Posts tagged Biển Việt Nam

Biển Vũng Tàu ở đâu và làm sao để đến được nơi đó?

Biển Vũng Tàu ở đâu?

Biển Vũng Tàu là địa danh phổ biến của người Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Đây là điểm tắm biển phổ biến nhất của toàn khu vực. Vũng Tàu thuộc Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một thành phố biển với 2 mũi nhọn kinh tế chính là dầu khí và du lịch.

Đặc thù các tỉnh có mặt hướng ra biển Đông đa phần bị phù sa làm đục nên biển không trong xanh như Vũng Tàu. Cá biệt có biển Cần Giờ có màu đen do cửa sông gần rừng đước. Mặc dù vẫn có thể tắm nhưng xét về thẩm mỹ khó ai chịu tắm trên những vùng biển nước vàng hoặc đen như thế.

Có thể bạn muốn biết: Biển Vạn Giã ở đâuBiển Đại Lãnh ở đâuHải sản Việt Nam

Trong giai đoạn từ những năm 80 đến đầu những năm 2000, khi đường xá đi lại còn khó khăn, biển Vũng Tàu là nơi lý tưởng để người Sài Gòn và các tỉnh Miền Nam thưởng thức hương vị phố biển đích thực.

2 - Biển Vũng Tàu ở đâu và làm sao để đến được nơi đó?

Làm sao đi đến biển Vũng Tàu

Nếu từ các tỉnh từ Bình Thuận trở ra phía Bắc, theo quốc lộ 1 tới nơi giao với quốc lộ 56. Đi theo quốc lộ 56 về Bà Rịa sẽ có đường đi về Vùng Tàu theo quốc lộ 51.

Các tỉnh miền Nam theo quốc lộ 1 rẽ qua Xa Lộ Hà Nội, giờ 1 đoạn đã thành quốc lộ 1. Tới ngã 3 Vũng Tàu, thực ra giờ nó là ngã 4 rồi, ngay ngã 4 có siêu thị Big C rẽ phải là cứ thẳng đường về Vũng Tàu.

Muốn nhanh thì rẽ về Cát Lái theo cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tới đoạn rẽ xuống Long Thành thì ra khỏi cao tốc, theo quốc lộ 51 mà tới.

Nếu ở quá xa bạn cũng có thể dùng máy bay. Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ nội địa và ngành dầu khí.

Những điểm đến nổi bật ở Vũng Tàu bạn cần ghé qua

Vùng nội thành sát biển

Khu du lịch Hồ Mây

Hải Đăng

Bạch Dinh: nơi đây là chỗ ở của vua Duy Tân và Thành Thái trước khi bị đi đày.

Cafe Ô Cấp

Bãi Dâu

Tượng Chúa dang tay núi Tao Phùng

Thích Ca Phật Đài

Trường đua chó

Đồi Con Heo

Bãi pháo cổ

Vùng ngoại ô

Không có  nhiều điểm nổi bật, các điểm khác như Hồ Mây, Hồ Đá Xanh, Biền Lồ Ô đều nằm ngoài Vũng Tàu. Có 2 điểm ngoại thành nên ghé là:

  • Nhà Lớn Long Sơn
  • Làng bè Long Sơn

Ẩm thực Vũng Tàu nổi bật bạn nên thử qua

  1. Lẩu cá đuối ở Trương Định: ăn không thể chê được và nên đến sớm trước 7h không thì chả có chỗ để ngồi.
  2. Bánh khọt chắc không cần nhắc. Địa chỉ theo các trang mạng ẩm thực hoặc hỏi dân địa phương. Vú Sữa, Bà Hai, Cô Hồng đều ăn được nếu bạn không quá kén chọn.
  3. Báng bông lan trứng muối
  4. Bạch tuộc nướng: món này đã du nhập vào thành phố cũng hơn 5 năm rồi.
  5. Gành Hào với nhiều món hàu: nếu rủng rỉnh tiền thì ghé thử cho biết.

Và còn các món khác sẽ từ từ cập nhật…

Hy vọng qua bài viết Biển Vũng Tàu ở đâu và làm sao để đến được nơi đó? ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chọn Kem Chống Nắng Thông Minh Bằng Cách Hiểu Đúng Các Chỉ Số SPF, PA nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Quần đảo Trường Sa là gì và nằm ở đâu tại Việt Nam?

Quần đảo Trường Sa là gì?

Quần đảo Trường Sa là cụm các quần đảo được hình thành do sự phát triển của san hô. Quần đảo bao gồm nhiều đảo, đá, bãi ngầm, bãi cạn. Vì thế, nếu san hô khu vực này không tồn tại, cả khu vực sẽ biến mất do thiếu bồi đắp.

Có thể bạn quan tâm: Táo quân là ai – CV là gì – Mâm ngũ quả gồm những gì

Trước đây do kỹ thuật bản đồ chưa phát triển, người ta gộp Trường Sa và Hoàng Sa làm một. Hai cụm quần đảo này có tên là Bãi Cát Vàng trong tiếng Việt hay Vạn Lý Thạch Đường trong tiếng Hoa. Tiếng Anh của Quần đảo Trường Sa là Spratly.

Quần đảo trải 1 diện tích khá lớn và chồng lấn trong nhiều vùng lợi ích của các quốc gia như: Việt Nam, Philippines, Malaysia. Vì thế, quần đảo có nhiều tuyên bố chủ quyền như:

Về mức độ bão tố, thì Trường Sa cũng không kém Hoàng Sa mấy. Về dầu hỏa, các nghiên cứu cho thấy trữ lượng không bằng các khu vực gần bờ. Tuy nhiên, khu vực này có giá trị hàng hải và an ninh.

4 - Quần đảo Trường Sa là gì và nằm ở đâu tại Việt Nam?

Một góc Trường Sa (Wikipedia)

Quần đảo Trường Sa nằm ở đâu tại Việt Nam?

Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Đông Nam của Việt Nam. Trường Sa là một ngư trường lớn và huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thời Việt Nam Cộng Hòa, quần đảo dưới quyền quản lý của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (lúc đó tên là Phước Tuy).

Đơn vị hành chính gồm có: Huyện lị Trường Sa, xã đảo Song Tử Tây, xã đảo Sinh Tồn. Vài đảo Việt Nam có đóng quân do chưa có người dân nên chưa được công nhận thành xã.

Sự kiện Gạc Ma 1988 tại Quần đảo Trường Sa là gì?

Đầu năm 1988, Trung Quốc đã đưa tàu đến khu vực để chiếm đóng 1 số cao điểm. Chủ yếu là Đá san hô nhô cao. Đá Chữ Thập là nơi chiếm đóng đầu tiên tại phía Bắc quần đảo.

10/3/1988, khi Việt Nam đang chuẩn bị lễ tang cho cố thủ tướng Phạm Hùng. Nhân sự kiện đó, Trung Quốc bắt đầu cho quân chiếm đóng các đá tại cụm Sinh Tồn. Cụm Sinh Tồn có các đá nổi bật là: Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

14/3/1988, cuộc xung đột xảy ra khi Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam cho tàu chở vật liệu đến để xây dựng công trình, ngăn chặn việc chiếm đóng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản ứng bạo lực và cho xả súng làm thiệt mạng 64 người bên phía Việt Nam.

Sau đó, họ cho rằng Việt Nam xả súng trước và phải tự vệ do chở phái đoàn Liên Hiệp Quốc khảo sát. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc bác bỏ sự liên quan đến sự kiện này. Trong năm 2015, Trung Quốc đã cho bồi đắp đá Gạc Ma thành đảo nhân tạo.

5 - Quần đảo Trường Sa là gì và nằm ở đâu tại Việt Nam?

Lược đồ chếm đóng cụm Sinh Tồn tính đến thời điểm hiện tại (Wikipedia)

Hy vọng qua bài viết Quần đảo Trường Sa là gì và nằm ở đâu tại Việt Nam ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ngày lễ tình yêu Valentine là ngày gì và khi nào tới nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Quần đảo Hoàng Sa là gì và ở đâu tại Việt Nam?

Quần đảo Hoàng Sa là gì?

Quần đảo Hoàng Sa là cụm các đảo, đá ngầm, bãi chìm, bãi nổi… nằm trong khu vực Biển Đông của Việt Nam (Biển Đông có tên quốc tế là biển Hoa Nam – South China Sea). Tên tiếng Anh của quần đảo là Paracel. Quần đảo Hoàng Sa là 1 đơn vị hành chính của Việt Nam bị quân đội Cộng Hòa ND Trung hoa chiếm đóng từ năm 1974.

Có thể bạn quan tâm: Biển Vũng Tàu ở đâuBiển Vạn Giã ở đâu tại Khánh Hòa và có gì đặc biệt 

Hoàng Sa là đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Trước 1975 thuộc quyền quản lý của Quảng Nam và Huế. Quần đảo có 2 nhóm đảo chính là:

  • Nhóm Lưỡi liềm hay còn gọi là Nguyệt Thềm, Trăng Khuyết. Tên quốc tế là Crescent.
  • Nhóm An Vĩnh. Tên quốc tế là Amphitrite

Nói vui đây là 1 quần đảo bão tố, vì bão hình thành từ khu vực này và là nơi hứng bão hình thành ngoài khơi của Philipines nhiều nhất trong khu vực.

Các tên hay cách gọi trước đó: Vạn Lý Thạch Đường, Bãi Cát Vàng.

7 - Quần đảo Hoàng Sa là gì và ở đâu tại Việt Nam?

Lịch sử sơ lược về quần đảo Hoàng Sa

Suốt thời kỳ Bắc thuộc, các đảo được ghi nhận nhưng chưa bao giờ được coi là phần lãnh thổ cụ thể của ai. Sử liệu Champa cũng không nói rõ về vùng này. Trung Quốc thì cho rằng họ có cho tàu tuần tra khu vực này. Việt Nam khi đó chưa hình thành.

Từ thời độc lập đến đầu thời nhà Lê, Trung Hoa cũng chỉ nói là họ có tuần tra và sự kiện đô đốc Trịnh Hòa thám hiểm thế giới có đi ngang vùng này. Chưa có hoạt động chủ quyền nào được ghi nhận bằng văn bản hành chính cụ thể.

Từ thời vua Lê Thánh Tôn đến trước khi vua Gia Long lên ngôi, đã có nhiều văn kiện, bản đồ các nhà truyền giáo ghi nhận khu vực này thuộc quyền của Việt Nam. Lúc này tên nước chúng ta là Đại Việt, nhưng tên quốc tế vẫn là Giao Chỉ (có văn bản đính kèm thêm là gần Trung Hoa). Việt Nam lúc đó đã có hoạt động chủ quyền như khai thác hải sản, tổ chức đội tàu định kỳ, cứu nạn tại khu vực… Nhưng bị đứt quãng nhiều do chiến tranh.

Từ thời Gia Long đến trước thời Pháp thuộc, nhiều hải đội được tổ chức khai thác Hoàng Sa. Các hoạt động chủ quyền có xây chùa Hoàng Sa Tự, cắm cờ, cứu nạn… và được ghi nhận bằng văn bản cấp nhà nước chính thức. Có nhiều tiêu bản hành chính ghi nhận việc khai thác quần đảo này.

Từ thời Pháp thuộc đến 1932, có nhiều tranh chấp xảy ra do việc không rõ ràng trong việc tuyên bố chủ quyền. Năm 1932, Pháp tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Liên Bang Đông Dương (bao gồm cả Việt Nam).

Từ 1932 đến tuyên bố chủ quyền của Quốc gia Việt Nam tại San Francisco 1951, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) và Pháp tranh chấp liên tục. THDQ lấy cớ giải giáp quân Nhật nên cho quân lên chiếm đảo. Pháp và Việt Nam chiếm lại.

1950, quân THDQ rút hết nhưng vẫn ra văn bản tuyên bố chủ quyền mà không chịu giải quyết tại các cơ quan tư pháp quốc tế. 1951, đại diện Việt Nam tại Hội nghị Hòa ước San Francisco, Việt Nam tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo này và không có sự phản đối nào kể cả đại diện THDQ.

1951 đến 1974, THDQ bị thay thế bằng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (NDTH) vào 1950 tại vùng đất liền (còn gọi là Đại Lục). THDQ chỉ còn giữ vùng Đài Loan vẫn tuyên bố chủ quyền khu vực và giao cho thành phố Cao Hùng quản lý.

NDTH liên tục xâm phạm vào phía Đông đảo và đỉnh điểm là cưỡng chiếm bằng vũ lực vào 1974. Sự kiện này được ghi nhận là Hải chiến Hoàng Sa 1974. Việt Nam ra văn bản phản đối lên quốc tế sau đó.

8 - Quần đảo Hoàng Sa là gì và ở đâu tại Việt Nam?

Sơ đồ hải chiến Hoàng Sa 1974 (Nguồn: Thanh Niên)

1975 đến nay, Việt Nam vẫn ghi nhận Quần đảo Hoàng Sa là thực thể hành chính. NDTH vẫn đóng quân và thực thi chủ quyền trái phép trên vùng tranh chấp. Mọi hoạt động đều có phản đối bằng kênh ngoại giao của Việt Nam.

Hy vọng qua bài viết Quần đảo Hoàng Sa là gì và ở đâu tại Việt Nam? ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết CV là gì và làm cách nào hay và chuẩn với nhà tuyển dụng khi xin việc? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tham khảo wikipedia, Thanh Niên, Vnexpress, Tuổi Trẻ

https://web.archive.org/web/20160401233047/http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/30-phut-dau-phao-trong-tran-hai-chien-hoang-sa-1974-2940469.html

https://web.archive.org/web/20170119030737/http://tinnong.thanhnien.vn/x-file/40-nam-hai-chien-hoang-sa-9-ngay-dem-bi-trang-16834.html

https://web.archive.org/web/20170119040102/http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170119/chung-tich-hoang-sa-viet-nam/1254484.html

Danh mục hải sản Việt Nam và món ăn liên quan (P2)

Tại phần 2 nói về hải sản Việt Nam, ngôi nhà kiến thức chỉ nói về một con gắn liền với nhiều thế hệ. Nhất là thế hệ 7X và 8X tại Việt Nam. Đó chính là con tôm, con vật có mặt ở sông lẫn biển. Món tôm là món chống ngán của những ai sinh ra và lớn lên từ giai đoạn bao cấp đói khổ.

Có thể bạn quan tâm: Danh mục hải sản Việt Nam Phần 1 – Biển Vạn Giã ở đâu – Biển Đại Lãnh ở đâu

tom-bien-viet-nam-hai-san

Ngày trước và sau giai đoạn bao cấp, tôm là món xa sỉ. Lâu lâu ngoài chợ có con tôm má mua về, cả nhà như mở hội. Bữa ăn toàn rau, đậu hũ, lòng, chút cá, thịt heo, thịt bò, tới con tôm và sang chảnh hơn có con cua.

Con tôm hồi đó chỉ có rim mặn rồi ăn hết cả nồi cơm. Khó khăn mà, ăn mặn cho đỡ hao. Tôm rim múc ra đĩa, cái đáy nồi cho cơm vào trộn qua trộn lại, ta có cơm hương tôm. Dù cơm nhai nhạt nhách, nhưng ngửi hương tôm nó có cái thú gì đó không được tính người lắm.

Qua giai đoạn bao cấp, chục năm sau, kỹ thuật nuôi tôm nước mặn phát triển. Tôm biển lên bàn ăn nhiều đến nỗi người ta tưởng tôm sông đã chết do thuốc trừ sâu, diệt cỏ, tăng trưởng đủ kiểu. Cách chế biến vẫn giống như tôm sông thuở nào, chỉ có thịt thì to hơn gấp 2 hay gấp 3.

Ngày xưa đói quá ăn cả vỏ tôm, ba má nói ăn cho có can xi chắc xương. Sau này mới biết vỏ tôm chỉ có keratin như cái móng tay. Thế là dù cho có nóng hay dơ tay, vẫn ráng lột sạch con tôm chỉ để lấy thịt.

Tôm biển giờ ngoài luộc, hấp bia, hấp nước dừa còn có thể làm nhiều món công phu khác như sốt mayonaise, sốt cam, làm lẩu… Các con tôm khác như tôm càng, tôm rồng vẫn còn là món hàng xa sỉ cho đến giờ.

