Hướng dẫn phân biệt bột nổi baking powder và muối nở baking soda

4 - Hướng dẫn phân biệt bột nổi baking powder và muối nở baking soda

Đối với những ai yêu thích làm bánh, baking soda (muối nở) và baking powder (bột nở) có lẽ đã không còn xa lạ gì. Chúng đều là các loại hóa chất được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất của hai loại bột này hoặc vẫn băn khoăn liệu chúng có hại hay không? Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kĩ về hai nguyên liệu thú vị này nhé!

5 - Hướng dẫn phân biệt bột nổi baking powder và muối nở baking soda

Muối nở (baking soda)

Baking soda là tên gọi thường dùng của hợp chất Sodium Bicarbonate (còn gọi là Natri Bicacbonat, Natri Hidrocacbonat), có công thức hóa học là NaHCO3.

Khi gặp nhiệt độ cao hoặc có phản ứng với chất có tính acid, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2, tạo các bóng khí. Đó là lí do chúng thường có mặt trong các công thức làm bánh để tạo độ xốp, hoặc giảm nồng độ acid cho các nguyên liệu có tính chua; làm mềm nhanh các món hầm như xương, gân, các loại đậu,…

Baking soda còn có rất nhiều công dụng trong việc làm trắng răng, trung hòa acid để chữa bệnh đau dạ dày, lau chùi các dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa,…

Tìm hiểu baking soda là gì

6 - Hướng dẫn phân biệt bột nổi baking powder và muối nở baking sodaBột nổi (baking powder)

Baking powder còn biết đến với cái tên quen thuộc là bột nổi hay bột nở. Loại bột này chứa khoảng ¼ baking soda, muối acid và tinh bột ngô. Nhờ đó, baking powder và baking soda có công dụng khá giống nhau.

Bột nổi có 2 loại: single-actingdouble-acting. Loại 1 có khả năng làm bánh nở ngay sau khi tiếp xúc với nước còn với loại 2, quá trình bánh nở sẽ chia làm 2 lần: lần 1 giống với single-acting baking powder khi gặp nước và lần 2 là khi bánh được nướng nóng trong lò.

Từ đó, ta có thể dễ dàng hiểu được về cái tên của 2 loại bột nổi này: single-acting baking powder chỉ giúp bánh nở 1 lần còn double-acting baking powder lại giúp bánh nở 2 lần.

Cũng nhờ đó mà chất lượng bánh sẽ đạt chuẩn hơn và bạn cũng không cần phải vội vàng đưa bột vào lò nướng ngay khi nhào trộn xong. Double-acting baking powder được dùng rất phổ biến và nếu bạn thấy trong các công thức làm bánh chỉ ghi baking powder thì có nghĩa là loại này luôn nhé!

Tìm hiểu Bột nổi baking powder là gì

7 - Hướng dẫn phân biệt bột nổi baking powder và muối nở baking soda

Sự khác nhau giữa baking powder và baking soda

Baking powder và baking soda khác nhau ở việc kết hợp cùng các loại nguyên liệu có tính acid hay không.

Vì đã có acid nên baking powder có khả năng sử dụng linh hoạt hơn baking soda. Baking powder được dùng trong các công thức chế biến mà không có nguyên liệu nào chứa acid như mật ong, đường nâu, chocolate, butter milk,…

Còn baking soda lại được dùng để trung hòa lượng acid nên khi xảy ra phản ứng, khí CO2 thoát ra sẽ bay khỏi bột bánh khá nhanh, đòi hỏi bạn phải đem bánh đi nướng càng nhanh càng tốt, nếu không bánh sẽ nở rất ít hoặc không nở được.

Nếu bạn thấy công thức bánh nào sử dụng cả 2 loại bột trên thì khi đó, nhiệm vụ làm nở bánh chủ yếu thuộc về baking powder còn baking soda được cho thêm vào với tác dụng làm trung hòa tính acid của một số nguyên liệu, giúp bánh thêm mềm và nở hơn.

Lưu ý khi sử dụng baking powder và baking soda

Khi sử dụng bột nở và muối nở trong các công thức làm bánh, bạn nhớ trộn đều các nguyên liệu khô (các loại bột, đường, muối,…) với nhau trước khi trộn chung với nguyên liệu ướt (sữa, trứng, dầu ăn,…). Việc đó sẽ đảm bảo bột nổi, muối nở được trộn đều trong hỗn hợp và bánh khi nướng sẽ nở đều hơn.

Cách bảo quản baking powder và baking soda

Nên bảo quản baking powder trong hộp kín, ở nơi thoáng mát và dùng trong 6 tháng để bánh có được mùi vị tươi ngon. Đối với baking soda, bạn cũng nên bảo quản chúng trong hộp kín ở nơi thoáng mát và sử dụng trong vòng 1 tháng để bánh luôn đạt chất lượng như mong muốn.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn phân biệt bột nổi baking powder và muối nở baking soda đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Gelatin là gì và dùng để làm gì hay nó độc hại không? nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *