Cúng cô hồn là gì và làm thế nào cúng đúng cách?

Cúng cô hồn là gì?

Cúng cô hồn là nghi lễ tôn giáo đặc trưng của ngày rằm tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là tháng cô hồn. Việc cúng tế này mang 2 ý nghĩa là: giúp đỡ những cô hồn chưa siêu thoát có miếng ăn và tụng kinh giúp những cô hồn sớm về cõi tiên.

Có thể bạn quan tâm: Vu Lan là lễ gì – Những điều kiêng kỵ trong tháng bảy – Ba Tây là nước nào

Cúng cô hồn còn có hoạt động không thể thiếu là giựt cô hồn. Việc giựt cô hồn này diễn ra sau khi khấn vái và hết nhang đốt. Giựt cô hồn được khuyến khích để tạo không khí nhộn nhịp cho xoa bớt sự ảm đạm của tháng cô hồn. Tuy nhiên, những năm gần đây, giựt cô hồn sau khi cúng trở nên “chuyên nghiệp hóa” với băng nhóm.

Những món nào dùng để cúng cô hồn và lý do sử dụng?

Theo quan niệm dân gian và ảnh hưởng từ Trung Hoa, mâm cúng cô hồn tuyệt đối chỉ dùng đồ chay, không được dùng đồ mặn. Mâm cỗ cúng cô hồn bao gồm những món sau:

CUNG-CO-HON-LA-GI-VA-LAM-SAO-DUNG

– Muối gạo (1 đĩa) –> để tiễn cô hồn ra khỏi cửa, sau khi cúng và giựt xong thì sẽ vãi ra trước nhà. Muối và gạo cũng giúp khử khuẩn cho những ngày tháng ẩm ướt của Tháng 7 cúng cô hồn.

– Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt –> Vì dân gian quan niệm cô hồn có thực quản nhỏ nên cháo dễ dùng hơn.

– Giấy áo, vàng mã –> Chắc bạn nhớ câu “đi với ma mặc áo giấy”

– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm) –> Mía mang ý nghĩa kết nối đất và trời, âm và dương. Mía được coi là vật quan trọng thờ cúng trong một số gia đình ở Nam Bộ. Việc chặt khúc nhỏ để cô hồn dễ ăn và tiện cho các “cô hồn sống” dễ lấy

– 12 cục đường thẻ, bánh, kẹo hoặc đồ ngọt, bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc –> bạn thấy có hơi giống với lễ Halloween ở phương Tây không? Thực ra những món này giúp cho lễ cô hồn bớt u ám và dễ cho việc giựt cô hồn. Nhỏ gọn sẽ dễ giựt cô hồn hơn và nó y chang như việc cho kẹo đêm Halloween vậy 😉

– Tiền thật (thường là tiền mệnh giá nhỏ) –> Chỉ dùng để phát hoặc để giựt. Việc đốt bị cấm vì pháp luật không cho phép.

– Nước: 3 ly nhỏ –> Cô hồn cũng cần uống phải không 🙂

– 3 cây nhang –> Để canh giờ cúng chuẩn nhất.

– 2 ngọn nến nhỏ –> để mâm cúng trang trọng hơn.

– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc) –> văn hóa đặc trưng của vùng Nam Bộ

Đồ mặn đã được dùng phổ biến hơn trong mâm cúng ngày nay. Việc dùng vẫn không cấm nhưng với gia đình bình thường, chỉ cần mâm đồ chay là đủ để cúng.

Kinh niệm khi cúng cô hồn là gì?

Bạn có thể tìm những kinh niệm này ở các trang Phật giáo tại Việt Nam. Nó rất phổ biến. Với phạm vi bài này không thể liệt kê hết.

Thời gian cúng cô hồn theo quan niệm dân gian là vào đêm 14/7 âm lịch. Vì đêm đó cổng quỷ môn quan đóng lại, ma quỷ sẽ về lại âm phủ. Việc cúng coi như là đưa cho ma quỷ món ăn đi đường trên đường về lại âm phủ. Có gia đình có thể cúng liên tục vào các ngày trong tháng 7, bất kể sáng hay chiều. Điều này do quan niệm nên không có sự bắt buộc.

quy_mon_quan-thang-7-co-hon

Tranh quỷ môn quan (Nguồn: tranh dân gian Trung Quốc)

Hy vọng qua bài viết Cúng cô hồn là gì và làm thế nào cúng đúng cách? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Nguồn: Tổng hợp từ wikipedia và các trang của Phật tử

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang