Người trợ lý đã gọi điện báo cáo như sau: “Người dân VN vẫn còn hăng say tập luyện quần vợt không bóng. Nhưng không hiểu vì sao họ vẫn không mặn mà với dự án”?

-Hết trích-

Bài học nghiệp vụ nhà báo sau câu chuyện Sharapova Băng Ky

Nhà báo không hiểu thể loại báo chí dẫn đến việc hiểu nhầm một bài tiểu phẩm là bài phóng sự. Tiểu phẩm có thể hư cấu và khác xa sự thật, nhưng nhà báo hiểu lầm đã khiến cho mọi người cùng hiểu sai về câu chuyện Sharapova Băng Ky.

Tính chất bầy đàn hùa vào chửi chung và không chịu xác minh khi Trung tâm Sharapova Bangky không được mở. Thực ra nó không có để mà mở khiến cho các quan chức thể thao bị chửi oan.

Câu chuyện được thêu dệt bởi nhiều tờ báo lớn, đến ngay cả BBC và VOA cũng lầm. Báo Nga cũng có bài nói về việc này. May mắn là cô Sharapova chẳng bận tâm nhiều nên mọi chuyện chìm vào im lặng.

Sharapova là ai?

Sharapova là một nữ vận động viên quần vợt người Nga. Cô có tài năng và sắc đẹp khiến cho người hâm mộ thán phục. Cô đã giành 5 giải grand slam ở thể loại đơn nữ. Với thân hình 1m88 và 58 kg, cô là một người mẫu ảnh đắt giá bên cạnh những thành tích về quần vợt. Hiện nay, cô mới chỉ 29 tuổi.

Maria Sharapova_31272-1920x1200

Vận động viên Maria Sharapova (Nguồn: Free HD Wallpaper)

Hy vọng qua bài viết Sharapova Băng Ky là câu chuyện gì của nghề báo đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Hách từ trong nôi là gì? nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Bồ tát Mục Kiền Liên là ai?

Bồ tát Mục Kiền Liên là ai?

Bồ tát Mục Kiền Liên là tu sĩ Phật giáo. Ông sinh tại Ấn Độ ngày nay và là một trong 10 đệ tử đầu tiên của Phật Thích ca (hay còn gọi là Phật tổ). Ông được Phật tổ phong là “thần thông đệ nhất”. Ông là một người học rộng hiểu nhiều và thuộc tầng lớp quý tộc của đạo Bà-la-môn trước khi gia nhập Phật giáo.

Có thể bạn quan tâm: Cúng cô hồn là gì – Những điều kiêng kỵ trong tháng 7 – Ba Tây là nước nào

Ông đang trên đường tìm kiếm con đường triết học giải thoát con người cùng với Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phất gặp đệ tử Phật tổ và được cảm hóa, ông về kể lại cho Mục Kiền Liên và 2 người trở thành đệ tử của Thích ca sau đó.

Bồ tát Mục Kiền Liên trong phật giáo Nam Tông và Bắc Tông

Phật giáo Nam tông (Tiểu Thừa)

Trong trích đoạn của kinh Majjhima Jàtaka trang 522, Mục Kiền Liên được gọi là A-la-hán hay gọi tắt là La hán. Ngài đã tu thành chánh quả và cảm hóa được nhiều người theo về với giáo lý nhà Phật.

Ông bị ghét bỏ nên các giáo sĩ đạo Jaina thuê sát thủ giết ông. Có chi tiết đáng chú ý là thân xác ngài bị bọn xấu băm nát nhưng ông vẫn nhập thân lại để trở về nhập Niết Bàn.

Phật giáo Bắc tông (Đại Thừa)

Trong Phật giáo Bắc tông, ngài Mục Kiền Liên thường được gọi với danh xưng là Bồ tát Mục Kiền Liên. Ông tu thành chánh quả và có nhiều phép thần thông. Ông có bà mẹ độc ác và đầy tội nghiệp là bà Thanh Đề. Khi chết bà Thanh Đề bị biến thành Ngạ quỷ đền tội khi còn sống.

Do một mình ông không thể giúp bà ra khỏi âm phủ, ông đã cầu khẩn chư tăng khắp nơi cùng tới cứu mẹ mình theo như chỉ bảo của Phật tổ. Mẹ ông được cứu khỏi âm phủ và sinh vào tiên giới. Câu chuyện này là nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch.

nga-quy-BA-THANH-DE-MUC-KIEN-LIEN

Bồ tát là ai và khác biệt gì với A-la-hán (La hán)?

Bồ tát trong Phật giáo Đại thừa là người tu thành chánh quả và có thể giúp người khác cũng thành chánh quả.

A-la-hán cũng là một người tu thành chánh quả trong Phật giáo. Phật giáo Nam tông thường dùng danh xưng này. Nhưng A-la-hán không thể giúp người khác mà do tự thân họ tu thành.

Hình ảnh phổ biến của Bồ tát Mục Kiền Liên

Ngài thường hiện thân là một vị tăng sĩ chúng ta thường thấy. Nhưng trên tay thường cầm một phương trượng được Phật tổ tặng để đi hoằng pháp. Ngài đã dùng gậy này để mở cửa âm phủ thăm bà Thanh Đề (mẹ ngài).

MUC-KIEN-LIEN-BO-TAT-DAI-SU

Hy vọng qua bài viết Bồ tát Mục Kiền Liên là ai đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Sharapova Băng Ky là câu chuyện gì của nghề báo? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo?

Ngạ quỷ là gì, là ai?

Ngạ quỷ chính là quỷ đói. Tiếng Anh thường dùng là hungry ghost khi viết bài giới thiệu về nhân vật này. Ngạ quỷ là nhân vật thường gặp trong các câu chuyện nói về ngày Lễ Vu Lan báo hiếu và truyền thuyết về Tháng 7 cô hồn.

Có thể bạn quan tâm: Cúng cô hồn là gì – Olympic là gì – Sao La là gì

Ngạ quỷ được mô tả khá giống với người bị bệnh lãi với hình tượng bụng to và mông lép. Miệng luôn phun lửa và kêu đói liên tục.

NGA-QUY-LA-AI-MINH-HOA

Hình minh họa Ngạ quỷ (Nguồn: Tranh nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa)

Truyền thuyết về ngạ quỷ trong Phật giáo là gì?

Có 2 truyền thuyết nói về ngạ quỷ trong các câu chuyện truyền thuyết của Phật giáo. Vì sao gọi là truyền thuyết, vì Phật giáo chính thống phát xuất từ Ấn Độ không nhắc đến ngạ quỷ. 2 truyền thuyết về ngạ quỷ liên quan đến 2 đệ tử của Phật tổ là: Bồ tát Mục Kiền Liên và đại đệ tử Anan.

Truyền thuyết về ngạ quỷ với Bồ tát Mục Kiền Liên

nga-quy-BA-THANH-DE-MUC-KIEN-LIEN

Hình minh họa Bồ tát Mục Kiền Liên dâng cơm cho bà Thanh Đề (mẹ ngài) trong địa ngục (Nguồn: Tranh nghệ thuật Phật Giáo Trung Hoa)

Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên. Ngài Mục Kiền Liên là người luôn tu tâm tích đức, ông đã sớm tìm đế cửa Phật để luyện thân. Trái ngược với ngài, mẹ ngài là bà Thanh Đề thì cực kỳ xấu tính và bủn xỉn. Bà thậm chí còn trộn thịt vào bánh bao rồi đưa cho chư tăng khất thực.

Sau khi chết, bà sa vào kiếp ngạ quỷ, không ăn uống được. Cơm tới miệng đều bị hóa lửa do nghiệp chướng bà quá năng. Nhờ Mục Kiền Liên bà mới được thoát kiếp ngạ quỷ với sự hợp lực của chư tăng từ thập phương.

Ngạ quỷ với đệ tử Anan

Một hôm đang tụng kinh, Đại đệ tử Anan gặp một ngạ quỷ bò vào nhà đe dọa giáng họa cho ngài. Anan liền đi cầu xin Phật và được Ngài chỉ cách cúng kiến sao cho ngạ quỷ vui lòng ra đi và siêu thoát. Đây cũng là một câu chuyện nói về truyền thuyết về ngày cô hồn.

Ngạ quỷ trong chuyện manga Nhật

Ngạ quỷ trong manga Nhật có tên là Tokyo Ghoul. Nhân vật chính bị một cô gái là quỷ hút máu giống vampire (ma cà rồng) dụ dỗ. May mắn là chưa bị hút máu, ăn thịt thì cô gái bị thanh sắt công trình đè thiệt mạng. Tuy nhiên, chàng trai đã bị thương và bác sỹ sử dụng bộ phận của cô gái đã chết thay thế cho chàng ta khiến chàng ta biến đổi thành một dạng quỷ.

Tên tiếng Việt hay dùng là ngạ quỷ Tokyo nhưng thực ra nó không mang ý nghĩa thuần túy của thần thoại Trung Hoa. Nó lại mang ý nghĩa khác.

Có nên quá sợ hãi với những truyền thuyết về ma quỷ?

Ma quỷ xưa nay vẫn là do trí tưởng tượng con người. Có một số ma quỷ đi từ giáo lý của tôn giáo với mục đích răn dạy con người. Có thể nói đến một tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Hoa là Liêu Trai chí dị là điển hình của việc dùng chuyện ma quỷ mà răn dạy con người.

Tháng 7 là lúc giao mùa nên dễ sinh bệnh tật. Nên hạn chế những thói quen không lành mạnh để giữ tâm tịnh và thân cường tráng. Mọi bệnh tật đều do tâm sinh ra. Nghe có vẻ hơi duy tâm nhưng đó là sự thật. Quý chư tăng hay đại đức khi răn dạy đệ tử đều có lý khi khuyên dạy những điều như thế.

Hy vọng qua bài viết Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Bồ tát Mục Kiền Liên là ai? nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Cúng cô hồn là gì và làm thế nào cúng đúng cách?

Cúng cô hồn là gì?

Cúng cô hồn là nghi lễ tôn giáo đặc trưng của ngày rằm tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là tháng cô hồn. Việc cúng tế này mang 2 ý nghĩa là: giúp đỡ những cô hồn chưa siêu thoát có miếng ăn và tụng kinh giúp những cô hồn sớm về cõi tiên.

Có thể bạn quan tâm: Vu Lan là lễ gì – Những điều kiêng kỵ trong tháng bảy – Ba Tây là nước nào

Cúng cô hồn còn có hoạt động không thể thiếu là giựt cô hồn. Việc giựt cô hồn này diễn ra sau khi khấn vái và hết nhang đốt. Giựt cô hồn được khuyến khích để tạo không khí nhộn nhịp cho xoa bớt sự ảm đạm của tháng cô hồn. Tuy nhiên, những năm gần đây, giựt cô hồn sau khi cúng trở nên “chuyên nghiệp hóa” với băng nhóm.

Những món nào dùng để cúng cô hồn và lý do sử dụng?

Theo quan niệm dân gian và ảnh hưởng từ Trung Hoa, mâm cúng cô hồn tuyệt đối chỉ dùng đồ chay, không được dùng đồ mặn. Mâm cỗ cúng cô hồn bao gồm những món sau:

CUNG-CO-HON-LA-GI-VA-LAM-SAO-DUNG

– Muối gạo (1 đĩa) –> để tiễn cô hồn ra khỏi cửa, sau khi cúng và giựt xong thì sẽ vãi ra trước nhà. Muối và gạo cũng giúp khử khuẩn cho những ngày tháng ẩm ướt của Tháng 7 cúng cô hồn.

– Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt –> Vì dân gian quan niệm cô hồn có thực quản nhỏ nên cháo dễ dùng hơn.

– Giấy áo, vàng mã –> Chắc bạn nhớ câu “đi với ma mặc áo giấy”

– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm) –> Mía mang ý nghĩa kết nối đất và trời, âm và dương. Mía được coi là vật quan trọng thờ cúng trong một số gia đình ở Nam Bộ. Việc chặt khúc nhỏ để cô hồn dễ ăn và tiện cho các “cô hồn sống” dễ lấy

– 12 cục đường thẻ, bánh, kẹo hoặc đồ ngọt, bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc –> bạn thấy có hơi giống với lễ Halloween ở phương Tây không? Thực ra những món này giúp cho lễ cô hồn bớt u ám và dễ cho việc giựt cô hồn. Nhỏ gọn sẽ dễ giựt cô hồn hơn và nó y chang như việc cho kẹo đêm Halloween vậy 😉

– Tiền thật (thường là tiền mệnh giá nhỏ) –> Chỉ dùng để phát hoặc để giựt. Việc đốt bị cấm vì pháp luật không cho phép.

– Nước: 3 ly nhỏ –> Cô hồn cũng cần uống phải không 🙂

– 3 cây nhang –> Để canh giờ cúng chuẩn nhất.

– 2 ngọn nến nhỏ –> để mâm cúng trang trọng hơn.

– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc) –> văn hóa đặc trưng của vùng Nam Bộ

Đồ mặn đã được dùng phổ biến hơn trong mâm cúng ngày nay. Việc dùng vẫn không cấm nhưng với gia đình bình thường, chỉ cần mâm đồ chay là đủ để cúng.

Kinh niệm khi cúng cô hồn là gì?

Bạn có thể tìm những kinh niệm này ở các trang Phật giáo tại Việt Nam. Nó rất phổ biến. Với phạm vi bài này không thể liệt kê hết.

Thời gian cúng cô hồn theo quan niệm dân gian là vào đêm 14/7 âm lịch. Vì đêm đó cổng quỷ môn quan đóng lại, ma quỷ sẽ về lại âm phủ. Việc cúng coi như là đưa cho ma quỷ món ăn đi đường trên đường về lại âm phủ. Có gia đình có thể cúng liên tục vào các ngày trong tháng 7, bất kể sáng hay chiều. Điều này do quan niệm nên không có sự bắt buộc.

quy_mon_quan-thang-7-co-hon

Tranh quỷ môn quan (Nguồn: tranh dân gian Trung Quốc)

Hy vọng qua bài viết Cúng cô hồn là gì và làm thế nào cúng đúng cách? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Nguồn: Tổng hợp từ wikipedia và các trang của Phật tử

Ba Tây là nước nào và ở đâu?

Ba Tây là nước nào, nằm ở đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tân Gia Ba là nước nào, ở đâuÁi Nhĩ Lan là nước nào và ở đâu

Ba Tây là nước nào?

Ba Tây là tên tiếng Hán Việt của nước Brazil. Tiếng Việt phiên âm là Bra Din, cũng có người đọc là Bra Diu.

Ba Tây là tên gọi ít dùng ngày nay. Trước đây, Việt Nam ít giao thương với quốc tế nên tên nước trên thế giới đa phần dịch lại từ tiếng Trung Quốc.

Đó là lý do tại sao có một số địa danh mang tên Hán Việt như Cao Ly, Phi Luật Tân, Mạc Tư Khoa, Ý Đại Lợi hay Úc Đại Lợi…

Thủ đô hiện nay là Brasilia. Trước đó là Sao Paulo, Rio De Janiero và Belem.

BA-TAY-O-DAU

Hình quảng bá cho Thế vận hội Olympic và biểu tượng đặc trưng của thành phố Rio, Brasil (Nguồn: Brazil my country)

Ba Tây nằm ở đâu trên thế giới?

Ba Tây là nước thuộc châu Mỹ và nằm ở châu Mỹ La Tinh. Ba Tây nằm ở phần đất lớn của đại lục Nam Mỹ và chiếm gần 1/4 đại lục này.

Phía Đông Ba Tây giáp với Đại Tây Dương. Phía Bắc, Nam và Đông giáp với nhiều quốc gia như Bolivia, Peru, Paraguay, Uruguay, Argentina hay còn gọi là Á Căn Đình, Guyana và nước Venezuela đang khốn khổ vì lạm phát…

Ngôn ngữ sử dụng tại Ba Tây là gì?

Trước đây, Ba Tây là vùng thuộc địa của Bồ Đào Nha. Vì thế, ngôn ngữ chính thức của quốc gia này là tiếng Bồ Đào Nha.

Ngoài ra, còn có tiếng Tây Ban Nha do các nước láng giềng của Ba Tây đều dùng tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Anh cũng được sử dụng nhiều do Ba Tây là nền kinh tế lớn. Cuối cùng còn có tiếng Thổ dân bản xứ.

Những điều bạn nên biết về con người và đất nước Ba Tây

  • Ba Tây hay Brazil là vùng đất của những danh thủ bóng đá lừng danh như Pele, Romario, Ronaldo, Roberto Carlos, Kaka hay Ronaldinho…
  • Ba Tây là nước sở hữu nhiều World Cup nhất thế giới.
  • Ba Tây có cánh rừng Amazon lớn nhất thế giới và được coi là lá phổi xanh của Địa cầu.
  • Sông Amazon của Ba Tây cũng là con sông lớn của thế giới với lượng nước ngọt nhiều đến mức vùng cửa sông toàn nước ngọt.
  • Ba Tây là quốc gia lớn có lãnh thổ nẳm trải 2 bên đường xích đạo  nên có khí hậu nhiệt đới.
  • Ba Tây là quốc gia thay đổi thủ đô nhiều nhất thế giới. Kể từ khi lập quốc họ đã dời đô 3 lần. 2 lần đầu đều trong thời kỳ thuộc địa.

Năm 2016, Ba Tây tổ chức Thế vận hội Olympic tại thành phố Rio. Rio cũng là thành phố có lễ hội Carnival sôi động nhất thế giới.

CARNIVAL-BRAZIL-BA-TAY

Hình quảng bá lễ hội Carnival 2014 tại Brazil (nguồn: carnival.info)

Hy vọng qua bài viết Ba Tây là nước nào và ở đâu? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Thẻ thanh toán nội địa là gì nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.

Thả thính có nghĩa là gì?

Thả thính là gì? Thả thính có nghĩa là gì mà trên facebook hay trên voz, các trang báo, diễn đàn hay sử dụng thế? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về thả thính là gì qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Voucher là gì – Coupon là gì – CIC là tổ chức gì hay CEO là gì

Thả thính là gì?

Thả thính là để nói về việc sử dùng hành động, cử chỉ, lời nói, vật chất hoặc con người để gây chú ý, lôi kéo người khác. Việc thả thính thường nhầm mục đích thể hiện tình cảm yêu đương hoặc được dùng với mục đích không tốt là để lợi dụng, chiếm đoạt…

Tóm lại hiện nay thì khi nói đến thả thính trên mạng thì thường được hiểu là hành vi không được trong sáng, tốt đẹp.

Nếu so sánh thì việc dùng từ thả thính hiện nay, cũng tương tự như câu sau đây: Bắt cá hai tay. Tuy nhiên, nếu xét độ rộng và mức độ ảnh hương. Thì thả thính, có thể được xem như ở đẳng  cấp cao hơn cả Bắt cá hai tay.

Bởi vì, nếu bắt cá hai tay thì giỏi lắm chỉ được hai con cá mà thôi.

Thả thính có nghĩa là gì?

Còn thả thính ở đây có thể thả cho nhiều người, nhiều đối tương. Phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.

Còn nghĩa đen thực tế thi:

“Thính” là một loại gia vị trong ẩm thực Việt Nam, thường gọi là thính gạo. Thông thường, thính được làm bằng cách rang gạo cho vàng rồi giã mịn. Có nơi lại làm thính bằng cách nướng bánh tráng (bánh đa) cho vàng giòn rồi giã mịn.

Cũng có một số loại thính không làm từ gạo mà làm từ ngô hoặc vừng vàng. Thính là thành phần không thể thiếu của nhiều món ăn, ví dụ như lòng bò luộc hoặc là bắp bò luộc. Sau khi được luộc hoặc hấp chín có thể rắc thính lên để món ăn thêm phần hấp dẩn và thơm ngon.)

Thính có mùi thơm rất hấp dẫn, vì thế người ta thường dùng thính để làm mồi câu cá. Thả thính là hành động thả “thính” xuống để nhử cá đến ở các hồ câu hoặc các tàu thuyền đánh bắt cá, tôm.

Chú ý thính khác với mồi, thính là để nhử cá, thính được quăng vào hồ để nhử cá đến còn mồi thì được gắn trực tiếp vào cần câu cho cá ăn. Việc thả thính như vậy trước nhằm thu hút cá, dẩn dụ đàn cá đến khu vực đã được thả thính, khoanh vùng trước. Khi cá đã tập trung vào khu vực khoanh vùng rồi thì có thể móc mồi câu để câu cá sẽ rất có hiệu quả.

Do đó chúng ta có thể hiểu đơn giản từ thả thính của giống như thả mồi để dụ cá cắn mồi. Còn cá ở đây là những người còn Fa chưa có người yêu. Chỉ cần tạo dấu hiệu cho người đó tưởng là đang được đáp lại.

Người bị thả thính sẽ dễ ảo tưởng sức mạnh cho là người kia cũng thích mình nên mới làm thế, thề là xem như cá đã cắn mồi. Chuẩn bị lợi dụng thôi.

Ngoài ra có thể hiểu thả thính qua câu thơ hài hước sau:

Đừng gieo thương nhớ rồi bỏ bê
Mà tích cực gây mê rồi bỏ trốn

Tác hại của việc thả thính

Có những người chuyên đi thả thính để kiếm được sự quan tâm của cộng đồng bạn bè và những người quan tâm như khoe mẽ tiền bạc, nhà xe.. tuy nhiên việc thả thính còn khiến cho nhiều người khó chịu và bực mình khi tần suất xuất hiện của thuật ngữ này quá nhiều và lố lăng.

Ngoài việc thả thính gây ra sự khó chịu thì điều này không hẳn đã không tốt khi có nhiều người nhờ vào việc thả thính đã tìm ra được cho mình một người bạn tâm sự, một người tri kỉ để trò chuyện

Nạn nhân của việc thả thính thường là những bạn đang trong tình cảnh FA lâu năm, các bạn chưa yêu và thiếu kinh nghiệm và tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội. Đó có thể là một anh chàng đang cô đơn, một cô nàng sinh viên…

Cho nên khi sử dụng mạng xã hội hay Internet thì bạn nên cân nhắc sàng lọc thông tin và phải thật sự tỉnh táo nếu không thì bạn sẽ là nạn nhân của “thả thính” và quan trọng hơn hết đó là tự gây tổn thương cho chính bản thân mình.

Hy vọng qua bài viết Thả thính có nghĩa là gì đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về thả thính là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước nhé.

Chúng ta không luộc được rau là gì?

Chúng ta không luộc được rau là gì?

Chúng ta không luộc được rau là một lời chế từ bài hát mới nhất của ca sĩ Sơn Tùng. Ý nghĩa một câu nói đơn giản này hiện tại đã hàm chứa nhiều nghĩa hơn so với trước khi bài Chúng ta không thuộc về nhau mới ra mắt.

Xem thêm: Thả thính là gì – Ship trà sữa là gì – Trất’ss là gìLạc trôi là gì

Chúng ta không luộc được rau là mỉa mai cho nghi vấn đạo nhạc của ca sĩ Sơn Tùng. Luộc ở đây có ý nghĩa là tráo đổi đồ như luộc xe.

Nghĩa mà các bạn trẻ đang dùng hiện tại đang nói nhiều về tình cảm của họ. Không luộc được rau mang ý nghĩa rời xa nhau, không đến được với nhau.

Ngoài ra, chúng ta không luộc được nhau mang ý nghĩa người lớn là chưa làm cho nhau cũ đi. Nghĩa là chưa nắm tay, hôn, âu yếm hay quan hệ trai gái… Nó gần với ý nghĩa tráo đồ của hoạt động luộc xe.

Cuối cùng là để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nghĩa của chúng ta không luộc được rau chỉ là một câu mô tả tình trạng của những người làm bếp, tình trạng món ăn hoặc thời điểm chưa phù hợp…

CHUNG-TA-KHONG-LUOC-DUOC-RAU

Lời nhạc chế Chúng ta không luộc được rau là gì?

Chúng ta không luộc được rau
Chúng ta không luộc được rau
Hết gas không luộc được rau
Đống rau đang luộc giờ sao?
Hết gas không luộc được rau
Đống rau hư rồi dẹp luôn, anh lỡ xóa luôn số phone gọi gas rồi.

Chúng ta không luộc được rau
Trái cây không phải là rau
Giấc mơ chẳng luộc được rau
Dầu ăn chỉ xào được rau
Tại sao ta không thể nướng rau?

Chúng ta không luộc được rau
Chúng ta không nợ tiền nhau
Chúng ta không luộc được rau
Em hãy cứ đi, phun thuốc, trừ sâu ấu âu

Giấc mơ ta đi luộc rau
Trái tim không luộc được đâu
Xóa đi những gì không thuộc về rau
Anh lỡ xóa luôn trái tim, và rau rồi

Chúng ta không luộc được rau
Chúng ta có thể luộc khoai
Ngoài vườn rau chưa lên tốt xanh
Thế nên ta bắt nồi khoai!

Lời bài hát gốc Chúng ta không thuộc về nhau khơi nguồn cho bài chế Chúng ta không luộc được rau là gì?

Trình diễn: ca sĩ Sơn Tùng MTP
Sáng tác: chính ca sĩ biểu diễn
Giới thiệu: 02/08/2016
Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng trà xanh của Tân Hiệp Phát.
Địa điểm: Nhà văn hóa Thanh Niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

SON-TUNG-CO-LUOC-DUOC-RAU

Trích đoạn lời bài hát: Chúng ta không thuộc về nhau

Niềm tin đã mất, giọt nước mắt cuốn kí ức anh chìm sâu
Tình về nơi đâu, cô đơn đôi chân lạc trôi giữa bầu trời
Màn đêm che dấu, từng góc tối khuất lấp phía sau bờ môi !
Tại vì anh thôi, yêu say mê nên đôi khi quá dại khờ !

Nhắm mắt ơ thờ anh không muốn lạc vào trong nỗi đau này
Phía trước bây giờ ai đang nắm chặt bàn tay của em vậy …
Ai vậy ???
Mông lung như một trò đùa
Anh xin giơ tay rút lui thôi
Do ai ???
Trách ai bây giờ đây ????
Uhhhhhh ….

Điệp khúc:

Chúng ta không thuộc về nhau
Chúng ta không thuộc về nhau
Chúng ta không thuộc về nhau
Em hãy cứ đi bên người mà em cần
Trái tim không thuộc về nhau
Giấc mơ không là của nhau
Xoá câu ca buồn chiều mưa
Anh lỡ xoá luôn yêu thương ngày xưa rồi
Chúng ta không thuộc về nhau

– Hết trích –

Để có thể nghe bài nhạc này, các bạn có thể vào kênh youtube chính thức của Sơn Tùng hoặc các trang nghe nhạc trực tuyến hợp pháp khác như Nhaccuatui.com.

Link tải mp3 đầy đủ bài hát Chúng ta không thuộc về nhau (bản 128kps): http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chung-ta-khong-thuoc-ve-nhau-son-tung-m-tp.Qtd3XdEr5XtP.html

Bài nhạc Chúng ta không thuộc về nhau có đạo nhái bài We don’t talk anymore?

Theo nguyên tắc pháp luật, không kết luận bất cứ điều gì cho đến khi có kết luận cuối cùng của tòa án. Và để có việc đó thì các ca sĩ được cho là liên quan phải khởi kiện. Chúng ta không cần thay thế vai trò của tòa án.

Cũng không cần tố cáo dùm. Thời đại thế giới phẳng dễ tìm ra nhau lắm. Hãy kiềm chế cảm xúc lại vì bức xúc không làm cho các bạn thêm liên quan. Chúc các bạn sớm luộc được rau!

Với góc nhìn truyền thông, Sơn Tùng MTP lại thành công trong việc xây dựng hình tượng đạo nhái khiến những người chống đối đi tố cáo với ca sĩ nước ngoài. Đó là một sự thành công lớn do khiến đám đông phải hành động theo mục đích của mình. Chúc các bạn sớm tỉnh táo để không bị dắt mũi!

Hy vọng qua bài viết Chúng ta không luộc được rau là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Thế vận hội Olympic là gì nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.