Lễ Vu Lan báo hiếu là lễ gì, diễn ra vào ngày nào 2022?

1 - Lễ Vu Lan báo hiếu là lễ gì, diễn ra vào ngày nào 2022?

Vu Lan là ngày gì, diễn ra vào ngày nào năm 2022? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tháng 7 cô hồn là gì – Tết đoan ngọ là gì – Thứ 6 ngày 13 là gì

Lễ Vu Lan báo hiếu là lễ gì?

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày lễ ghi ơn dưỡng dục của cha mẹ. Đối với những người không còn đầy đủ cha mẹ thì đây là ngày con cái cầu xin cho cha mẹ mình sớm siêu thoát.

Đây là một đại lễ lớn của những Phật tử theo Phật giáo Đại Thừa (Bắc Tông). Theo một trang tin Phật tử Khánh Hòa (Nội san Vu Lan Khánh Hòa), ban đầu khi truyền vào Trung Quốc, chư tăng từ Ấn Độ phải điều chỉnh để phù hợp với văn hóa trọng hiếu nghĩa của người Trung Hoa.

LE-VU-LAN-BAO-HIEU-LA-GI-KHI-NAO

Đại lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra ở đâu và khi nào?

Đây là một đại lễ mang tính địa phương. Chỉ có 4 nước là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc kỉ niệm lễ này. Có điều khác biệt là Nhật Bản tổ chức vào ngày 15/8 hàng năm, các nước còn lại tổ chức vào 15/7 theo âm lịch.

Các nước theo Phật giáo Nam tông (Tiểu Thừa) không tổ chức lễ này. Chỉ có cúng rằm hàng tháng diễn ra trong ngày này. Các nước này cũng không có lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là Tháng cô hồn. Cho nên Đại lễ Vu Lan báo hiếu không được quốc tế hóa như lễ Phật Đản.

Các nước theo Phật giáo Nam tông là: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Srilanka. Ngoài ra ở các nước phương Tây thì họ có 2 ngày là ngày của Changày của mẹ.

Vu lan 2022 diễn ra vào ngày nào?

Vu lan năm 2021 sẽ rơi vào ngày 12/08/2022 nhé. Năm nay dịch bệnh hoành hành nên sẽ chẳng thấy được lễ hội như mọi khi rồi.

Truyền thuyết về lễ Vu Lan báo hiếu

Truyền thuyết lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ câu chuyện của Đại sư Bồ Tát Mục Kiền Liên. Theo báo nội san của Phật tử Khánh Hòa, câu chuyện này bắt nguồn từ cuốn kinh cổ xưa của Ấn Độ. Khi truyền vào Trung Quốc đã mang chút màu sắc văn hóa Trung Hoa. Câu chuyện cụ thể như sau:

Đại Bồ Tát Mục Kiền Liên sau thời gian tu thành chánh quả. Một hôm đang dạo tiên giới tìm mẹ. Ngài không tìm thấy mẹ. Vì thế, Ngài đã dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngạ quỉ, không được ăn uống.

Ngài đem cơm vượt qua chín tầng địa ngục để dâng cho mẹ. Bà Thanh Đề bốc cơm ăn, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì cơm hóa thành lửa, ăn không được.

Ngài Mục Kiền Liên trở về bạch với Phật tổ. Đức Phật dậy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng. Mục Kiền Liên một mình không thể cứu được, muốn cứu mẹ, phải nhờ đến “tha lực” của mười phương chư tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau:

Đến ngày rằm tháng bảy sám sửa trai soạn, hương hoa và thức ăn tịnh soạn để vào trong BỒN, dâng cúng cho các chư tăng, và lập đại giới đàn để các chư Tăng nhất tâm đảnh lễ cùng hiệp lực cầu nguyện chư Phật mười phương, thì mới giải thoát được cho mẹ. Vì thế, có nơi còn gọi là Lễ Vu Lan Bồn.

Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dậy về làm y như thế , Bà Thanh Đề liền được thoát khỏi kiếp ngạ quỉ, được sanh lên cõi trời.

MUC-KIEN-LIEN-BO-TAT-DAI-SU

Những điều người Việt thường làm trong Lễ Vu Lan báo hiếu?

  • Ăn chay toàn tháng 7.
  • Đi chùa nghe kinh và cầu phúc cho cha mẹ.
  • Gửi lời chúc phúc cho cha mẹ mình.
  • Tặng quà nhân dịp lễ. Không có món quà nào cố định nhưng cần tránh sự phô trương không cần thiết.

Dù là Phật tử hay Ki tô hữu, đều phải nhớ rằng, khi còn bé Ba Mẹ đã chăm sóc ta vất vả thế nào, nuôi ta thành người và dưỡng dục vất vả ra sao.

Khi lớn lên thành người, khi Cha Mẹ đã già, hãy kiên nhẫn phụng dưỡng yêu thương Cha Mẹ (có thể Cha Mẹ sẽ bị lú lẫn như một đứa trẻ không còn nhận thức gì) như Cha Mẹ đã từng chăm sóc ta khi còn trẻ thơ.

Hy vọng qua bài viết Lễ Vu Lan báo hiếu là lễ gì và khi nào diễn ra đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Cảm ơn các bạn dành thời gian đọc bài viết tại ngôi nhà kiến thức. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *