Posts tagged Phật giáo

Lễ Vu Lan báo hiếu là lễ gì, diễn ra vào ngày nào 2022?

Vu Lan là ngày gì, diễn ra vào ngày nào năm 2022? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tháng 7 cô hồn là gì – Tết đoan ngọ là gì – Thứ 6 ngày 13 là gì

Lễ Vu Lan báo hiếu là lễ gì?

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày lễ ghi ơn dưỡng dục của cha mẹ. Đối với những người không còn đầy đủ cha mẹ thì đây là ngày con cái cầu xin cho cha mẹ mình sớm siêu thoát.

Đây là một đại lễ lớn của những Phật tử theo Phật giáo Đại Thừa (Bắc Tông). Theo một trang tin Phật tử Khánh Hòa (Nội san Vu Lan Khánh Hòa), ban đầu khi truyền vào Trung Quốc, chư tăng từ Ấn Độ phải điều chỉnh để phù hợp với văn hóa trọng hiếu nghĩa của người Trung Hoa.

LE-VU-LAN-BAO-HIEU-LA-GI-KHI-NAO

Đại lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra ở đâu và khi nào?

Đây là một đại lễ mang tính địa phương. Chỉ có 4 nước là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc kỉ niệm lễ này. Có điều khác biệt là Nhật Bản tổ chức vào ngày 15/8 hàng năm, các nước còn lại tổ chức vào 15/7 theo âm lịch.

Các nước theo Phật giáo Nam tông (Tiểu Thừa) không tổ chức lễ này. Chỉ có cúng rằm hàng tháng diễn ra trong ngày này. Các nước này cũng không có lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là Tháng cô hồn. Cho nên Đại lễ Vu Lan báo hiếu không được quốc tế hóa như lễ Phật Đản.

Các nước theo Phật giáo Nam tông là: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Srilanka. Ngoài ra ở các nước phương Tây thì họ có 2 ngày là ngày của Changày của mẹ.

Vu lan 2022 diễn ra vào ngày nào?

Vu lan năm 2021 sẽ rơi vào ngày 12/08/2022 nhé. Năm nay dịch bệnh hoành hành nên sẽ chẳng thấy được lễ hội như mọi khi rồi.

Truyền thuyết về lễ Vu Lan báo hiếu

Truyền thuyết lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ câu chuyện của Đại sư Bồ Tát Mục Kiền Liên. Theo báo nội san của Phật tử Khánh Hòa, câu chuyện này bắt nguồn từ cuốn kinh cổ xưa của Ấn Độ. Khi truyền vào Trung Quốc đã mang chút màu sắc văn hóa Trung Hoa. Câu chuyện cụ thể như sau:

Đại Bồ Tát Mục Kiền Liên sau thời gian tu thành chánh quả. Một hôm đang dạo tiên giới tìm mẹ. Ngài không tìm thấy mẹ. Vì thế, Ngài đã dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngạ quỉ, không được ăn uống.

Ngài đem cơm vượt qua chín tầng địa ngục để dâng cho mẹ. Bà Thanh Đề bốc cơm ăn, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì cơm hóa thành lửa, ăn không được.

Ngài Mục Kiền Liên trở về bạch với Phật tổ. Đức Phật dậy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng. Mục Kiền Liên một mình không thể cứu được, muốn cứu mẹ, phải nhờ đến “tha lực” của mười phương chư tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau:

Đến ngày rằm tháng bảy sám sửa trai soạn, hương hoa và thức ăn tịnh soạn để vào trong BỒN, dâng cúng cho các chư tăng, và lập đại giới đàn để các chư Tăng nhất tâm đảnh lễ cùng hiệp lực cầu nguyện chư Phật mười phương, thì mới giải thoát được cho mẹ. Vì thế, có nơi còn gọi là Lễ Vu Lan Bồn.

Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dậy về làm y như thế , Bà Thanh Đề liền được thoát khỏi kiếp ngạ quỉ, được sanh lên cõi trời.

MUC-KIEN-LIEN-BO-TAT-DAI-SU

Những điều người Việt thường làm trong Lễ Vu Lan báo hiếu?

  • Ăn chay toàn tháng 7.
  • Đi chùa nghe kinh và cầu phúc cho cha mẹ.
  • Gửi lời chúc phúc cho cha mẹ mình.
  • Tặng quà nhân dịp lễ. Không có món quà nào cố định nhưng cần tránh sự phô trương không cần thiết.

Dù là Phật tử hay Ki tô hữu, đều phải nhớ rằng, khi còn bé Ba Mẹ đã chăm sóc ta vất vả thế nào, nuôi ta thành người và dưỡng dục vất vả ra sao.

Khi lớn lên thành người, khi Cha Mẹ đã già, hãy kiên nhẫn phụng dưỡng yêu thương Cha Mẹ (có thể Cha Mẹ sẽ bị lú lẫn như một đứa trẻ không còn nhận thức gì) như Cha Mẹ đã từng chăm sóc ta khi còn trẻ thơ.

Hy vọng qua bài viết Lễ Vu Lan báo hiếu là lễ gì và khi nào diễn ra đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Cảm ơn các bạn dành thời gian đọc bài viết tại ngôi nhà kiến thức. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Bồ tát Mục Kiền Liên là ai?

Bồ tát Mục Kiền Liên là ai?

Bồ tát Mục Kiền Liên là tu sĩ Phật giáo. Ông sinh tại Ấn Độ ngày nay và là một trong 10 đệ tử đầu tiên của Phật Thích ca (hay còn gọi là Phật tổ). Ông được Phật tổ phong là “thần thông đệ nhất”. Ông là một người học rộng hiểu nhiều và thuộc tầng lớp quý tộc của đạo Bà-la-môn trước khi gia nhập Phật giáo.

Có thể bạn quan tâm: Cúng cô hồn là gì – Những điều kiêng kỵ trong tháng 7 – Ba Tây là nước nào

Ông đang trên đường tìm kiếm con đường triết học giải thoát con người cùng với Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phất gặp đệ tử Phật tổ và được cảm hóa, ông về kể lại cho Mục Kiền Liên và 2 người trở thành đệ tử của Thích ca sau đó.

Bồ tát Mục Kiền Liên trong phật giáo Nam Tông và Bắc Tông

Phật giáo Nam tông (Tiểu Thừa)

Trong trích đoạn của kinh Majjhima Jàtaka trang 522, Mục Kiền Liên được gọi là A-la-hán hay gọi tắt là La hán. Ngài đã tu thành chánh quả và cảm hóa được nhiều người theo về với giáo lý nhà Phật.

Ông bị ghét bỏ nên các giáo sĩ đạo Jaina thuê sát thủ giết ông. Có chi tiết đáng chú ý là thân xác ngài bị bọn xấu băm nát nhưng ông vẫn nhập thân lại để trở về nhập Niết Bàn.

Phật giáo Bắc tông (Đại Thừa)

Trong Phật giáo Bắc tông, ngài Mục Kiền Liên thường được gọi với danh xưng là Bồ tát Mục Kiền Liên. Ông tu thành chánh quả và có nhiều phép thần thông. Ông có bà mẹ độc ác và đầy tội nghiệp là bà Thanh Đề. Khi chết bà Thanh Đề bị biến thành Ngạ quỷ đền tội khi còn sống.

Do một mình ông không thể giúp bà ra khỏi âm phủ, ông đã cầu khẩn chư tăng khắp nơi cùng tới cứu mẹ mình theo như chỉ bảo của Phật tổ. Mẹ ông được cứu khỏi âm phủ và sinh vào tiên giới. Câu chuyện này là nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch.

nga-quy-BA-THANH-DE-MUC-KIEN-LIEN

Bồ tát là ai và khác biệt gì với A-la-hán (La hán)?

Bồ tát trong Phật giáo Đại thừa là người tu thành chánh quả và có thể giúp người khác cũng thành chánh quả.

A-la-hán cũng là một người tu thành chánh quả trong Phật giáo. Phật giáo Nam tông thường dùng danh xưng này. Nhưng A-la-hán không thể giúp người khác mà do tự thân họ tu thành.

Hình ảnh phổ biến của Bồ tát Mục Kiền Liên

Ngài thường hiện thân là một vị tăng sĩ chúng ta thường thấy. Nhưng trên tay thường cầm một phương trượng được Phật tổ tặng để đi hoằng pháp. Ngài đã dùng gậy này để mở cửa âm phủ thăm bà Thanh Đề (mẹ ngài).

MUC-KIEN-LIEN-BO-TAT-DAI-SU

Hy vọng qua bài viết Bồ tát Mục Kiền Liên là ai đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Sharapova Băng Ky là câu chuyện gì của nghề báo? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo?

Ngạ quỷ là gì, là ai?

Ngạ quỷ chính là quỷ đói. Tiếng Anh thường dùng là hungry ghost khi viết bài giới thiệu về nhân vật này. Ngạ quỷ là nhân vật thường gặp trong các câu chuyện nói về ngày Lễ Vu Lan báo hiếu và truyền thuyết về Tháng 7 cô hồn.

Có thể bạn quan tâm: Cúng cô hồn là gì – Olympic là gì – Sao La là gì

Ngạ quỷ được mô tả khá giống với người bị bệnh lãi với hình tượng bụng to và mông lép. Miệng luôn phun lửa và kêu đói liên tục.

NGA-QUY-LA-AI-MINH-HOA

Hình minh họa Ngạ quỷ (Nguồn: Tranh nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa)

Truyền thuyết về ngạ quỷ trong Phật giáo là gì?

Có 2 truyền thuyết nói về ngạ quỷ trong các câu chuyện truyền thuyết của Phật giáo. Vì sao gọi là truyền thuyết, vì Phật giáo chính thống phát xuất từ Ấn Độ không nhắc đến ngạ quỷ. 2 truyền thuyết về ngạ quỷ liên quan đến 2 đệ tử của Phật tổ là: Bồ tát Mục Kiền Liên và đại đệ tử Anan.

Truyền thuyết về ngạ quỷ với Bồ tát Mục Kiền Liên

nga-quy-BA-THANH-DE-MUC-KIEN-LIEN

Hình minh họa Bồ tát Mục Kiền Liên dâng cơm cho bà Thanh Đề (mẹ ngài) trong địa ngục (Nguồn: Tranh nghệ thuật Phật Giáo Trung Hoa)

Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên. Ngài Mục Kiền Liên là người luôn tu tâm tích đức, ông đã sớm tìm đế cửa Phật để luyện thân. Trái ngược với ngài, mẹ ngài là bà Thanh Đề thì cực kỳ xấu tính và bủn xỉn. Bà thậm chí còn trộn thịt vào bánh bao rồi đưa cho chư tăng khất thực.

Sau khi chết, bà sa vào kiếp ngạ quỷ, không ăn uống được. Cơm tới miệng đều bị hóa lửa do nghiệp chướng bà quá năng. Nhờ Mục Kiền Liên bà mới được thoát kiếp ngạ quỷ với sự hợp lực của chư tăng từ thập phương.

Ngạ quỷ với đệ tử Anan

Một hôm đang tụng kinh, Đại đệ tử Anan gặp một ngạ quỷ bò vào nhà đe dọa giáng họa cho ngài. Anan liền đi cầu xin Phật và được Ngài chỉ cách cúng kiến sao cho ngạ quỷ vui lòng ra đi và siêu thoát. Đây cũng là một câu chuyện nói về truyền thuyết về ngày cô hồn.

Ngạ quỷ trong chuyện manga Nhật

Ngạ quỷ trong manga Nhật có tên là Tokyo Ghoul. Nhân vật chính bị một cô gái là quỷ hút máu giống vampire (ma cà rồng) dụ dỗ. May mắn là chưa bị hút máu, ăn thịt thì cô gái bị thanh sắt công trình đè thiệt mạng. Tuy nhiên, chàng trai đã bị thương và bác sỹ sử dụng bộ phận của cô gái đã chết thay thế cho chàng ta khiến chàng ta biến đổi thành một dạng quỷ.

Tên tiếng Việt hay dùng là ngạ quỷ Tokyo nhưng thực ra nó không mang ý nghĩa thuần túy của thần thoại Trung Hoa. Nó lại mang ý nghĩa khác.

Có nên quá sợ hãi với những truyền thuyết về ma quỷ?

Ma quỷ xưa nay vẫn là do trí tưởng tượng con người. Có một số ma quỷ đi từ giáo lý của tôn giáo với mục đích răn dạy con người. Có thể nói đến một tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Hoa là Liêu Trai chí dị là điển hình của việc dùng chuyện ma quỷ mà răn dạy con người.

Tháng 7 là lúc giao mùa nên dễ sinh bệnh tật. Nên hạn chế những thói quen không lành mạnh để giữ tâm tịnh và thân cường tráng. Mọi bệnh tật đều do tâm sinh ra. Nghe có vẻ hơi duy tâm nhưng đó là sự thật. Quý chư tăng hay đại đức khi răn dạy đệ tử đều có lý khi khuyên dạy những điều như thế.

Hy vọng qua bài viết Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Bồ tát Mục Kiền Liên là ai? nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Cúng cô hồn là gì và làm thế nào cúng đúng cách?

Cúng cô hồn là gì?

Cúng cô hồn là nghi lễ tôn giáo đặc trưng của ngày rằm tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là tháng cô hồn. Việc cúng tế này mang 2 ý nghĩa là: giúp đỡ những cô hồn chưa siêu thoát có miếng ăn và tụng kinh giúp những cô hồn sớm về cõi tiên.

Có thể bạn quan tâm: Vu Lan là lễ gì – Những điều kiêng kỵ trong tháng bảy – Ba Tây là nước nào

Cúng cô hồn còn có hoạt động không thể thiếu là giựt cô hồn. Việc giựt cô hồn này diễn ra sau khi khấn vái và hết nhang đốt. Giựt cô hồn được khuyến khích để tạo không khí nhộn nhịp cho xoa bớt sự ảm đạm của tháng cô hồn. Tuy nhiên, những năm gần đây, giựt cô hồn sau khi cúng trở nên “chuyên nghiệp hóa” với băng nhóm.

Những món nào dùng để cúng cô hồn và lý do sử dụng?

Theo quan niệm dân gian và ảnh hưởng từ Trung Hoa, mâm cúng cô hồn tuyệt đối chỉ dùng đồ chay, không được dùng đồ mặn. Mâm cỗ cúng cô hồn bao gồm những món sau:

CUNG-CO-HON-LA-GI-VA-LAM-SAO-DUNG

– Muối gạo (1 đĩa) –> để tiễn cô hồn ra khỏi cửa, sau khi cúng và giựt xong thì sẽ vãi ra trước nhà. Muối và gạo cũng giúp khử khuẩn cho những ngày tháng ẩm ướt của Tháng 7 cúng cô hồn.

– Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt –> Vì dân gian quan niệm cô hồn có thực quản nhỏ nên cháo dễ dùng hơn.

– Giấy áo, vàng mã –> Chắc bạn nhớ câu “đi với ma mặc áo giấy”

– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm) –> Mía mang ý nghĩa kết nối đất và trời, âm và dương. Mía được coi là vật quan trọng thờ cúng trong một số gia đình ở Nam Bộ. Việc chặt khúc nhỏ để cô hồn dễ ăn và tiện cho các “cô hồn sống” dễ lấy

– 12 cục đường thẻ, bánh, kẹo hoặc đồ ngọt, bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc –> bạn thấy có hơi giống với lễ Halloween ở phương Tây không? Thực ra những món này giúp cho lễ cô hồn bớt u ám và dễ cho việc giựt cô hồn. Nhỏ gọn sẽ dễ giựt cô hồn hơn và nó y chang như việc cho kẹo đêm Halloween vậy 😉

– Tiền thật (thường là tiền mệnh giá nhỏ) –> Chỉ dùng để phát hoặc để giựt. Việc đốt bị cấm vì pháp luật không cho phép.

– Nước: 3 ly nhỏ –> Cô hồn cũng cần uống phải không 🙂

– 3 cây nhang –> Để canh giờ cúng chuẩn nhất.

– 2 ngọn nến nhỏ –> để mâm cúng trang trọng hơn.

– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc) –> văn hóa đặc trưng của vùng Nam Bộ

Đồ mặn đã được dùng phổ biến hơn trong mâm cúng ngày nay. Việc dùng vẫn không cấm nhưng với gia đình bình thường, chỉ cần mâm đồ chay là đủ để cúng.