Tuy nhiên, đối với những Việt Kiều Bắc Mỹ, tôm hay hải sản thừa mứa đến mức coi như là hàng phổ thông với giá rẻ bất ngờ. Không khác gì táo tại Mỹ quăng không ai cho, về VN nó đội lên tới trời.

Hy vọng qua bài viết Danh mục hải sản Việt Nam và món ăn liên quan (P2) đã giúp các bạn hiểu thêm về sản vật của biển Việt Nam. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tết Trung Thu là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Biển Vạn Giã ở đâu tại Khánh Hòa và có gì đặc biệt?

Biển Vạn Giã ở đâu, thuộc tỉnh nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tiệp Khắc ở đâu – Bảo Gia Lợi ở đâu – Ba Tây ở đâu

Biển Vạn Giã ở đâu, thuộc tỉnh nào?

Vạn Giã là một thị trấn thuộc Huyện Vạn Ninh của tỉnh Khánh Hòa. Các Nha Trang 60 km về phía Nam và cách Phú Yên 30 km về phía Bắc. Trước đây, Vạn Giã là 1 làng chài, sau phát triển thành khu đô thị và là nơi đặt trung tâm hành chính của Huyện.

Biển Vạn Giã chưa khai thác về du lịch nhiều. Bãi biển chủ yếu chỉ có tàu đậu của ngư dân. Và đặc biệt là, nơi đây là điểm đi ra đảo Điệp Sơn. Một hòn đảo có bãi biển đặc biệt với 2 bên giáp biển. Ở Vạn Giã có 2 bến đi ra Điệp Sơn, giá vé mỗi người theo niêm yết là 100.000 đồng/người.

bai-bien-thi-tran-van-gia

van-gia-ra-diep-son

Vạn Giã chưa phát triển du lịch biển. Mọi dịch vụ còn ở giai đoạn khá hoang sơ, con đường ven biển cũng không nhiều khách sạn. Chủ yếu vẫn là quán nhậu hải sản bình dân. Khách du lịch vẫn không đông dù vào ngày lễ, trái ngược với thành phố Nha Trang. Bụt nhà không thiêng, dân cư ở đây là thích ra Đại Lãnh hoặc biển Dốc Lết gần đó chơi hơn.

Để tới được Vạn Giã có thể bắt xe đi Tuy Hòa tại bến xe Miền Đông. Nói cho về Giã hoặc Vạn Giã là phụ xế hiểu. Giọng phụ xế đặc trưng địa phương nên bạn cố chú ý lắng nghe nhé. Giá vé giường nằm tầm 230.000 – 250.000 đồng. Chất lượng và đồ đạc tốt hơn Phương Trang và Thành Bưởi, chỉ có điểm trừ là hay bắt khách dọc đường.

Vạn Giã có gì đặc biệt?

  • Vạn Giã gần Phú Yên nên món ăn ở đây cũng có ít nhiều ảnh hưởng từ tỉnh bạn. Trước đây 2 tỉnh là 1 với tên là Phú Khánh. Món ăn đặc biệt có món: bánh hỏi chà bông, bánh bèo chà bông và các món bún chả cả.
  • Vạn Giã nói riêng hay Vạn Ninh nói chung là đường quá cảnh của khá nhiều máy bay quốc tế. Bầu trời ở đây thường xuất hiện vệt khói ngang trời.

Bau-troi-van-gia

  • Biển Vạn Giã tầm trưa chiều thủy triều rút sâu lộ ra những doi cát gần suối Bu Bông.

doi-cat-bien-van-gia

  • Do những doi cát khá lớn nên sóng đánh vào bờ không như bình thường mà tạo thành 2 luồng sóng vuông góc và cắt chéo nhau rất độc và lạ.

van-gia-o-dau-va-co-gi-dac-biet

  • Bờ biển ở đây nông và thoai thoải, thích hợp cho những tấm hình đứng giữa biển.
  • Biển Vạn Giã và Biển Đại Lãnh cùng nằm trong huyện Vạn Ninh. Nhưng Biển Đại Lãnh không nằm trong vịnh Vân Phong.
  • Ngoài đình chùa truyền thống, Vạn Giã có 1 nhà thờ Công Giáo với kiến trúc đẹp và lạ. Khởi nguồn cho sự thành lập nhà thờ là từ lời trăn trối của người chồng cho người vộ. Ông đã trốn cấm đạo từ ngoài Bắc vào vùng làng chài này. Đồng thời với đó, ông cũng giấu thân phận. Tới khi chết ông mới trăn trối với người vợ hiến 1 miếng đất làm nhà thờ. Người vợ hiến đất và cũng theo đạo của chồng sau khi ông mất.

nha-tho-van-gia

Hy vọng qua bài viết Biển Vạn Giã ở đâu tại Khánh Hòa và có gì đặc biệt đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tha thu hay tha-thu là gì và bắt nguồn từ đâu nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.

Biển Đại Lãnh ở đâu tại Khánh Hòa vào làm sao đến đó?

Biển Đại Lãnh ở đâu?

Biển Đại Lãnh là bãi biển ở xã Đại Lãnh, Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa. Đại Lãnh các Nha Trang khoảng 80 km về hướng Bắc. Từ Ga Đại Lãnh đến bờ biển khoảng 1,5 km, bãi biển không thuộc vịnh Vân Phong. Nó nằm giữa 2 con đèo trên quốc lộ 1 là: đèo Cổ Mã và đèo Cả.

Có thể bạn quan tâm: Biển Vạn Giã ở đâuHải sản Việt Nam Phần 1Tiệp Khắc ở đâu

Biển Đại Lãnh có nước rất trong, có thể thấy cả đáy và mặt nước nông. Tuy nhiên, bãi cát không ổn định nên tránh ra quá xa vì rất nguy hiểm. Trước khi khu du lịch xuất hiện, biển Đại Lãnh có con suối nước ngọt chảy thẳng ra biển. Bạn sẽ không phải lo việc tắm nước ngọt ở đâu. Nhưng rất tiếc hiện giờ con suối đó không còn sạch nữa.

bien-dai-lanh-o-dau

Biển Đại Lãnh cũng được đầu tư thành khu du lịch. Có dịch vụ nhà nghỉ và lưu trú tại bãi. Có những ngôi nhà sắc màu bằng gỗ, nhưng có lẽ không phù hợp lắm với thời tiết nóng quanh năm ở đây.

Có vài vật dụng như rèm thưa, rèm ốc để các bạn chụp hình tự sướng. Giá hải sản khá cao nên người dân thường tự mang đồ đến ăn, ít ai mua hải sản trong khu du lịch. Để vào bãi biển các bạn nhớ trả 10.000 đồng/người nhé.

Đi phương tiện nào đến biển Đại Lãnh?

Đi xe lửa hoặc xe du lịch từ Nha Trang là bạn có thể tới Đại Lãnh nhanh nhất.

  • Xe du lịch: Bạn có thể bắt các chuyến xe đi Tuy Hòa và báo nhà xe cho ghé Đại Lãnh. Thường xe Hà Linh, Thuận Thảo chuyên chạy đến Tuy Hòa, Phú Yên sẽ đưa bạn tới đúng nơi.
  • Xe lửa: Đi xe lửa ra Nha Trang và mua vé đi ga Đại Lãnh. Tàu chạy lúc 6h45, 2 tiếng là tới nơi. Tuy nhiên, bạn nên nhớ nếu đi bộ phải khoảng 1,5 km nữa mới tới nơi.
  • Taxi: Từ sân bay Cam Ranh tới Đại Lãnh khoảng 1,2 triệu hoặc 1,3 triệu. Giá này chỉ là tham khảo vì đi đường xa tổng đài sẽ báo giá cho taxi, nếu đồng ý với giá nào thì bạn đi với giá đó.

Một vài điều lưu ý tại bãi biển Đại Lãnh

bien-dai-lanh

  1. Cát biển mịn và sét nhiều nên dính khá chắc vào quần áo. Nên giặt riêng đồ tắm với đồ khác sau khi tắm xong.
  2. Nếu không biết bơi thì chỉ nên chơi gần bờ vì bãi biển Đại Lãnh hay có sụt lún gây nguy hiểm. Và sóng cũng to nhỏ thất thường nên gây nguy hiểm nếu chủ quan.
  3. Dịch vụ tại bãi biển khá lắt nhắt, tính lẻ tẻ khá khó chịu. Dù giá không cao nhưng không có vé trọn gói cho du khách.
  4. Xung quanh Đại Lãnh không có gì khác, nên tắm xong thì một là về lại Nha Trang, hai là vô phòng ngủ 1 đêm rồi đi nơi khác.
  5. Con suối nước ngọt gần sát biển khá dơ, không nên tắm ở đó.
  6. Giá hải sản siêu mắc nên mua trước ở Nha Trang hoặc tại bãi trước khi vào Đại Lãnh.
  7. Sẽ có chút rác sinh hoạt lâu lâu xuất hiện, do bãi gần khu ngư dân. Đừng quá lý tưởng hóa biển sạch khi chính các bạn còn bỏ rác bừa bãi.

Hy vọng qua bài viết Biển Đại Lãnh ở đâu tại Khánh Hòa vào làm sao đến đó đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu thẻ JCB là thẻ gì và dùng để làm gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Danh mục hải sản Việt Nam và món ăn liên quan (P1)

Danh mục hải sản Việt Nam là món ăn liên quan sẽ liệt kê những hải sản của biển Việt Nam và món ăn chế biến thường thấy. Mỗi phần bài viết sẽ giới thiệu 3 loại hải sản. Phần 1, ngôi nhà kiến thức sẽ giới thiệu là: Bạch tuộc, cá đuối và ghẹ

Bạch tuộc

Bạn có biết? Món bạch tuộc nướng xuất phát từ Vũng Tàu đã lâu lắm rồi. Nhưng nó mới du nhập và phổ biến tại Sài Gòn từ năm 2014 trở lại đây.

Bạch tuộc là loài hải sản đánh bắt phổ biến ở Vũng Tàu, nếu không muốn nói là loại rẻ tiền. Dân Vũng Tàu ít ăn nên thường chỉ bán cho du khách ăn chơi cho đỡ buồn miệng. Có điều may mắn là, người dân đang có xu hướng chuộng hải sản hơn, nên những món bình dân như bạch tuộc nướng lên ngôi và có thời gian phủ kín các lề đường Sài Gòn.

bach-tuoc-nuong

Bạch tuộc nướng đậu bắp Vũng Tàu (Nguồn: GGDIC)

Cá đuối

Một loài cá thân dẹt lạ lùng với nhiều loài cá khác. Đây là một trong những loài hản sản ít được dùng tại Việt Nam. Nhưng tại một con phố của Vũng Tàu, nó trở thành món ăn khoái khẩu khiến cho chiều tối, con đường này đông nghẹt khách.

Món này chủ yếu được nấu thành món lẩu nấu với măng chua để tăng thêm hương vị. Thịt cá đuối khá mềm nhưng phần vảy khá nhiều xương.

lau-ca-duoi

Lẩu cá đuối Vũng Tàu tại đường Trương Công Định (Nguồn: GGDIC)

Ghẹ

Tên gọi dân gian của một loại cua biển, trên mai có đốm tròn như những con mắt là đặc điểm phân biệt giữa ghẹ và nhiều loài của biển khác.

Đây là loại hải sản Việt Nam được ưa chuộng trên khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, giá khá cao nên chỉ được dùng trong những dịp đặc biệt.

Ghẹ luộc (hấp) hoặc sốt me là món được dùng phổ biến. Ngoài ra, càng ghẹ cũng hay chế biến bằng cách rang muối ớt. Chỉ cần nhìn thấy càng ghẹ muối ớt là bạn cũng đủ chảy nước miếng rồi.

ghe-luoc-ngon

Ghẹ sống (Nguồn: GGDIC)

Hy vọng qua bài viết Danh mục hải sản Việt Nam và món ăn liên quan Phần 1 đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết IOT hay Internet Of Things là gì và ứng dụng của nó nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ nhé.