Posts tagged Giáng sinh – Noel

Ngày Noel – Giáng sinh là gì và là ngày nào trong năm 2023?

🎅Noel là ngày nào, 🎄Noel là ngày mấy? ⛪ Giáng sinh là ngày gì, giáng sinh là ngày nào, ngày bao nhiêu trong năm 2023? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day là gìLễ Phục Sinh là ngày gìLễ Lá là ngày gì  

Giáng sinh là ngày gì?

Lễ Giáng sinh hay Christmas Day trong tiếng Anh. Giáng sinh là ngày kỷ niệm việc Chúa giáng thế làm người. Hay gọi theo kiểu thân thuộc thì đây là ngày sinh nhật của Chúa Giê su, đây là 1 ngày quan trọng của những ai theo Thiên Chúa giáo.

Nhưng về mặt ý nghĩa, Lễ này không chỉ đơn thuần là mừng tuổi. Nó mang tính chất trang trọng và thiêng liêng, vì một đấng tối cao đã hạ sinh và làm con người bình thường.

le-giang-sinh-la-ngay-gi-khi-nao

Có thể nói, Lễ Giáng Sinh và Lễ Phật Đản gần tương tự nhau về mặt ý nghĩa. Cả 2 là ngày kỷ niệm những người tôn kính được sinh ra. Tuy nhiên, có một vài quốc gia coi ngày này như lễ hội thương mại, tính chất tôn giáo không có.

Tính chất thương mại của nó lại gắn liền với 1 nhân vật có nguồn gốc từ tôn giáo là ông già Noel (Nô en).

Ngày Giáng sinh cũng là ngày Noel. Noel hay Santa Claus là 1 nhân vật với bộ đồ đỏ nổi bật và bộ râu trắng và mang theo những túi quà. Ông già Noel ngày nay được cho là hóa thân từ thánh Nicholas. Ông sử dụng xe được kéo bởi những con tuần lộc. Và ông là người mà trẻ em mong đợi sẽ mang đến những món quà tặng trong dịp Giáng sinh.

Theo truyền thuyết, nhà của ông già Noel nằm ở vị trí bí mật tại vùng xa xôi của Phần Lan, chỉ vài người biết.

Vào năm 2010, Làng Rovaniemi ở Phần Lan được xem là quê hương của ông già Noel, với văn phòng chính thức trả lời thư và đón khách ghé thăm quanh năm. Với hơn 300.000 du khách tới đây mỗi năm để gặp gỡ Santa Claus. Năm nay thì dịch bệnh tá lả nên con số này giảm rất nhiều rồi.

Ngày Noel - Giáng sinh là gì và là ngày nào trong năm?

Giáng sinh là ngày nào trong năm 2023?

Ngày lễ Giáng sinh diễn ra vào ngày 25/12/2023 hằng năm theo dương lịch. Lưu ý là ngày 25/12 mới là ngày Giáng sinh nhé.

december-25-1068169_640

Lễ Giáng Sinh chính thức vào ngày 25/12 hàng năm.

Có rất nhiều nhầm lẫn cho rằng ngày Giáng sinh là ngày 24/12. Bởi vì tối ngày 24/12 có rất nhiều người tham gia đổ ra đi chơi. Thực ra ngày 24/12 không phải là ngày Giáng sinh nhé.

Tối 24 bên Thiên Chúa giáo là đêm canh thức mừng Chúa Giê su ra đời. Không biết vô tình hay hữu ý mà đêm 24 lại thu hút người ngoại đạo vui chơi, để ngày chính 25 yên bình cho các gia đình ngoại đạo dự lễ chính mừng Chúa ra đời.

Trên wiki cho rằng ngày 24 lễ phụ nhưng lại nhiều người dự lễ hơn là chưa rõ ràng. Nếu xét riêng người theo đạo thì ngày 25 họ đi đông nhất, tối 24 do ít lễ và thời gian hạn hẹp nên nhiều người có thể khó tham dự. 25/12 họ xin nghỉ phép thì mới tham dự đầy đủ hơn.

Ngày này thường thì theo mình quan sát chủ yếu là người ngoại Đạo, tham gia đi chơi cho vui là chính thôi. Còn những theo Đạo thì họ quây quần ở nhà hoặc nhà thờ chờ đến ngày Giáng sinh cùng gia đình hơn là tràn ra đường vui chơi.

Bản nhạc Jingle Bells quen thuộc mỗi khi đến dịp Giáng sinh

Bản nhạc We Wish you a Merry Christmas quen thuộc mỗi khi đến dịp Giáng sinh

Danh sách những bài hát hay về Lễ Giáng Sinh

Nhạc Giáng Sinh thịnh hành tại Việt Nam ngoài những bài bất hủ tiếng Anh thì cũng có những bài tiếng Việt hay không kém. Nhạc Việt về chủ đề Noel hay Lễ Giáng Sinh có 3 loại phổ biến:

  • Nhạc ngoại lời Việt: dịch từ các bài như Jingle Bell, Drummer boy, Rudolph the red nose reindeer, We wish you a Merry Christmas…
  • Nhạc Việt: nổi tiếng như các bài Đêm đông, Người tình mùa đông, Hai mùa Noel
  • Nhạc Thánh ca: Cao cung lên, Mùa đông năm ấy, Đêm thánh vô cùng (Silent Night), Noel về, Trời hân hoan… và cũng khá nhiều bài có nguồn gốc nước ngoài được dịch ra lời Việt.

Ngoài 2 bản nhạc ở trên. Các bạn có thể vào bài viết này để tham khảo thêm nhé:

Tổng hợp những bài hát hay bất hủ Giáng Sinh Việt Nam và nước ngoài

Merry Christmas có ý nghĩa là gì?

Merry Christmas được dịch nghĩa là Giáng Sinh an lành. Nó là một cụm từ được sử dụng từ thế kỷ 16, nhưng tới thế kỷ 19 nó mới trở thành câu cửa miệng phổ biến mỗi khi Lễ Giáng Sinh về trong tiếng Anh là Christmas Day. Merry và Christmas là 2 chữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh và Hy Lạp.

Ngày nay, với phong trào tục hóa và phi tôn giáo hóa, người ta lại hay dùng chữ Happy Holiday để những người không theo Thiên Chúa giáo đón nhận.

Hy vọng qua bài viết Ngày Noel – Giáng sinh là gì và là ngày nào trong năm đã giúp bạn tìm hiểu rõ về ngày Giáng sinh. Hẹn gặp ở bài viết khác nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tổng hợp địa chỉ mua đồ trang trí Noel – Giáng sinh tại TPHCM

Ngày Giáng sinh, Noel đã sắp tới rồi. Vậy 🎄 mua đồ trang trí noel ở đâu TPHCM (Sài Gòn)? Hãy để ngôi nhà kiến thức chia sẻ cho 1 vài địa điểm mà chúng tôi biết được.

Có thể bạn quan tâm: Ông già Noel là ai và có thật không – Tổng hợp những bài hát hay bất hủ Giáng Sinh Việt Nam và nước ngoài

Địa chỉ, khu vực bán đồ trang trí Noel ở Sài Gòn

Dưới đây là tổng hợp các địa chỉ mà bạn có thể dễ dàng mua sắm đồ trang trí Giáng Sinh.Tổng hợp địa chỉ mua đồ trang trí Noel - Giáng sinh tại TPHCM

Khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5

Đây là 1 khu vực quen thuộc bán đồ trang trí dọc 2 bên đường. Những cửa hàng bán ở đây chủ yếu là người Hoa. Họ bán quanh năm, như mùa Tết tới thì bán đồ trang trí Tết, Giáng sinh tới thì bán đồ trang trí. Nói chung theo kiểu có ngày lễ gì cần trang trí gì thì họ cũng có bán cả. 

Giá cả thì phải nói rất tốt, có khi là tốt nhất. Vì đây có thể nói là khu bán giá sỉ để các nơi khác mua về bán lẻ. Hàng trang trí bán theo bộ, ít bán lẻ Bạn có thể tham khảo bản đồ vị trí ở đây.

Lưu ý là chỉ bán 1 đoạn mà thôi. Chủ yếu là từ khúc gần bưu điện quận 5 kéo cho đến chợ Kim Biên là kết thúc khu vực buôn bán này rồi. Bạn nên đi từ từ để quan sát. Chứ đừng kéo hết ga nhé.

Nhà thờ Kỳ Đồng

Năm nào ở đây cũng như là hội chợ Giáng Sinh thu nhỏ. Mặt hàng đa dạng và nhiều món mới lạ. Nhưng giá ở đây không rẻ lắm nếu bạn chỉ làm sự kiện nhỏ, phi lợi nhuận hay cho các em mồ côi.

Nhà thờ Kỳ Đồng

1 - Tổng hợp địa chỉ mua đồ trang trí Noel - Giáng sinh tại TPHCM

2 - Tổng hợp địa chỉ mua đồ trang trí Noel - Giáng sinh tại TPHCM

Địa chỉ: 

38 Kỳ Đồng Phường 9, Quận 3

Đường Hai Bà Trưng

Khu vực đường Hai Bà Trưng quận 3 xung quanh nhà thờ Tân Định: là nơi khởi xướng mùa noel sớm nhất năm. Giá cũng tạm chấp nhận, so với Hải Thượng Lãn Ông thì khỏi nói chi. Nói chung siêng đi xa thì bạn về chỗ bán sỉ, không thì chịu khó trả tí tiền ship cho cửa hàng.

Địa chỉ: 

Nhà thờ Đức Bà

Chắc hẵng ai cũng biết đây là khu bán thiệp sôi động nhất. Ngoài ra cũng có bán đồ Noel nhưng bán trong khuôn viên nhà sách Đức Bà. Giá vừa túi tiền người dân sống ở quận 1. Còn quận khác thì khác thì cân nhắc kỹ khi qua nhé.

Nhà thờ Đức Bà sửa chữa từ năm 2018 rồi. Đến nay thì mình chưa biết hoàn thành hay chưa nhé.

Địa chỉ:

Nhà thờ Chí Hòa

Địa điểm này cung cấp chủ yếu cho khu Tân Bình và các quận xung quanh Tân Bình. Chỗ này cung cấp tổng hợp các món đồ cho Noel nhưng không đa dạng như Kỳ Đồng. Giá tạm chấp nhận được.

Địa chỉ:

Ngoài ra thì thường các khu vực xung quanh nhà thờ thì năm nào cũng bán đồ noel cả. Giá cả thì tùy khu vực mà thôi.

Nếu các bạn thấy có địa điểm bán đồ trang trí nào còn chưa có. Thì xin comment bên dưới bổ sung nhé. Mình sẽ cập nhật thêm vào bài viết. Hy vọng qua bài viết Tổng hợp địa chỉ mua đồ trang trí Noel – Giáng sinh tại TPHCM, các bạn sẽ biết được thêm các địa chỉ khác để mua đồ trang trí Noel. Xin cảm ơn, đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Tổng hợp những bài hát hay bất hủ Giáng Sinh Việt Nam và nước ngoài

Khi những bản nhạc Giáng Sinh vang lên, có lẽ vài người bồi hồi khi biết hết năm. Cũng không ít người hốt hoảng vì gần hết năm vẫn chưa làm được gì. Thôi thì đừng lo sợ hay cũng đừng quá bồi hồi. Vì dù sao Việt Nam ta vẫn ăn tết cổ truyền.

Giáng Sinh cũng là dịp nhắc nhớ chúng ta mà thôi. Đi hơi xa, nay ngôi nhà kiến thức giới thiệu cho các bạn vài bản nhạc Giáng Sinh, Noel gần như năm nào bạn cũng nghe. Sẵn tiện giới thiệu luôn bản Việt ngữ cũng đi vào lòng bao thế hệ người Việt.

Tổng hợp những bài hát hay bất hủ Giáng Sinh Việt Nam và nước ngoài

Cứ mỗi dịp Lễ Giáng Sinh Noel về là các bài nhạc Giáng Sinh lại vang lên. Mặc dù Việt Nam chả có tuyết, cũng chẳng công nhận ngày này là lễ nghỉ, nhưng các ca sĩ dù theo đạo hay không, vẫn đầy cảm hứng sáng tác nhạc cho Noel.

Về các bài nhạc noel, có thể tạm phân ra 3 loại:

  • Nhạc ngoại quốc: chủ yếu là nhạc tiếng Anh, có trường hợp đặc biết là bài Silent Night là nhạc của nước Áo. Bài này được dịch ra gần hết các thứ tiếng.
  • Nhạc trữ tình theo chủ đề Noel: Có bài nhạc ngoại lời Việt và có những bài hát Việt Nam hay không kém.
  • Nhạc thánh ca: chủ yếu hát trong nhà thờ vào mỗi dịp lễ. Có nhạc ngoại lời Việt và có cả nhạc Việt do tu sĩ hay các cha sáng tác.

nhung-bai-hat-hay-pho-bien-dem-giang-sinh

Danh sách các bài nhạc Giáng Sinh – Noel nước ngoài hay bất hủ

Last Christmas

Một bài hát bất hủ của Wham

We wish you a Merry Christmas

Với lời ngắn gọn, dễ hát và bao gồm luôn chúc năm mới.

Jingle Bell

Jingle Bell rock

Đây là bài hát trong phim Home Alone – Ở nhà 1 mình

Oh! Christmas Tree

Santa Claus is coming to town

Nhắc các em phải ngoan, vì ông già Noel sắp đến rồi. Ông cho quà trẻ ngoan và phạt trẻ hư.

Feliz Navidad

Một bài hát đậm âm hưởng Latin. Ngay cả tiêu đề chính là tiếng Tây Ban Nha đó các bạn. Nghĩa đơn giản thôi, chính là Happy New Year.

Frosty the snowman

White Christmas

Một bài hát kể về ước muốn của tác giả về một Giáng Sinh bình yên. Một khung cảnh trắng êm đềm. Bài này được sáng tác vào thế chiến thứ 2, khi một noel bình yên là điều xa xỉ. Bài này được nhiều nhóm nhạc trình bày.

It’s Christmas

Rudolph the red nosed reindeer

Bắt nguồn từ câu chuyện cảm động về mặc cảm của con gái. Ông bố đã kể 1 câu chuyện hay về sự khác biệt.

The Little Drummer boy

All I Want for Christmas Is You

Joy to the world

Let It Snow! Let It Snow! Let It Snow!

All I Want for Christmas (Is My Two Front Teeth)

The First Noel

Le Petit papa Noel

Bài hát Giáng Sinh – Noel nhạc Việt Nam

Mùa hoa tuyết (Nhạc sĩ Xuân Điềm)

https://www.youtube.com/watch?v=Yp_uI91xX9g

Bài thánh ca buồn (Nhạc sĩ Nguyễn Vũ)

Dư âm mùa Giáng Sinh (Nhạc sĩ Ngân Giang)

Nửa đêm khấn hứa (Nhạc sĩ Tuấn Hải)

Mùa đông của anh (Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh)

Trên đỉnh mùa đông (Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh)

Tình người ngoại đạo

Con quỳ lạy Chúa (Nhạc sĩ Phạm Duy)

Ca khúc Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời của nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ Nhất Tuấn đã nói lên nỗi ưu tư của chàng trai nghèo về số kiếp bọt bèo của mình, không thể thổ lộ cùng ai cho vơi bớt đi tâm sự, chỉ biết giải bày và cầu nguyện với Chúa…

Con quỳ lạy Chúa trên trời
Sao cho con lấy được người con yêu
Ðời con đau khổ đã nhiều
Từ khi thơ dại đủ điều đắng cay

Số nghèo hai chục năm nay
Xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo
Chúa ơi Chúa ơi…

Lời cầu nguyện thiết tha chân thành mà ai nghe cũng bùi ngùi xúc cảm với thân phận của người con trai đang ở tuổi đôi mươi, vừa sinh đã mang kiếp nghèo, cầu mong sao mình lấy được người mình yêu khi mình vẫn còn trắng tay.

Người tình mùa đông (Lời Việt Nhạc sĩ Anh Bằng)

Hai mùa Noel

Mùa sao sáng

Tà áo đêm Noel (Nhạc sĩ Tuấn Lê)

Tà Áo Đêm Noel là một sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Tuấn Lê vào năm 1968. Bài hát này được nhạc sĩ Tuấn Lê sáng tác khi ông đang du học phi công tại Colorado (Hoa Kỳ).

Bóng nhỏ Giáo Đường (Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông)

Mỗi dịp Giáng Sinh về, từ khoảng nửa thế kỷ qua, người ta đã khá “quen” với ca khúc “Bóng Nhỏ Giáo Đường” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, nhưng bài này được ông ký với bút danh Phượng Linh. “Bóng Nhỏ Giáo Đường” có thể là một ngôi thánh đường nhỏ bé và đơn nghèo, cũng có thể là bóng dáng người yêu bé nhỏ, một cô nàng nào đó…

“Bóng Nhỏ Giáo Đường” là ca khúc được ông viết trong thời chiến, với tâm trạng một binh sĩ tác chiến nơi chiến trường xa. Giáng Sinh đang đến gần, nỗi nhớ nhà và nhớ người yêu da diết, người lính “thăm dò” thế này: “Có ai về miền quê lửa khói cho tôi nhắn vài câu, cách xa lâu rồi không biết em còn giận hờn anh nữa thôi. Chuyện ngày xưa hai đứa thương nhau trong đêm nhiều sao sáng, dưới lầu chuông anh khắc tên nhau chung trong lời khấn xin chan chứa niềm tin”.

Ông rất thích sao sáng, chắc hẳn sao sáng có gì đó đặc biệt lắm. Đúng vậy, không đặc biệt sao được, vì đó là đêm Con Chúa giáng sinh, và lại là “mốc” kỷ niệm lúc hai người chính thức “là của nhau”….

Lá thư trần thế (Nhạc sĩ Hoài Linh)

Lá thư trần thế là một sáng tác rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh được ông viết vào những năm cuối thập niên 1960.

Ca khúc như nói lên tâm trạng của hầu hết tất cả gia đình thời chinh chiến : những người lính ngoài biên mong ngóng về vợ con ở nhà, những người vợ hậu phương lo cho sức khỏe và sự an nguy của chồng đang ngoài vùng hỏa tuyến, hay những đứa trẻ đang cắp sách đến trường sớm cảm nhận được sự nguy hiểm của người cha và sự âu lo của người mẹ …..

Tất cả đều hướng về Chúa trong mùa Giáng Sinh, và tuy rằng chinh chiến loạn lạc nhưng họ luôn cầu nguyện đức tin với Chúa và vẫn mong về một ngày mai tươi sáng …

An vui cho người đầu tuyến
Trẻ thơ yên tâm sách đèn
Để mẹ hiền con hết ưu phiền.

Màu xanh Noel (Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông)

Có lẽ bạn tưởng mi ghi sai tên. Vì thấy nhiều nơi ghi là Hoài Phương. Mình không nhầm đâu. Hoài Phương là bút hiệu khác của ông mà thôi.

Màu xanh cũng là màu trong ca khúc nhạc Giáng sinh bất hủ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: “Màu Xanh Noel”. Ông cũng là tác giả của ca khúc rất quen thuộc trong Mùa Giáng Sinh là nhạc phẩm “Mùa Sao Sáng” suốt từ nửa thế kỷ qua.

Nhạc phẩm “Màu Xanh Noel” được nhạc sĩ Đông viết ở âm thể Trưởng nhưng lại thoáng nét buồn, buồn man mác…

Ca khúc “Màu Xanh Noel” nói về tâm trạng của một cô gái yêu một người lính. Hai người đã cùng thề hẹn gặp nhau vào dịp Noel – một thực tế của thời chiến: “Mùa giáng sinh xưa anh hẹn anh sẽ về, ngày đó Noel bên hội sao trần thế”. Nhưng chàng đã trễ hẹn, không phải chàng quên lời hứa tình yêu với nàng mà vì chiến cuộc. Nàng thầm hỏi với chút hờn dỗi của người đang yêu:

“Anh có nhớ không anh?
Em mặc màu áo xanh lam,
Xanh như liễu Đà-lạt,
Một chiều Đông Giáng Sinh”.

Màu áo xanh lam là “đặc điểm tình yêu” của họ, nhưng phải là “xanh như liễu Đà-lạt” mới được.

Dư âm mùa Giáng Sinh (Nhạc sĩ Ngân Giang)

Giáng Sinh xưa (Last Christmas)

Giáng Sinh vào đời (It’s Christmas)

Bài này nằm trong 1 liên khúc do 3 ca sĩ Hạ Vi – Nini – Uyển Mi trình bày trong Giáng Sinh Asia 1994.

Tiếng chuông ngân (Jingle bell)

https://www.youtube.com/watch?v=JDDIMXHDK6U

Ánh sao nửa đêm (What child is this)

Bài hát này được thể hiện trong 1 liên khúc của video Giáng sinh Asia 1994 vang danh một thời.

Ông Noel dễ thương (Le Petit papa Noel)

Ông già Noel xuống phố (Santa Claus is coming to town)

Tiếng chuông tưng bừng (Joy to the world)

Người tuyết băng giá (Frosty the snowman)

Ngày mưa tuyết (nhạc gốc Jour de Neige)

Nhạc Thánh ca nước ngoài lời Việt

Mẹ Maria! Mẹ có biết? (Mary did you know)

Chuyện cổ tích, Đi tìm Chúa tôi (Mary’s boy child)

Chúa hài đồng (What child is this)

Đêm thánh vô cùng (Silent Night, Lời Việt Hùng Lân)

Silent Night là bài hát giáng sinh nổi tiếng với phần lời gốc do linh mục Josef Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber sáng tác năm 1818. Ca khúc này được nhạc sĩ Hùng Lân đặt lời Việt với cái tên Đêm thánh vô cùng .

Chú bé đánh trống (Little drummer boy, lời Việt Viết Chung)

Nhạc Thánh ca Việt Nam

Cao cung lên (Nhạc sĩ: Hoài Đức)

Mùa đông năm ấy (Nhạc sĩ: Hoài Đức)

Hang Bê Lem (Nhạc sĩ: Kim Tước)

Mừng Chúa ra đời

Máng cỏ đêm đông (Nhạc: Thanh Lâm, Lời: Phi Vân)

Lời con xin Chúa (Nhạc sĩ Lê Kim Khánh)

Ca khúc Lời Con Xin Chúa được nhạc sĩ Tuấn Hải viết vào mùa Giáng Sinh 1972, thời điểm chiến tranh Việt Nam đang diễn ra cao trào và khốc liệt, trong khi toàn quân dân miền Nam đang ao ước một nền hòa bình vĩnh cửu để đón mừng Chúa Giáng Sinh.

Cũng là một người lính, hiểu được nỗi niềm đó, nhạc sĩ Tuấn Hải đã viết lên ca khúc này dưới bút danh là Lê Kim Khánh. Lê Kim Khánh ở đây là tên người con trai của nhạc sĩ. Bài hát này được ca sĩ Thanh Lan thu âm trong băng nhạc Sơn Ca số 3 chủ đề Mừng Giáng Sinh – Tình Yêu và Thanh Bình. Đến ngày hôm nay, ca khúc này vẫn được rất nhiều người yêu mến và đón nghe trong mùa Giáng Sinh.

https://youtu.be/lQ4gG2ppNiI

Chiên lạc trở về (Nhạc sĩ Nay Danh)

Giáo đường im bóng (Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ)

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay “Giáo đường im bóng” viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi và tên là Hà Tiên. Ông kể lại: “Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này ông còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định.

Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên ‘Giáo đường im bóng’ sau ngày ấy.”

Ca khúc “Giáo đường im bóng” được người bạn thân của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ là thi sĩ Phi Tâm Yến trau chuốt thêm phần lời ca, nên vừa công bố đã gây xao xuyến cho công chúng. Dĩ nhiên, một người đẹp thường xuyên đi nhà thờ như Vũ Hà Tiên thì không thể không biết đến ca khúc “Giáo đường im bóng”.

Bối cảnh xã hội không mấy thuận tiện cho các cô gái được tự do yêu đương, nhưng Vũ Hà Tiên vẫn âm thầm giữ liên lạc với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ. Ngay cả khi cùng cả nhà di cư vào Vinh, thì mối duyên của họ cũng không bị gián đoạn.

Năm 1944, sau 6 năm vun đắp, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và mỹ nhân Vũ Hà Tiên được làm đám cưới ở xóm đạo Mỹ Dụ – Vinh.

Các bạn có thể vào đây để đọc thêm cụ thể về chuyện tình của họ: http://www.vodoanmy.com/2015/12/3-nhac-si-noi-tieng-cung-say-am-mot.html

clifton_mill_christmas_2005Giáng Sinh tại Clifton Mill, Ohio, Hoa Kỳ được phù với hàng triệu dây đèn. (Wikipedia)

Danh sách nhạc Giáng Sinh Pháp

Nhạc Pháp cũng có những bài quốc tế cũng được dịch lời Pháp nên sẽ có bài tương tư như các bài tiếng Anh.

Le Traineau du Père Noël

Vive le vent

Mon beau sapin (giống Oh Christmas Tree)

Petit Papa Noël

Le petit renne au nez rouge (giống Rudolph the red nose reindeer)

Noël Blanc (giống White Christmas)

Chante, c’est Noel

Voici le pere noel

Chant de noel

J’ai vu Maman embrasser le Père Noël

Danh sách các bài hát còn nhiều và khá dài. Hy vọng sẽ đáp ứng một chút nhu cầu khi tra cứu nhạc của mọi người.

Hy vọng qua bài viết Tổng hợp những bài hát hay bất hủ Giáng Sinh Việt Nam và nước ngoài đã giúp các bạn tìm được bài hát Noel để thư giãn. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Nguồn tham khảo thông tin về xuất xứ của các bài hát:

https://dongnhacvang.com/

Google, Wikipedia, Bạn bè

Theo dõi đường đi phát quà của ông già Noel ở đâu?

Bạn có biết trong năm ông già Noel phải phát bao nhiêu phần quà không? Chỉ từ một sai lầm ngớ ngẩn của hãng Sear, mà một cơ quan quốc phòng của Hoa Kỳ phải gia nhập vào hành trình theo dõi ông già Noel hàng năm.

Bộ tư lệnh không quân Mỹ ròng rã hơn 60 năm làm cái này cho trẻ em, nghĩ thật là nhân văn hoặc có thể do không quân Mỹ rảnh quá chăng!? Cứ nghĩ đơn giản là ai cũng có tuổi thơ, và quân nhân Mỹ cũng thế nên duy trì một giấc mơ cũng không có gì to tát.

4 - Theo dõi đường đi phát quà của ông già Noel ở đâu?

NORAD là Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ phối hợp giữa Mỹ và Canada, chịu trách nhiệm giám sát, đưa ra các cảnh báo và phối hợp tác chiến phòng thủ trên không cho cả hai quốc gia.

Truyền thống theo dõi ông già Noel của NORAD xuất phát từ một sai sót thú vị. Vào năm 1955, chuỗi cửa hàng bách hóa Sears đăng quảng cáo và cung cấp một số điện thoại để trẻ em có cơ hội trò chuyện trực tiếp với ông già Noel dịp Lễ Giáng Sinh.

Tuy nhiên, thay vì đăng số điện thoại của mình, cửa hàng lại đăng nhầm số điện thoại của Bộ Tư lệnh Phòng không lục địa (CONAD). Vì thế, trẻ em đã gọi điện đến một căn cứ quân sự thay vì được nói chuyện với diễn viên đóng giả ông già Noel của cửa hàng.

Sau khi biết được sự cố, đại tá Harry Shoup – người sau này được biết đến với biệt danh “Đại tá Noel” – đã ra lệnh cho cấp dưới cung cấp thông tin cập nhật về vị trí của ông già Noel cho những em nhỏ gọi đến. Vài năm sau, CONAD được thay thế bởi NORAD, cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ không phận Mỹ, nhưng việc dò tìm tung tích ông già Nodel vẫn được duy trì cho đến nay.

Theo dõi trực tuyến ở đây: http://www.noradsanta.org/
Hoặc tải app iOS, Android.

Tình hình ông già Noel luôn tích cực cập nhật qua kênh Youtube của Norad. Đến giờ đã phát hơn 7 tỷ phần quà rồi. Có lẽ một người đòi cả 2 gói quà chăng?

Có thể bạn quan tâm: Theo dõi thảm họa thiên nhiênTheo dõi Thời tiếtThánh là ai

Hy vọng qua bài viết Theo dõi đường đi phát quà của ông già Noel ở đâu? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Bắc cực quang hay Aurora là gì và là ai? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu những điều cần biết về những hoạt động nhân dịp ngày Lễ Noel

Lễ Noel hay Lễ Giáng Sinh có gì đặc biệt?

Tại sao lễ Giáng Sinh còn có tên là lễ Noel? Có giả thiết cho rằng nó tách ra từ chữ Emmanuel, một chữ có ý nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Có thể bạn quan tâm: Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam

Ngoài ý nghĩa là một ngày lễ tôn giáo, Noel là mùa mua sắm nhộn nhịp nhất sau Black FridayCyber Monday. Doanh số các cửa hàng quà tặng đạt kỷ lục trong những ngày trước lễ. Và bên cạnh đó, các nhà thiết kế cũng nhân dịp này tung ra vài bộ cánh thu đông hay đông xuân tạo ấn tượng.

black-friday-la-ngay-gi-khi-nao-dien-raLễ này là lễ nghỉ cuối năm của nhiều nước trên thế giới. Dù nước đó có nhận Thiên Chúa giáo làm quốc giáo hay không. Kỳ lễ nghỉ này kéo khoảng 2 tuần. Nhiều người từ nước ngoài sẽ về nước tận hưởng kỳ lễ tại nhà. Vì thế, dịp này liên hệ với các công ty nước ngoài tại Việt Nam thường không ai nghe máy.

Thời chiến tranh, đây là lúc ngừng bắn toàn mặt trận chờ đến khi tuyết tan. Nhiều cử chỉ hòa bình được thực hiện trong dịp lễ trên mảnh đất nằm giữa 2 chiến hào. Vì thế, màu trắng đối với người phương Tây là màu yên bình. Đó là lý do ra đời của bài White Christmas. Tham khảo Những bài hát Giáng Sinh hay nhất.

Những điều cần biết về Lễ Noel

Các bạn hay vào nhà thờ lúc lễ để chụp hình, nhưng hãy chú ý coi phải đúng giờ lễ không. Nếu đang lễ vui lòng đừng vào vì có thể bạn đang làm phiền người dự lễ. Chụp hình nên đi sớm hoặc sau lễ để không làm phiền người dự lễ.

Thực ra Chúa Giê su không sinh ra đúng ngày 25/12. Theo bối cảnh và sự kiện lịch sử, người ta ước tính ngài sinh ra vào khoảng tháng 6 hay tháng 7 dương lịch. Ngoài trời không lạnh và có tuyết như bối cảnh trang trí thường thấy.

Người theo đạo Thiên Chúa toàn thế giới không mừng cùng 1 ngày. Ở các nước Đông Âu và Trung Đông như Nga, Ucraina, Syrie,… sẽ mừng lễ vào ngày 7/1 hàng năm. Lý do là các nước này theo lịch Julius trễ hơn so với lịch thường dùng.

Tên những con tuần lộc hỗ trợ ông già Noel đi phát quà là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen,
Comet, Cupid, Donder và Blitzen. Và chắc bạn quên rồi! Rudolph không thể thiếu vì với chiếc mũi phát sáng, ông già Noel dễ nhìn đường hơn. Tìm hiểu bài hát Rudolph the red nosed reindeer bạn sẽ hiểu tại sao.

rudolph-the-red-nosed-reindeer

Nguồn gốc lễ này cũng có sự tranh cãi. Người thì cho rằng nó được tạo ra để thay thế lễ thần mặt trời của người ngoại giáo trước đó, với ý nghĩa là mặt trời hạ sinh giữa chúng ta. Còn luồng ý kiến kia cho rằng nó là lễ đã xác định từ trước đó dựa theo một lễ cũng quan trọng khác, và tính từ lễ đó tới 9 tháng là ngày sinh của Chúa Giê su.

Nam bán cầu mùa này đang vào cao điểm hè. Nên có tới đây mừng lễ Noel nhớ mang theo áo mỏng, vì mang theo áo khoác dày nguy cơ bỏ xó rất cao.

Hoạt động phổ biến vào Lễ Noel là gì?

  • Trang trí cây thông: đây là cây còn xanh lá trong mùa đông.
  • Làm hang đá và máng cỏ: thường là gia đình có đạo. Hang đá làm bằng giấy bạc, trang trí dây kim tuyến, đèn và tượng ảnh liên quan.
  • Giăng đèn đường hẻm hay phố: xóm đạo lớn bạn sẽ thấy nó như một bầu trời sao.
  • Họp mặt gia đình: gia đình phương Tây và gia đình có đạo tại Việt Nam. Đây là ngày khá ồn ào.
  • Đoàn hát thánh ca: chỉ có ở phương Tây, một cách vận động giữ ấm hiệu quả.
  • Trang trí nhà cửa: thường các gia đình phương Tây sẽ giăng đèn khắp nhà. Còn Việt Nam nhà nào treo đèn sao trước cửa là bạn biết nhà đó là gia đình theo đạo.
  • Tặng thiệp chúc mừng Giáng Sinh: Việt Nam ít người tặng. Các hãng thiệp nước ngoài đây là ngày hốt bạc.

clifton_mill_christmas_2005

Món ăn phổ biến của đêm Noel

Gia đình phương Tây: Gà Tây (turkey) là con vật được lên bàn ăn nhiều nhất. Ăn kèm có bánh gừng (tham khảo hình dạng bánh gừng phim Shrek nhé), bia bơ (ai đọc Harry Potter sẽ biết), bánh kem khúc cây với lớp kem sô cô la, sô cô la và tất nhiên không thể thiếu ly rượu vang.

Tại những quốc gia khác: thường sẽ dùng món truyền thống địa phương. Tại Việt Nam, tiệc Noel gia đình còn có cả bánh kem. 1 năm trở lại đây, lễ Noel tại đô thị Việt Nam là dịp nhậu nhẹt với những người cùng xóm, cùng hẻm mà không phân biệt tôn giáo.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu những điều cần biết về những hoạt động nhân dịp ngày Lễ Noel đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.