Kinh niệm khi cúng cô hồn là gì?

Bạn có thể tìm những kinh niệm này ở các trang Phật giáo tại Việt Nam. Nó rất phổ biến. Với phạm vi bài này không thể liệt kê hết.

Thời gian cúng cô hồn theo quan niệm dân gian là vào đêm 14/7 âm lịch. Vì đêm đó cổng quỷ môn quan đóng lại, ma quỷ sẽ về lại âm phủ. Việc cúng coi như là đưa cho ma quỷ món ăn đi đường trên đường về lại âm phủ. Có gia đình có thể cúng liên tục vào các ngày trong tháng 7, bất kể sáng hay chiều. Điều này do quan niệm nên không có sự bắt buộc.

quy_mon_quan-thang-7-co-hon

Tranh quỷ môn quan (Nguồn: tranh dân gian Trung Quốc)

Hy vọng qua bài viết Cúng cô hồn là gì và làm thế nào cúng đúng cách? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Nguồn: Tổng hợp từ wikipedia và các trang của Phật tử

Điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn là gì và nó có hợp lý không?

Điều kiêng kỵ trong tháng 7 cúng cô hồn là gì?

Điều kiêng kỵ trong tháng 7 cúng cô hồn là những việc tránh làm trong tháng 7 cô hồn. Tháng 7 cô hồn luôn được cho là thời gian không tốt cho nhiều chuyện như: đám cưới, làm ăn, du lịch, sát sinh… Vì đây là ngày ma quỷ từ địa ngục đi dạo ở trần gian.

Có thể bạn quan tâm: Vu Lan là gì – Thẻ thanh toán nội địa là gì – Sừng tê giác là gì

Với quan niệm có kiêng có lành, dân gian đã sáng tạo ra nhiều điều kiêng kỵ trong tháng 7 cúng cô hồn. Nhưng các điều đó hợp lý đến đâu?

DIEU-KIENG-KI-TRONG-THANG-7-CO-HON

Sự hợp lý của những điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn

Có rất nhiều điều cấm kỵ, hiện này trong dân gian lưu truyền khoảng 18 điều phổ biến và nhiều điều kiêng kỵ khác. Do bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo nên chỉ giải thích 18 điều phổ biến để bạn không phải quá lo sợ tháng 7 cô hồn.

Nga-quy-va-bo-tat-muc-kien-lien

Bồ tát Mục Kiền Liên và Ngạ quỷ (Nguồn: Tranh nghệ thuật Phật Giáo)

1. Không đi chơi đêm trong tháng 7 cô hồn

Đêm tháng 7 trời chuyển mùa. Cơ thể yếu sẽ dễ nhiễm lạnh và ngã bệnh. Ngoài ra, đêm tối không phải là thời gian thích hợp để ra ngoài. Thời xưa các hoạt động về đêm ít nên việc ra ngoài đa phần đối mặt với rủi ro.

2. Không tùy tiện đốt giấy tiền, vàng, bạc…

Và tốt hơn là đừng nên đốt nữa vì nó vừa phá hoại môi trường vừa lãng phí.

3. Không ăn vụng đồ khi cúng cô hồn

Vì đồ cúng chưa chắc chế biến kỹ lưỡng như cho người ăn. Và bây giờ chúng ta cũng không đến nỗi quá đói nên đừng giành đồ ăn của người đã khuất. Hãy coi nó là phép lịch sự!

4. Không đứng gần cây đa, cây đề

Những cây thân to hoặc rễ xum xuê thường có độ ẩm cao. Ngoài ra là nơi chứa chấp nhiều loài vật lạ thậm chí cả rắn. Nên tránh xa các cây đó vào ban đêm để phòng ngừa rủi ro.

5. Không treo chuông gió ở đầu giường

Tháng 7 gió thổi nhiều. Nếu để chuông gió treo đầu giường chuông sẽ kêu liên tục khiến bạn khó ngủ.

6. Không nhổ lông chân trong tháng cô hồn

Lỗ chân lông khi nhổ vào lúc chuyển mùa sẽ khiến cho gió lạnh dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Lông nhiều thường là dấu hiệu của sinh lí mạnh mẽ, vì thế dù những người này có nhổ lông hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì. Nếu cần đẹp thì vẫn cứ nhổ nhưng nhớ giữ ấm cặp trường túc của bạn.

7. Không phơi quần áo vào ban đêm

Hơi ẩm lúc chuyển mùa sẽ khiến bạn ngứa ngáy và cảm lạnh nếu cơ thể yếu đi.

8. Kiêng gọi tên nhau khi đi chơi đêm

Trong tháng cô hồn, nếu đi chơi đêm cần tuyệt đối tránh gọi tên nhau. Nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, theo dân gian đó là điềm xấu sẽ mang lại nhiều xui xẻo.

9. Không bơi lội trong tháng cô hồn

Bơi lội vào mùa lạnh nếu không khởi động kĩ sẽ bị chuột rút. Tháng 7 cô hồn nước lạnh và nóng lẫn lộn nhau nên tạo sự sốc nhiệt, khiến cơ mau mỏi. Điều này chỉ phù hợp với ai thích bơi lội ở sống suối, còn những nơi có cứu hộ vẫn ổn.

10. Không được hù dọa người khác

Đây là dịp của nhiều nghi lễ tâm linh quan trọng. Bạn nên tôn trọng và nghiêm trang hơn là giỡn vô ý thức.

11. Đến nơi vắng vẻ tuyệt đối không nhìn lại phía sau

Nơi vắng vẻ lạnh lẽo thường tạo cảm giác không an toàn. Và tất nhiên, nơi đó dễ ẩn nấp trộm cướp.

12. Tránh thức quá khuya

Thức khuya thường không hề tốt với nhiều người. Chả ai thức khuya làm việc mà khỏe mạnh cả. Hãy làm việc và học tập hợp lý để có sức khỏe tốt!

13. Không nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn

Hãy làm việc phúc trong tháng 7, thấy tiền rơi xin trả lại người chủ thực sự, hoặc để đó để chủ tự tìm tới.

14. Không đến gần góc tường

Khi làm việc trong góc tường ảnh hưởng tâm lý giao tiếp

15. Không chụp ảnh ban đêm trong tháng cô hồn

Có lẽ đây là quan điểm của thời hiện đại. Hơi nước lúc chuyển mùa có thể tạo ra những bức ảnh ma mị. Nước Anh có nhiều ma một phần do khí hậu ẩm nhiều nên nhiều người bị ảo giác tưởng gặp ma.

16. Mũi dép hướng về phía giường khi ngủ

Hơi khó giải thích điều này! Nếu nền nhà lạnh hoặc chân bị thương cũng cần có dép đi.

17. Cắm đũa dựng đứng trong bát cơm

Hình tượng đũa cắm bát cơm làm người ta liên tưởng nhang cắm bát hương. Đừng khiến cho người khác nghĩ tới cái chết hay bàn thờ khi đang ăn.

18. Kiêng ở nhà một mình trong phòng

Hãy ra ngoài và tham giao vào lễ hội cùng mọi người! Ở một mình sẽ khiến bạn bệnh sớm về thể chất lẫn tâm lý.

Còn những điều kiêng kỵ khác nhưng có lẽ không cần liệt kê thêm. Một cuộc sống điều độ, năng vận động và tham gia hoạt động ngày lễ sẽ giúp bạn thư thái hơn, thay vì ngồi sợ hãi quá nhiều. Chúc các bạn có một ngày lễ tháng 7 đầy ý nghĩa!

Hy vọng qua bài viết Điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn là gì và nó có hợp lý không đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chúng ta không luộc được rau là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngày lễ Phật Đản là gì và diễn ra ngày nào năm 2023?

Ngày lễ Phật Đản là ngày gì, ngày nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Xem thêm: Lễ Vu Lan là ngày nào – Ngày của cha là gì – Thứ 6 ngày 13 là ngày gì

Ngày Phật Đản là gì?

Ngày Phật Đản là ngày kỉ niệm Đức Phật sinh ra. Thuật ngữ trong đạo gọi là đản sinh, cũng mang nghĩa là được sinh ra. Ngày này còn có tên gọi phiên âm theo tiếng Phạn là Vesak.

Ngày lễ này được tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm ở nhiều quốc gia Á Châu theo truyền thống Phật giáo. Ngày lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo, được coi là ngày của sự an lạc và hạnh phúc.

Ngày Đản sinh của đức Phật là một ngày lễ lớn của các dân tộc tại khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á. Khu vực này có tỷ lệ tín đồ theo đạo Phật đông nhất trên thế giới. Trong những ngày đại lễ kỷ niệm, nhiều chùa tổ chức văn nghệ, diễn kịch và thậm chí còn có cả đoàn xe diễu hành.

Thời gian diễn ra lễ Phật đản được thống nhất vào ngày rằm tháng 4 âm lịch. Việc ấn định này được diễn ra sau phiên họp lớn của Phật giáo toàn thế giới tại Sri Lanka. Trước đó, mỗi nước tổ chức theo lịch khác nhau nhưng thường dao động trong khoảng tháng 4, 5 và 6 âm lịch.

Năm 2000, Liên Hiệp Quốc công nhận lễ Phật đản là lễ hội văn hóa lớn của thế giới. Và quyết định lấy ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 để kỷ niệm không chỉ ngày Phật đản, mà còn kỷ niệm luôn ngày Đức Phật giảng thuyết và Viên tịch.

Có lẽ bạn thắc mắc liệu ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 có bị lệch so với ngày thống nhất ngày rằm tháng 4 âm lịch của lần đại hội 1950? Hoàn toàn trùng nhau, tháng 4 âm lịch chắc chắn rơi vào tháng 5, vấn đề chỉ là sớm hay muộn. Do Liên Hiệp Quốc không dùng âm lịch, nên việc dùng dương lịch để sử dụng cho ngày Phật đản là điều bắt buộc.

Vậy tại sao gọi là Phật Đản mà sao không dùng từ Giáng sinh như tên gọi Lễ Giáng sinh của những người theo đạo Chúa? Đây là do quy định từ việc dùng từ của các học giả Trung Hoa, liên quan khá nhiều đến Hán tự khá dài dòng nên phạm vi bài này không thể kể hết cho các bạn biết về ý nghĩa Phật Đản.

Kể chuyện bên lề, khi đức Phật sinh ra, ngài đã tự đi được và khi bước chân ngài dẫm lên đâu thì một khóm hoa nở ra ở đó.

le phat dan la ngay nao

Ngày lễ Phật đản cũng là một lễ du nhập từ nước ngoài như Lễ phục sinh của những người theo đạo Chúa tại Việt Nam.

Ngày lễ Phật Đản có ý nghĩa gì?

Ngày lễ Phật Đản có ý nghĩa tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Phật, người đã dạy cho chúng sanh con đường giải thoát khổ đau và đạt đến giác ngộ.

Ngày lễ này cũng là dịp để các Phật tử thể hiện lòng thành kính và tín ngưỡng vào ba báu của Phật giáo: Phật (Đức Phật), Pháp (giáo lý của Đức Phật) và Tăng (cộng đồng tu sĩ của Đức Phật). Ngày lễ này cũng là cơ hội để các Phật tử tu tập và tuân thủ năm giới: không giết sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

Ngày lễ Phật Đản được tổ chức như thế nào?

Ngày lễ Phật Đản được tổ chức với nhiều hoạt động tôn giáo và văn hóa. Các hoạt động tôn giáo bao gồm: cúng dường tam bảo, cầu an cầu siêu, niệm phật, tụng kinh, thuyết pháp, hành hương, rước kiệu hoa đăng và phóng sinh.

Các hoạt động văn hóa bao gồm: trưng bày tranh ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đức Phật, biểu diễn nghệ thuật về chủ đề Phật giáo, thi ca ngâm thơ về Đức Phật và tổ chức các cuộc thi về kiến thức Phật học. Ngày lễ Phật Đản là ngày để mọi người hòa nhập với thiên nhiên và nhau, gieo trồng những hạt giống tốt đẹp cho cuộc sống.

Ngày Lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào năm 2023?

Lễ Phật Đản 2023 sẽ diễn ra vào ngày 02/06/2023.

Hy vọng qua bài viết Ngày lễ Phật Đản là gì và diễn ra ngày nào năm 2023 đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về ngày Phật Đản. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Sến là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ nhé.