Lễ thất tịch là ngày gì, ngày nào 2023 và tại sao nó là lễ tình yêu?

Ngày lễ thất tịch là ngày nào, ngày mấy trong năm? Ngày lễ thất tịch này có gì đặc biệt? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có bạn quan tâm: FA là gì Friendzone là gìBrotherzone là gì

Lễ thất tịch là ngày gì, là ngày nào, ngày bao nhiêu trong năm?

Lễ thất tịch rơi vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Vì trùng 7 và 7 nên còn có tên gọi là Lễ trùng thất.

Đặc biệt là ngày thất tịch này sẽ có hiện tượng thiên văn đặc biệt trên bầu trời. Cụ thể là với 2 chòm sao Ngưu lang (Altair) và Chức nữ (Vega) sẽ gặp nhau.

Ngày thất tịch 2023 là ngày nào, ngày bao nhiêu dương lịch? 

Ngày 22/08/2023 là chính là ngày lễ thất tịch của năm 2023 nhé các bạn.

Tại sao thất tịch lại mưa?

Ngày thất tịch gắn liền với truyền thuyết nổi tiếng của Trung Quốc là ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau sau một năm cách biệt.

Họ gặp nhau vào ban đêm và xúc động nên khóc rất nhiều. Nước mắt của họ làm mưa rơi xuống trần gian. Vì thế, ngày này thường có mưa. Và do diễn ra vào đêm nên mới có chữ thất tịch.

Ngày này là lễ hội truyền thống lớn của Trung Hoa. Nó mang ý nghĩa đoàn tụ và gặp mặt của lứa đôi yêu nhau. Vì thế những năm gần đây, nó được ví như ngày Lễ tình nhân Valentine của Trung Quốc.

Ngày lễ thất tịch năm 2023 đến 2031

Như thông tin đã nêu trên, ngày lễ thất tịch không có ngày cụ thể vì theo âm lịch. Ngày theo âm lịch là mùng 7 tháng 7 hàng năm. Chiếu theo dương lịch nó thường rời vào giữa tháng 8 hoặc trễ lắm gần cuối tháng 9. Ngày chính xác tùy vào tính toán.

Sau đây là ngày cụ thể của lễ thất tịch trong 9 năm tới:

Ngày 22/08/2023 là ngày lễ thất tịch của năm 2023

Ngày 10/08/2024 là ngày lễ thất tịch của năm 2024

Ngày 29/08/2025 là ngày lễ thất tịch của năm 2025

Ngày 19/08/2026 là ngày lễ thất tịch của năm 2026

Ngày 08/08/2027 là ngày lễ thất tịch của năm 2027

Ngày 26/08/2028 là ngày lễ thất tịch của năm 2028

Ngày 19/08/2029 là ngày lễ thất tịch của năm 2029

Ngày 05/08/2030 là ngày lễ thất tịch của năm 2030

Ngày 24/08/2030 là ngày lễ thất tịch của năm 2031

Nguồn gốc lễ thất tịch

Nguồn gốc lễ này bắt đầu từ một câu chuyện truyền thuyết cực kỳ nổi tiếng. Mỗi quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đều có một cách kể riêng cho ngày này. Bạn có thể tìm đọc trên Wikipedia. Tóm tắt lại câu chuyện như sau:

  • Chuyện kể về tình yêu của đôi lứa xa lìa nhau và chỉ gặp nhau một lần trong năm.
  • Tình yêu của họ bị ngăn trở bởi các vị thánh thần tối cao.
  • Lý do chia lìa với 2 cốt truyện chính là: lơ là việc thiên đình nên bị phạt, không môn đăng hộ đối (người phàm cưới tiên).
  • Đã được cho về với nhau lúc kết truyện, nhưng sự thực thì các chòm sao vẫn chỉ 1 lần gặp nhau trong năm.

Truyện ngôn tình nổi tiếng liên quan đến Lễ thất tịch

Thất tịch không mưa là truyện ngôn tình Trung Quốc kể về đôi nam nữ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Truyện Thất tịch không mưa của tác giả Lâu Vũ Tình. Bạn đọc đánh giá khá buồn, buồn như truyện của Ngưu Lang – Chức Nữ.

Một số chuyên linh tinh về ngày lễ thất tịch

Từ năm 2019 vừa qua chả biết ở đâu ra cái thông tin ăn chè đậu đỏ sẽ thoát ế. Mình nghi do mấy bà bán chè làm nên xu hướng này quá. Chứ việc ăn chè đậu đỏ ngày lễ thất tịch để thoát ế thì trước năm 2019 chả nghe ai nói tới cả.

Không biết ai làm ra cái xu hướng ăn chè đậu đỏ năm ngoái. Nói chung họ đã thành công khi chè đậu đỏ bao cháy hàng. Còn hiệu quả thì với tác giả TDT nốc cả ly từ 2019 tới 2020 nốc thêm nữa thì tới nay vẫn chưa thấy đâu.

Sự thật về ăn chè đậu đỏ cầu duyên

Sự thật là Trung Quốc chẳng có vụ ăn chè đậu đỏ cầu duyên gì đâu. Do bạn Qing An 1 blogger ở Việt Nam bảo là ăn đậu đỏ cầu tình duyên. Thế là dân thi nhau chia sẻ thông tin sai lêch. Thật khổ cho những người còn đang Fa ghê.

Tuy nhiên dù sao cũng vui mà. Năm nay dịch tá lả không chắc cũng kiếm chè đậu đỏ mua ăn tiếp rồi.

Ăn chè đâu đỏ bao nhiêu cầu duyên

Theo thông tin mình tìm được thì có bài thơ về hồng đậu của tác giả Vương Duy với nội dung như sau:

Tương tư
Hồng đậu sinh nam quốc,
Xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thái hiệt,
Thử vật tối tương ti (tư)

Có nghĩa là:

Đậu đỏ sinh ở phương nam,
Mùa xuân đến, nẩy bao nhiêu cành.
Xin chàng hãy hái cho nhiều,
Vật ấy rất gợi tình tương tư.

Hồng đậu có hột hình tròn, màu sắc tươi hồng, hình dạng đáng yêu, thường làm trang sức trên mái tóc phụ nữ. Người xưa lấy cây này biểu tượng cho tình yêu nên mới có tên là cây “tương tư”.

Hãy cùng nghe chơi bài hát liên quan tới hồng đậu của Trung Quốc nhé. Lưu ý hồng đậu của Trung quốc không phải là đậu đỏ của Việt Nam đâu.

Hy vọng qua bài viết Lễ thất tịch là ngày gì, ngày nào và tại sao nó là lễ tình yêu? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết kế tiếp nhé.

Tham khảo Wikipedia

1 bình luận trong “Lễ thất tịch là ngày gì, ngày nào 2023 và tại sao nó là lễ tình yêu?”

  1. Tường Sói

    bổ sung thêm mọi người lưu tâm nha

    Ế 1 tháng – ăn 1 chén
    Ế 1 năm – ăn 1 nồi
    Ế 5 năm – ăn 1 thau
    Ế lâu dài – pha nước tắm lun

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang