Ngạ quỷ là gì, là ai?

Ngạ quỷ chính là quỷ đói. Tiếng Anh thường dùng là hungry ghost khi viết bài giới thiệu về nhân vật này. Ngạ quỷ là nhân vật thường gặp trong các câu chuyện nói về ngày Lễ Vu Lan báo hiếu và truyền thuyết về Tháng 7 cô hồn.

Có thể bạn quan tâm: Cúng cô hồn là gì – Olympic là gì – Sao La là gì

Ngạ quỷ được mô tả khá giống với người bị bệnh lãi với hình tượng bụng to và mông lép. Miệng luôn phun lửa và kêu đói liên tục.

NGA-QUY-LA-AI-MINH-HOA

Hình minh họa Ngạ quỷ (Nguồn: Tranh nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa)

Truyền thuyết về ngạ quỷ trong Phật giáo là gì?

Có 2 truyền thuyết nói về ngạ quỷ trong các câu chuyện truyền thuyết của Phật giáo. Vì sao gọi là truyền thuyết, vì Phật giáo chính thống phát xuất từ Ấn Độ không nhắc đến ngạ quỷ. 2 truyền thuyết về ngạ quỷ liên quan đến 2 đệ tử của Phật tổ là: Bồ tát Mục Kiền Liên và đại đệ tử Anan.

Truyền thuyết về ngạ quỷ với Bồ tát Mục Kiền Liên

nga-quy-BA-THANH-DE-MUC-KIEN-LIEN

Hình minh họa Bồ tát Mục Kiền Liên dâng cơm cho bà Thanh Đề (mẹ ngài) trong địa ngục (Nguồn: Tranh nghệ thuật Phật Giáo Trung Hoa)

Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên. Ngài Mục Kiền Liên là người luôn tu tâm tích đức, ông đã sớm tìm đế cửa Phật để luyện thân. Trái ngược với ngài, mẹ ngài là bà Thanh Đề thì cực kỳ xấu tính và bủn xỉn. Bà thậm chí còn trộn thịt vào bánh bao rồi đưa cho chư tăng khất thực.

Sau khi chết, bà sa vào kiếp ngạ quỷ, không ăn uống được. Cơm tới miệng đều bị hóa lửa do nghiệp chướng bà quá năng. Nhờ Mục Kiền Liên bà mới được thoát kiếp ngạ quỷ với sự hợp lực của chư tăng từ thập phương.

Ngạ quỷ với đệ tử Anan

Một hôm đang tụng kinh, Đại đệ tử Anan gặp một ngạ quỷ bò vào nhà đe dọa giáng họa cho ngài. Anan liền đi cầu xin Phật và được Ngài chỉ cách cúng kiến sao cho ngạ quỷ vui lòng ra đi và siêu thoát. Đây cũng là một câu chuyện nói về truyền thuyết về ngày cô hồn.

Ngạ quỷ trong chuyện manga Nhật

Ngạ quỷ trong manga Nhật có tên là Tokyo Ghoul. Nhân vật chính bị một cô gái là quỷ hút máu giống vampire (ma cà rồng) dụ dỗ. May mắn là chưa bị hút máu, ăn thịt thì cô gái bị thanh sắt công trình đè thiệt mạng. Tuy nhiên, chàng trai đã bị thương và bác sỹ sử dụng bộ phận của cô gái đã chết thay thế cho chàng ta khiến chàng ta biến đổi thành một dạng quỷ.

Tên tiếng Việt hay dùng là ngạ quỷ Tokyo nhưng thực ra nó không mang ý nghĩa thuần túy của thần thoại Trung Hoa. Nó lại mang ý nghĩa khác.

Có nên quá sợ hãi với những truyền thuyết về ma quỷ?

Ma quỷ xưa nay vẫn là do trí tưởng tượng con người. Có một số ma quỷ đi từ giáo lý của tôn giáo với mục đích răn dạy con người. Có thể nói đến một tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Hoa là Liêu Trai chí dị là điển hình của việc dùng chuyện ma quỷ mà răn dạy con người.

Tháng 7 là lúc giao mùa nên dễ sinh bệnh tật. Nên hạn chế những thói quen không lành mạnh để giữ tâm tịnh và thân cường tráng. Mọi bệnh tật đều do tâm sinh ra. Nghe có vẻ hơi duy tâm nhưng đó là sự thật. Quý chư tăng hay đại đức khi răn dạy đệ tử đều có lý khi khuyên dạy những điều như thế.

Hy vọng qua bài viết Ngạ quỷ ở cõi âm là ai trong truyền thuyết Phật giáo đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Bồ tát Mục Kiền Liên là ai? nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *